Di tích đình làng đông đạo (phường đồng tâm, vĩnh yên, vĩnh phúc)

67 699 1
Di tích đình làng đông đạo (phường đồng tâm, vĩnh yên, vĩnh phúc)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ******* NGUYỄN THỊ THỦY DI TÍCH ĐÌNH LÀNG ĐÔNG ĐẠO (PHƢỜNG ĐỒNG TÂM, VĨNH YÊN, VĨNH PHÚC) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Việt Nam học HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo - TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan - người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, trực tiếp và thường xuyên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài. Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các cán bộ đang công tác tại Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện cho tôi có tài liệu để hoàn thành khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Thủy LỜI CAM ĐOAN Khóa luận với đề tài: Di tích đình làng Đông Đạo (Phƣờng Đồng Tâm, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) được hoàn thành là kết quả của cá nhân tôi sau một quá trình nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi dưới sự hướng dẫn của cô giáo - TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan. Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi không trùng với bất kì kết quả nào của tác giả khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Thủy MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Đóng góp của khóa luận 5 7. Bố cục khóa luận 5 NỘI DUNG 6 CHƢƠNG 1. NGUỒN GỐC VÀ CHỨC NĂNG ĐÌNH LÀNG ĐÔNG ĐẠO 6 1.1. Vị trí địa lí và lịch sử hình thành đình làng Đông Đạo 6 1.1.1. Vị trí địa lí 6 1.1.2. Lịch sử hình thành 8 1.2. Chức năng của đình làng Đông Đạo 9 1.2.1. Chức năng hành chính 9 1.2.2. Chức năng tín ngưỡng 11 1.2.3. Chức năng văn hóa 14 CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐÌNH LÀNG ĐÔNG ĐẠO 16 2.1. Đối tượng thờ phụng 16 2.2. Cảnh quan, kiến trúc 21 2.2.1. Cảnh quan không gian 21 2.2.2. Kiến trúc nổi bật 22 2.3. Điêu khắc trang trí 31 2.3.1. Trang trí tại đầu dư 31 2.3.2. Trang trí trên kẻ - bẩy 32 2.3.3. Trang trí ở cốn 34 2.3.4. Trang trí ở khám thờ 35 2.4. Hệ thống các di vật 36 CHƢƠNG 3. LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG ĐÔNG ĐẠO 40 3.1. Tên gọi và thời gian tổ chức 40 3.2. Các hoạt động trong lễ hội 40 3.2.1. Phần lễ 40 3.2.2. Phần hội 46 KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội trên địa hình nửa trung du và nửa đồng bằng, Vĩnh Phúc là một vùng đất cổ, có một vị trí chiến lược quan trọng, có truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường và nền văn hoá lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc… Vĩnh Phúc vốn là vùng đệm (chuyển tiếp từ miền núi, trung du xuống đồng bằng) của kinh đô Phong Châu - Việt Trì buổi đầu dựng nước. Mặt khác nơi đây lại nằm trong khu vực giao thoa và chịu nhiều ảnh hưởng của ba vùng văn hoá - văn hiến lớn thời kỳ Bắc thuộc và phong kiến tự chủ: Kinh đô Thăng Long - Kinh Bắc - Xứ Đoài. Điều đó nói lên tính chất liên tục, mật độ dày đặc, loại hình phong phú của hệ thống di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh nơi đây. Theo số liệu kiểm kê năm 2008, toàn tỉnh có 1.264 di tích văn hoá với nhiều loại hình khác nhau. Bộ Văn hoá - Thông tin đã xếp hạng và cấp bằng công nhận trên 65 di tích, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Vĩnh Phúc ra quyết định đăng ký bảo vệ 221 di tích. Nhiều di tích, danh thắng ở Vĩnh Phúc rất nổi tiếng, có ý nghĩa quan trọng trong kho tàng văn hoá dân tộc như: Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu, đền thờ Hai Bà Trưng, tháp Bình Sơn, đền Bắc Cung, khu di tích - danh thắng Tây Thiên, khu nghỉ mát Tam Đảo, Đại Lải Đặc biệt, cũng như các tỉnh thuộc xứ Đoài xưa, Vĩnh Phúc cũng rất nổi tiếng với các di tích Đình như: Đình Thổ Tang, cụm đình Tam Canh (gồm đình Hương Canh, đình Ngọc Canh, đình Tiên Hường) đình Bích Chu… trong đó không thể không nói tới ngôi đình Đông Đạo. Đình Đông Đạo trước đây là thuộc làng Đông Đạo, nhưng do những yêu cầu của sự thay đổi địa giới hành chính nên làng Đông Đạo nay đã trở 2 thành phường Đồng Tâm (vào năm 2001). Tuy nhiên nó vẫn mang trong mình những tính chất của làng quê truyền thống. Bởi vậy đặt đình Đông Đạo trong bối cảnh của một ngôi làng thực thụ, để từ đó thấy hết được chức năng, giá trị của nó với tư cách là một đình làng. Đây cũng là ngôi đình duy nhất tại thành phố Vĩnh Yên được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch) công nhận di tích Quốc gia vào năm 1994. Đi sâu nghiên cứu vào văn hoá làng quê Việt Nam mới thấy rằng đình làng giữ vai trò trung tâm trong việc điều tiết đời sống văn hoá của làng xã, từ tâm linh - tín ngưỡng đến hành chính, văn hoá… Tìm hiểu về đình làng để có thể biết được, hiểu được và thấy được bản chất chung và riêng của các làng quê Việt Nam, qua đó mà hiểu được truyền thống văn hoá dân tộc, nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy di sản quý báu của dân tộc, nhất là trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xuất phát từ lý do nói trên chúng tôi đã quyết định chọn đề tài: Di tích đình làng Đông Đạo (Phƣờng Đồng Tâm, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu về di tích đình làng Đông Đạo đã có một số công trình như sau: - Nguyễn Xuân Lân với cuốn “Địa chí Vĩnh Phúc” (2000), đã cho người đọc có một cái nhìn bao quát và toàn diện về vùng đất Vĩnh Phúc từ: lịch sử hình thành, vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế - văn hóa - xã hội… Trong đó có đề cập tới thôn Đông Đạo (nay thuộc phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc), tuy nhiên tác giả mới chỉ nói một cách khái quát chứ chưa đi sâu nghiên cứu về thôn Đông Đạo. - Lê Kim Thuyên trong cuốn “Lễ hội Vĩnh Phúc” (2006), đã liệt kê gần như đầy đủ các lễ hội lớn, nhỏ diễn ra trên mảnh đất Vĩnh Phúc, trong đó có 3 lễ hội đình làng Đông Đạo. Ông đã cho người đọc thấy được sự phong phú và đa dạng của các lễ hội, mỗi lễ hội lại có những nét đặc trưng riêng, thông qua lễ hội để thấy được lịch sử, văn hóa, kinh tế của từng làng. Ở mỗi một lễ hội, tác giả đề cập tới tên gọi, địa điểm, các hoạt động diễn ra trong lễ hội. Tuy nhiên, số lượng lễ hội ở trên địa bàn tỉnh rất nhiều vì vậy tác giả chưa đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm các nghi lễ, nghi thức mà chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát. - Đáng chú ý là công trình nghiên cứu “Sự tích thành hoàng và đình làng Đông Đạo” (2009) của Kim Cúc - Thiều Quang. Có thể xem đây là nguồn tài liệu rất hữu ích cho những người quan tâm tới ngôi đình làng Đông Đạo. Tác giả đã cung cấp cho người đọc sự tích về vị Thành Hoàng được thờ tại đình Đông Đạo, các truyền thuyết, tích truyện liên quan đến vị thần được thờ. Bên cạnh đó tác giả còn đề cập tới nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc ở ngôi đình. Ngoài ra còn có thể kể tới một số bài viết rải rác trên các tạp chí, báo địa phương hoặc các trang mạng như: - “Đình Đông Đạo - phủ Tam đái xưa” của tác giả Thành Nam trên trang http://vinhphuc.vnpt.vn, - “Đình Đông Đạo - Đạo giáo thần tiên” của Nguyễn Dũng trên trang http://thantienvietnam.com Như vậy, một số vấn đề liên quan đến di tích đình làng Đông Đạo đã được đề cập ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, không khó để nhận ra việc nghiên cứu còn chưa cụ thể toàn diện mà chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát. Mặc dù vậy kết quả nghiên cứu của những người đi trước là cơ sở, là sự gợi ý rất quý giá để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu đề tài của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu - Nhằm khẳng định các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc của di tích đình làng Đông Đạo. 4 - Nhằm góp phần củng cố, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc về quá khứ lịch sử của ông cha ta, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi thế hệ để bảo tồn các giá trị lịch sử quý báu của dân tộc. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Khảo sát thực tế, từ đó tìm hiểu quá trình hình thành của di tích đình làng Đông Đạo. - Tìm hiểu về đặc điểm kiến trúc, điêu khắc, lễ hội đình làng Đông Đạo để từ đó làm nổi bật giá trị lịch sử, giá trị văn hóa. - Đề xuất phương hướng bảo tồn văn hóa lễ hội và trùng tu di tích đối với việc phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Di tích đình làng Đông Đạo thuộc phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Về tư liệu: Chúng tôi nghiên cứu đề tài trong phạm vi tư liệu về di tích đình làng Đông Đạo đã được công bố và tư liệu chúng tôi thu thập được trong quá trình điền dã, khảo sát thực địa. Về nội dung: - Nghiên cứu di tích đình làng Đông Đạo gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của làng cho đến ngày nay. - Nghiên cứu di tích đình làng Đông Đạo trong không gian kiến trúc, lịch sử - văn hóa của thôn Đông Đạo, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo cứu, điền dã - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp liên ngành 5 6. Đóng góp của khóa luận - Về mặt khoa học, khóa luận là công trình nghiên cứu có hệ thống về di tích làng đình làng Đông Đạo - được tiến hành trên cơ sở tiếp thu kết quả nghiên cứu của người đi trước. Bên cạnh đó nhiều vấn đề cốt lõi, làm nên nét đặc trưng của đình làng Đông Đạo như đặc điểm kiến trúc, điêu khắc, lễ hội… được mở rộng, đào sâu nhằm làm sáng tỏ giá trị to lớn của di tích độc đáo này. - Về thực tiễn, khóa luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai nghiên cứu, tìm hiểu về đình làng nói chung và đình Đông Đạo nói riêng. 7. Bố cục khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của khóa luận được chia thành 3 chương: Chương 1: Nguồn gốc và chức năng đình làng Đông Đạo. Chương 2: Đặc điểm đình làng Đông Đạo. Chương 3: Lễ hội đình làng Đông Đạo. [...]... GỐC VÀ CHỨC NĂNG ĐÌNH LÀNG ĐÔNG ĐẠO 1.1 Vị trí địa lí và lịch sử hình thành đình làng Đông Đạo 1.1.1 Vị trí địa lí Đình Đông Đạo thuộc đất xóm Đình, thôn Đông Đạo, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Thôn Đông Đạo nằm về phía cực Bắc của thành phố Vĩnh Yên Đây là một vùng đất bán trung du - là vùng chuyển giao giữa đồng bằng với trung du của huyện Tam Dương Thôn Đông Đạo nằm kề bên quốc... tỉnh Vĩnh Phúc thì Đông Đạo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc Tháng 8 năm 1965, xã Đồng Tâm đổi thành xã Vân Hội Tháng 3 năm 1968 tỉnh Vĩnh Phúc sát nhập với tỉnh Phú Thọ thành Vĩnh Phú thì làng Đông Đạo thuộc xã Vân Hội, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phú Đến năm 1997 tái lập tỉnh Vĩnh Phúc thì Đông Đạo thuộc xã Vân Hội, huyện Tam Dương, cho đến năm 2001 thì thuộc phường Đồng Tâm, thị xã Vĩnh Yên và nay là thành phố Vĩnh. .. Sơn Tây, tên gọi Đông Đạo xuất hiện từ đó Đến thời Pháp thuộc, đất đai Đông Đạo và cả huyện Tam Dương thuộc đạo Vĩnh Yên Trước cách mạng tháng 8 - 1945, Đông Đạo thuộc tổng Hội Thượng, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Yên Tháng 4 năm 1946, Chính phủ ta quyết định sát nhập Đông Đạo với các làng: Chấn Yên, Vân Hội, Vân Tập thành xã Đồng Tâm, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Yên Năm 1950 hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc... ngôi đình làng Với những giá trị đó, đình làng Đông Đạo là niềm tự hào của nhân dân Đông Đạo xưa và nay, xứng đáng là tài sản quý báu cần được trân trọng và giữ gìn 15 CHƢƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐÌNH LÀNG ĐÔNG ĐẠO Bất cứ ngôi đình nào cũng thờ Thành Hoàng của làng Đây là yếu tố bắt buộc, Thành Hoàng của mỗi làng có thể là khác nhau nhưng tựu chung đều là những người được cho là có công lao to lớn đối với làng. .. tư hàng tỷ đồng trùng tu đình Đông Đạo với quyết tâm giữ nguyên quy mô, kiến trúc nghệ thuật với những đường nét trạm trổ tinh xảo có từ trên 400 năm qua 8 Ngày 5/1/1993, đình Đông Đạo được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Vĩnh Phúc cấp bằng Di tích lịch sử - văn hoá cấp Tỉnh Đến ngày 12/2/1994, hơn một năm sau, đình Đông Đạo lại vinh dự được Bộ Văn hoá - Thông tin trao bằng công nhận Di tích lịch sử - văn hoá cấp... huy những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống làng xã hiện nay Ngoài ra, khi trong làng có người thi cử đỗ đạt là dân làng Đông Đạo lại tổ chức rước về đình mổ bò, mổ lợn ăn mừng, vinh danh trước Thành Hoàng và toàn thể dân làng dân làng Đình làng Đông Đạo trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp còn là căn cứ cho cán bộ cách mạng họp bàn kế hoạch tác chiến, đình được sử dụng làm nơi cất giấu vũ khí... Ban quản lý di tích tỉnh Vĩnh Phúc, toàn tỉnh có 22 di tích thờ Bạch Hạc Tam Giang Trong đó chủ yếu tập trung trên địa bàn 2 huyện Yên Lạc và Vĩnh Tường, đây là 2 địa phương nằm trong lưu vực của sông Hồng Huyện Lập Thạch và Tam Đảo không có di tích nào, cũng là điều dễ hiểu bởi đây là "địa bàn" của các vị sơn thần, các vị tướng lĩnh thời kỳ Hùng Vương Tại Vĩnh Yên, có duy nhất đình Đông Đạo là thờ... ứng dụng là thuật phong thuỷ Di tích linh thiêng phải được nằm trong dòng chảy sinh lực của trời đất, vũ trụ Dòng chảy sinh lực ấy phải hội tụ các điều như: Phải là vùng đất cao ráo, sạch sẽ, cây cỏ tốt tươi, chim muông hội tụ Đình Đông Đạo được xây dựng ở trung tâm của làng Đông Đạo xưa, ngày nay đình nằm trên trục đường Lý Thường Kiệt, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, trên một khu đất cao và... thể hiện nay của ngôi đình chỉ còn lại là hình chữ nhất (toà đại đình) 22 Toàn cảnh đình Đông Đạo Trước đây, phía trước đình là một cái sân đất rộng kéo dài tới cổng đình ra tới đường cái quan, tạo ra một không gian hết sức thoáng đãng Đây là một không gian hết sức quen thuộc ở các di tích đình, nơi đây chính là nơi di n ra các nghi lễ vào những ngày trọng lễ của làng cùng các trò di n dân gian trong... đình Đông Đạo với quyết tâm không để thực dân Pháp dùng ngôi đình làm căn cứ đóng quân Năm 1954, hòa bình lặp lại nhân dân đã tu sửa, tôn tạo và lợp lại mái đình Mặc dù vậy đình Đông Đạo vẫn còn nguyên nét kiến trúc, trang trí căn bản của một ngôi đình thời Hậu Lê Từ đó đến nay Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương cùng với sự giúp đỡ của tỉnh Vĩnh Phúc, thành phố Vĩnh Yên đã đầu tư hàng tỷ đồng . lịch sử hình thành đình làng Đông Đạo 1.1.1. Vị trí địa lí Đình Đông Đạo thuộc đất xóm Đình, thôn Đông Đạo, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Thôn Đông Đạo nằm về phía cực. năng đình làng Đông Đạo. Chương 2: Đặc điểm đình làng Đông Đạo. Chương 3: Lễ hội đình làng Đông Đạo. 6 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 NGUỒN GỐC VÀ CHỨC NĂNG ĐÌNH LÀNG ĐÔNG ĐẠO. Về nội dung: - Nghiên cứu di tích đình làng Đông Đạo gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của làng cho đến ngày nay. - Nghiên cứu di tích đình làng Đông Đạo trong không gian kiến

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:31

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan