7. Bố cục khóa luận
2.3.2. Trang trí trên kẻ bẩy
Trong đại đình, hình tượng rồng được thể hiện với muôn vàn sắc thái. Chạy suốt chiều dọc của thân kẻ từ cột quân ra đến đầu kẻ hiên được tạo tác như hình rồng nguyên con. Rồng như đang xà xuống phía dưới sân đình, với đầu chính là đầu bẩy hiên và đuôi chính là nghé kẻ.
33
Hình rồng đƣợc chạm nổi
Có thể thấy, 2 kẻ gian giữa có kích thước 70x50cm được trang trí cả hai mặt. Kẻ bên phải có một mặt chạm nổi tả cảnh long cuốn thuỷ (rồng hút nước). Trung tâm của bức chạm là một hình rồng có mặt lồi to, mũi sư tử, thân hình nhiều vảy, bờm tóc cong đều vút ra phía sau, đang hút cột nước. Trong cột nước có con cá chép to như bị hút lên theo sức mạnh của dòng nước, bay lên để được hoá rồng.
Kẻ bên trái được chạm nổi hình rồng ở tư thế nhìn nghiêng. Rồng có mắt to lồi, mũi sư tử, bờm tóc xoã ra, thân nhiều vảy, miệng ngậm ngọc hướng vào trong đình, chân 3 móng sắc nhọn bám vào cành mác, phía trước rồng lớn này là một hình đầu rồng nhỏ hơn. Cạnh đó là những cụm mây và hoa lá xen kẽ nhau, từ trong rừng hoa lá ấy, một chú hươu nhỏ dáng vẻ hiền lành, ngơ ngác đang nhô đầu ra trông rất ngộ.
34
Ngoài hai kẻ trên, đình Đông Đạo còn có 22 kẻ khác, bố trí mở bốn bề nhưng cũng không để trơn mà được đục chạm, trang trí khá cầu kì hình rồng, vân mây, hoa lá cách điệu. Chính những trang trí tại các kẻ này tạo cho ngôi đình một vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng hơn.