Trang trí ở khám thờ

Một phần của tài liệu Di tích đình làng đông đạo (phường đồng tâm, vĩnh yên, vĩnh phúc) (Trang 40)

7. Bố cục khóa luận

2.3.4. Trang trí ở khám thờ

Như đã nêu ở phần trước, đình Đông Đạo trước kia cũng có khám thờ - hậu cung nguyên vẹn, song do bị hỏng nên phải đi phá dỡ đi hậu cung và dựng lên khám thờ - gác lửng tại gian giữa của đình. Khám được xây ba bề tường gạch ở lớp ngoài, lớp bên trong lại là ván gỗ, sàn của khám được lát ván rất chắc chắn. Mặt trước của khám có 3 lớp cửa, lớp trong là cửa gỗ để mộc, lớp giữa treo mành, lớp ngoài là các diềm cửa võng cũ nên nơi thờ khá tách biệt, kín đáo. Xung quanh khuông cửa lại được trang trí một bức hoành phi, một bức y môn, hai bức chạm rất đẹp.

Trang trí ở khám thờ

Hai bức chạm bố trí hai bên cột theo chiều dài cột, có kích thước 30x200cm, nửa dưới của mỗi bức khắc nổi hình người, nửa trên đục thủng

36

một cây hoa lớn gồm cành lá xoè rộng, với nhiều hoa nở rộ. Trên cùng của cây hoa có hình chim đang sải cánh bay.

Bốn diềm cửa võng cũng được gia cố một cách cầu kì. Dưới cùng là hình nghê ở tư thế ngồi, hai chân sau co lại, hai chân trước dài chống thẳng, đầu ngẩng cao. Phía trên đầu nghê là hình trúc hoá long , gốc trúc là đầu rồng dữ tợn, miệng há, râu dài buông xuống, toàn thân rồng là cây trúc thẳng đứng, từng đốt thon dần lên ngọn.

Phía trên khám là bức y môn gỗ cũng rất đẹp, tất cả có ba băng, chạm ngăn cách ba băng là những đường gờ nổi. Từng băng lại chia thành từng ô to nhỏ khác nhau. Trang trí ở y môn được tạo bởi kỹ thuật chạm nổi và đục thủng với chủ đề nội dung là hình hổ phù, rồng phượng, hoa lá... Băng trên chia làm 5 ô chạm: ô giữa chạm hổ phù với đao mác toả ra dữ tợn, mắt bôi đen trắng, hai ô ngoài đục thủng hình lá dây. Băng thứ 2 có 7 ô chạm: ô giữa rộng nhất chạm đôi rồng chầu chữ Thọ. Hình rồng ở đây là rồng "hoá", đầu nhỏ, bờm tóc thưa, thân mình và vây mác là những nhành lá. Còn lại các ô khác chạm hình phượng và các vân mây. Băng dưới cùng chia làm 3 ô chạm bằng nhau, trang trí các hình hổ phù, từ băng này buông xuống 4 dải lụa, mỗi đầu dải lụa là một hình đầu rồng nhìn rất đẹp.

Kết cấu và trang trí của khám thờ đình Đông Đạo là rất giống với hai ngôi đình khá nổi tiếng khác cũng nằm trong tỉnh Vĩnh Phúc, đó là đình Tiên Canh và đình Ngọc Canh. Mô tuýp trang trí cửa võng và bức y môn thì giống hệt với đình Tiên Canh và đều là kiểu trang trí thế kỷ XIX. Điều này có lẽ đã tạo nên những nét đặc trưng về trang trí ở ngôi đình có quy mô lớn trên địa bàn Vĩnh Phúc.

Một phần của tài liệu Di tích đình làng đông đạo (phường đồng tâm, vĩnh yên, vĩnh phúc) (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)