0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Kiến trúc nổi bật

Một phần của tài liệu DI TÍCH ĐÌNH LÀNG ĐÔNG ĐẠO (PHƯỜNG ĐỒNG TÂM, VĨNH YÊN, VĨNH PHÚC) (Trang 27 -27 )

7. Bố cục khóa luận

2.2.2. Kiến trúc nổi bật

Nếu quan sát ta thấy rằng, bất cứ một di tích nào đều tuân thủ theo đồ án thiết kế đã định sẵn, có thể là đồ án theo chữ nhất, chữ đinh, chữ vương, chữ công. Cũng như hầu hết các ngôi đình thời Hậu Lê khác, đình Đông Đạo xưa được thiết kế theo đồ án hình chữ đinh, tứ theo kiểu "chuôi vồ" (loại kiến trúc này xuất hiện dè dặt vào khoảng thế kỷ thứ XVII - XVIII, có thêm hậu cung với mục đích thâm nghiêm hoá vị thần được thờ). Tuy nhiên đến năm 1938 thì phân hậu cung cùng với nghi môn cổng bị phá đi mà không rõ nguyên nhân. Do vậy mà mặt bằng tổng thể hiện nay của ngôi đình chỉ còn lại là hình chữ nhất (toà đại đình).

23

Toàn cảnh đình Đông Đạo

Trước đây, phía trước đình là một cái sân đất rộng kéo dài tới cổng đình ra tới đường cái quan, tạo ra một không gian hết sức thoáng đãng. Đây là một không gian hết sức quen thuộc ở các di tích đình, nơi đây chính là nơi diễn ra các nghi lễ vào những ngày trọng lễ của làng cùng các trò diễn dân gian trong lễ hội. Con đường lớn phía trước đình không làm giảm đi vẻ đẹp của ngôi đình, mà ngược lại còn góp phần làm tăng tính biểu cảm của ngôi đình. Con đường như dẫn dắt để dân làng đến đình với sự ngưỡng mộ và cầu xin Thành Hoàng làng phù hộ, che chở.

Giờ đây thì tổng thể mặt bằng và cảnh quan xưa của ngôi đình Đông Đạo không còn nữa. Thay vào cái sân đất rộng xưa là khu dân cư với hàng chục nóc nhà cao thấp "án ngữ" trước mặt ngôi đình, chúng được ngăn cách với đình bằng một hàng rào gạch xây cao chừng 2m.

Tiếp đến là cổng đình được xây trên nền cổng cũ (cổng này đã bị phá vào năm 1938), mà theo như lời kể của các cụ cao tuổi trong làng thì cái cổng mới kém xa về quy mô và thẩm mỹ. Qua cổng đình là đến sân gạch vuông, nó

24

cao hơn nền đường khoảng 20cm, điều đáng nói là nền sân vẫn còn được giữ nguyên vẹn như xưa.

Kế tiếp là toà đại đình - một ngôi nhà 5 gian, 2 dĩ, nhìn từ bên ngoài mang một dáng vẻ bề thế và uy nghi. Toà đại đình là công trình mang dấu ấn điểm nhấn nhất trong tổng thể công trình của loại kiến trúc này, đến địa điểm này chúng ta mới thật sự đi vào cõi tâm linh, không gian văn hoá đậm đặc nhất.

2.2.2.1. Bộ mái đình

Đứng ở sân đình nhìn vào, tòa đại đình hiện lên trông thật đồ sộ. Rõ ràng nếu chưa đi vào bên trong, ấn tượng chinh phục và làm mọi người để ý chính là bộ mái. Với chức năng của kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng và là ngôi nhà công cộng dân gian, mái đình rộng thấp, đua ra trùm lên toàn bộ kiến trúc, tạo cho di tích một dáng vẻ rêu phong cổ kính. Mặt khác, vì là "ngôi nhà chung" của làng cho nên nó cần đảm bảo sự rộng rãi, to lớn và bề thế, thuận lợi cho việc hội họp để giải quyết các công việc chung của làng. Bộ mái to lớn cũng đồng nghĩa với việc không gian sử dụng bên trong được mở rộng.

Toà đại đình là kiểu kiến trúc được phát triển theo chiều ngang, có xu hướng dàn trải sang hai bên. Bộ mái đình rất bề thế, hai mái chính xoè rộng ra và thấp dần xuống, hai mái hai đầu che kín hai chái, chiều cao của mái chiếm khoảng 2/3 chiều cao của đình. Lợp toà đại đình là loại ngói mũi hài, một đầu để vuông, đầu còn lại uốn cong theo chiều cánh cung, phần mũi hài có rãnh thoát nước, vừa có tác dụng trang trí, loại ngói này thường gặp trong các di tích như đình, chùa, miếu…

Trên đỉnh mái của ngôi đình xuất hiện một đôi rồng chầu mặt trời (lưỡng long chầu nhật), thân rồng được phủ một lớp mảnh sứ tạo thành vẩy rất đẹp, đây là một quan niệm về vũ trụ của người phương Đông và cũng là biểu tượng của các bậc thần thánh, đế vương. Bờ nóc được xây bằng những viên gạch rỗng có trang trí hoa thị chạy dài, nối hai mái chính. Chặn hai bờ nóc là hai con phượng cách điệu, đuôi có dạng vân xoắn lớn uốn cong vút đang trong tư thế bay dọc theo mái.

25

Đôi rồng chầu mặt trời trên đỉnh mái đình

Dấu ấn đặc biệt của phần mái đình chính là đao đình. Hai mái chính và mái hồi gặp nhau thành đường bờ dải gấp khúc, rồi nhè nhẹ uốn cong về bốn phía như hoa nở làm cho mái đình như nhẹ đi, bay bổng trong không gian. Bộ mái cong hình thuyền ở đây chính là dấu ấn đặc biệt của kiến trúc bản địa Việt Nam, căn cứ để so sánh với kiến trúc của Trung Quốc, Nhật bản, Triều Tiên... Đầu đao của đình Đông Đạo được tráng trí khá cầu kỳ, với con giống đầu đao là một hình con rồng cùng những vòng mây xoắn đang bay, đuổi theo một con phượng hướng lên phía nóc đình trông rất sinh động. Phần tiếp giáp giữa bẹ đao và tàu mái được liên kết bằng những viên ngói lưỡi cày.

Cấu kiện gỗ quan trọng để tạo độ uốn cong cho mái đình chính là tàu mái, đó là những tấm ván dày nối khít nhau chạy suốt chiều dài viền theo cạnh dưới của mái. Tàu mái ở đây có công năng như là cây hoành cuối cùng, tàu mái có bề rộng là 22cm, dày 10cm, được làm từ thân gỗ xẻ đôi mặt phẳng quay ra ngoài. Lá mái cũng là những ván gỗ dài, nối khít nhau nhưng mỏng và nhỏ hơn tàu mái, lá mái chạy song song và bám sát vào tàu mái, được cố

26

định bởi những then tàu, những lá mái này có công năng đỡ những viên ngói cuối cùng (ngói giọt gianh). Lá mái có độ dày 3cm, rộng bản 20cm.

Bên trong mái là hệ thống các hoành và rui. Hoành được làm từ những thân gỗ tròn (đặc trưng của kiểu kiến trúc Hậu Lê), đường kính là 15cm, chạy song song với mái. Độ dài của hoành bằng chiều dài của một gian đình, chỗ nối giữa các hoành với nhau có một ván gỗ nhỏ mà người ta gọi là guốc hoành (hay dép hoành). Rui là những thanh gỗ dài và mỏng có kích thước 2x10cm, đặt vuông góc với hoành theo chiều dốc của mái, khoảng cách giữa các rui là 10cm, riêng gian giữa thì các rui được xếp khít nhau. Phần mái của đình Đông Đạo không thấy xuất hiện các mè, do đó ta có thể biết rằng nó không được dựng vào thế kỷ XIX. Mái trước của đình có 15 hoành, mái sau có 17 hoành, khoảng cách giữa hai hoành cách nhau là 50cm.

2.2.2.2. Toà đại đình

Toàn bộ toà đại đình có 5 gian, 2 dĩ, 6 hàng chân cột, 12 cột cái và 36 cột quân đồng thời làm chức năng cột hiên. Cột được làm bằng thân các cây gỗ lớn theo kiểu "thượng thu hạ thách" (tức đầu trên thu nhỏ, thon dần về phía dưới), cột cái ở đây lớn, đường kính trung bình là 55cm, cột quân và cột hiên nhỏ hơn với đường kính là 45cm. Hệ thống cột gỗ được bào nhẵn nhưng để mộc không sơn. Các cột này đều được làm bằng loại gỗ lim đen bóng, theo các cụ già làng kể lại thì việc lựa chọn rất kĩ lưỡng. Nguyên liệu gỗ được lấy ngay từ rừng lim ở địa phương, tương truyền rằng làng Đông Đạo xưa có một rừng lim rất rậm rạp và lâu năm nằm ở phía cuối làng. Rừng lim này chính là vùng nguyên liệu chính để làm các công trình kiến trúc công cộng như: đình, đền, chùa… Hiện tại thì chỉ có duy nhất một cột quân được thay thế vào năm 1993, hầu hết số cột còn lại vẫn được giữ nguyên vẹn, mặc cho thời gian cũng như các yếu tố thời tiết như khí hậu nóng ẩm nhiệt đới của miền Bắc thường xuyên tác động tới.

27

Tòa đại đình

Trong 5 gian của toà đại đình, sự phân chia công năng sử dụng có sự khác nhau. Gian giữa (lòng thuyền) trước đây là nơi đặt nhang án tiền tế, cũng là nơi tạo không gian để mọi người có thể vào lễ cúng. Tuy nhiên vào năm 1938, khi hậu cung bị phá đi thì toàn bộ hương án, long ngai, bài vị của hậu cung được chuyển lên phần gác lửng tự tạo của toà đại đình. Hai gian bên cạnh gian giữa lòng thuyền là hệ thống cấu kiện sàn bằng gỗ giật cấp, ăn mộng vào các cột. Về công năng sử dụng, có lẽ nó làm ra để phục vụ dân làng trong những dịp lễ hội, là nơi hội họp, bàn bạc việc làng và cũng để tạo ra vị trí, vai vế cho chức sắc trong làng. Hai gian đầu hồi hiện nay để đặt bộ kiệu bát cống và là nơi để các cụ chuẩn bị kính lễ Thành Hoàng các ngày Một, ngày Rằm và tiếp khách thập phương đến đình hành lễ.

Toà đại đình được xây trên nền cao hơn sân 20cm, bậc thềm rộng 1m, xung quanh bó vỉa, lát gạch Bát Tràng, nhìn vào nền ta thấy gạch lát còn mới, đó là kết quả của lần trùng tu đình vào năm 1993. Rõ ràng tuy chỉ với 5 gian, sự linh hoạt trong sắp đặt tạo chức năng sử dụng được thể hiện một cách rõ

28

nét ở Đình Đông Đạo. Phân biệt rạch ròi giữa khu vực thờ cúng và nơi tiếp đãi dân làng cũng lồng ghép chức năng tín ngưỡng với chức năng công cộng dân gian.

Phần thượng cung (gác lửng) được xây dựng vào năm 1938 đời Vua Bảo Đại thứ 14. Gác lửng cách mặt nền là 2,15cm, rộng 4,1m và sâu 4m, nó được dựng từ cột cái của gian giữa, đến tận tường hậu phía sau. Gác được dựng trên 3 xà gỗ to, 2 xà phía ngoài và một xà phía trong, các xà chạy song song với nhau dài bằng với chiều ngang của gác, rộng 20cm và cao 40cm, xà phía ngoài có trang trí rồng bay rất đẹp.

Trong kiến trúc cổ truyền, người ta quan tâm nhiều đến bộ vì, bởi bộ vì là kiểu kết cấu liên kết mộng nhiều nhất, nó liên kết hầu như toàn bộ các cấu kiện của bộ khung gỗ. Từ đó cùng với khung gỗ tạo thành hệ thống chịu lực chính cho công trình nhằm đỡ bộ mái phía trên.

29

Kết cấu chung của các bộ vì ở đình Đông Đạo là kiểu kết cấu "thượng rường, hạ kẻ", với bộ vì nóc theo kiểu "giá chiêng - chồng rường". Trên cùng của bộ vì nóc là thượng lương, phía dưới thượng lương là một đấu hình thuyền đặt trên một ván ngoằm như hình càng cua ôm khít vào đấu hình thuyền. Miếng ngoằm được đặt trên một con rường, con rường được chạm trổ cả hai mặt những đường xoắn, hai đầu con rường đua ra đỡ lấy con hoành thứ 2 và được đặt trên hai đầu của trụ trốn, hay còn được gọi là trụ đỡ con lợn (đôi hoành thứ nhất được dặt ngay trên bụng của con rường này - rường bụng lợn). Hoành không được đặt trực tiếp lên các con rường mà được đặt thông qua một đấu thót vuông, các đấu thót vuông ở đây có kích thước nhỏ là 25x25cm, gia công đơn giản.

Con rường thứ 2 có kích thước lớn hơn, có chiều dài là 50cm, đường kính là 30cm, một đầu ăn vào thân cột trốn thông qua hệ thống mộng, một đầu vươn ra đỡ lấy đôi hoành thứ 3. Con rường thứ 3 có chiều dài 75cm, con rường thứ 4 có chiều dài là 1m. Cả hai con rường này đề có kích thước đường kính bằng với con rường thứ 2, tức là 30cm và một đầu của chúng cũng đều ăn vào cột trốn, một đầu vươn ra đỡ lấy đôi hoành thứ 4 và thứ 5. Các con rường được chồng lên nhau thông qua các đấu vuông thót đáy, dẹt mỏng. Phần phía đầu đỡ hoành của các con rường đều to hơn đầu kia, trông như cánh tay đang rang rộng ra để đỡ lấy mái đình và được trang trí hoa văn, tạo cho bộ vì được thanh thoát, nhẹ nhàng hơn.

Cột trốn là một khối tròn hình trụ, đặt đứng vuông góc 900

so với câu đầu. Điều này có tác động dụng làm cho trọng lực của cây hoành mái đè nặng trực tiếp lên đấu thông qua con rường. Cột trốn kê lên câu đầu, trên và dưới đều đặt trên hai đấu vuông thót đáy.

Phía ngoài của trụ trốn hai bên là các con rường chồng lên nhau theo độ dốc của mái để đỡ các hoành mái. Các con rường ở đây được xếp một cách cân đối để tạo cho mái đình một mặt phẳng.

30

6 bộ vì nóc chịu lực ở toà đại đình về cơ bản là giống nhau về kết cấu, không thấy sự biến đổi nào từ bộ vì gian giữa (lòng thuyền) đến bộ vì ở đầu hồi và gian bên. Tuy nhiên hai bộ vì ở gian chính mềm mại và trau chuốt hơn. Điều này cơ bản là do trang trí kiến trúc, những mảng đề tài trang trí đặc sắc hội tụ chủ yếu là ở gian giữa, các gian bên chỉ là những gian phụ cho nên trang trí có phần đơn giản hơn.

Không gian giữa hai bộ vì của ngôi đình

Các bộ vì nách của đình Đông Đạo được tạo bởi các con rường cụt. Một đầu ăn mộng vào cột cái, một đầu vươn ra để đỡ hoành, xếp chồng khít lên nhau tạo thành các bức cốn trang trí rồi ăn sang cả các cột quân. Từ vì nách những con rường cụt vươn ra làm chức năng đỡ các đầu hoành, các con rường cụt cũng được trang trí. Dưới xà nách ở đuôi là các nghé kẻ, tất cả các nghé này đều được trang trí vân mây, cong cong nhìn tựa như những chiếc đuôi rồng.

Hệ thống cửa ở đình Đông Đạo có 5 cửa, trong đó có một cửa chính và bốn cửa phụ được bố trí đều ở mỗi gian. Cửa chính rộng 1,2m, cao 1,95m làm theo kiểu “thượng song hạ bản”. Khoảng giữa có bậc cửa như một bình phong

31

cố định, không có mở ra, mở vào nhằm ngăn cách khu vực linh thiêng với với bên ngoài. Khu vực thờ cúng luôn đòi hỏi ánh sáng phải hài hòa, không được phép sáng quá hay tối quá. Chính vì vậy thiết kế kiểu “thượng song hạ bản” của cha ông chính là một giải pháp tối ưu nhất. Đến năm 2002, do cửa cũ đã bị xuống cấp cho nên dân làng đã thay toàn bộ bằng một hệ thống cửa mới vẫn theo kiểu ngày xưa. Tuy nhiên, chúng không được đẹp bằng trước, mặt khác cửa lại được làm theo kiểu soi gờ kẻ chỉ của thời hiện đại. Như vậy, toàn bộ mặt trước của đình Đông Đạo được bưng gỗ, tạo ra dáng vẻ thâm nghiêm, cổ kính.

Có thể nói đình Đông Đạo là một ngôi đình đảm bảo về mặt kỹ thuật xây dựng, đầy đủ về mặt ý nghĩa tâm linh. Tổng hợp các yếu tố đó tạo nên một bản sắc rất Việt Nam trong kiến trúc dân gian nói riêng và văn hoá dân gian nói chung. Tất cả những gì tốt đẹp nhất, cao quý nhất đều được hội tụ về đây, trong một không gian văn hoá đậm đặc. Nó xứng đáng là một trong những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể vô giá của cư dân Đông Đạo xưa và phường Đồng Tâm ngày nay.

Một phần của tài liệu DI TÍCH ĐÌNH LÀNG ĐÔNG ĐẠO (PHƯỜNG ĐỒNG TÂM, VĨNH YÊN, VĨNH PHÚC) (Trang 27 -27 )

×