Hệ thống các di vật

Một phần của tài liệu Di tích đình làng đông đạo (phường đồng tâm, vĩnh yên, vĩnh phúc) (Trang 41)

7. Bố cục khóa luận

2.4. Hệ thống các di vật

Trải qua năm tháng, qua nhiều lần biến động lịch sử và qua bao cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm, những người dân ở địa phương vẫn còn

37

bảo lưu một số các di vật của đình. Trong đó đáng chú ý và có là những tài liệu văn tự của đình.

- Cuốn ngọc phả: gồm 12 trang do Nguyễn Bính biên soạn vào đời vua Lê Anh Tông niên hiệu Hồng Phúc nhị niên (1573), Nguyễn Hiền phụng sao vào đời vua Lê Y Tông, niên hiệu Vĩnh Hựu năm thứ 4 (1738) và bản sao năm Duy Tân thứ 6 (1912).

- Đạo sắc (các đời vua phong cho thần Thành Hoàng làng), nội dung chính là gia phong cho thần Bạch Hạc Cao Quan Đại Vương và chuẩn cho làng Đông Đạo được thờ cúng.

+ Thiệu Trị lục niên thập nhất nguyệt thập thất nhật (Ngày 17 tháng 11 năm thứ 6 niên hiệu Thiệu Trị -1846) + Thiệu Trị lục niên thập nhị nguyệt thập bát nhật

(Ngày 18 tháng 12 năm thứ 6 niên hiệu Thiệu Trị - 1846) + Tự Đức tam niên thập nhất nguyệt nhị thập nhật

(Ngày 20 tháng 11 năm thứ 3 niên hiệu Tự Đức - 1850)

+ Tự Đức tam thập tam niên thập nhất nguyệt nhị thập tứ nhật

(Ngày 24 tháng 11 năm thứ 33 niên hiệu Tự Đức - 1880) + Đồng Khánh nhị niên thất nguyệt sơ nhất nhật

(Ngày 1 tháng 7 năm thứ 2 niên hiệu Đồng Khánh - 1886)

+ Duy Tân tam niên bát nguyệt thập nhất nhật

(Ngày 11 tháng 8 năm thứ 3 niên hiệu Duy Tân - 1909) + Khải Định nhị niên tam nguyệt thập bát nhật

(Ngày 18 tháng 3 năm thứ 2 niên hiệu Khải Định - 1917)

- Long ngai bài vị: cao 140cm, đế vuông mỗi chiều dài là 55cm, tay ngai là hai hình đầu rồng ở tư thế vươn cao, bờm tóc cong đều vút ra phía sau. Quanh ngai có 6 cột tiện thắt cổ bồng, chạm nổi hình rồng cuốn. Đế ngai trang trí thành từng băng trang trí đục thủng và chạm nổi các hình hổ phù, rồng, dải lụa buộc bút sách, ô trám, hoa thị và vân mây rất đẹp. Trong ngai đặt

38

bài vị (Mộc dục tục gọi là "ông ỉ") được chạm trổ cầu kỳ. Trên cùng của mộc dục chạm nổi lưỡng long chầu nhật, hai bên mộc dục trang trí các dải lụa hình rồng và gai rứa tỉa tót tỉ mỉ. Giữa lòng mộc dục ghi mỹ hiệu của thần bằng chữ Hán: "Bạch Hạc Tam Giang Thống Chế Tối Linh Đại Vương Thượng Đẳng Thần". Đây là một cỗ ngai đẹp và quý, được sơn son thếp vàng, cỗ ngai cùng với các đồ thờ khác tạo nên vẻ uy nghiêm của chốn thần linh.

- Kiệu bát cống: dài 4,8m; rộng 2,6m; cao 1,2m được tạo dựng rất công phu. Các đòn to nhỏ đều được thể hiện hình rồng với đầu ngẩng cao, mắt bôi đen trắng, bờm tóc cong đều vút ra sau. Mặt sau của bành kiệu chạm nổi hình hổ phù, rồng phượng... kiệu này cũng là một di vật quý còn lại tại đình Đông Đạo.

- Bản đọc chúc: cao 40cm, rộng 45cm, chạm nổi lưỡng long chầu nguyệt, ở giữa mặt nguyệt tròn là mặt gương lồi. Hai bên là rồng chầu, thân uốn khúc đuôi xoắn, bờm tóc dữ tợn, hai sợi râu vươn về phía trước chấm vào mặt nguyệt, chân ba móng sắc nhọn bám vào cành mác, điểm xuyết xung quanh là các hình mây cụm. Bức chạm được sơn son thếp vàng rực rỡ khiến cho các hình trang trí nổi bật hẳn lên.

- Mâm bồng: Hình trụ, cao 52cm, đường kính 65cm, miệng tạo thành những cánh hoa sen cách điệu, thân sơn son thếp vàng trang trí các hình long cuốn thuỷ, phượng cặp thơ, hoa lá, vân mây...

- Đài cỡ lớn: cao 72cm, đường kính 40cm, dùng đựng hia mũ của thần, được tạo dáng đẹp, có núm hình búp sen, đế thắt, toàn thân sơn son thếp vàng các hình trang trí long mã, rồng phượng, hoa lá...

- Đồ thờ: Mâm xà, đài nước, ống hương, bát hương gốm, bát hương sành, bát hương sứ, mũ, dày, áo chầu, cờ thần, hạc thờ.

Có thể nói, tất cả những di vật còn lưu lại nơi đây đều chứa đựng những giá trị vật chất và tinh thần to lớn.

39

Tiểu kết: Nhìn chung, cũng giống như nhiều ngôi đình làng khác ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, đình Đông Đạo có một quy mô kiến trúc khá đồ sộ, bề thế và hoàn chỉnh. Đó là một ngôi đình khá lớn cả về chiều cao và bề rộng, ngôi đình sừng sững giữa làng, vượt lên các công trình kiến trúc dân dụng xung quanh. Nơi đây còn bảo lưu khá nhiều mảng chạm khắc đẹp, tinh tế, đề tài phong phú, đa dạng, tạo ra một vị thế cũng như một điểm nhấn của các giá trị văn hoá cho làng Đông Đạo xưa và phường Đồng Tâm ngày nay. Đình làng Đông Đạo đã hội tụ đầy đủ các yếu tố thiên - địa - linh, tổng thể rất hài hòa, vừa linh thiêng, vừa huyền bí. Bước vào đây, người ta cảm giác đi vào một chốn vừa uy nghiêm, linh thiêng, vừa thân thuộc gần gũi như chính ngôi nhà của mình vậy.

40

CHƢƠNG 3

LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG ĐÔNG ĐẠO

Từ xa xưa, hội làng đã trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa dân gian, một món ăn tinh thần không thể thiếu của nhân dân. Cũng như bao làng quê khác trên cả nước, lễ hội đình làng Đông Đạo đã trở thành một sinh hoạt văn hóa đều đặn đối với mỗi người dân làng Đông Đạo. Vào ngày lễ hội của đình làng thì con cháu dù có làm ăn ở đâu, dù có bận thế nào thì mỗi người dân trong làng cũng bố trí thời gian để đến tham dự với một tấm lòng thành kính, tôn nghiêm, mỗi người dân đều gửi gắm những tâm sự và mong ước của mình. Đó là mong ước về một cuộc sống ấm no hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, sức khỏe và trong công việc thì được thuận buồm xuôi gió.

Một phần của tài liệu Di tích đình làng đông đạo (phường đồng tâm, vĩnh yên, vĩnh phúc) (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)