Trong các sáng tác bằng chữ Nôm, Nguyễn Khuyến đã cho thấy ông là nhà thơ của làng quê điều đó được thể hiện qua các yếu tố dân gian mà ông đã sử dụng để sáng tác.. Trịnh Bá Đĩnh trong b
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
ThS An Thị Thúy
Hà Nội - 2014
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai khóa luận, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô bộ môn trong tổ Văn học Việt Nam, các thầy cô trong khoa Ngữ Văn, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn Th.s An Thị Thúy, giáo viên trực tiếp giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Chúng tôi chân thành biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô giáo và các bạn
Dù đã cố gắng hoàn thành khóa luận, nhưng bản thân tôi tự thấy khả năng của mình còn hạn chế, thời gian có hạn và cũng là lần đầu tiên tôi làm quen với việc nghiên cứu khoa học, nên khóa luận vẫn không tránh khỏi những sai sót Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Yếu tố dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và kết quả
này không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả khác
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Cấu trúc khóa luận 4
NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 5
1.1 Tác giả và tác phẩm 5
1.1.1 Tác giả 5
1.1.1.1.Bối cảnh lịch sử 5
1.1.2 Tác phẩm 8
1.2 Sơ lược yếu tố dân gian trong văn học trung đại 9
1.2.1 Thế kỉ X – XIV 9
1.2.2 Thế kỉ XV-XVII 11
1.2.3 Thế kỉ XVIII-XIX 14
CHƯƠNG 2: YẾU TỐ DÂN GIAN 18
TRONG THƠ NÔM NGUYỄN KHUYẾN 18
2.1 Thống kê, phân loại 18
2.2 Sự thể hiện yếu tố dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến 19
2.2.1 Yếu tố dân gian qua đề tài 19
2.2.1.1 Phong cảnh thiên nhiên 19
2.2.1.2 Cuộc sống sinh hoạt 23
2.2.2 Yếu tố dân gian qua hình tượng nghệ thuật 31
Trang 52.2.3.1 Ngôn ngữ văn học dân gian 42 2.2.3.2 Ngôn ngữ đời sống 46 KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6nó lại là những vần thơ mang nhiều giá trị, khẳng định tên tuổi của ông trên văn đàn
Trong các sáng tác bằng chữ Nôm, Nguyễn Khuyến đã cho thấy ông là nhà thơ của làng quê điều đó được thể hiện qua các yếu tố dân gian mà ông đã
sử dụng để sáng tác Dù là bậc túc nho nhưng nhờ những chất liệu dân gian Nguyễn Khuyến sử dụng thơ ông trở nên bình dị và dân dã hơn đồng thời thể hiện được tài năng độc đáo của vị Tam nguyên Yên Đổ
Về thực tiễn
Trong chương trình THCS và THPT Nguyễn Khuyến được sách giáo khoa chọn giảng với tư cách là một tác giả lớn, với những tác phẩm tiêu biểu
đại diện cho phong cách nghệ thuật của nhà thơ như: Thu điếu, Thu vịnh, Thu
ẩm, Bạn đến chơi nhà, Khóc Dương Khuê Như vậy qua việc biên soạn
chương trình chúng ta cũng phần nào thấy được vị trí, vai trò của thơ Nôm
Trang 7Tìm hiểu về “Yếu tố dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến” người
viết muốn có thêm vốn kiến thức phong phú, sâu sắc để phục vụ cho công việc giảng dạy tác giả Nguyễn Khuyến trong nhà trường một cách có định hướng đồng thời bước đầu tập dượt phương pháp nghiên cứu khoa học
2 Lịch sử vấn đề
Nguyễn Khuyến là một tác giả lớn nên việc tìm hiểu về thơ văn của ông không phải là một đề tài hoàn toàn mới mẻ Bàn về nội dung và nghệ thuật trong thơ ca của ông cả phần chữ Hán và chữ Nôm đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu, đặc biệt là phần thơ chữ Nôm
Cụ thể khi tìm hiểu đề tài này người viết đã tham khảo tài liệu tổng hợp nhiều ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu Trong đó phải kể đến các công trình nghiên cứu, các bài viết sau có liên quan trực tiếp đến vấn đề mà khóa luận đề cập
Trịnh Bá Đĩnh trong bài Phong cách dân gian trong thơ Nôm Yên Đổ có viết: “Yếu tố dân gian thể hiện trước hết ở cái nhìn nghệ thuật của nhà thơ
mà đặc diểm nổi bật nhất là sự lược quy những mặt khác nhau của hiện thực trở về phương diện lối sống (hay cách sống) xã hội được nhìn từ góc độ lối sống, hiện thực trong thơ ông chủ yếu là hiện thực của lối sống khác nhau”[13,297] Hoặc nhận xét: “Một phương diện khác nữa tạo nên phong cách dân gian cho thơ Nguyễn Khuyến là nhà thơ đưa trực tiếp vào thơ mình vốn tục ngữ, ca dao của dân gian”[13,300] Ở đây tác giả đã chỉ ra những yếu
tố dân gian in đậm trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến và phát hiện ra sự kế thừa
và sáng tạo độc đáo riêng của nhà thơ trong quá trình tiếp thu và phát triển các yếu tố dân gian
Trong Thi hào Nguyễn Khuyến, đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi với bài Sự
đa dạng và thống nhất trên quá trình chuyển động của một phong cách và dấu hiệu chuyển mình của tư duy thơ dân tộc đã khẳng định: “Nguyễn Khuyến lại đưa ngôn ngữ thông tục vào thơ với tất cả vẻ đẹp thanh tao, trang nhã với
Trang 8những cảm xúc không căng mà dịu, nhưng dịu mà thấm vào người đọc rất sâu”[1,36] Nhận xét này của nhà nghiên cứu góp phần thừa nhận nghệ thuật
trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến thấm đẫm chất dân gian Điều này thể hiện ở cách dùng từ, ở hệ thống ngôn ngữ thông tục mà ông vận dụng hết sức tự nhiên và sáng tạo
Nguyễn Phương Chi trong bài viết: Ngòi bút tả thực đột xuất khẳng định:
“Ông có ý thức đưa lời ăn tiếng nói hằng ngày, đưa ca dao, tục ngữ vào thơ,
làm cho một số bài thơ trở nên gần gũi, có một sức sống mới”[13,325]
Như vậy, việc tìm hiểu đề tài yếu tố dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến chắc chắn không phải là một vấn đề mới mà là vấn đề đã được các nhà nghiên cứu quan tâm, bàn đến Tuy nhiên nhìn một cách khái quát thì người viết nhận thấy các công trình nghiên cứu các bài viết mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu một vài khía cạnh nào đó của vấn đề hay chỉ dừng lại ở việc lấy một bài thơ hay một vài bài thơ làm đối tượng…Chưa có ai bàn đến một cách tập trung Trên cơ sở kế thừa những người đi trước chúng tôi đi vào tìm hiểu
đề “Yếu tố dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến” Hy vọng kết quả
nghiên cứu của chúng tôi sẽ góp phần làm cho độc giả rõ hơn về tác giả Nguyễn Khuyến và đặc sắc nghệ thuật trong thơ ông
3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi hướng tới những mục đích sau:
- Thấy được yếu tố dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến
- Sự kế thừa và phát triển của Nguyễn Khuyến ở nghệ thuật trong thơ chữ Nôm của ông đối với quá trình phát triển Văn học dân tộc từ đó phục vụ cho việc giảng dạy
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Như tên đề tài đã xác định khóa luận tập trung tìm hiểu yếu tố dân gian
Trang 9chữ Nôm của ông được tác giả Xuân Diệu giới thiệu trong cuốn “Thơ văn
Nguyễn Khuyến” Nxb Văn học, Hà Nội, năm 1971
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu theo các phạm vi sau:
- Yếu tố dân gian qua đề tài
- Yếu tố dân gian qua hình tượng nghệ thuật
- Yếu tố dân gian qua ngôn ngữ nghệ thuật
5 Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích, bình giảng
Trang 10NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Tác giả và tác phẩm
1.1.1 Tác giả
1.1.1.1.Bối cảnh lịch sử
Năm 1858 thực dân Pháp lấy cớ triều đình Nguyễn ngăn cản việc thông thương và giết giáo sĩ, ngày 1 tháng 8 chúng đã nổ súng vào cửa biển
Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược chính thức ở nước ta Từ giai đoạn này nước
ta đã xảy ra rất nhiều biến cố lịch sử được đánh dấu bằng các sự kiện thực dân Pháp đánh chiếm các tỉnh Nam Kì rồi Bắc Kì và Trung Kì, đánh dấu các sự kiện đó bằng các hiệp ước mà triều đình Nguyễn đã kí với thực dân Pháp Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, cả dân tộc ta với tinh thần yêu nước đã tiến hành một cuộc chiến đấu quyết liệt chống lại kẻ thù và cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp nửa cuối thế kỉ XIX là những trang rực rỡ về lòng yêu nước của nhân dân ta Trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX giai cấp phong kiến lúc đầu còn chống đối một phần nào nhưng dần dần về sau đã thỏa hiệp và từng bước đầu hàng thực dân Pháp Trong triều bộ phận đầu não của nhà nước phong kiến lúc đầu đã chia thành hai phái, một phái với tư tưởng chủ hòa và một phái với tư tưởng chủ chiến Trong khi thực dân Pháp chưa đánh chiếm Bắc Kì và Trung Kì thì giai cấp phong kiến tăng cường bóc lột nhân dân một cách thậm tệ Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra Lúc này triều đình đứng trước hai mâu thuẫn, một bên là với nhân dân, một bên là với thực dân Pháp và triều đình đã quyết định thỏa hiệp với Pháp Với điều này triều đình không còn vai trò trong cuộc kháng chiến chống Pháp nữa Nhưng phải đến 1884 sự đầu hàng của triều đình mới hoàn toàn được bộc lộ và từ đây triều đình thực sự là mục tiêu đả kích của nhân dân bên Tiếp sau đó là phong trào Cần Vương do các sĩ
Trang 11Đây là giai đoạn nhân dân ta phải trải qua những biến cố thăng trầm, bắt đầu rơi vào sự thống trị của thực dân Pháp, nhân dân phải chịu đồng thời nhiều tầng áp bức từ triều đình phong kiến và đế quốc thực dân Bối cảnh lịch
sử này đã chi phối tới đời sống vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, tới mọi khía cạnh của đời sống ảnh hưởng rõ rệt và trực tiếp đến văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX
Sự ra đời và phát triển trong điều kiện xã hội có những biến cố trọng đại
và sau lưng là một truyền thống lâu đời về văn học và văn hóa dân tộc, văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX có những nét đặc thù riêng và có đóng góp nhất định cho lịch sử dân tộc Trên quan điểm vận động của lịch sử, có thể nói giai đoạn văn học nửa cuối thế kỉ XIX đã có những thành tựu đáng kể cho nền văn học nước nhà
Văn học giai đoạn này nổi lên rất nhiều tên tuổi của những nhà thơ, nhà văn có tinh thần yêu nước Nguyễn Khuyến là một trong những nhà văn, nhà thơ tiêu biểu đó Thông qua những tác phẩm của Nguyễn Khuyến chúng ta có thể hiểu được phần nào đặc điểm của thơ văn dân tộc trong thời kì này
sứ vườn Bùi
Mẹ Nguyễn Khuyến là Trần Thị Thoan, quê làng Văn Khê, tục gọi là làng Ngòi nay thuộc xã Yên Trung, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
Trang 12Từ nhỏ Nguyễn Khuyến nổi tiếng hiếu học Năm Nhâm Tí (1852) mới
17 tuổi Nguyễn Khuyến đã thi cùng khoa với cha, nhưng bị hỏng, còn cha thi lại một lần thứ ba, đỗ thêm cái tú tài
Năm sau Nguyễn Khuyến lấy vợ, con một nhà nghèo, người họ Nguyễn cùng làng Đây chính là người vợ “tao khang” suốt đời của nhà thơ, tính nết hiền hậu, suốt đời tần tảo làm ăn
Sau khi ông thân sinh mất gia cảnh càng thêm nghèo túng, tuy vậy Nguyễn Khuyến vẫn cố theo đuổi việc sách đèn Có lúc ông đã nản đường khoa cử định chuyển nghề dạy học để kiếm sống và nuôi gia đình, thì được người bạn là Vũ Văn Báo nhận chu cấp lương ăn và khuyên đến cùng học với cha mình là Tiến sĩ Vũ Văn Lý ở xã Vĩnh Trụ, huyện Nam Xang (Lí Nhân ngày nay) Bà mẹ ông cũng ân cần, nghiêm khắc khuyên con chớ thoái chí
Do vậy khoa thi 1864 ông mới đỗ cử nhân đầu trường Hà Nội Tiếp theo ông thi Hội các khoa 1865, 1868 đều bị trượt Ông ở lại Huế, vào học Quốc Tử Giám, khoa năm 1869 lại trượt Cho đến khoa năm 1871 mới liên tiếp đỗ đầu thi Hội, thi Đình, khi ông đã 37 tuổi Dưới triều Nguyễn, cho đến lúc đó mới chỉ có hai người đỗ tam Nguyên (đỗ đầu cả 3 kì thi), thì Nguyễn Khuyến là một Nhưng khác với Trần Bích San (quê ở Vị Xuyên, Nam Định), ông phải lận đận gần 30 năm trời đèn sách, với chín khóa lều chõng đó là một cố gắng phi thường
Sau khi thi đỗ ông được bổ làm Sử quan trong triều, năm 1873 ra làm đốc học Thanh Hóa, rồi thăng nhanh lên Án sát tỉnh Năm 1876, ông làm biện
lí Bộ Hộ Năm 1877 lại ra làm quan ngoài, giữ chức Bố chánh Quảng Ngãi Rồi làm Toản tu ở Sử quán, từ 1879 đến 1883, vẫn sống trong cảnh thanh bần, lại thêm đau yếu đã có tâm trạng chán ngán cảnh quan trường
Năm 1883, quân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai Rồi Tự Đức chết, triều Nguyễn phải kí hiệp ước Harmand ngay 25 tháng 8 năm 1883 Nguyễn
Trang 13chuyến đi sứ ấy bị bãi Ông lấy cớ đau yếu, xin tạm về quê dưỡng bệnh Trung tuần tháng 12 năm 1883, triều Nguyễn cử ông làm tổng đốc Sơn Hưng Tuyên, song ông không chịu đến nhận chức, mà chính thức cáo quan về nghỉ hưu khi mới 50 tuổi
Một phần tư thế kỉ về ở Yên Đổ này có ý nghĩa quyết định để nhà thơ trở nên bất tử, khi ông tiếp tục sáng tác nhiều và hay hơn so với thời gian trước
đó Trong thời gian này Nguyễn Khuyến sống gần gũi với quần chúng, và do vậy hiểu được những tâm tình, lo toan của những người xung quanh Ông viết nhiều về cuộc sống cũng như phong cảnh của làng quê Việt Nam
Ông trút hơi thở cuối cùng vào ngày 5-2-1909 (tức 15 tháng Giêng năm
Kỉ Dậu), thọ 75 tuổi
1.1.2 Tác phẩm
Nguyễn Khuyễn để lại cho văn học nước nhà một khối lượng thơ ca đồ
sộ và vô cùng quý giá Ông sáng tác khá nhiều thơ văn bằng chữ Hán và chữ Nôm Nhưng căn cứ vào số còn lưu lại thì phần lớn thơ văn của ông vẫn bằng chữ Hán Sáng tác của Nguyễn Khuyễn hầu hết được làm sau lúc từ quan, hiện còn khoảng hơn 400 bài gồm cả thơ, văn, câu đối bằng chữ Hán và chữ Nôm, có bài ông viết bằng chữ Hán rồi tự dịch ra chữ Nôm, cả hai đều rất điêu luyện Sáng tác của ông chủ yếu xoay quanh 3 nội dung:
tư tưởng và cả một số chi tiết về tiểu sử của nhà thơ Nhưng để làm nên tên tuổi của ông thì đó là bộ phận thơ chữ Nôm, Nguyễn Khuyến làm quan tất cả
Trang 14hơn 10 năm rồi từ quan về nhà, phần lớn cuộc đời của Nguyễn Khuyến là ở thôn quê, quê ông là một đồng chiêm trũng nghèo Nguyễn Khuyễn sống ở quê và quan hệ thân tình với mọi người và ông viết nhiều về con người, về thiên nhiên, cảnh vật ở nông thôn Trước Nguyễn Khuyến, trong văn chương Việt Nam thi thoảng có những tác phẩm viết về nông thôn, nhưng hình ảnh nông thôn còn mờ nhạt Có thể nói, với Nguyễn Khuyến lần đầu tiên nông thôn Việt Nam mới đi vào văn học
Thơ Nôm của Nguyễn Khuyến luôn để lại cho chúng ta ấn tượng chung
là lành và trong sáng Ví như ba bài thơ nói về mùa Thu của Nguyễn Khuyến,
ba bài thơ này mang được hồn của cảnh vật mùa thu, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái cao, cái thần của mùa thu Bài thơ hay là do thi sĩ có tài Nhưng thêm một điều kiện nữa là nhà thơ ấy phải gắn bó, thâm nhập hòa tâm hồn mình một cách sâu sắc, thấm thía với đất nước Việt Nam Khi sinh ra ông đã sống giữa làng mạc, ruộng đồng
Một mảng sáng tác trong thơ Nguyễn Khuyến cũng rất có giá trị là mảng thơ trào phúng, đả kích Nguyễn Khuyến thấy khá rõ cái xấu của xã hội đương thời là một nhà Nho đã từng làm quan, ông chú ý trước hết đến cái xấu của đám nho sĩ, của bọn quan lại đi thi
Thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến ngoài chú ý đến cái xấu của xã hội
để đả kích, ông còn dành một số bài để chế giễu cái bất lực, cái bạc nhược của bản thân mình, trong những bài thơ này cái cười của ông thường trở nên chua chát, tội nghiệp
1.2 Sơ lược yếu tố dân gian trong văn học trung đại
1.2.1 Thế kỉ X – XIV
Trong tiến trình lịch sử văn học luôn diễn ra quá trình nối tiếp, kế thừa
và phát triển những thành tựu giữa các nền văn học, các giai đoạn các trào lưu văn học với nhau Thậm chí kế thừa, tiếp nối và cách tân đó còn thể hiện
Trang 15định rằng quy luật của kế thừa và cách tân là quy luật sinh thành và phát triển của bất cứ dòng văn học nào
Trong quá trình phát triển, văn học trung đại Việt Nam chịu sự chi phối rất đậm nét của văn học dân gian Văn học dân gian là cội nguồn gần gũi trực tiếp nhất ảnh hưởng đến văn học trung đại Văn học dân gian và văn học trung đại tuy là hai bộ phận văn học có phương thức sáng tác khác nhau nhưng lại
có quan hệ gắn bó rất mật thiết Giới nghiên cứu văn học khi tìm hiểu về mối quan hệ này tuy có nhiều ý kiến bàn cãi nhưng họ đều thừa nhận giữa văn học dân gian và văn học trung đại có ảnh hưởng qua lại Các giáo trình, chuyên
luận như “Giáo trình văn học dân gian Việt Nam” của Giáo sư Đinh Gia Khánh (chủ biên), chuyên luận “Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt
Nam” của Cao Huy Đỉnh,…viết về mối quan hệ này rất rõ ràng, cụ thể Ngoài
các giáo trình, chuyên luận trên thì còn có khoảng gần 30 bài nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí văn sử địa, tạp chí nghiên cứu văn học từ trước Cách mạng tháng Tám đến nay đều tập trung vào vấn đề này Với một số lượng khá lớn các công trình, các bài nghiên cứu đã chứng tỏ việc tìm hiểu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết trung đại là một vấn đề có tầm vĩ mô của lịch sử văn học nước nhà
Từ thế kỷ thứ XIV trở về trước, sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học trung đại chủ yếu mới chỉ là việc ghi chép truyện dân gian để
hình thành thể loại tự sự đầu tiên bằng chữ Hán: “Lĩnh Nam chích quái”,
“Việt điện u linh” Trong tiến trình văn học Việt Nam, tri thức về cội nguồn
dân tộc đã trở thành như máu thịt trong ta, như khí trời ta hít thở Những biểu
tượng Hồng Bàng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Bọc trăm trứng, Mười tám đời các
vua Hùng…đã trở thành vốn văn hóa hiển nhiên của nhiều thế hệ nhân dân
nước Việt Tất cả những điều đó có trong một tác phẩm cội nguồn của văn
chương: Lĩnh Nam chích quái Toàn bộ tập truyện thấm nhuần một tinh thần
nhân đạo chủ nghĩa của văn hoc dân gian Đó là những câu chuyện dân gian
Trang 16được ghi chép lại, có truyện gắn với nguồn gốc dân tộc Việt như Truyện họ
Hồng Bàng, Truyện Ngư Tinh, Truyện Hồ Tinh, Truyện Mộc Tinh…Hoặc có
liên quan đến những phong tục tập quán lâu đời của dân tộc Việt như Truyện
bánh chưng, Truyện trầu cau…Hoặc có liên quan với những di tích văn hóa
cổ đại của dân tộc Việt như Truyện rùa vàng, Truyện hai thần Long Nhãn và
Như Nguyệt…Lĩnh Nam chích quái là tác phẩm văn xuôi có thể coi là mở màn
cho thể loại văn xuôi của văn học trung đại Có vị thế mở đầu cho sự phát triển của văn xuôi tự sự trung đại từ cội nguồn tự sự dân gian
Như vậy, chúng ta có thể thấy văn học dân gian có ảnh hưởng đến văn học trung đại Việt Nam Ở thế kỉ X-XIV sự ảnh hưởng này mới chỉ ở mức độ nhẹ, chỉ xuất hiện trong văn xuôi trung đại là các tác phẩm sưu tập truyện dân gian Tuy vậy văn học dân gian cũng góp phần hình thành nên văn học thành viết ở giai đoạn này Nó là nguồn cảm hứng cho văn học viết phát triển ngày càng mạnh ở các thời kì sau này
1.2.2 Thế kỉ XV-XVII
Giai đoạn tiếp theo ảnh hưởng của văn học dân gian đến văn học trung đại ngày càng rõ hơn nữa Các sáng tác dân gian phát triển cao độ với nhiều thể loại mới, nhiều phong cách mới và thấm vào toàn bộ sinh hoạt tinh thần của dân tộc Một nền văn học viết bằng chữ Nôm, sản phẩm tất yếu của một quá trình Việt hóa Hán tự, vừa có tính chất dân tộc, vừa có tính chất nhân dân đang được xác lập trên cơ sở văn học dân gian, và có ảnh hưởng trở lại ngày càng nhiều đến nguồn văn học dân gian ấy
Nhân dân bao gồm nhiều thành phần mới đã phát triển các sáng tác dân gian, từ đây sản sinh ra dòng văn học bình dân và tạo ra những luồng giao lưu văn hóa rộng rãi, nhờ vậy một nguồn văn hóa bình dân bao gồm cả hai phương thức truyền miệng và ghi chép bằng chữ Nôm hình thành
Từ thế XV đến thế kỷ XVII cùng với sự phát triển chữ Nôm thì sự ảnh
Trang 17biểu hiện mới Tục ngữ, ca dao được đưa vào sáng tác thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm Nguyễn Trãi là nhà thơ đầu tiên có ý thức vận dụng tục ngữ, thành ngữ, ca dao vào trong các sáng tác thơ Nôm của mình Chẳng hạn như câu thơ:
Ngọc vàng nào có tơ vết Vàng thật âu chỉ lửa thêu (Tự thuật – bài 5)
Là sự vận dụng ý thơ từ câu ca dao:
Thật vàng chẳng phải thau đâu Đừng đem thử lửa mà đau lòng vàng Không chỉ vận dụng thành công ca dao, Nguyễn Trãi còn sử dụng rất nhiều tục ngữ vào thơ, chẳng hạn:
Ở bầu thì dáng ắt nên tròn, Xấu tốt đều thì lắp khuôn
Lân cận nhà giàu no bữa cốm, Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn
Chơi cùng đứa dại nên bầy dại, Kết với người khôn học nết khôn
Ở đằng thấp thì nên đằng thấp, Đen gần mực đỏ gần son
(Bảo kính cảnh giới – bài 21)
Bài thơ này, Nguyễn Trãi đã vận dụng sáng tạo một loạt các câu tục ngữ:
- Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
- Ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Nguyễn Trãi còn tiếp thu từ dân gian cách miêu tả, những hình ảnh hết
sức bình dị, mộc mạc: Ao rau muống, rãnh mồng tơi, bè núc nác Ông viết:
Trang 18- Mâm thịt mỡ bùi ruồi muỗi đến
Bát bồ hòn đắng kiến bò chi
(Thói đời li)
- Tóc đã thưa răng đã mòn Việc nhà đã phó mặc dâu con (Chín mươi – bài 29)
- Giàu ba bữa khó hai niêu
Vô sự là hơn hết mọi điều (Vô đề - 42) Bên cạnh những sáng tác thơ ca mang hình thức văn học dân gian thì trong bộ phận văn xuôi giai đoạn này cũng ảnh hưởng rất rõ từ văn học dân gian Từ sưu tầm, ghi chép truyện dân gian ở thế kỉ X-XIV, đến thế kỉ XV-
XVII, một số tác giả tiêu biểu là Lê Thánh Tông với tác phẩm Thánh Tông di
thảo, Nguyễn Dữ với tác phẩm Truyền kì mạn lục đã vươn tới việc dựa vào
những mô típ dân gian mà tạo ra những câu chuyện mới, mang ý nghĩa thời sự
- xã hội Chẳng hạn từ mô típ “người lấy vợ (hoặc chồng) kì dị”, Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ đã tạo dựng ra hàng loạt câu chuyện mang ý nghĩa xã hội
khác nhau, như truyện Chồng dê, Tinh chuột, Duyên lạ xứ Hoa, Chuyện lạ
nhà thuyền chài, Từ Thức lấy vợ tiên, Cây gạo, Yêu quái Xương Giang, Cuộc
kì ngộ ở trại Tây, Cuộc đối tụng ở Long cung…Đó là quá trình văn học hóa
truyện dân gian, chuyển từ sáng tác dân gian sang sáng tác văn học viết
Trang 19Sự ảnh hưởng của văn học dân gian đến văn học trung đại ở chặng này
chủ yếu mới là việc tiếp thu chất liệu mà chưa chú ý nhiều đến việc vận dụng các hình thức biểu hiện phù hợp
1.2.3 Thế kỉ XVIII-XIX
Giai đoạn này sự tác động của văn học dân gian với văn học trung đại mới đạt đến đỉnh cao toàn diện, sâu sắc cả về nội dung và hình thức biểu hiện Đại thi hào Nguyễn Du đã vận dụng rất nhiều yếu tố văn học dân gian làm phong phú hơn cho sáng tác của mình Trong những tác phẩm đầu tiên
viết bằng chữ Nôm như: “Thác lời trai phường nón Tiên Điền gửi hai cô gái phường vải Trường Lưu” và “Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu” nhà thơ đã
sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ của dân gian như: “chó treo mèo đậy”,
“quýt làm cam chịu”, “chó cậy nhà gà cậy vườn” Đến tác phẩm “Truyện Kiều” thì sự tiếp thu thành ngữ, tục ngữ, ca dao đã được Nguyễn Du nâng lên
tầm cao mới Ví dụ:
- Hạt mưa sá nghĩ phận hèn, Đến điều sống đục sao bằng thác trong
-Sợ gì ong bướm giãi đằng, Liều đêm tấc cỏ quyết đền ba xuân
Những câu thơ trên được Nguyễn Du vận dụng ý thơ từ các câu ca dao sau:
-Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt sa ruộng lầy
- Cá buồn cá lội tung tăng
Em buồn em biết giãi đằng cùng ai
Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du còn vận dụng rất tài tình linh hoạt những câu tục ngữ, thành ngữ như: “trong giá trắng ngần”, “rút dây động
rừng”, “thăm ván bán thuyền”, “tiếng lành đồn xa”, “máu chảy ruột mềm”,
“kiến bò miệng chén”, “kẻ cắp mà gặp bà già”(tục ngữ), “giết người không
Trang 20dao”, “ngứa ghẻ hờn ghen”, “tai vách mạch rừng”…(thành ngữ) Vốn văn
học dân gian được Nguyễn Du đưa vào “Truyện Kiều” vô cùng phong phú và
có ý nghĩa rất lớn trong việc chuyển tải nội dung tư tưởng của tác phẩm Hay trong sáng tác của Hồ Xuân Hương bà cũng có sự vận dụng những chất liệu dân gian vào trong thơ Nôm như:
Thân em như quả mít trên cây
Vỏ nó xù xì múi nó dày
(Quả mít)
Ở đây chúng ta có thể thấy Hồ Xuân Hương đã vận dụng phương thức
so sánh là một trong những phương thức thể hiện đặc thù của ca dao, chúng ta bắt gặp nhiều câu ca dao có
Lấy chồng làm lẽ khổ thay
Đi cấy, đi cày, chị chẳng kể công Yếu tố dân gian trong thơ Hồ Xuân Hương không chỉ thể hiện ở mặt ngôn ngữ mà còn thể hiện ở đề tài như đề tài về người phụ nữ, đề tài về nhà chùa, đề tài về người có học hay đề tài phong tục, sinh hoạt dân gian
Trang 21Bà nói về người phụ nữ với niềm cảm thương sâu sắc, cảm thương cho thân phận của những người chịu cảnh chồng chung, bà khái quát lại hình ảnh của họ:
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lung
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm thì mười họa hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
(Làm lẽ)
Hay về đề tài nhà chùa, Hồ Xuân Hương thực sự căm gét sư sãi, bà viết
về sư sãi, nhà chùa như:
Nào nón tu lờ, nào mũ thâm
Đi đâu chẳng đội để ong châm
Bài thơ này tác giả đã mượn ý, mượn lời của những câu tục ngữ:
-Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng
- Mật ngọt chết ruồi Chúng ta có thể thấy rằng giai đoạn này có rất nhiều nhà thơ trong sáng tác đã có sự vận dụng các yếu tố dân gian vào trong thơ
Tìm hiểu về con đường vận động từ văn học dân gian đến văn học trung đại Việt Nam, chúng ta thấy được mối quan hệ gắn bó hữu cơ, có tính tất yếu khách quan của văn học dân gian và văn học trung đại Văn học dân
Trang 22gian tựa như một dòng chảy trong lành, tươi mát nuôi dưỡng cho nền văn học viết và trong quá trình tích luỹ, văn học viết tuyệt nhiên không đứng ở vị trí học trò trong quan hệ với folklore Vay mượn folklore những phương tiện diễn tả khác nhau, văn học viết không chỉ chuyển ngay chúng vào bình diện sáng tác cá nhân mà bằng chính cách đó sáng tạo một truyền thống đích thực văn học
Trang 23CHƯƠNG 2: YẾU TỐ DÂN GIAN TRONG THƠ NÔM NGUYỄN KHUYẾN 2.1 Thống kê, phân loại
Với đề tài này người viết khảo sát thơ Nôm của Nguyễn Khuyến trong
cuốn Thơ văn Nguyễn Khuyến Xuân Diệu giới thiệu, Nxb Văn học, Hà Nội,
năm 1971 với 87 bài thơ Qua khảo sát tôi thấy yếu tố dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến được thể hiện thông qua các yếu tố sau:
Tổng số
bài thơ
Yếu tố dân gian thể
hiện qua đề tài
Yếu tố dân gian thể hiện qua hình tượng nghệ thuật
Yếu tố dân gian thể hiện qua ngôn ngữ
87
Số bài Tỉ lệ % Số bài Tỉ lệ %
Ngôn ngữ văn học dân gian
Ngôn ngữ đời sống
37/87 42,5% 32/87 36,78% 32 câu 225 từ
Qua khảo sát chúng ta có thể thấy trong thơ của Nguyễn Khuyến có sự ảnh hưởng của các yếu tố văn học dân gian rất rõ, thông qua đề tài cũng có thể thấy các đề tài trong thơ Nguyễn Khuyến là những đề tài về phong cảnh thiên nhiên thôn quê, về cuộc sống sinh hoạt của người dân quê Không chỉ có
đề tài mà tính dân gian còn được thể hiện ở ngôn ngữ nghệ thuật và hình tượng nghệ thuật Chúng ta đi vào phân tích từng yếu tố để thấy một cách cụ thể hơn về chất dân gian trong thơ Nôm của vị Tam nguyên Yên Đổ
Trang 242.2 Sự thể hiện yếu tố dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến
2.2.1 Yếu tố dân gian qua đề tài
2.2.1.1 Phong cảnh thiên nhiên
Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm
Trong thơ Nôm của ông chúng ta có thể thấy có sự tham gia của các yếu tố dân gian làm cho thơ Nôm của ông trở nên chân thực, sinh động Yếu tố dân gian thể hiện trước nhất là qua đề tài về phong cảnh thiên nhiên
Nếu như các nhà thơ xưa thường tìm cảm hứng trong cảnh vật Trung Hoa, như sông Xích Bích, hồ Động Đình, bến Tầm Dương, sông Tiêu Tương, bến Phong Kiều…Thì trong các thi phẩm của Nguyễn Khuyến tuyệt nhiên không thấy có các cảnh Trung Hoa, hay các cảnh xây dựng theo tưởng tượng,
mà là những cảnh thường ngày quen thuộc của nông thôn Việt Nam Trong các bài thơ Nôm vịnh thu phải kể đến 3 bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, ba bài thơ mang được nét đặc sắc của khung cảnh nông thôn Việt Nam Được nhớ, thuộc và truyền tụng, vì là ba bài thơ hay và điển hình nhất cho mùa thu của Việt Nam, ở miền Bắc nước ta, chứ không ở nước nào khác Tiêu biểu
hơn cả là bài thơ : Thu điếu
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo Tầng mây lơ lủng trời xanh biếc Ngõ trúc quanh co khách vắng teo Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
Đọc lên như thấy trước mắt làng cảnh ao chuông nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trong tiết mùa thu, có thật, rất sống chứ không theo ước lệ như ở
Trang 25Thu điếu là mùa thu đi câu, sau cảnh sóng gợn, lá vàng bay theo gió
của mùa thu, thì tâm tình của nhà thơ đã lơ lửng gửi vào các tầng mây, đã cảm thấy vắng teo qua ngõ trúc, để quay trở về mà than rằng “ôm cần lâu chẳng được”
Thu ẩm là mùa thu uống rượu, sau cảnh khói nhạt trên giậu, bóng trăng
loe trên ao của mùa thu, thì tâm tình nhà thơ vấn vương theo các câu hỏi “trời,
ai nhuộm mà xanh ngắt?”, “mắt, ai vầy mà đỏ hoe” để quay trở về mà than rằng “ bình thường giỏi uống rượu mà sao nay vài chén đã say nhè”
Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm khuya đóm lập lòe Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt Làn ao lóng lánh bóng trăng loe
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe Rượu tiếng rằng hay hay chẳng mấy
Độ năm ba chén đã say nhè
Thu vịnh đó là hình ảnh trời thu, nước thu, trăng thu, hoa thu Là cảm
hứng trước mùa thu mà làm thơ Sau cảnh khói phủ trên nước biếc trăng xuyên qua cửa sổ qua đêm thu, thì tâm tình nhà thơ dẫn khởi theo “hoa năm ngoái” , “ngỗng nước nào” để rồi quay trở về mà rằng “toan làm thơ mà thẹn với Đào Tiềm” một thi hào xưa chán cảnh luồn cúi quan trường đã từ chức lui
Trang 26Nhân hứng cũng vừa toan cất bút Nghĩ ra sợ thẹn với ông Đào
Tả mùa thu Nguyễn Khuyến vẫn sử dụng những ước lệ của Đường thi, của thơ cổ Chỉ có điều “không còn những ước lệ văn hoa sang trọng rèm châu, lầu ngọc, chén vàng…mà bình dân” [3,42] Cũng trời thu ấy nhưng là trời thu của làng quê Việt Nam đồng bằng Bắc Bộ, giữa “xanh ngắt mấy tầng cao” điểm “lơ phơ” một vài măng trúc uốn cong như cần câu, lá lưa thưa
“phất phơ” theo làn gió nhẹ Cũng nước thu ấy nhưng là nước thu của mặt ao nhỏ xứ đồng chiêm trũng nên không có “song ngư vọng nguyệt” mà là “cá đâu đớp động dưới chân bèo” Cũng trăng thu ấy, nhưng đã là ánh trăng hiện thực chứ không phải là bóng nguyệt chung chung ước lệ: “Làn ao lóng lánh bóng trăng loe” Cũng là nhà cỏ nhưng không phải là:
Đánh tranh chụm nóc thảo đường
Một gian nước biếc mây vàng chia đôi
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
mà là “năm gian nhà cỏ thấp le te” của một vùng quê nông nghiệp nghèo nàn, lam lũ
Trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến có những bức tranh thiên nhiên làng cảnh thật “chân quê”, mộc mạc:
Trâu già gốc bụi phì hơi nắng Chó nhỏ bên ao cắn bóng người
(Đến chơi nhà bác Đặng)
Câu thơ tả cảnh mùa hè thôn quê xứ nhiệt đới đã đạt tới sự điển hình Nguyễn Khuyến đã phát hiện ra vẻ đẹp, “chất thơ” ở những cảnh vật bình thường , giản dị Hai câu thơ trên đã bộc lộ những xúc cảm, rung động chân thành, đã thể hiện sự cảm nhận tinh tế của hòn thơ Yên Đổ Cảm xúc và rung động đó có thể là kết quả của một đời sống gắn bó với sinh hoạt hằng ngày ở
Trang 27thể phủ nhận những cảm xúc và rung động của nhà thơ bắt nguồn từ một quan niệm thẩm mĩ có phần khác quan niệm thẩm mĩ thường thấy trong thơ văn bác học Quan niệm thẩm mĩ này rất gần quan niệm thẩm mĩ của người bình dân trong thơ ca dân gian Đề tài mùa hè, cảnh hè được nói tới nhiều trong thơ văn cổ dân tộc Các nhà thơ thời trung đại đã có những bài thơ rất hay viết về mùa hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Hay trong thơ Nguyễn Trãi :
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng kiên trì đã tiễn mùi hương
(Cảnh ngày hè)
Các nhà thơ đều tả thiên nhiên ngày hè với những vẻ đẹp căng tràn sức sống, hè rất đẹp, rộn ràng trong khúc nhạc làng quê Nhưng trong thơ Nguyễn Khuyến thì khác hẳn:
Tháng tư đầu mùa hạ Tiết trời thật oi ả, Tiếng dế kêu thiết tha Đàn muỗi bay tơi tả
(Than mùa hè)
Đọc bài thơ ta thấy được thời tiết, cảnh vật của mùa hè với cái nóng oi
ả Nguyễn Khuyễn đã diễn tả được một mùa hè điển hình ở nông thôn Việt Nam Bên cạnh cái nóng bức ông còn cho chúng ta thấy một bức tranh ngày
hè sinh động với hình ảnh, âm thanh Mùa hè mang đậm chất quê với tiếng dế kêu, đàn muỗi bay đó là những gì gần gũi, thân thuộc của nông thôn Việt Nam
Trang 28Nguyễn Khuyến là con người nặng lòng với nước với dân và đặc biệt ông còn là người yêu quê hương Ông quý trọng những gì của quê hương, của dân tộc Hơn thế, Nguyễn Khuyến yêu thiên nhiên, phải yêu thiên nhiên thì mới có thể cảm nhận một cách tinh tế về vẻ đẹp của thiên nhiên vùng quê như vậy Trong thơ ông phong cảnh thiên nhiên hiện lên với tất cả những gì bình
2.2.1.2 Cuộc sống sinh hoạt
Sự trở về Yên Đổ là một bước ngoặt quyết định quan trọng trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Khuyến Nguyễn Khuyến từ bỏ vị trí tư cách của một nhà nho để trở về làm một người dân bình thường, sống chan hòa trong làng xã quê hương, đã đem lại sắc thái mới mẻ cho thơ ông Thơ ông chính là
sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa những cái tinh hoa của văn học bác học và tinh hoa của văn học dân gian được chắt lọc từ ngàn đời của dân tộc
Ở mỗi một thời kì của lịch sử văn học, nhất là ở những giai đoạn phát triển rực rỡ thường xuất hiện những tài năng có năng lực kết hợp ở mức độ cao hơn tinh hoa của văn học dân gian và văn học bác học, tiêu biểu có thể kể đến
Trang 29hiện cuộc sống sinh hoạt của nhân dân nhất là người nông dân thôn quê chính
vì thế thơ ông hấp dẫn và gần gũi ngay cả với những người nông dân bình
thường Sự gần gũi và dân dã đó, những bậc thi hào trước cũng khó có được
Nguyễn Khuyến sống đời sống của người nông dân quê ông và ông viết
về cuộc đời họ, cảnh đời của họ Với tư thế bình dân, phi Nho của mình
Nguyễn Khuyến có lẽ là người đầu tiên trong lịch sử văn học Nôm dân tộc
phản ánh một cách khá cụ thể, sinh động bức tranh sinh hoạt hằng ngày của
làng quê vào trong thơ mình, không đứng ở bên ngoài hay bên trên để quan
sát, cụ Tam nguyên Yên Đổ đã là người có mặt thật sự, hiện diện thường trực
trong cuộc sống hằng ngày ấy
Có thể nói, với Nguyễn Khuyến lần đầu tiên nông thôn Việt Nam mới
thực sự đi vào văn học Trong thơ Nôm của ông một phong cảnh làng quê
hiện ra với tất cả những gì bình dị, thân thuộc nhất, bức tranh quê với đầy đủ
cuộc sống của người dân thôn quê được hiện ra Chúng ta có thể thấy với sự
thống kê về đề tài, chủ đề trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến thì sẽ thấy một sự
trùng hợp với các nhóm chủ đề trong văn học dân gian, trong tục ngữ đó là
những chủ đề về tình bạn, tình anh em, vợ chồng, về nợ nần - vay mượn, giàu
nghèo - sang hèn, hội hè - chợ búa…điều này cho thấy thơ ông có sự kết hợp
của các yếu tố dân gian và chính các yếu tố dân gian này góp phần làm cho
thơ ông gần gũi hơn, thân thuộc hơn đối với nhân dân
Chúng ta có thể thấy toàn bộ cuộc sống cực khổ, vất vả của con người
quê ông thông qua các sáng tác thơ Nôm của ông Con người quê ông không
phải chỉ đối đầu với cái đói, cái nghèo, mà còn luôn luôn bị đe dọa bởi các
thiên tai dữ dội bất ngờ kéo đến:
Quai Mễ Thanh Liêm đã vỡ rồi Vùng ta thôi cũng lụt mà thôi Gạo năm ba bát cơ còn kém Thuế một hai nguyên dáng vẫn đòi
Trang 30(Nước lụt Hà Nam)
Những trận lụt tai hại cùng với chính sách sưu cao, thuế nặng đã đẩy những người dân nơi đây đến độ cùng quẫn, buồn đau Câu thơ như một tiếng thở dài, một sự cam chịu, chấp nhận vào cơn bão của cuộc đời Nhà thơ không thi vị hóa sự việc, ngược lại đã được thể hiện rõ nét và chân thực tâm lí, nỗi lo lắng của người nông dân Tài tình hơn, cũng miêu tả sự tàn phá dữ dội của cơn lũ nhưng Nguyễn Khuyến đã có những phát hiện rất mực tinh tế
Bóng thuyền thấp thoáng dờn trên vách
Tiếng sóng long bong vỗ trước nhà
(Nước lụt Hà Nam)
Từ một điểm nhìn khác tác giả đã phát hiện ra một sự vận động khác lạ của cảnh vật xung quanh “thấp thoáng”, “long bong” đều là những từ láy rất gợi hình khiến cho mọi vật dường như cũng chập chờn, lượn sóng trong cơn lũ
Hay cũng cái đói khổ, lụt lội của người dân được tác giả thể hiện thông qua bài thơ:
Ai lên nhắn hỏi bác Châu Cầu Lụt lội năm nay bác ở đâu?
Mấy ổ lợn con rày lớn bé Vài gian nếp cái ngập nông sâu (Lụt hỏi thăm bạn) Cuộc sống của người dân đã khó khăn nay lại thêm thiên nhiên lụt lội làm cho nhân dân càng thêm đói khổ Nguyễn Khuyến cảm nhận rất sâu sắc điều đó vì ông cũng là một người con của nông thôn, của làng mạc Người nông dân không mong gì hơn đó là có một cuộc sống no đủ làm ăn được mùa
Là một bậc đại Nho danh tiếng nhưng Nguyễn Khuyến không tự đối lập mình với mọi người Trái lại, tấm lòng thi nhân luôn tìm đến với những cảnh
Trang 31người Cảnh sinh hoạt nông thôn khó khăn đã được nhà thơ nêu bật trong bài thơ “Chốn quê”:
Phần thuế quan thu, phần trả nợ Nửa công đứa ở, nửa thuê bò Sớm trưa dưa muối cho qua bữa Chợ búa trầu chè chẳng dám mua
Có được mảnh ruộng để cày cấy, gieo hái đã khó với người nông dân lắm rồi, lại thêm những khoản thuế má, nợ nần, tiền công, tiền thuê như gánh nặng trĩu đè cả hai vai người lao động và để tiếp tục sống họ đã phải lo lắng, chạy vạy khắp nơi Không chỉ có vậy người nông dân còn bị ám ảnh lo sợ mất mùa, lụt lội:
Năm nay cày cấy vẫn chân thua
Chiêm mất đằng chiêm mùa mất mùa
(Chốn quê)
Lụt lội, mất mùa, đói kém luôn là nỗi lo của người dân quê Họ chỉ biết đến làm ruộng và thu lợi từ ruộng đồng nhưng làm được bao nhiêu thì thuế khóa đến đấy cộng thêm phần lụt lội đã làm cho cuộc sống của họ hết sức khó khăn Ta có thể cảm nhận phần nào nỗi khổ của người nông dân cũng như
có cái nhìn hiện thực nhất về cuộc sống thôn quê thông qua thơ của Nguyễn Khuyến
Chẳng may gặp năm mất mùa thì tết nhất cũng ảm đạm, u ám thê thảm hơn:
Dở trời mưa bụi còn hơi rét Nếm rượu tường đều được mấy ông?
Hàng quán người về nghe xao xác
Trang 32Nợ nần năm hết hỏi lung tung
(Chợ Đồng)
Cái “xao xác” của phiên chợ nghèo cũng chính là xao xác trong lòng nhà thơ Gắn bó với con người nơi đây, bản thân tác giả cảm thấy xót xa trước cảnh sống nghèo nàn mà chính mình cũng không thể làm gì hơn
Đọc những vần thơ trên của Nguyễn Khuyến hình ảnh người nông dân hiện lên rõ nét hơn bao giờ hết, trước mắt chúng ta cuộc sống xơ xác, tiêu điều, nghèo khổ đến mức nghẹt thở của người nông dân vùng chiêm trũng chưa lúc nào lại ám ảnh đến vậy Như một thước phim quay chậm với những góc quay cận cảnh có, viễn cảnh có…
Nhưng cuộc sống ấy vẫn không thiếu đi nét dịu dàng với cái vui của hội hè, ngày tết:
Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng Ngoài cửa bi bô rủ chung thịt
(Cảnh tết)
Dẫu chỉ là một chút vui mọn trong những ngày rộn ràng đón lễ tết nhưng đã làm cho họ không ai để tâm đến cái nghèo cái khổ nữa Mọi nhà rộn rịp cùng chung nồi bánh chưng truyền thống, âm thanh vui vẻ, xôn xao đã xua
đi bầu không khí ảm đạm của cuộc sống khốn khó thường ngày, và chính nhà thơ cũng đang say xưa trong không khí chan hòa tình thân ái xóm làng:
Chú Đáo bên làng lên với tớ
Ông Từ xóm chợ lại cùng ta
(Lên lão) Mỗi bài thơ viết về người nông dân của Yên Đổ đã cho ta cái nhìn đa chiều, trọn vẹn, đầy đủ hơn, nó không chỉ là cơ cảnh của riêng người nông dân Bắc Bộ mà còn là điển hình cho cả một tầng lớp của dân tộc ta lúc bấy
Trang 33yêu thương của cụ Tam Nguyên với người xung quanh Cuộc sống đói khổ không trói được tấm lòng của nhà thơ, không thể tầm thường hóa nhân cách đẹp đẽ, cao khiết của một bậc Đại Nho như thế
Nguyễn Khuyến là người luôn trân trọng tình cảm của mọi người, từ người anh vợ, ông hàng thịt đến ông thợ rèn…Ông viết về mọi người với nhiều thái độ, cung bậc cảm xúc khác nhau Đối với những người bạn thân thiết, với tri kỉ của mình Nguyễn Khuyến càng chân thành trân trọng hơn Cao
Bá Quát thường nói: “xưa nay nỗi khổ của người ta không gì bằng chữ tình,
mà cái khó ở đời không gì bằng sự gặp gỡ”, nên khi tìm được người hiểu mình, tìm thấy được sự tri âm trong tình bạn Nguyễn Khuyến đã rất chân thành đón bạn
Đã bấy lâu nay bác tới nhà Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà Cải chửa ra cây, cà mấy nụ Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa Đầu trò tiếp khách trầu không có Bác đến chơi đây ta với ta
(Bạn đến chơi nhà)
Phảng phất trong “Bạn đến chơi nhà” có những điểm tương tự như khách chí (khách đến) của thi nhân Đỗ Phủ xưa Thi nhân đời Đường đã mượn cái nghèo của mình để nêu bật tình bạn cao đẹp
Chợ xa mâm bát không gì nhắm Rượu cũ nhà nghèo hãy tạm say Lối xóm xin mời ông đối ẩm Bên rào cùng cạn mấy chung này
Trang 34(Khách chí)
Nguyễn Khuyến đã khẳng định chắc chắn tình bạn nó là một bữa tiệc tinh thần không cần đến của cải vật chất xa hoa, phù phiếm, chỉ cần hiểu nhau,
có thể sẻ chia bầu tâm sự cho nhau ấy đã là “bạn quý” rồi
Tình bạn nồng thắm gắn bó giữa Nguyễn Khuyến và bạn tri kỉ của mình
đã được tác giả bày tỏ thông qua bài thơ “Khóc Dương Khuê”
Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta Qua đây, có thể khẳng định Nguyễn Khuyến là một nhà thơ sống tình cảm, chính bởi vì tình cảm nên nhà thơ mấy cảm nhận được sâu sắc cảnh ngộ của người dân thôn quê cũng như tình cảm, sự chân thành của con người vùng
quê nơi thôn dã
Trong thơ Nguyễn Khuyến có sự thể hiện của chất dân gian với vẻ bình
dị và mộc mạc Phong cảnh cuộc sống sinh hoạt của người dân được hiện lên đầy đủ và mang tính chân thực nhất Đó là cảnh làm ăn như làm ruộng, cảnh chợ búa trong bài thơ “Chợ Đồng” cho ta cảm nhận rõ nhất về phiên chợ quê:
Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng Năm nay chợ họp có đông không?
Dở trời, mưa bụi còn hơi rét Nếm rượu, tường đền được mấy ông?
Hàng quán người về nghe xao xác
Nợ nần năm hết hỏi lung tung Dăm ba ngày nữa tin xuân tới Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng Hay còn là cảnh đình đám, vui vẻ thể hiện được phong tục tập quán– phong tục mừng thọ trong bài thơ “Lên lão”:
Ông chẳng hay ông tuổi đã già
Trang 35Anh em làng xóm xin mời cả Xôi bánh, trâu heo cũng gọi là Chú Đáo bên làng lên với tớ Ông Từ xóm chợ lại cùng ta Tất cả những gì là của quê hương, của nông thôn đều được thể hiện rõ trong thơ của ông Cái đặc biệt ở đây là gì nếu không phải là tấm lòng trìu mến đối với quê hương, tâm hồn đầy tình cảm của thi sĩ Khi đọc thơ ông chúng ta tìm thấy những giá trị truyền thống của dân tộc ví như tục mừng thọ, phong tục chợ tết, ngoài ra còn có phong tục đốt pháo đêm giao thừa, mừng làm nhà mới, mừng dựng nhà tế đường thờ cúng tổ tiên, khai bút đón xuân
Có một bài thơ hiếm thấy trong văn học Việt Nam về một đêm giao thừa nhộn nhịp, sôi động đó là bài “Khai bút”:
Ình ịch đêm qua trống các làng
Ai ai mà chẳng rước xuân sang Đây có lẽ là một bài thơ rất điển hình cho phút giao thừa ở vùng chiêm trũng và cả ở trên đất nước ta
Nhìn lại thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, chúng ta có thể thấy được bức tranh sinh hoạt của những con người dân quê Việt Nam rất tự nhiên, có khó khăn, gian khổ, có tình người trong đó, và còn có cả những nét sinh hoạt rất đặc trưng cho vùng nông thôn của dân tộc Không phải đơn giản Nguyễn Khuyến thể hiện được điều đó mà phải là một con người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, yêu chính mảnh đất nơi mình sinh ra mới có thể cảm nhận được hết những vẻ riêng đặc biệt về cuộc sống của con người nông thôn
Ta đặc biệt chú ý đến những yếu tố dân gian được Nguyễn Khuyến thể hiện trong thơ Nôm của ông khiến cho những điều mà Nguyễn Khuyến nói tới là những điều tất cả mọi người đều có thể hiểu và cảm thấy những vần thơ của ông quen thuộc biết bao Chính sự dễ hiểu đó đem thơ ông đến với bạn đọc dễ hơn Những vần thơ Nôm phần nào khẳng định được tài năng của Nguyễn