Yếu tố dân gian qua ngôn ngữ nghệ thuật

Một phần của tài liệu Yếu tố dân gian trong thơ nôm nguyễn khuyến (Trang 47)

6. Cấu trúc khóa luận

2.2.3.Yếu tố dân gian qua ngôn ngữ nghệ thuật

2.2.3.1. Ngôn ngữ văn học dân gian

Ngôn ngữ là một thành phần có vai trò đặc biệt quan trọng trong thơ của Nguyễn Khuyến vì nhờ sử dụng ngôn ngữ dân gian mà thơ của ông trở nên gần gũi gắn bó hơn với ngƣời dân nông thôn Việt Nam và nó góp phần làm cho thơ Nôm Nguyễn Khuyến mang đậm màu sắc dân gian.

Trong sáng tác thơ Nôm của Nguyễn Khuyến chúng ta thấy ông đã sử dụng rất nhiều các thành ngữ, tục ngữ, ca dao để thể hiện ý thơ.

43

Nếu tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, súc tích, có hình ảnh, giàu vần điệu, đúc kết kinh nghiệm và tri thức ở tất cả các mặt của đời sống thì thành ngữ là cụm từ tƣơng đối ổn định, thể hiện quan niệm dƣới một hình thức sinh động, hấp dẫn, có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa triết lí, chân lí. Thành ngữ, tục ngữ, ca dao đi vào thơ Nguyễn Khuyến rất tự nhiên, làm cho khả năng truyền đạt trở nên mềm dẻo.

Trƣớc tiên chúng ta xét đến việc sử dụng thành ngữ trong thơ ông. Thành ngữ tiếng Việt là một trong những bộ phận quan trọng của ngôn ngữ văn học dân gian đã đƣợc nhiều tác giả Việt Nam thời trung đại, nhất là các tác giả Đƣờng luật Nôm tiếp thu và vận dụng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Nhờ vận dụng thành phần ngôn ngữ dân tộc đặc biệt là thành ngữ mà thơ Nguyễn Khuyến trở nên dân dã, bình dị và gần gũi hơn, thơ ông mang tính dân gian hơn. Trong thơ của Nguyễn Khuyến ông thƣờng mƣợn những câu mang hàm ý răn dạy, triết lí qua đó gián tiếp nói lên thái độ của mình. Phản ánh thái độ phản trắc của học trò từ hai câu “nhạt nhƣ nƣớc ốc ao bèo”, “ nuôi ong tay áo”. Nhà thơ triển khai thành:

Bể thánh mênh mông nhờ cái ốc Rừng nho lai láng bắt con ong

(Học trò phụ công thầy)

Không đơn giản là câu răn dạy mang tính truyền thống nữa mà trong hoàn cảnh suy vi đạo đức, nhân phẩm bấy giờ rất có tác dụng cảnh tỉnh lƣơng tâm con ngƣời. Có trƣờng hợp nhà thơ biến thể thành ngữ hoặc giữ nguyên:

Sự đời hãy đắp tai cài trốc

Lộc thánh đừng lừa nạc bỏ xƣơng

(Mừng đốc học Hà Nam)

Bằng việc sử dụng các thành ngữ, Nguyễn Khuyến đã vạch rõ bản chất của đối tƣợng và thể hiện đƣợc cái nhìn thấm thía của tác giả.

44

Hay chúng ta có thể thấy trong bài thơ “Ông phỗng đá”, Nguyễn Khuyễn viết:

Ông đứng làm chi đó hỡi ông Trơ trơ nhƣ đá, vững nhƣ đồng

Bài thơ mở đầu là một câu hỏi, câu thứ hai tác giả đã vận dụng nguyên văn thành ngữ “Trơ như đá, vững như đồng” tạo nên một thế đứng vững chắc với hai trụ cột khó chuyển rời.

Sử dụng nguyên văn thành ngữ này, một mặt Nguyễn Khuyến đả kích những kẻ cam tâm làm bù nhìn tay sai cho thực dân Pháp mà không biết gì đến cảnh nƣớc đang điêu đứng, khổ đau dƣới gót giày của giặc ngoại xâm. Mặt khác tác giả đang tự trách mình, tự giễu cợt bản thân.

Trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến nhà thơ cũng đƣa vào đó không ít những tục ngữ. Mỗi câu tục ngữ vốn đƣợc xem là những chỉnh thể rất bền vững, cô đặc cả nội dung và hình thức biểu hiện song do sức mạnh của cái “tôi” độc đáo mà khi đi vào thơ, chỉnh thể đó bị phân tán. Từ một câu tục ngữ tác giả diễn đạt lại kết hợp với ý mình:

Trải gió dầm mƣa đã lắm rồi Phen này cắt tóc để làm tôi (Vịnh sƣ) Lấy ý từ câu: “Bắt kẻ có tóc ai bắt kẻ trọc đầu”.

Hay trong bài thơ “Dựng nhà tế đƣờng”, Nguyến Khuyến viết: Con có cha nhƣ nhà có nóc

Đƣợc giờ cắt nóc tớ lên ngay

Câu thơ vừa dẫn ở trên, tác giả đã vận dụng một vế của câu tục ngữ: Con có cha nhƣ nhà có nóc

Con không cha nhƣ nòng nọc đứt đuôi

Nguyễn Khuyến không chỉ là ông quan thanh liêm, mà khi đọc những bài thơ viết về sinh hoạt ở nông thôn, ta còn thấy ông gần gũi, giản dị nhƣ một

45

“Lão nông tri điền”. Do vậy, Nguyễn Khuyến học và tiếp thu đƣợc vốn ngôn ngữ của nhân dân đƣa vào những sáng tác thơ ca bên cạnh những câu tục ngữ ngắn gọn, giản dị.

Trong thơ Nguyễn Khuyến có rất nhiều câu mƣợn ý từ những câu thành ngữ, tục ngữ:

Phơ đầu đã tự đời Bàn Cổ Bia miệng còn đeo tiếng trẻ con

(Chơi núi Non Nƣớc) Rõ từ những lúc tổng chƣa đe

(Mừng ông Nghè mới đỗ) Đó là những câu thơ đƣợc lấy ý từ những câu tục ngữ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trăm năm bia đá thì mòn

Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ - Chƣa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng

Nhƣ vậy mƣợn một phần ý hoặc lời của câu tục ngữ, Nguyễn Khuyến đã đƣa văn học dân gian đập cùng nhịp với văn học bác học. Bằng cách vận dụng nhƣ trên thơ Nôm Nguyễn Khuyến đã trở nên dân dã, giản dị, hàm súc nhƣ những câu tục ngữ đƣợc nhân dân truyền lại từ xa xƣa.

Bên cạnh bộ phận thành ngữ, tục ngữ thì ca dao đi vào thơ ông cũng rất tự nhiên, nối tiếp truyền thống của thơ Nôm Đƣờng luật trong văn học trung đại Nguyễn Khuyến cũng đã đƣa vào trong thơ của mình những câu ca dao để làm cho thơ gần gũi với nhân dân hơn và đặc biệt là thơ văn của ông trở nên dễ thuộc, dễ nhớ đối với nhân dân.

Trong bài thơ Mừng ông nghè mới đỗ tác giả lấy ý từ nhiều bài ca dao: Rƣợu ngon ả nọ khôn đƣờng tránh

Hoãn đẹp nàng này khó nhẽ che Câu thơ thứ nhất lấy ý từ câu ca dao:

46

Em là con gái đồng trinh Em đi bán rƣợu qua dinh ông nghè

Ông nghè sai lính ra ve Trăm lạy ông nghè tôi đã có con

Có con thì mặc có con

Thắt lƣng cho giòn mà lấy chồng quan Câu thơ thứ hai lấy ý từ câu:

Ngựa ai buộc cử ông cai Hoãn ai mà lại ở tai bà nghè Trong bài: Thầy đồ ve gái góa:

Bắc cầu câu cũ không hờ hững Cầm kính tình xƣa vẫn đắng cay Lấy ý từ câu ca dao:

Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy Trách ngƣời quân tử vô tình Có gƣơng mà để bên mình chẳng soi

Nhƣ vậy với việc mƣợn ý, mƣợn lời của ca dao để tạo nên những tác phẩm đậm màu sắc dân gian, mang âm hƣởng của ca dao, Nguyễn Khuyến đã đƣa văn học dân gian hòa nhịp với ngôn ngữ bác học của văn học thành văn, từ đó làm cho thơ Nôm của ông gần gũi hơn, giản dị hơn góp phần đắc lực vào quá trình Việt hóa thể thơ có nguồn gốc “ngọai lai” này.

2.2.3.2. Ngôn ngữ đời sống

Trong hoạt động giao tiếp hằng ngày, các từ khẩu ngữ đƣợc xem là yếu tố quan trọng trong nhu cầu giãi bày tâm sự, tình cảm trong giao tiếp, không chỉ dừng lại ở đó mà các từ khẩu ngữ còn đi vào văn học nhƣ những đƣờng nét đầy cá tính sáng tạo tạo nên sự độc đáo, tự nhiên và riêng biệt để phản ánh

47

chân thực cuộc sống đời thƣờng, đƣa thơ gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân. Nguyễn Khuyến đã vận dụng đƣợc tác dụng của các từ khẩu ngữ trong thơ của ông để cho thơ của ông mang đậm tính dân gian và gần gũi với nhân dân.

Mỗi địa phƣơng lại có cách nói, cách diễn đạt riêng tạo ra đặc trƣng cho từng vùng địa phƣơng của dân tộc ta. Nguyễn Khuyến đã đƣa vào trong thơ ông rất nhiều các từ ngữ địa phƣơng nhằm làm cho thơ ông thêm phần giản dị. Ta có thể thấy điều đó trong rất nhiều bài thơ của ông nhƣ:

Dăm ba ngày nữa tin xuân tới Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng

(Chợ Đồng) Hay trong bài thơ Gửi đốc học Hà Nam:

Ông về đốc học bấy lâu nay Gần đó mà tôi vẫn chửa hay Trong bài Gửi người con gái xóm Đông:

Tình trong yểu điệu đà nên gái

Đấng bậc, coi chừng muốn lấy chồng Có thể thấy điều này qua một loạt bài thơ khác của ông ví nhƣ: Đắp tai ngảnh mặt làm ngơ

Rằng khôn cũng kệ rằng khờ cũng thây Khôn kia dễ bán dại này

(Mẹ Mốc)

Tháng ngày thấm thoắt tựa chim bay Ông gẫm mình ông, nghĩ cũng hay (Than già)

Xem hoa, ta chỉ xem bằng mũi Đếch thấy hơi hƣơng một tiếng khà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

48

Trong thơ của Nguyễn Khuyến chúng ta có thể thấy tác giả sử dụng rất nhiều từ khẩu ngữ trong thơ của ông và khi đọc thơ ông chúng ta sẽ thấy những từ ngữ này tạo cho thơ ông một cảm giác gần gũi hơn với lời ăn tiếng nói của nhân dân địa phƣơng nhất là những ngƣời thôn quê.

Ngoài việc sử dụng những từ biến âm trong những câu thơ trên đƣợc tạo ra do đặc điểm của vùng miền địa phƣơng Nguyễn Khuyến còn sử dụng trong thơ của mình nhiều trợ từ, thán từ, đại từ nhân xƣng.

Văng vẳng tai nghe tiếng chích chòe, Lặng đi kẻo động khách làng quê Nƣớc non có tớ càng vui vẻ Hoa nguyệt nào ai đã đắm mê (Về hay ở)

Từ “tớ” dùng để xƣng hô một cách thân mật giữa bạn bè thƣờng còn ít tuổi, qua sử dụng từ “tớ” có thể thấy đƣợc sự thân mật, gắn bó. Đó là bài thơ ông làm khi cáo quan về ở ẩn, khi dần nhận rõ chân tƣớng thật sự của chế độ xã hội Nho tàn nửa thực dân nửa phong kiến. Nhƣng buổi đầu còn một chút do dự về quyết định này nên ông vẫn rất lạc quan, vui vẻ khi khẳng định bản thân mình. Với ý nghĩa đó từ “tớ” đã thể hiện niềm lạc quan yêu đời, giản dị của Nguyễn Khuyến với chính bản thân mình.

Hay trong bài thơ khác có thể thấy các đại từ nhân xƣng nhƣ: Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ?

(Tự trào) Ấy năm sinh bác cũng sinh tôi. (Mừng anh vợ) Nhắn bảo trần gian cho nó biết. (Trời nói) Ông nghĩ mình ông ngẫm cũng hay. (Tự thuật)

49

Cho đời rõ mặt cái thằng tao. (Than nợ)

Hay việc sử dụng trợ từ trong thơ Nguyễn Khuyến cũng nhiều, những từ này dùng để nhấn mạnh đặc trƣng, ý nghĩa của lời nói. Đặc biệt từ “nhỉ” đƣợc dùng rất đa dạng, khi mang sắc thái trữ tình nhƣ lời tự nhủ, tự ngẫm:

Tóc bạc bao giờ không biết nhỉ? (Kiều bán mình)

Bao giờ đến bậc ăn dƣng nhỉ? (Lên lão)

Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ. (Tự trào)

Tần tiện thế mà không khá nhỉ. (Chốn quê) Có khi lại mang ý vị trào phúng nhẹ nhàng, hóm hỉnh:

Lấy của đánh ngƣời quân tệ nhỉ?

(Hỏi thăm quan tuần mất cƣớp) Bổng lộc nhƣ ông không mấy nhỉ?

(Gửi đốc học Hà Nam) Hay từ “kìa” trong câu:

Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo (Hội Tây)

Nguyễn Khuyến có những bài thơ hầu nhƣ dùng hoàn toàn cách nói khẩu ngữ, ví dụ bài “Lên lão”

Ông chẳng hay ông tuổi đã già Năm lăm ông cũng lão đây mà Anh em làng xóm xin mời cả Xôi bánh trâu heo cũng gọi là

50

Chú Đáo bên làng lên với tớ Ông từ xóm chợ lại cùng ta Bây giờ đến bậc ăn dƣng nhỉ Có rƣợu thời ông chống gậy ra

Lên lão là việc hệ trọng của đời ngƣời nhƣng Nguyễn Khuyến lại dùng phong cách khẩu ngữ để nói với giọng hóm hỉnh, đùa vui, bởi cụ Tam nguyên đã là cụ Thƣợng chân quê, dân dã và còn bởi những ngƣời đến mừng ngày lên lão là “anh em làng xóm” cũng rất mực dân dã, chân quê. Chỉ với phong cách khẩu ngữ, Nguyễn Khuyến mới nói đƣợc tất cả nỗi lòng một cách chân tình để đáp lại những tấm thịnh tình.

Trong bài Thu điếu Nguyễn Khuyến đã rất thành công trong việc sử dụng từ “vèo” để tạo nên tính biểu cảm cũng nhƣ tính chất dân dã cho câu thơ. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trƣớc gió khẽ đƣa vèo

Chỉ với một từ mà nhà thơ đã diễn tả đƣợc bức tranh thu đơn sơ mà lộng lẫy cho quê hƣơng làng cảnh Việt Nam.

Trong thơ Nguyễn Khuyến còn sử dụng các từ láy mang màu sắc khẩu ngữ nhƣ:

Ình ịch đêm qua trống các làng Ai ai mà chẳng rƣớc xuân sang (Khai bút)

Từ láy gợi thanh “ình ịch” diễn tả rất đúng tâm trạng náo nức, sôi nổi, nhộn nhịp của ngày tết cổ truyền. Nó gợi lên sự xao xuyến trong tâm hồn của tác giả trƣớc vẻ đẹp toát ra từ cảnh sinh hoạt dân dã mà bình dị và thân thuộc của ngƣời dân quê hƣơng. Từ đó Nguyễn Khuyến đã đƣa chúng ta về với những phong tục, tập quán đã trở thành nếp sống lâu đời của ngƣời Việt. Trong bài thơ Tự trào: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

51

Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang Chẳng gầy chẳng béo chỉ làng nhàng

Bằng từ láy “làng nhàng” Nguyễn Khuyến đã diễn tả đƣợc tƣ thế, dáng hình của một vị quan thanh liêm. Bộ dạng làng nhàng mà thanh quý ấy của thầy đồ Thắng rất gần gũi, rất thân thuộc với ngƣời dân làng Yên Đổ. Từ hình dạng đến tính cách của vị “Tam nguyên” đều rất chân quê, rất trong sạch. Có trƣờng hợp từ láy dùng để diễn tả tính chất, kết hợp với biến thể của thành ngữ:

Nghênh ngang võng lọng nhờ ông sứ Ngọng ngẹo văn chƣơng giở giọng ngô (Bồ tiên thi) Hay:

Bà quan tênh nghếch xem bơi chải Thằng bé lom khom nghé hát chèo (Hội Tây)

Đọc những câu thơ trên lên ta có thể hình dung đƣợc dáng điệu của nhân vật và cũng có thể hình dung đƣợc các nhân vật ở đây có bản chất nhƣ thế nào. Trong thơ Nguyễn Khuyến chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều các từ láy ba láy tƣ nhƣ trong bài thơ:

Quyên đã gọi hè quang quác quác Gà từng gáy sang tẻ tè te

(Về hay ở) Hay những từ láy vần thật đặc biệt:

Ao thu lạnh lẽo nƣớc trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Cái hay ở đây là Nguyễn Khuyến đã sáng tạo ra những từ láy thật đặc biệt làm cho phong phú hơn vốn ngôn ngữ dân tộc.

52

Nhƣ vậy chúng ta có thể thấy rằng màu sắc dân gian trong thơ Nguyễn Khuyến đƣợc biểu hiện rất rõ và chính điều này đã làm cho thơ ông đi vào lòng ngƣời hơn và đặc biệt thơ ông gần gũi hơn với ngƣời đọc. Các yếu tố dân gian trong thơ ông làm cho thơ ông trở nên chân thực, bình dị và dân dã hơn. Hơn nữa, Nguyễn Khuyến góp phần Việt hóa ngôn ngữ dân tộc.

53

KẾT LUẬN

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc, là bậc đại nho, có chí hƣớng nhƣng ông sinh ra trong hoàn cảnh đất nƣớc xảy ra nhiều biến cố lịch sử, thực dân Pháp xâm lƣợc khiến nhân dân ta rơi vào cảnh khó khăn, triều đình mục nát không có quyết tâm bảo vệ đất nƣớc. Vì vậy, ông đã từ bỏ chốn quan trƣờng trở về sống giữa đồng bào và nhân dân nơi thôn dã. Chính trong khoảng thời gian sống cùng nhân dân ông đã là nhà thơ của nhân dân, nhà thơ của thôn quê và có những tác phẩm có giá trị. Nguyễn Khuyến đã sống cùng nhân dân, thấu hiểu đƣợc cuộc sống sinh hoạt khó khăn của nhân dân từ đó Nguyễn Khuyến đã sáng tác thơ Nôm mang một màu sắc riêng của ông. Thơ của ông có sự kết hợp giữa chất dân gian vào thơ bác học làm cho thơ ông trở nên gần gũi hơn với tất cả mọi ngƣời đặc biệt là tầng lớp nông dân.

Đến với thơ Nôm Nguyễn Khuyến chúng ta sẽ thấy yếu tố dân gian đƣợc thể hiện trong thơ của ông rất rõ. Thể hiện trong hệ thống đề tài, chủ đề về thiên nhiên và đề tài về cuộc sống con ngƣời. Ngay khi đọc thơ của Nguyễn Khuyến chúng ta đã có thể thấy trong thơ ông có những đề tài mang màu sắc dân gian, đó là những gì quen thuộc của làng quê Việt Nam cũng nhƣ đó là những gì gắn bó với ngƣời nông dân. Thiên nhiên đƣợc tác giả nhìn dƣới góc độ điển hình nhất, các mùa ở nông thôn Việt Nam gắn với khí hậu của dân tộc, và là thiên nhiên ở vùng quê Bắc Bộ Việt Nam chứ không phải ở đâu xa lạ. Cuộc sống sinh hoạt của nhân dân cũng đƣợc thể hiện rất tự nhiên

Một phần của tài liệu Yếu tố dân gian trong thơ nôm nguyễn khuyến (Trang 47)