Chất thơ trong truyện ngắn thạch lam

55 2K 16
Chất thơ trong truyện ngắn thạch lam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ********* LÊ THỊ QUỲNH THƢƠNG CHẤT THƠ TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM HÀ NỘI - 2014 Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Quỳnh Thương Khoa Ngữ Văn Trường ĐH SP Hà Nội 2 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA: NGỮ VĂN ********* LÊ THỊ QUỲNH THƢƠNG CHẤT THƠ TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH HÀ NỘI - 2014 Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Quỳnh Thương Khoa Ngữ Văn Trường ĐH SP Hà Nội 2 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh giảng viên khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm Hà Nội 2, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp. Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy, cô trong tổ Văn học Việt Nam đã cung cấp kiến thức về văn học và tạo điều kiện tốt nhất để em có thể thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Những kiến thức đó sẽ tạo tiền đề cho em trong suốt quá trình học tập và công tác sau này. Để hoàn thành khóa luận này em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, những người thân là điểm tựa vững chắc để em có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Lê Thị Quỳnh Thương Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Quỳnh Thương Khoa Ngữ Văn Trường ĐH SP Hà Nội 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Những tài liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự sai lệch nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm! Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Lê Thị Quỳnh Thương Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Quỳnh Thương Khoa Ngữ Văn Trường ĐH SP Hà Nội 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích , nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của khóa luận 5 7. Bố cục của khóa luận 5 NỘI DUNG 6 Chƣơng 1: Chất thơ và chất thơ trong văn xuôi 6 1.1. Quan niệm về thơ và chất thơ 6 1.2. Chất thơ trong văn xuôi 9 1.3. Tác giả Thạch Lam và thể loại truyện ngắn 15 Chƣơng 2: Các phƣơng diện biểu hiện chất thơ trong truyện ngắn Thạch Lam 19 2.1. Nhan đề và tình huống truyện giàu chất thơ 19 2.2. Cốt truyện tâm lý – một biểu hiện của chất thơ trong truyện ngắn Thạch Lam 21 2.3. Nhân vật với đời sống cảm xúc, cảm giác 26 2.4. Không gian nghệ thuật khơi gợi cảm xúc 33 2.5. Ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhạc điệu 39 2.6. Giọng điệu trữ tình, sâu lắng 43 KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Quỳnh Thương Khoa Ngữ Văn Trang 1 Trường ĐH SP Hà Nội 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thạch Lam là một cây bút chủ chốt của nhóm Tự lực văn đoàn. Với sự nghiệp văn học không mấy đồ sộ, song bằng tài năng, tấm lòng nhiệt huyết yêu nghề Thạch Lam đã tạo dựng cho mình một ví trí đáng kể trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Cùng với Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Thạch Lam được xếp vào bốn cây bút bậc thầy về nghệ thuật truyện ngắn. Sinh thời Thạch Lam không được may mắn như Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng với các tác phẩm: Hồn bướm mơ tiên, Gánh hàng hoa, Nửa chừng xuân…. vừa mới ra đời đã được công chúng hoan nghênh, đón nhận. Nhưng càng về sau người ta càng nhận thấy sức sống mãnh liệt của những đoản thiên tiểu thuyết của Thạch Lam mà các tác phẩm của những nhà văn đàn anh kia không có được. Thạch Lam đã từng viết “Có những tác phẩm được người ta lưu mãi mãi, càng về sau càng nổi tiếng. Có những tác phẩm chỉ nổi tiếng một thời rồi sau không ai nhắc đến nữa. Tác phẩm trên là tác phẩm ngoài các phần cấu tạo, ngoài thời thế có cái bất diệt đời đời trong các nhân vật, tác phẩm dưới là tác phẩm chỉ có sôi nổi một thời mà không có cái gì bền lâu sâu sắc. Cuộc lựa chọn thời gian thực nghiêm khắc và công bằng. Đó là sự thắng thế của những giá trị có khi mới ra đời không được công chúng hoan nghênh” [11]. Quả thực thời gian đã đem lại sự công bằng cho những đoản thiên tiểu thuyết của Thạch Lam. Tác phẩm của ông cho đến nay vẫn còn sức hấp dẫn với bạn đọc. Thạch Lam đã tìm cho mình một phong cách riêng không lẫn với nhà văn nào, đó là lối viết truyện tâm tình đi sâu vào việc miêu tả tâm trạng với những biến thái tinh vi trong tâm hồn con người. Đọc văn Thạch Lam ta như tìm thấy mảnh tâm hồn mình ở trong đó. Đó chính là lý do làm nên sức hấp dẫn của văn Thạch Lam. Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Quỳnh Thương Khoa Ngữ Văn Trang 2 Trường ĐH SP Hà Nội 2 Đã có không ít nhà nghiên cứu khai thác truyện ngắn của Thạch Lam trên các phương diện nội dung và hình thức. Tuy nhiên, đi sâu vào tìm hiểu, khai thác về phương diện chất thơ thì chưa có tác giả nào dành cho nó vị trí xứng đáng. Với mong muốn có một cái nhìn tương đối toàn diện về chất thơ trong truyện ngắn của Thạch Lam, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: Chất thơ trong truyện ngắn Thạch Lam. Mặt khác, xuất phát từ thực tế Thạch Lam là một tác giả được giảng dạy trong nhà trường ở nhiều cấp học. Tác phẩm của Thạch Lam góp phần bồi dưỡng tâm hồn văn chương cho học sinh và được học sinh yêu thích. Do đó, việc tìm hiểu về chất thơ trong truyện ngắn của Thạch Lam có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với công tác giảng dạy sau này của mỗi người giáo viên trong tương lai. 2. Lịch sử vấn đề Con người và tác phẩm của Thạch Lam luôn là đề tài hấp dẫn của nhiều nhà nghiên cứu. Đời sống chính trị của Thạch Lam luôn thuần nhất. Ông luôn hướng tới một xã hội có nhiều “Công bằng và thương yêu” không phải bằng những hành động của nhà cải cách xã hội mà bằng thiên chức của một nhà văn luôn khao khát vươn tới sự hoàn thiện Chân – thiện – mỹ. Điều đó cho thấy việc nghiên cứu đánh giá về văn chương Thạch Lam không có những bước thăng trầm như văn đoàn của ông. Hơn nửa thế kỷ qua, vị trí của Thạch Lam đã được đánh giá khá công bằng. Hai mươi ba năm sau ngày Thạch Lam ra đi, tháng 6 - 1965, Tạp chí Văn Sài Gòn đã ra số tưởng niệm Thạch Lam với những đánh giá ưu ái tốt đẹp dành cho cây bút tài hoa nhưng bạc mệnh này. Bảy năm sau (tháng 1 năm 1972) Tạp chí Giao Điểm một lần nữa khẳng định lại những giá trị của một nhân cách văn chương cũng như cống hiến của một tài năng văn học. Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Quỳnh Thương Khoa Ngữ Văn Trang 3 Trường ĐH SP Hà Nội 2 Các bộ sách Lịch sử văn học, dù ở thời điểm nào đó, có phê phán mạnh mẽ văn chương của Tự lực văn đoàn thì vẫn luôn luôn ghi nhận những đóng góp của Thạch Lam với tư cách một nhà văn “Lãng mạn có khuynh hướng hiện thực, giàu lòng nhân đạo và một cây bút truyện ngắn kiệt tài”. Hội thảo khoa học Kỷ niệm 50 năm ngày mất của Thạch Lam vào ngày 4 – 7- 1992 tại Viện Văn học không chỉ có ý nghĩa tưởng nhớ một tài năng văn học mà còn xuất phát từ ý thức muốn khám phá sâu hơn, rộng hơn các giá trị văn học quá khứ trước yêu cầu đổi mới văn học. Trên tinh thần dân chủ và sáng tạo, từ điểm nhìn khách quan và khoa học, nhiều bản tham luận tại Hội thảo đã đi sâu nghiên cứu những đóng góp của văn chương Thạch Lam trên nhiều phương diện: Quan niệm nghệ thuật, thi pháp truyện ngắn và những giá trị nhân bản của tác phẩm. Việc đi sâu khám phá những giá trị của văn chương Thạch Lam cho đến giờ dường như chưa kết thúc. Nhiều bài nghiên cứu về Thạch Lam, nhiều khóa luận, luận văn, luận án của cử nhân, thạc sỹ, tiến sĩ đã tìm tòi và phát hiện thêm những phẩm chất thẩm mỹ mới của văn chương Thạch Lam. Điều đó cho thấy: Tầm cỡ của một nhà văn không phụ thuộc vào số lượng tác phẩm họ để lại cho đời sau mà ở những giá trị trường tồn của bản thân tác phẩm. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan nhận xét “Thạch Lam có một ngòi bút lặng lẽ và điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp, những cảm tình, cảm giác con con nảy nở và biểu lộ ở đủ hạng người mà ông tả một cách rất tinh vi, những cảm giác con con Thạch Lam tả rất khéo làm cho người đọc cũng dư một phần suy nghĩ. Tỉ mỉ và sâu sắc, đó là hai đặc tính của những truyện ngắn xuất sắc của Thạch Lam” [20]. Nguyễn Tuân, một bạn văn cùng thời với Thạch Lam nhận xét “Nói đến Thạch Lam, người ta vẫn nhớ đến truyện ngắn hơn là truyện dài và “Một số truyện ngắn của Thạch Lam có thể coi là mẫu mực” [24]. Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Quỳnh Thương Khoa Ngữ Văn Trang 4 Trường ĐH SP Hà Nội 2 Nguyễn Hoành Khung trong Từ điển văn học tập 2 cho rằng “Ngòi bút Thạch Lam thường hướng vào thế giới bên trong của cái tôi với sự phân tích cảm giác tinh tế (….) Thạch Lam sở trường về truyện ngắn (….) Văn ông giản dị trong sáng, nhiều khi nhẹ mà sâu sắc, thâm trầm. Dường như ông là người đầu tiên biết khai thác chất thơ trong đời sống hàng ngày. Truyện Thạch Lam xa lạ với mọi thứ hấp dẫn bề ngoài, nhiều truyện dường như không có cốt truyện song vẫn có sức hấp dẫn riêng (…) Thạch Lam đã góp phần vào việc nâng cao trình độ truyện ngắn Việt Nam lên một bước” [25]. Phan Cự Đệ trong Tự lực văn đoàn - con người và văn chương lại khẳng định “Thạch Lam ít sử dụng những cốt truyện giàu hành động và kịch tính. Truyện ngắn Thạch Lam tác động sâu sắc vào lĩnh vực tâm lý và tình cảm của bạn đọc. Ngòi bút Thạch Lam đi sâu vào thế giới bên trong tâm hồn con người đặc biệt là thế giới của ấn tượng và cảm giác” [3]. Trong lời giới thiệu bộ Văn xuôi lãng mạn Việt Nam, Hà Minh Đức đã nhận xét: “Thạch Lam không chú trọng tái hiện hiện thực mà cảm nhận hiện thực qua những ấn tượng cảm xúc của mình” [5]. Trong mục Tiểu dẫn truyện ngắn Hai đứa trẻ, SGK Ngữ văn 11, nhận xét “Thạch Lam sở trường về truyện ngắn. Ông đã sáng tạo ra lối truyện ngắn riêng, loại truyện tâm tình không có cốt truyện đặc biệt. Ông chú trọng đi sâu vào nội tâm nhân vật với tình cảm, cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh” Nhìn chung: Vấn đề chất thơ trong truyện ngắn Thạch Lam đã được các tác giả đề cập đến nhưng hầu hết mới dừng lại ở những nhận xét khái quát chứ chưa đi sâu tìm hiểu một cách hệ thống. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các nhà nghiên cứu, trong khóa luận này chúng tôi đi sâu tìm hiểu vấn đề: “Chất thơ trong truyện ngắn Thạch Lam”. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện đề tài: “Chất thơ trong truyện ngắn Thạch Lam”, người viết muốn tiếp tục làm rõ những đóng góp của nhà văn trong thể loại truyện ngắn. Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Quỳnh Thương Khoa Ngữ Văn Trang 5 Trường ĐH SP Hà Nội 2 Từ đó khẳng định rõ hơn vị trí văn học sử và những đóng góp quan trọng của nhà văn đối với quá trình hiện đại hóa nền văn xuôi Việt Nam. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là: Truyện ngắn của Thạch Lam. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận là: Các phương diện biểu hiện chất thơ. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong khóa luận này chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp hệ thống Phương pháp khảo sát, thống kê Phương pháp phân tích tổng hợp 6. Đóng góp của khóa luận Khoá luận tiếp tục ghi nhận sáng tạo độc đáo trong tư duy nghệ thuật của nhà văn Thạch Lam ở phương diện đặc sắc về chất thơ trong truyện ngắn của ông. 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận được triển khai theo hai chương: Chương 1: Chất thơ và chất thơ trong văn xuôi. Chương 2: Các phương diện biểu hiện chất thơ trong truyện ngắn của Thạch Lam. [...]... cuộc sống Cốt truyện trong truyện ngắn Thạch Lam thường không có những yếu tố li kỳ, không có những biến cố đáng kể, chính vì vậy người ta nhận xét truyện ngắn Thạch Lam là truyện dường như không có cốt truyện Nhưng thực ra đó là kiểu cốt truyện tâm lí Cốt truyện của ông thường chỉ là sự tập hợp xâu chuỗi các mảnh vụn của đời sống thường ngày, nhẹ nhàng… Sự kiện trong truyện ngắn Thạch Lam có diễn ra... ấu thơ Hôm sau, Thanh ra đi mang theo những kỷ niệm đẹp đẽ, dịu êm và cả hương hoàng lan thoang thoảng, ngọt ngào Có thể nói, nhan đề và tình huống truyện có vai trò không nhỏ đối với việc sáng tạo nên chất thơ trong truyện ngắn của Thạch Lam Đó là những yếu tố, dấu hiệu đầu tiên để người đọc nhận diện chất thơ qua mỗi trang truyện của nhà văn 2.2 Cốt truyện tâm lý - một biểu hiện chất thơ của truyện. .. mỹ của một thời đại, một dân tộc Chất thơ là đặc trưng nổi bật của phương thức trữ tình 1.2 Chất thơ trong văn xuôi Nghiên cứu chất thơ của văn xuôi, xét trên một phương diện nào đó, gắn liền với việc thừa nhận hiện tượng giao thoa thể loại như một thực tế hiển nhiên Đã nghiên cứu chất văn xuôi trong thơ thì cũng có thể nghiên cứu chất thơ trong văn xuôi Tìm chất thơ trong văn xuôi chính là tìm những... như chính là Thạch Lam hóa thân một cách chân thành trong đó Miền quê vẫn là nơi ông muốn về trú ngụ, là ngôi nhà mãi mãi nuôi dưỡng tâm hồn ông Đồng quê khói lam chiều, mái rạ đó mới chính là cõi êm đềm của ông Những đặc điểm tính cách và con người của Thạch Lam đã góp phần quan trọng trong việc sáng tạo nên chất thơ thấm đẫm trong mỗi trang truyện của ông Đánh giá về truyện ngắn của Thạch Lam, nhà văn... Lam tức là nói cụ thể đến nghệ thuật viết truyện ngắn của ông Một số truyện ngắn của Thạch Lam có thể coi như là mẫu mực Có những truyện ngắn Thạch Lam ở cái thời bấy giờ, đọc xong thấy nó đọng lại trong người ta như một câu hỏi bức thiết của tác giả, như một lời trách móc kín đáo của nhân vật truyện Những “Cô hàng xén” tuy không lên tiếng đòi quyền sống trong truyện nhưng qua dòng kể chuyện vẫn như... trẻ thơ giàu lòng yêu thương thấy “ấm áp vui vui” Cốt truyện truyện ngắn Thạch Lam là sự tập hợp xâu chuỗi các mảnh vụn của đời sống bình thường nhẹ nhàng nhưng được nhà văn sắp xếp một cách tinh tế đầy sáng tạo đem lại những ý nghĩa mới mẻ làm phong phú cho truyện ngắn Việt Nam Cốt truyện truyện ngắn Thạch Lam thường triển khai theo những cảm nhận tinh tế nhẹ nhàng, có khi là những diễn biến trong. .. thể nói Thạch Lam nắm bắt và phản ánh hiện thực ở phần hồn chứ không phải ở phần xác Như vậy, việc miêu tả, thể hiện các trạng thái tâm lí, cảm xúc, cảm giác trong tâm hồn con người là một đặc điểm cơ bản tạo nên kiểu cốt truyện tâm lí- một biểu hiện chất thơ của truyện ngắn Thạch Lam Cái thực sự tạo nên sự hấp dẫn của ngòi bút Thạch Lam chính là chất trữ tình toát ra một cách tự nhiên qua cốt truyện. .. nghệ thuật) Khoa Ngữ Văn Trang 18 Trường ĐH SP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Quỳnh Thương CHƢƠNG 2: CÁC PHƢƠNG DIỆN BIỂU HIỆN CHẤT THƠ TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM 2.1 Nhan đề và tình huống truyện giàu chất thơ Đối với mỗi tác phẩm văn chương nói chung, truyện ngắn nói riêng, nhan đề giữ một vai trò vô cùng quan trọng Nhan đề tác phẩm là cửa sổ nhìn ra thế giới, là “chìa khóa nghệ thuật” giúp... và phong phú hơn” Chất thơ trong truyện ngắn Thạch Lam còn thể hiện qua tình huống truyện Tình huống truyện là “cái tình thế nảy sinh ra truyện , là “lát cắt” của đời sống mà qua đó có thể thấy được cả trăm năm của đời thảo mộc, là “một khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc”, “khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, thậm chí cả một đời nhân loại” (Nguyễn Minh Châu) Trong tác phẩm tự sự,... thì thơ cũng như ánh sáng nhật nguyệt” (Ngô Giang Điệp) Tâm hồn người sáng tác trong sáng thì chất thơ sinh ra cũng trong sáng như ánh sáng của vầng trăng soi vậy Tất cả đã tạo nên cái đẹp trong văn xuôi Cái đẹp thường được tiếp nhận trên phương diện là một sắc thái thẩm mĩ để tạo nên âm hưởng chủ đạo cho các tác phẩm văn xuôi có chất thơ Chất thơ thường được bộc lộ ở cả khung cảnh thiên nhiên Trong truyện . biểu hiện chất thơ trong truyện ngắn Thạch Lam 19 2.1. Nhan đề và tình huống truyện giàu chất thơ 19 2.2. Cốt truyện tâm lý – một biểu hiện của chất thơ trong truyện ngắn Thạch Lam 21 2.3 về chất thơ trong truyện ngắn của Thạch Lam, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: Chất thơ trong truyện ngắn Thạch Lam. Mặt khác, xuất phát từ thực tế Thạch Lam là một tác giả được giảng dạy trong. NỘI DUNG 6 Chƣơng 1: Chất thơ và chất thơ trong văn xuôi 6 1.1. Quan niệm về thơ và chất thơ 6 1.2. Chất thơ trong văn xuôi 9 1.3. Tác giả Thạch Lam và thể loại truyện ngắn 15 Chƣơng 2: Các

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan