quy chế đảm bảo tiền vay tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực kin...
Chơng 1 Những vấn đề chung về bảo đảm tiền vay 1.1. Khái niệm bảo đảm tiền vay và biện pháp bảo đảm tiền vay. 1.1.1. Khái niệm bảo đảm tiền vay. Bảo đảm tiền vay là việc bảo về quyền lợi của ngời cho vay da trên cơ sở thế chấp cầm cố tài sản thuộc sở hữu của ngời đi vay hoặc bảo lãnh của bên th ba. Các ngân hàng và các định chế tài chính khác coi bảo đảm tiền vay là nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu nợ thứ nhất (các lu chuyển tiền tệ) không thể thanh toán đợc nợ. Nếu cho vay kinh doanh thì nguồn thu nợ thứ nhất là từ doanh thu thực tế (cho vay ngắn hạn) hoặc khấu hao và lợi nhuận (cho vay trung và dài hạn). Còn trong cho vay tiêu dùng thì nguồn thu nợ thứ nhất là các khoản thu nhập các nhân nh tiền lơng, lợi tức từ cổ phiếu, trái phiếu. Tất cả các nguồn thu nợ thứ nhất đều đợc thể hiện dới dạng lu chuyển tiền tệ của ngời đi vay. Thực tế trong môi trờng kinh doanh đầy biến động và cạnh tranh ngày càng gay gắt thì có thể có nhiều lý do dẫn đến nguồn thu nợ thứ nhất không đ- ợc thực hiện, nếu không có nguồn bổ sung tất yếu thì TCTD sẽ gặp rủi ro. Chính vì thế, các ngân hàng thờng yêu cầu ngời vay phải có bảo đảm cần thiết đó chính là bảo đảm tiền vay. 1.1.2. Biện pháp bảo đảm tiền vay. Theo Thông t 06/NHNN1 thì có hai biện pháp bảo đảm tiền vay: 1.1.2.1. Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Theo loại hình cho vay này, thì khách hàng không cần phải có bảo đảm bằng tài sản cho món vay của mình, khách hàng thờng là khác truuyền thống có quan hệ tín dụng lành mạnh có uy tín với ngân hàng. Theo loại hình cho vay không có bảo đảm bằng tài sản thì lại đợc chia thành 3 loại nh sau: a) Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản do TCTD lựa chọn. Theo phơng thức này, ngân hàng chỉ áp dụng với những khách hàng lớn có uy tín và quan hệ lâu năm với ngân hàng. Khách hàng có nguồn thu ổn định lu chuyển tiền tệ thuần dơng thì các ngân hàng ít khi yêu cầu khách hàng thuộc nhóm này có bảo đảm tiền vay. Hiện nay những Tổng công ty 90, 91 các doanh nghiệp Nhà nớc làm ăn có lãi thì ít hoặc hiếm khi đa ra biện pháp bảo đảm tiền vay khi tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng vì họ có dòng tiền thờng xuyên ra và vào ngân hàng với số lợng lớn. Ngân hàng không yêu cầu các cơ quan này có bảo đảm tiền vay vì việc thu hút khách hàng nhóm này là chiến lợc của các ngân hàng. b) Cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ. Khi có chỉ định của Chính phủ hay nói theo cách khác đối với những món vay đợc Chính phủ bảo lãnh thì mức độ an toàn là rất cao nên NH thờng cho vay mà không yêu cầu có tài sản bảo đảm. Chính phủ là cơ quan quản lý của ngân hàng Trung ơng mà ngân hàng Trung ơng lại là cơ quan quản lý của NHTM vì thế những món vay có Chính phủ bảo đảm là rất an toàn hơn thế nữa nó thể hiện quan hệ cấp trên đối với cấp dới. c) Cho vay cá nhân hộ gia đình nghèo có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể. Loại hình cho vay này áp dụng phổ biến trong lĩnh vực cho vay hộ nông dân. Trong phạm vi chuyên đề tốt nghiệp này chúng ta không đề cập đến loại hình cho vay này. Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không đợc áp dụng không rộng rãi trong hệ thống ngân hàng th- ơng mại Việt Nam do đó chúng ta sẽ không đi sâu vào vấn đề này mà chỉ điểm qua các loại hình cho vay không có bảo đảm bằng tài sản mà tập trung vào cho vay có bảo đảm bằng tài sản. 1.1.2.2. Cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Đối với loại hình cho vay này khách hàng cần có tài sản thuộc sở hữu của chính mình để cầm cố thế chấp tại ngân hàng hoặc có thể đợc bảo lãnh bằng tài sản từ bên thứ 3 hoặc cũng có thể sử dụng tài sản từ tiền vay để bảo đảm cho món vay của mình. Nói chung bất kỳ tài sản hay quyền về tài sản đợc giao dịch mà có khả năng tạo ra lu chuyển tiền tệ thì đều đợc làm bảo đảm. Tuy nhiên dới góc độ ngời cho vay tổ chức tín dụng sẽ xét cho vay những món vay mà bảo đảm phải có ba đặc trng. * Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ bảo đảm. Nghĩa vụ đợc bảo đảm gồm vốn gốc, lãi (kể cả lãi quá hạn) và các chi phí khác trừ trờng hợp các bên thoả thuận lãi và các chi phí không thuộc phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Bảo đảm tín dụng không chỉ mang ý nghĩa là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng mà nó còn có ý nghĩa thúc giục ngời đi vay phải trả nợ đúng hạn nếu không tài sản của họ sẽ bị phát mại đồng nghĩa với việc họ sẽ mất tài sản. Nếu nh giá trị của bảo đảm nhỏ hơn nghĩa vụ đợc bảo đảm ngời đi vay sẽ có động cơ không trả nợ. Đặc trng này đợc thể hiện rất rõ thông qua mức cho vay của tổ chức tín dụng với một khách hàng có bảo đảm. Mức cho vay mà tổ chức tín dụng xác định thờng chỉ đạt tới 70% giá trị của bảo đảm. Chẳng hạn nh nếu giá trị quyền sử dụng đất là 100 triệu thì mức cho vay không vợt quá 70 triệu. * Tài sản phải có sẵn thị trờng tiêu thụ. Đặc trng này thể hiện tính lỏng của tài sản, mức độ chuyển tài sản thành tiền là nhanh hay chậm, dễ dàng hay không dễ dàng. Nhìn chung mức độ thanh khoản của tài sản có quan hệ đến lợi ích của ngời cho vay. Ngời cho vay khó chấp nhận tài sản khó bán. Tài sản có mức độ thanh khoản trung bình có thể đợc chấp nhận nhng phải tính đến chi phí do kéo dài thời gian xử lý. * Có đầy đủ cơ sở pháp lý để ngời cho vay có quyền u tiên và xử lý tài sản. Đặc trng này phải thể hiện đợc các mặt sau: tài sản sở hữu hợp pháp của ngời đi vay hoặc ngời bảo lãnh, đợc pháp luật cho phép giao dịch và có đủ cơ sở pháp lý để ngân hàng - chủ thể cho vay - đợc quyền u tiên xử lý tài sản nhằm thu nợ khi ngời đi vay không thanh toán đúng hạn. a) Cho vay bảo đảm bằng cầm cố thế chấp tài sản của khách hàng. a.1. Cho vay cầm cố tài sản của khách hàng. Cầm cố tài sản là việc bên đi vay giao tài sản là động sản thuộc sở hữu của mình cho bên cho vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nếu tài sản cầm cố có đăng ký quyền sở hữu thì các bên có thể thoả thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố hoặc giao cho bên thứ 3 giữ. Những tài sản nếu không có đăng ký quyền sở hữu thì những tài sản đó phải chuyển cho bên cho vay giữ. Thông thờng ngân hàng thờng cầm cố hàng hoá, giấy tờ có giá vì chúng dễ dàng chuyển thành tiền mặt để thanh toán đủ nợ gốc lãi và lãi quá hạn cho ngân hàng. Đối với những tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì tài sản có thể giao cho bên cho vay hoặc thoả thuận để bên đi vay sử dụng tài sản nhng giấy tờ đăng ký quyền sở hữu do ngân hàng hoặc bên thứ ba giữ. Tài sản cầm cố là các giấy tờ có giá trị, kim loại quý, đá quý thì ngân hàng cần phải thận trọng vì có thể bị giả mạo. Ngân hàng cần xem xét tính hợp pháp của cơ sở cấp giấy tờ đó. Cho vay cầm cố tài sản là loại hình cho vay thủ tục đơn giản và ít rủi ro. Ngân hàng hiện nay thờng chuộng loại hình thức cho vay này đặc biệt là cầm cố bằng giấy tờ có giá. a.2. Cho vay có bảo đảm bằng thế chấp tài sản của khách hàng. Thế chấp tài sản là việc bên đi vay dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình hoặc giá trị quyền sử dụng đất hợp pháp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ với bên cho vay. Theo quy định của Luật dân sự và Luật đất đai thì có hai loại thế chấp: thế chấp bất động sản và thế chấp giá trị quyền sử dụng đất. * Thế chấp bất động sản. Bất động sản là tài sản không di dời đợc (nhà ở, cơ sở sản xuất kinh doanh). Ngoài ra còn có cả hoa lợi lợi tức, khoản tiền bảo hiểm phát sinh từ bất động sản thế chấp. * Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nớc thống nhất quản lý. Nhà nớc thực hiện giao đất hoặc cho thuê đất đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế sử dụng ổn định lâu dài. a.3. Cho vay có bảo đảm bằng tài sản của bên bảo lãnh. Bảo lãnh có bảo đảm bằng tài sản là bên bảo lãnh phải có tài sản để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Việc bảo lãnh tài sản đợc thực hiện theo biện pháp cầm cố hoặc thế chấp tài sản. Thực chất đây là hình thức bảo đảm kép nhằm đề phòng khi ngời bảo lãnh không thực hiện đợc đúng nghĩa vụ thì ngân hàng có thể xử lý tài sản kèm theo bảo lãnh. a.4. Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Hình thức bảo đảm này thờng là thế chấp tài sản. Khách hàng đợc xét cho vay phải là khách hàng có uy tín, thời hạn của khoản vay thờng là trung dài hạn. Thông thờng chỉ những doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực sự có uy tín mới đợc xét cho vay theo hình thức này. 1.2. Nguyên tắc bảo đảm tiền vay, thủ tục hợp đồng bảo đảm. 1.2.1. Nguyên tắc bảo đảm tiền vay. Tổ chức tín dụng là ngời đợc ra yêu cầu bảo đảm tiền vay đối với khách hàng. Và khi thực hiện cho vay một món vay, tổ chức tín dụng đa ra bốn nguyên tắc bảo đảm tiền vay sau: Thứ nhất, tổ chức tín dụng quyết định cho vay có bảo đảm hay không có bảo đảm do đó tổ chức tín dụng phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Tổ chức tín dụng dựa trên quan hệ của mình với khách hàng để xem xét yêu cầu của mình với khách hàng để xem xét có yêu cầu bảo đảm hay không. Nếu tổ chức tín dụng tự thấy khách hàng có uy tín lâu năm, có quan hệ tín dụng lành mạnh thì có thể cấp tín dụng mà không yêu cầu bảo đảm. tổ chức tín dụng hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi cho vay không có bảo đảm của mình. Nếu có rủi ro thì tổ chức tín dụng phải hoàn toàn tự cân đối để giảm thiểu ảnh hởng xấu đến hoạt động kinh doanh của mình và của toàn hệ thống. Thứ hai, là khi cho vay không có bảo đảm bằng tài sản mà bên đi vay vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc có dấu hiệu vi phạm hợp đồng tín dụng thì tổ chức tín dụng yêu cầu khách hàng phải có biện pháp bảo đảm bằng tài sản hoặc thu nợ trớc hạn. Sau khi phát tiền vay, tổ chức tín dụng tiến hành giám sát tín dụng. Giám sát tín dụng là đánh giá mức độ chấp hành hợp đồng tín dụng của khách hàng. Trong quá trình giám sát, tổ chức tín dụng mà thấy bất kỳ dấu hiệu rủi ro nào thì phải có biện pháp nhắc nhở hoặc sử dụng biện pháp mạnh (nh nêu trên) để đảm bảo khoản tín dụng đó an toàn có chất lợng. Thứ ba, là tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay nếu khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thanh khoản cho khoản nợ (gốc + lãi). Tổ chức tín dụng không phải hỏi ý kiến của chủ tài sản vì tổ chức tín dụng đợc phép làm nh thế là do điều khoản đó đã đợc ghi trong hợp đồng bảo đảm và đợc quy định trong Luật các tổ chức tín dụng và đợc Chính phủ cho phép xử lý theo NĐ178. Thứ t, sau khi đã xử lý bảo đảm tiền vay, nếu khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh cha thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ thì khách hàng hoặc bên bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết. Điều này xảy ra khi số tiền thu đợc từ xử lý tài sản đảm bảo cha đủ để thanh toán nợ vay. Trong trờng hợp này tổ chức tín dụng vẫn có quyền truy đòi ngời đi vay số còn thiếu hoặc yêu cầu ngời bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo đảm. 1.2.2. Thủ tục hợp đồng bảo đảm. 1.2.2.1. Hợp đồng bảo đảm. Kèm theo với hợp đồng tín dụng thì có một hợp đồng rất quan trọng đó là hợp đồng bảo đảm. Hợp đồng bảo đảm xét về nguyên tắc thì phải lập thành hợp đồng riêng, nhng cũng có trờng hợp không cần phải lập thành một hợp đồng riêng mà chỉ ghi chung vào hợp đồng tín dụng. Chẳng hạn ở hệ thống Ngân hàng công thơng thì việc cầm cố tài sản là giấy tờ có giá thì giám đốc chi nhánh có thể xem xét không cần lập hợp đồng cầm cố riêng mà có thể ghi chung vào hợp đồng tín dụng (Công văn 1472/CV - NHCT5) Tuy nhiên đối với trờng hợp thế chấp (thế chấp giá trị quyền sử dụng đất) và bảo lãnh thì bắt buộc phải lập hợp đồng bảo lãnh riêng, thành văn bản riêng. 1.2.2.2. Việc công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm. Việc công chứng hay không công chứng tài sản bảo đảm là do các bên thoả thuận với nhau. Việc giao dịch bảo đảm có phải đăng ký hay không đợc quy định tại nghị định 08/NĐ-CP. Thông thờng các loại hình cho vay bằng hình thức cầm cố chứng khoán ít khi đòi hỏi phải có đăng ký, vì bản thân chứng khoán ghi danh, không ghi danh đều có tên số tiền và đợc ghi trong hợp đồng tín dụng. Tuy vậy, nhng trờng hợp sau đây pháp luật quy định bắt buộc phải đăng ký tài sản bảo đảm đó là: các tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, tài sản bảo đảm giao cho bên thế chấp hoặc ngời thứ ba giữ tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ (Nghị định 08/2000/NĐ-Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm). Trong hệ thống Ngân hàng công thơng thì theo tinh thần Công văn 1219/NHCT5 thì Ngân hàng công thơng giao cho các chi nhánh xem xét thoả thuận với khách hàng có chứng thực tài sản hay không. Đối với tài sản là giá trị quyền sử dụng đất thì việc đăng ký giao dịch đ- ợc thực hiện tại Sở Địa chính nhà đất tỉnh hoặc thành phố nơi ngân hàng có giao dịch với khách hàng. 1.2.2.3. Việc chuyển giao tài sản bảo đảm. Đối với tài sản cầm cố là chứng khoán, giấy tờ có giá thì sau khi hợp đồng tín dụng đợc đăng ký thì các chứng từ đó sẽ chuyển cho ngân hàng bảo quản. Bên đi vay đợc ngân hàng giải ngân. Đối với tài sản cầm cố là máy móc thiết bị không gắn liền với nhà xởng đất đai (động sản) mà lại cũng không có chứng nhận quyền sở hữu thì theo Thông t liên tịch 12/2000/TTLT-NGNN-BTP-BTC-TCĐC quy định: nếu tổ chức tín dụng nhận cầm cố thì doanh nghiệp phải có giấy chứng minh tài sản đó thuộc quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền quản lý sử dụng đối với các doanh nghiệp và phải giao cho tổ chức tín dụng giữ bản chính giấy tờ này. Khi cơ quan đăng ký quốc gia thành lập sẽ tiến hành việc đăng ký giao dịch theo quy định của Chính phủ. Các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp của chủ tài sản với tài sản là hợp đồng mua bán cho tặng tài sản, hợp đồng theo quy định của Bộ Tài chính, chứng từ nộp tiền, văn bản giao tài sản, biên bản nghiệm thu công trình và các giấy tờ khác kèm theo. Đối với tài sản thế chấp không phải là giá trị quyền sử dụng đất thì tổ chức tín dụng thực hiện nh đối với tài sản cầm cố. Còn đối với tài sản thế chấp là giá trị quyền sử dụng đất thì tổ chức tín dụng giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để tránh trờng hợp khách hàng sử dụng một tài sản thế chấp cho nhiều món vay tại nhiều tổ chức tín dụng mà tổng giá trị tài sản lại nhỏ hơn tổng giá trị nghĩa vụ.(Hiện nay theo Nghị định 178 thì một tài sản chỉ đợc thế chấp tại một TCTD) 1.2.2.4 Định giá tài sản bảo đảm. Về nguyên tắc, việc định giá tài sản bảo đảm phải theo giá thị trờng. Nếu định giá cao hơn thị trờng có thể dẫn đến khi phát mãi tài sản (hoặc chuyển quyền sở hữu cho ngân hàng) trong trờng hợp khách hàng không trả nợ, Ngân hàng không thu hồi đủ nợ gốc lãi và chi phí khác. Nếu định giá thấp hơn giá thị trờng sẽ ảnh hởng đến việc đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng và làm suy yếu tính cạnh tranh của ngân hàng. Việc xác định giá trị tài sản bảo đảm phải đợc thực hiện tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm, việc xác định này chỉ làm cơ sở để xác định mức cho vay của tổ chức tín dụng chứ không áp dụng khi xử lý tài sản để thu hồi nợ. Việc xác định phải đợc lập thành văn bản kèm theo hợp đồng bảo đảm. Việc xác định giá trị quyền sử dụng đất là vấn đề rất phức tạp. Đó là do trong điều kiện Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nớc thống nhất quản lý nhng pháp luật cho phép ngời sử dụng đất do Nhà nớc giao hoặc cho thuê đợc quyền thế chấp. Do đó, khi nhận bảo đảm ngân hàng phải xác định giá trị quyền sử dụng đất và giá trị của hợp đồng thuê đất. Hiện nay giá trị quyền sử dụng đất có 2 loại giá khác nhau đó là giá thị trờng và giá theo quy định của Nhà nớc. Khi xác định giá trị tài sản bảo đảm, tổ chức tín dụng cần xem xét trên cơ sở giá thị trờng có sự tham khảo mức giá quy đinh của Nhà nớc. Hai loại giá này thờng không khớp nhau, mức giá thị trờng thờng cao hơn mức giá do Nhà nớc quy định rất nhiều. Đây chính là điểm bất cập khi xét cấp tín dụng cho món vay có bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất. Đối với đất do Nhà nớc cho thuê, giá trị quyền sử dụng đất đợc xác định trên cơ sở tiền thuê đã trả cho Nhà nớc sau khi trừ đi tiền thuê đã trả cho thời gian đã sử dụng và cộng thêm tiền đền bù thiệt hại khi đợc Nhà nớc cho thuê đất nếu có. Đối với tài sản bảo đảm không phải giá trị quyền sử dụng đất thì các bên có thể thoả thuận về giá trị của tài sản hoặc thuê tổ chức t vấn có chuyên môn xác định giá trị trên cơ sở giá trị thị trờng tại thời điểm xác định có tham khảo giá quy định của Nhà nớc giá trị còn lại trên sổ sách và các yếu tố khác về giá. Việc định giá tài sản bảo đảm là vấn đề phức tạp. Vì vậy để định giá chính xác phải tổ chức theo hớng chuyên môn hoá về nghiệp vụ định giá tài sản bảo đảm. Đối với món vay lớn thì chi nhánh ngân hàng phải thành lập tổ thẩm định. Theo hệ thống ngân hàng công thơng thì đối với một mốn vay lớn bắt buộc phải lập tổ thẩm định tài sản bảo đảm bao gồm những thành viên sau: 1 đồng chí trong ban giám đốc chi nhánh. 1 đồng chí trởng hoặc phó phòng kinh doanh. 2 cán bộ phòng kinh doanh. Trong trờng hợp mức cho vay hơn 100 triệu thì chi nhánh xem xét quyết định lập hay không lập tổ thẩm định tài sản bảo đảm phù hợp với thực tế tại chi nhánh nh việc xác lập phải lập thành văn bản. (Công văn 1219 và 1472/CV-NHCT5) Sở dĩ phải quy định nh trên vì nếu địa bàn của ngân hàng khác nhau sẽ ảnh hởng đến chất lợng khoản tín dụng. Chẳng hạn ở địa bàn thành phố thì món vay < 100 triệu ta không cần phải phải lập tổ thẩm định nhng nếu ngân hàng và khách hàng ở địa bàn nông thôn thì món vay gần 100 triệu phải thành lập tổ thẩm định tài sản bảo đảm. 1.3. Xử lý tài sản bảo đảm. 1.3.1. Trờng hợp khách hàng phải trả nợ đúng hạn và đầy đủ. Đối với ngân hàng với t cách là chủ nợ việc xử lý tài sản bảo đảm phải đảm bảo thoả mãn tốt nhất hai yêu cầu sau: - Số tiền thanh toán là giá bán sau khi đã trừ hết chi phí phải ở mức giá bán sát giá thị trờng ở thời điểm tốt nhất với chi phí thấp nhất. - Thời gian xử lý tài sản: Cần phải xử lý nhanh tài sản nếu sử lý chậm sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng vì hai lý do sau: Ngân hàng không thu đợc lãi tiền vay trong khi vẫn phải trả lãi tiền gửi do vốn bị đóng băng Kéo dài thời gian gây tốn kém chi phí và giảm giá trị tự nhiên của tài sản. Hợp đồng bảo đảm không có thời hạn riêng mà thời hạn của nó phụ thuộc vào hợp đồng tín dụng. Điều này nghĩa là khi ngời đi vay thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ đợc đảm bảo bằng tài sản thì thời hạn thế chấp chấm dứt. Sau khi ngời đi vay trả hết nợ (vốn gốc + lãi) ngân hàng sẽ trả lại giấy chứng nhận sở hữu tài sản thế chấp cho ngời vay và lập giấy xác nhận giải toả tài sản bảo đảm gửi đến cơ quan đơn vị có liên quan. 1.3.2. Trờng hợp khách hàng không trả đợc nợ khi đến hạn. Trong trờng hợp này ngân hàng xem xét liệu tình hình tài chính của khách hàng có thể đợc cải thiện theo hớng tốt hay không. Nếu đợc, thì các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm cha cần phải áp dụng, ngân hàng tổ chức t vấn lập giải pháp ngăn ngừa khoản nợ xấu, và tiếp tục theo dõi. Nếu nh biện pháp này đợc thực hiện và thành công thì ngân hàng vừa giúp cho khách hàng và cũng là giúp cho mình. Ngân hàng không phải bao giờ cũng thành công trong việc giúp khách hàng vì nh thế ngân hàng chịu thiệt vì vốn bị đóng băng. Một trong những giải pháp mà ngân hàng áp dụng đó là tiến hành xử lý bảo đảm tiền vay. 1.3.2.1. Xử lý tài sản cầm cố. a. Xử lý tài sản tài chính và các quyền về tài sản. Tài sản tài chính là các giấy tờ có giá, tiền gửi hoặc tiền ký quỹ tại các tổ chức tín dụng, các quyền về tài sản nh các khoản phải thu trong thơng mại, nhận thầu xây dựng. Thông thờng tài sản tài chính do ngân hàng nắm giữ, khi buộc phải xử lý thì ngân hàng dựa vào những thoả thuận trong hợp đồng tín dụng để xử lý tài sản tài chính đó để thu nợ cho ngân hàng. Đối với tài sản tài chính, ngân hàng có thể xử lý theo một số cách sau: a.1. Ký hậu bỏ trống các giấy tờ có giá trị bằng tiền. Điều này đợc áp dụng với những loại giấy tờ có giá có thể ký hiệu đợc khi nhận cầm cố ngân hàng yêu cầu khách hàng ký hiệu bỏ trống tên ngời thụ hởng. Khách hàng mà không trả đợc nợ, ngân hàng sẽ tự động điền tên mình vào chỗ tên ngời thụ hởng để đợc quyền nhận số tiền từ tài sản này. Nếu tài sản tài chính có thể bán trên thị trờng tiền tệ thì ngân hàng sẽ bán để thu hồi nợ. a.2. Cam kết uỷ quyền cho ngân hàng đợc quyền xử lý để thu hồi nợ. Cách này đợc áp dụng đối với các loại tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền ký quỹ và các loại khác. Đến hạn cam kết nếu khách hàng cha trả đợc nợ thì ngân hàng tiến hành thu hoặc trích từ nguồn tiền này để trả nợ. Đây là cách đợc các ngân hàng thơng mại Việt Nam áp dụng rộng rãi và yêu thích. Đối với khách hàng có tiền gửi kỳ hạn nhng cha đến hạn rút tiền mà có nhu cầu chi tiêu lại không muốn mất khoản tiền lãi thì đây là phơng thức cấp tín dụng đợc a chuộng (cả ngân hàng và khách hàng). a.3. Yêu cầu toà án xử lý để truy đòi nợ trong trờng hợp có dấu hiệu tranh chấp hoặc lừa đảo. b. Xử lý tài sản vật chất. Trờng hợp tài sản cầm cố không cần đăng ký sở hữu hoặc lu hành (hàng hoá, vật liệu, đồ dùng gia đình) thì theo luật pháp quy định nếu không có thoả [...]... kiến về vấn đề đang đợc nhiều ngành quan tâm Mục lục Trang Lời mở đầu Chơng 1 1 Những vấn đề chung về bảo đảm tiền vay 1 1.1 Khái niệm bảo đảm tiền vay và biện pháp bảo đảm tiền vay .1 1.1.1 Khái niệm bảo đảm tiền vay 1 1.1.2 Biện pháp bảo đảm tiền vay 1 1.1.2.1 Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản 1 ... tài sản thế chấp để trả nợ vay ngân hàng 1.4 Rủi ro bảo đảm tiền vay và hình thức bảo đảm ngân hàng a chuộng 1.4.1 Rủi ro bảo đảm tiền vay Khi tổ chức tín dụng yêu cầu ngời đợc vay phải có bảo đảm để hạn chế ngăn ngừa rủi ro tín dụng nhng chính những bảo đảm tín dụng ấy cũng tiềm ẩn rủi ro 1.4.1.1 Rủi ro với tài sản cầm cố Đối với tài sản cầm cố là tài sản không có đăng ký quy n sở hữu, ngân hàng rất... ngoài quốc doanh lại tăng và có xu hớng tăng trong các năm tới 2.5 Việc chấp hành quy chế đảm bảo tại ngân hàng công thơng Thanh Xuân 2.5.1 Những mặt tích cực Các cán bộ phòng kinh doanh ngân hàng công thơng Thanh Xuân luôn chấp hành quy trình tín dụng, quy chế đảm bảo tiền vay Khi xem xét một món vay có bảo đảm, nếu món vay đó lớn hơn 100 triệu đống, ngân hàng công thơng Thanh Xuân luôn luôn lập tổ... loại bảo đảm chắc chắn nh thế chấp bất động sản, cầm cố các loại hàng hoá có mức thanh khoản cao, bảo lãnh của ngân hàng Trái lại, đối với những khách hàng đợc xếp hạng rủi ro thấp thì có thể áp dụng hình thức bảo đảm bằng các khoản phải thu, bảo đảm một phần số tiền cho vay 3.4.2 Quan hệ giữa thời hạn cho vay và bảm đảm Thời hạn cho vay có quan hệ với rủi ro tín dụng và giá trị của tài sản bảo đảm. .. định của bảo đảm tiền vay Những yếu tố đó là: + Tính ổn định về giá trị của tài sản bảo đảm hoặc khả năng tài chính ổn định của ngời bảo lãnh + Tính thanh khoản của bảo đảm, nhanh chóng chuyển tài sản bảo đảm thành tiền hoặc khả năng sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh + Phơng pháp quản lý và thụ đắc tài sản: Đối với những tài sản đặt dới sự quản lý của ngân hàng hoặc ngân hàng đợc pháp luật bảo vệ... hỏi phải lựa chọn loại tài sản bảo đảm thích hợp Xét về mặt kỹ thuật, giá trị bảo đảm tín dụng phải tơng ứng với d nợ còn lại ở mọi thời điểm, vì vậy chính sách bảo đảm tín dụng phải thể hiện các nội dung sau: - Thời hạn cho vay càng dài thì tỷ lệ cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm càng thấp - Tiến hành định giá lại tài sản theo định kỳ đối với các bảo đảm trong cho vay trung và dài hạn, và cách... khách hàng không trả đợc Việc ra quy t định cho vay vì thế mà cũng dễ dàng hơn Các giấy tờ có giá này có sự đảm bảo chắc chắn là sẽ đợc thanh toán và nó chỉ lỏng hơn tiền mặt một chút Ngân hàng vì thế rất a thích loại hình cho vay này 1.4.2.2 Thế chấp giá trị quy n sử dụng đất Hầu hết các khoản vay có bảo đảm tại các ngân hàng đợc bảo đảm bằng hình thức thế chấp giá trị quy n sử dụng đất Các ngân hàng... thấp, vừa đảm bảo cho yêu cầu vốn của khách hàng vừa đảm bảo an toàncho ngân hàng Sau khi ngân hàng thẩm định giá trị tài sản việc xác định mức cho vay dựa trên giá trị tài sản đảm bảo luôn luôn thực hiện đúng và tuân thủ mức cho vay phải nhỏ hơn hoặc bằng 70% giá trị tài sản đảm bảo (đối với cả tài sản thế chấp) hoặc 80% với vàng kim khí quý đá quý hoặc 100% với giấy tờ có giá (Nhng vẫn phải đảm bảo có... thức xử lý khi giá trị tài sản bảo đảm định giá nhỏ hơn d nợ 3.4.3 Quan hệ giữa quy mô tín dụng và bảo đảm Trong quan hệ tín dụng ngân hàng cần tập trung các khảon cho vay lớn Xét trên giác độ phòng vệ rủi ro thì tính chất chắc chắn của bảo đảm tín dụng phải tỷ lệ thuận với quy mô của khoản cho vay Trong thực tế đối với các khoản cho vay trung và dài hạn theo dự án có quy mô lớn và phức tạp đòi hỏi... hiện bảo đảm tiền vay Chất lợng khoản vay và mức độ an toàn của nó phụ thuộc rất lớn vào bảo đảm tiền vay Chuyên đề tốt nghiệp với tiêu đề" Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lợng và an toàn các khoản tín dụng có bảo đảm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại NHCT Thanh Xuân."rất mong muốn đóng góp ý kiến về vấn đề đang đợc nhiều ngành quan tâm Mục lục Trang Lời mở đầu Chơng 1 1 Những vấn đề chung về bảo . đề chung về bảo đảm tiền vay 1.1. Khái niệm bảo đảm tiền vay và biện pháp bảo đảm tiền vay. 1.1.1. Khái niệm bảo đảm tiền vay. Bảo đảm tiền vay là việc bảo về quy n lợi của ngời cho vay da trên. ngời vay phải có bảo đảm cần thiết đó chính là bảo đảm tiền vay. 1.1.2. Biện pháp bảo đảm tiền vay. Theo Thông t 06/NHNN1 thì có hai biện pháp bảo đảm tiền vay: 1.1.2.1. Cho vay không có bảo đảm. xét cho vay theo hình thức này. 1.2. Nguyên tắc bảo đảm tiền vay, thủ tục hợp đồng bảo đảm. 1.2.1. Nguyên tắc bảo đảm tiền vay. Tổ chức tín dụng là ngời đợc ra yêu cầu bảo đảm tiền vay đối với