1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN SỰ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN HÀ NỘI

81 756 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 255,72 KB

Nội dung

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN SỰ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN...

1 BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH o0o NGUYỄN HUY PHƯƠNG Lớp: CQ48/22.02 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN SỰ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN HÀ NỘI Chuyên ngành : KIỂM TOÁN Mã số : 22 Người hướng dẫn : TS. PHẠM TIẾN HƯNG HÀ NỘI – 2014 1 2 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Tiến Hưng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn tốt nghiệp Nguyễn Huy Phương Sinh viên: Nguyễn Huy Phương Lớp: CQ48/22.02 3 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Tiến Hưng MỤC LỤC TRANG BÌA I Sinh viên: Nguyễn Huy Phương Lớp: CQ48/22.02 4 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Tiến Hưng DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCTC: Báo cáo tài chính BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp CBCNV: Cán bộ công nhân viên KPCĐ: Kinh phí công đoàn KSNB: Kiểm soát nội bộ KTV: Kiểm toán viên TK: Tài khoản TNCN: Thu nhập cá nhân Sinh viên: Nguyễn Huy Phương Lớp: CQ48/22.02 5 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Tiến Hưng LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Ngành nghề kiểm toán đang ngày càng khẳng định được vị thế và vai trò của mình trong nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Số lượng người biết đến nghề kiểm toán cũng như biết đến công việc của các KTV ngày càng đông và các báo cáo kiểm toán cũng ngày càng nhận được sự tin tưởng cao của người sử dụng. Những lợi ích mà kiểm toán độc lập mang lại là rất rõ ràng. Hoạt động kiểm toán độc lập góp phần công khai, minh bạch thông tin kinh tế tài chính của tổ chức, doanh nghiệp; góp phần lành mạnh hóa môi trường đầu tư; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí; phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý, công tác điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi thực hiện một cuộc kiểm toán BCTC, kiểm toán chu trình tiền lương và nhân sự là một trong những phần hành không thể thiếu.Tiền lương liên quan đến các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính như: chỉ tiêu nợ phải trả, hàng tồn kho… trên bảng cân đối kế toán; chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cụ thể là chỉ tiêu tiền đã trả cho công nhân viên hoặc chỉ tiêu tăng giảm các khoản phải trả; các chỉ tiêu chi phí và lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, tiền lương và các khoản trích theo lương là một khoản liên quan tới thu nhập của người lao động cũng như một khoản liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người lao động, nó quyết định mức độ nhiệt tình cống hiến trong công việc. Do vậy, việc kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự mang một ý nghĩa rất quan trọng, giúp phát hiện sai sót ở các chỉ tiêu nói trên và giúp doanh nghiệp quản lí tốt nguồn nhân lực này. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của chu trình tiền lương và nhân sự, qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tư vấn Hà Nội, em đã lựa chọn đề tài:“Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kì tiền lương và Sinh viên: Nguyễn Huy Phương Lớp: CQ48/22.02 6 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Tiến Hưng nhân sự trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tư vấn Hà nội”để nghiên cứu và phát triển trong chuyên đề tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu: Làm rõ thêm về mặt lý luận đối với kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự trong kiểm toán BCTC. Vận dụng lý thuyết kiểm toán đặc biệt là lý thuyết kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự trong kiểm toán BCTC để xem xét thực tiễn công tác kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tư vấn Hà Nội. Kiến nghị hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự cho Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tư vấn Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của để tài: Đề tài nghiên cứu về lý luận và thực tiễn quy trình kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tư vấn Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là quy trình kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự trong kiểm toán BCTC do chủ thể là kiểm toán độc lập – Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tư vấn Hà Nội thực hiện tại một đơn vị khách hàng điển hình. 4. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được vận dụng kết hợp nhều phương pháp nghiên cứu khác nhau như:  Phương pháp duy vật biện chứng  Phương pháp duy vật lịch sử  Phương pháp tổng hợp  Phương pháp so sánh Sinh viên: Nguyễn Huy Phương Lớp: CQ48/22.02 7 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Tiến Hưng  Phương pháp khảo sát thực tiễn để đi từ lý luận tới thực tiễn, lấythực tiễn để kiểm tra lý luận và ngược lại từ lý luận đưa ra phương hướng giải quyết để hoàn thiện thực tiễn. 5. Kết cấu luận văn: Chuyên đề của em gồm ba phần: Chương 1: Lý luận về quy trình kiểm toán chu kì tiền lương và nhân sự trong kiểm toán báo cáo tài chính Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân sựtrong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tư vấn Hà Nội thực hiện tại khách hàng. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân sự trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tư vấn Hà Nội thực hiện. Hà Nội tháng 4 năm 2014 Sinh viên: Nguyễn Huy Phương Lớp: CQ48/22.02 8 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Tiến Hưng CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN SỰ TRONG KIỂM TOÁN BCTC 1.1. Khái quát chung về chu kỳ tiền lương và nhân sự 1.1.1. Đặc điểm về tiền lương  Khái niệm và bản chất của tiền lương. Lao động của con người cùng với đối tượng lao động và tư liệu lao động hợp thành ba yếu tố của quá trình sản xuất. Ở đó, con người thông qua hoạt động chân tay và trí óc đã sử dụng các tư liệu lao động tác động, biến đổi các đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người. Trong mọi chế độ xã hội, ngay cả khi chuyển sang nền kinh tế công nghiệp việc sáng tạo ra của cải vật chất đều không tách rời lao động. Do đó, lao động là điều kiện đầu tiên cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất trong quá trình sản xuất. Để cho quá trình tái sản xuất xã hội nói chung và quá trình sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp nói riêng được diễn ra thường xuyên, liên tục thì vấn đề thiết yếu là phải tái sản xuất sức lao động, nghĩa là sức lao động mà con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động. Cái mà người ta gọi là “giá trị lao động” thực tế là “giá trị sức lao động”. Trong nền kinh tế hàng hóa, thù lao lao động được biểu hiện bằng thước đo giá trị và được gọi là tiền lương. Như vậy, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho doanh nghiệp. Về bản chất, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. Theo nghĩa rộng, tiền lương của doanh nghiệp bao gồm: lương nhân viên hành chính, lương trả cho người lao động sản xuất theo sản lượng, công việc đã hoàn thành hay thời gian lao động thực tế, các khoản tiền thưởng, hoa hồng, các khoản phúc lợi và Sinh viên: Nguyễn Huy Phương Lớp: CQ48/22.02 9 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Tiến Hưng các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành về lương và các khoản trích theo lương và theo hợp đồng lao động hoặc sự thỏa thuận của đôi bên.  Các hình thức trả tiền lương trong doanh nghiệp. • Hình thức trả lương theo thời gian. Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương trả cho người lao động tính theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương cho người lao động. Tiền lương tính theo thời gian có thể được tính theo tháng, ngày hoặc giờ làm việc của người lao động tùy theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của mỗi doanh nghiệp. Trong mỗi thang lương, tùy theo trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên môn mà chia làm nhiều bậc lương, mỗi bậc lương có một mức tiền lương nhất định. Theo hình thức này thì tiền lương thời gian, tiền lương phải trả cho người lao động được tính bằng: Thời gian làm việc thực tế * mức lương thời gian. Hình thức trả lương này tuy đơn giản và dễ tính toán. Tuy nhiên nó chí tính đến thời gian làm việc thực tế mà chưa gắn được tiền lương với kết quả và chất lượng lao động do đó không có khả năng kích thích người lao động tăng năng suất lao động. • Hình thức trả lương theo sản phẩm. Là hình thức tiền lương tính theo sốlượng, chất lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc đó. Theo hình thức này thì tiền lương phải trả cho người lao động được tính bằng: (số lượng hoặc khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành đủ tiêu chuẩn chất lượng) * đơn giá tiền lương sản phẩm. Tiền lương sản phẩm có thể áp dụng đối với các đối tượng lao động khác nhau như: Sinh viên: Nguyễn Huy Phương Lớp: CQ48/22.02 10 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Tiến Hưng Tiền lương sản phẩm trực tiếp: Là hình thức tiền lương trả cho người lao động được tính theo số lượng sản lượng hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá lương sản phẩm. Đây là hình thức được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến để tính lương phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm. Tiền lương sản phẩm gián tiếp: Được áp dụng để trả lương cho người laođộng gián tiếp phục vụ sản xuất sản phẩm như: công nhân vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị, tổ trưởng phân xưởng sản xuất… Để khuyến khích người lao động nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp có thể áp dụng các đơn giá sản phẩm khác nhau: Tiền lương sản phẩm giản đơn: Là tiền lương tính theo đơn giá tiền lương cố định. Tiền lương sản phẩm có thưởng: Là tiền lương sản phẩm giản đơn kết hợp với tiền thưởng trong sản xuất (thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng tăng năng suất lao động, thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm…) Tiền lương sản phẩm lũy tiến: Là tiền lương sản phẩm tính theo đơn giá lương sản phẩm tăng dần áp dụng theo mức độ sản phẩm hoàn thành vượt mức khối lượng sản phẩm. Tiền lương sản phẩm khoán: Là hình thức tiền lương trả cho những công việc lao động đơn giản, công việc có tính chất đột xuất như: khoán bốc vác, khoán vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm. Hình thức này có thể khoán việc, khoán khối lượng, khoán sản phẩm cuối cùng. Ưu điểm của hình thức trả lương này là đã chú ý đến chất lượng lao động, gắn người lao động với kết quả lao động cuối cùng, tác dụng kích thích người lao động tăng năng suất lao động. Tuy nhiên hình thức này lại tính toán khá phức tạp. Sinh viên: Nguyễn Huy Phương Lớp: CQ48/22.02 [...]... ban đầu về chu kỳ tiền lương và nhân sự như quy chế tuyển dụng, cách tính lương, chế độ tiền lương, thưởng, phương thức thanh toán tiền lương của đơn vị khách hàng Đồng thời thu thập thêm các thông tin như: sự thay đổi về chính sách tiền lương - nhân sự, sự biến động về nhân sự của công ty, có sự thay đổi về kế toán của công ty hay không, đặc biệt là kế toán tiền lương, sự biến động về quy mô sản xuất... chu kỳ tiền lương và nhân sự, mức trọng yếu được xây dựng dựa trên cơ sở: - Kinh nghiệm và khả năng xét đoán nghề nghiệp của KTV về sai sót của tiền lương - và nhân sự Chi phí kiểm toán cho chu kỳ tiền lương và nhân sự Thông thường đối với chu kỳ tiền lương và nhân sự, KTV thường xác định mức trọng yếu với quy mô tư ng đối lớn, tổng thể Được chọn để xác định mức trọng yếu cho các khoản tiền lương và. .. tàng, rủi ro kiểm soát cho chu kỳ tiền lương và nhân sự, từ đó xác định phạm vi và quy mô của việc kiểm toán chu trình này Nếu KTV cho rằng, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của chu kỳ tiền lương và nhân sự là cao thì sẽ tiến hành nhiều thủ tục kiểm soát chi tiết nhằm giảm rủi ro kiểm toán; và ngược lại, nếu KTV cho rằng rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát thấp thì sẽ thu hẹp phạm vi kiểm toán, giảm... 1.2.2 Quy trình kiểm toán chu kì tiền lương và nhân sự 1.2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán được coi là bước đầu tiên và căn bản của quá trình kiểm toán mọi chu kỳ, nó quy t định tới chất lượng kiểm toán, thời gian và chi phí thực hiện Bước 1: Thu thập thêm thông tin về tiền lương và lao động, thông tin về tính tuân thủ pháp luật của khách hàng Thu thập thông tin về tiền lương và lao... quản lý và chi trả Quỹ tiền lương của doanh nghiệp được chia thành: tiền lương chính và tiền lương phụ Trong đó: - Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho người lao động được tính theo khối lượng công việc hoàn thành hoặc tính theo thời gian mà họ làm nhiệm vụ chính tại doanh nghiệp bao gồm: tiền lương theo sản phẩm, tiền lương theo thời gian và các khoản - phụ cấp kèm theo Tiền lương phụ: Là tiền lương. .. trong thời gian họ thực hiện các nhiệm vụ khác do doanh nghiệp điều động như: hội họp, tập quân sự, nghỉ phép năm theo chế độ… Việc phân chia tiền lương chính và phụ có ý nghĩa quan trọng trong công tác hạch toán kế toán tiền lương và phân tích các khoản mục chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm Trong công tác kế toán, tiền lương chính của công nhân sản xuất được hạch toán trực tiếp vào đối tư ng... kiếm toán chu kì tiền lương và nhân sự 1.2.1.1 Mục tiêu kiểm toán chu kì tiền lương và nhân sự - Phù hợp với mục tiêu chung của kiểm toán BCTC là đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của BCTC được kiểm toán; mục tiêu cụ thể của kiểm toán chu kỳ tiền lương và các khoản trích theo lương là thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của thông tin có liên quan (tiền. .. soát nội bộ, tìm hiểu về sự vận hành, tính hiệu lực của các quy chế và thủ tục kiểm soát đã được thiết lập đối với chu kỳ tiền lương và nhân sự KTV thường đọc các tài liệu quy định về kiểm soát nội bộ áp dụng cho chu kỳ như quy chế tuyển dụng lao động, quy chế tiền lương tiền thưởng, quy định về việc tính và thanh toán các khoản trích theo lương Bên cạnh đó, KTV còn có thể thực hiện kỹ thuật phỏng vấn. .. và hạch toán động Tiền lương và các khoản trích theo lương phải được phân bổ đúng đắn cho các đối tư ng chịu chi phí và được hạch toán chính xác, đúng kỳ vào các tài khoản có liên quan - Các thông tin liên quan đến số dư tiền lương và các khoản trích theo lương: Biểu 1.2: Mục tiêu kiểm toán số dư tiền lương và nhân sự Cơ sở dẫn liệu Mục tiêu kiểm toán Sự hiện hữu Các khoản nợ còn phải thanh toán cho... 1.2.1.3 Căn cứ kiểm toán chu kì tiền lương và nhân sự Các tài liệu về KSNB: Sinh viên: Nguyễn Huy Phương Lớp: CQ48/22.02 22 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Phạm Tiến Hưng + Các quy định, quy chế và thủ tục về KSNB đối với tiền lương như: quy chế tuyển dụng và phân công lao động; quy định về quản lý và sử dụng lao động; quy chế tiền lương, tiền thưởng, quy định về tính lương, ghi chép lương, phát lương cho . Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tư vấn Hà Nội. Kiến nghị hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự cho Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tư vấn Hà Nội. 3. Đối tư ng và phạm. kì tiền lương và nhân sự trong kiểm toán báo cáo tài chính Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân s trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và. và Dịch vụ tư vấn Hà Nội thực hiện tại khách hàng. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân sự trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán

Ngày đăng: 13/07/2015, 19:40

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w