Kết thúc quy trình kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự Sau khi kiểm toán viên đã hoàn thành các khảo sát trong các lĩnh vực kiểm

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN SỰ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN HÀ NỘI (Trang 41)

Sau khi kiểm toán viên đã hoàn thành các khảo sát trong các lĩnh vực kiểm toán đặc thù, việc cần thiết tiếp theo là tổng hợp các kết quả và thực hiện thêm những thủ tục bổ sung cần thiết. Đây là giai đoạn cuối cùng của một cuộc kiểm toán.

Chú ý đối với việc soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán

Đối với chu trình tiền lương và nhân sự, thủ tục nhằm xác nhận sự kiện có thểdẫn đến yêu cầu đơn vị được kiểm toán phải điều chỉnh hoặc thuyết minh trong

BCTC cần phải tiến hành vào thời điểm gần ngày ký báo cáo kiểm toán và thường gồm các bước sau:

- Xem xét các biến động về nhân sự cấp cao do bất đồng nội bộ hoặc có các biến động có khả năng gián đoạn sản xuất.

- Các sự kiện về thay đổi chính sách, quy chế, thể thức tính và thanh toán lương một cách bất thường từ phía các nhà quản trị.

- Các sự kiện tranh chấp: đình công, yêu cầu tăng lương...

- Các sự kiện phát sinh từ thực hiện chính sách BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, thuế TNCN.

Tổng hợp, đánh giá kết quả kiểm toán và lập Báo cáo kiểm toán

Khi kết thúc kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự, KTV tổng hợp các kết quả đã kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương; lập Bảng tổng hợp số liệu trước và sau kiểm toán tiền lương; làm cơ sở cho ý kiến kết luận về chu kỳ này, phục vụ cho việc đưa ra ý kiến nhận xét và lập báo cáo kiểm toán. Thông thường KTV lập “Trang tổng hợp” kết quả kiểm toán cho từng nội dung được kiểm toán. Trang tổng hợp gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Sai phạm đã tìm ra hoặc không có sai phạm khi kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản tiền lương và các khoản trích theo lương. Sai phạm tìm ra có trọng yếu hay không trọng yếu.

- Nguyên nhân sai lệch là hợp lý hay không hợp lý.

- Soạn thảo bút toán điều chỉnh sai phạm đã tìm được.

- Kết luận xem KTV đã đạt được mục tiêu kiểm toán khoản mục này hay chưa, có cần chú ý thêm đối với chi tiết nào không.

- Ngoài ra KTV có thể đưa ra những ý kiến khác như: hạn chế của việc thiết kế và vận hành của quy chế KSNB đối với tiền lương và các khoản trích theo lương (nếu có) và ý kiến đề xuất của KTV để cải tiến và hoàn thiện KSNB của chu kỳ này.

Kết quả của việc kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự là một cơ sở để lập báo cáo kiểm toán. Bên cạnh đó, KTV có thể nêu lên ý kiến của mình về những tồn tại của đơn vị về chu kỳ tiền lương trong thư quản lí, giúp đơn vị hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ đối với chu kỳ này.

Như vậy, kiểm toán tiền lương và nhân sự khá phức tạp và quan trọng. Để minh chứng điều này, em xin trình bày việc áp dụng quy trình kiểm toán chu kỳ tiền lương nhân sựtrong cuộc kiểm toán BCTC của Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tư vấn Hà Nội thực hiện.

Kết luận chương 1

Trên đây là toàn bộ nhưng lý luận chung về kiểm toán tiền lương và quy trình kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự trong kiểm toán BCTC do kiểm toán viên độc lập thực hiện. Những lý luận chung này là cơ sở để nghiên cứu thực tế quy trình kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự trong kiểm toán BCTC do kiểm toán độc lập thực hiện ở chương 2 và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự trong kiểm toán BCTC do kiểm toán độc lập thực hiện ở chương 3.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN SỰ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN HÀ NỘI (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w