1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[ Bản Full ] Thời hạn của các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Việt Nam

123 681 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 1,89 MB

Nội dung

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TÔ THỊ THU TRANG THỜI HẠN CỦA CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TÔ THỊ THU TRANG THỜI HẠN CỦA CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí Hà Nội - 2014 3 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn ch-a từng đ-ợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Tô Thị Thu Trang 4 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỜI HẠN CỦA CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN 9 1.1. Biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự và thời hạn tố tụng hình sự 9 1.1.1. Biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự 9 1.1.2. Thời hạn tố tụng hình sự 14 1.2. Thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự 16 1.2.1. Khái niệm thời hạn của các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự 16 1.2.2. Căn cứ quy định thời hạn các biện pháp ngăn chặn trong luật tố tụng hình sự 18 1.2.3. Thời hạn biện pháp ngăn chặn với các thời hạn khác có liên quan trong quá trình giải quyết vụ án 27 1.3. Thời hạn của các biện pháp ngăn chặn trong luật tố tụng hình sự một số nước trên thế giới 29 1.3.1. Luật tố tụng hình sự của Hoa Kỳ 29 1.3.2. Luật tố tụng hình sự của Cộng hòa Liên bang Đức 31 1.3.3. Luật tố tụng hình sự của Liên bang Nga 34 5 Chương 2: QUY ĐỊNH VỀ THỜI HẠN BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC TIẾN ÁP DỤNG 38 2.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của luật tố tụng hình sự Việt Nam về thời hạn của các biện pháp ngăn chặn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến nay 38 2.1.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến khi Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam được ban hành lần đầu (năm 1988) 38 2.1.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 1988 cho đến nay 40 2.2. Các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam về thời hạn của các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự 41 2.2.1. Quy định về thời hạn của biện pháp bắt người 41 2.2.2. Quy định về thời hạn của biện pháp tạm giữ 48 2.2.3. Quy định về thời hạn của biện pháp tạm giam 51 2.2.4. Quy định về thời hạn của biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú 56 2.2.5. Quy định về thời hạn của biện pháp bảo lĩnh 58 2.2.6. Quy định về thời hạn của biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm 60 2.3. Thực trạng áp dụng các quy định về thời hạn của các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự từ khi có Bộ luật tố tụng hình sự đến nay 62 2.3.1. Tình hình và kết quả áp dụng trong thực tiễn 62 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế của việc áp dụng thời hạn của các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự 63 2.3.3. Những khó khăn, vướng mắc, bất cập từ thực tiễn 73 6 Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỜI HẠN CỦA BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 89 3.1. Nhóm giải pháp và kiến nghị về hoàn thiện các quy định của pháp luật 89 3.1.1. Những nội dung quy định về thời hạn của biện pháp ngăn chặn trong Bộ luật tố tụng hình sự cần được sửa đổi, bổ sung 89 3.1.2. Tăng cường ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng các quy định của pháp luật về thời hạn của biện pháp ngăn chặn quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự 98 3.2. Nhóm giải pháp và kiến nghị về nâng cao năng lực cho cơ quan và người tiến hành tố tụng hình sự 99 3.2.1. Tăng cường lực lượng và nâng cao trình độ cho Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và những người tiến hành tố tụng khác 101 3.2.2. Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật mới về tố tụng hình sự cho Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và những người tiến hành tố tụng khác 103 3.2.3. Tiến hành tổng kết thực tiễn, tổ chức rút kinh nghiệm về việc áp dụng các quy định về thời hạn của biện pháp ngăn chặn quy định trong tố tụng hình sự 104 3.2.4. Giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế và trao đổi kinh nghiệm với các nước về áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng về thời hạn của biện pháp ngăn chặn 105 KẾT LUẬN 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110 7 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật hình sự BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự CAND : Công an nhân dân CQĐT : Cơ quan điều tra TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao TTHS : Tố tụng hình sự UBND : Ủy ban nhân dân VKSND : Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao XHCN : Xã hội chủ nghĩa 8 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Các biện pháp ngăn chặn là một chế định quan trọng trong pháp luật tố tụng hình sự (TTHS). Nghiên cứu lịch sử lập pháp của Việt Nam từ năm 1945 đến nay cho thấy các biện pháp ngăn chặn trong TTHS được quy định phong phú và đa dạng với nhiều tên gọi khác nhau, đồng thời có sự kế thừa và bổ sung hoàn thiện qua từng thời kỳ. Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003 trên cơ sở kế thừa có chọn lọc của BLTTH năm 1988 và các văn bản pháp luật về TTHS trước đây, trên cơ sở tổng kết thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn của các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan tư pháp đã quy định chặt chẽ hơn về các biện pháp ngăn chặn, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết vụ án. Các quy định về biện pháp ngăn chặn trong pháp luật TTHS đã tạo hành lang pháp lý cho việc áp dụng, góp phần tích cực vào việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý tội phạm. Tuy nhiên, khi áp dụng những biện pháp ngăn chặn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con người, các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và các văn bản pháp luật ghi nhận. Do đó, khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về căn cứ, thẩm quyền, thủ tục và thời hạn áp dụng. Thực tế áp dụng các quy định về thời hạn của các biện pháp ngăn chặn trong TTHS cho thấy còn nhiều vi phạm, tình trạng quá hạn tạm giữ, tạm giam còn xảy ra, việc áp dụng thời hạn tạm giam hiện nay còn quá dài, vượt mức quy định, thời hạn áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú còn chưa đảm bảo.v.v đã ảnh hưởng lớn các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nguyên nhân của những vi phạm trên xuất phát từ việc các quy định của pháp luật chưa chặt chẽ, số lượng, chất lượng cán bộ làm công tác tiến hành TTHS còn thiếu, có nơi còn chưa chưa đáp ứng yêu cầu, chưa chú trọng bảo đảm những quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, công tác kiểm 9 tra, giám sát còn chưa được thường xuyên, kịp thời, hiểu biết pháp luật của người dân còn nhiều hạn chế v.v Xuất phát từ tình hình thực tế đó, cần thiết phải nghiên cứu chuyên sâu các quy định về thời hạn của các biện pháp ngăn chặn trong pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành cũng như thực tiễn áp dụng các quy định này, và đó cũng là lý do, luận chứng cho sự cần thiết để chúng tôi lựa chọn đề tài "Thời hạn của các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ Luật học. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Do việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn không chỉ có ý nghĩa về mặt TTHS mà còn có vai trò lớn trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là xuyên suốt toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự, nên đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở những mức độ khác nhau, những khía cạnh, phương diện khác nhau về các biện pháp ngăn chặn trong TTHS. Hiện nay, khoa học luật TTHS trong và ngoài nước đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về các biện pháp ngăn chặn, nhưng chủ yếu chỉ đề cập một cách tổng thể và có hệ thống những khía cạnh lý luận chung nhất về các biện pháp ngăn chặn mà chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu có hệ thống, toàn diện và sâu sắc riêng về thời hạn của các biện pháp ngăn chặn dưới góc độ lý luận cũng như thực tiễn áp dụng. Ở Việt Nam, nghiên cứu về các biện pháp ngăn chặn, đã có các công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau: Cấp độ luận văn Tiến sĩ có đề tài: - Áp dụng biện pháp ngăn chặn trong điều tra vụ án hình sự của lực lượng cảnh sát nhân dân của tác giả Trịnh Văn Thanh, (Bộ Công an), 2000; - Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp của Nguyễn Văn Điệp, Học viện Tư pháp, 2005; 10 Ở cấp độ luận văn Thạc sĩ có đề tài: - Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Việt Nam của tác giả Nguyễn Văn Điệp, Học viện Tư pháp, 1996; - Tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, của Phạm Thanh Bình, Tòa án nhân dân tối cao, 1996; - Bắt người trong tố tụng hình sự Việt Nam, của Vũ Gia Lâm, 2000; - Vai trò của Viện kiểm sát trong việc áp dụng biện pháp tạm giam, của Phạm Duy Trường, 2006; - Vai trò của Viện kiểm sát trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, của Nguyễn Bá Phùng, 2010; - Căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Việt Nam, của Lê Thanh Bình, 2010. Về đề tài khoa học cấp Bộ có Hoàn thiện các biện pháp ngăn chặn trong Bộ luật tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, của Viện khoa học kiểm sát - Viện kiểm sát nhân dân tối cao, 2008,… Bên cạnh đó, về giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận có các công trình của các tác giả sau: - Những điều cần biết về bắt, giữ, khám xét, của Phạm Quang Mỹ và Phạm Hữu Kỳ, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 1983; - Những điều cần biết về bắt người, tạm giữ, tạm giam đúng pháp luật, của Phạm Quang Mỹ và Phạm Hữu Kỳ, Nhà xuất bản Pháp lý, 1993; - Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự; của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp - 1990, 1992, - Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam, của Viện Nhà nước và Pháp luật, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994; - Tội phạm học, luật hình sự và tố tụng hình sự, của Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1994; [...]... quả áp dụng các quy định về thời hạn của biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự 15 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỜI HẠN CỦA CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN 1.1 BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ THỜI HẠN TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1.1 Biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự 1.1.1.1 Khái niệm biện pháp ngăn chặn Trong bất kỳ xã hội nào, con người cũng luôn giữ vai trò quyết định đối với sự phát sinh,... ý nghĩa của các biện pháp ngăn chặn, căn cứ áp dụng các biện pháp ngăn chặn; Khái niệm thời hạn biện pháp ngăn chặn, căn cứ quy định thời hạn, thời hạn của các biện pháp ngăn chặn với các thời hạn khác có liên quan trong quá trình giải quyết vụ án - Khái quát sự phát triển của các quy định về biện pháp ngăn chặn cũng như thời hạn của các biện pháp ngăn chặn được trong lịch sử pháp luật TTHS của nước... PHÁP NGĂN CHẶN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.2.1 Khái niệm thời hạn của các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Từ phân tích ở trên cho thấy, thời hạn của các biện pháp ngăn chặn trong TTHS thuộc phạm vi, giới hạn của thời hạn trong TTHS Các quy định nghiêm ngặt của pháp luật TTHS về thời hạn đối với từng biện pháp ngăn chặn là thực sự cần thiết để đảm bảo việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn được... thời hạn của các biện 33 pháp ngăn chặn 1.2.3 Thời hạn biện pháp ngăn chặn với các thời hạn khác có liên quan trong quá trình giải quyết vụ án Thời hạn của các biện pháp ngăn chặn cũng thể hiện sự tương thích, phù hợp với các thời hạn có liên quan trong từng giai đoạn của quá trình giải quyết vụ án hình sự * Thời hạn của các biện pháp ngăn chặn với các thời hạn khác trong giai đoạn trước khi khởi tố. .. về thời hạn của các biện pháp ngăn chặn trong TTHS, trong đó giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn liên quan tới thời hạn của các biện pháp ngăn chặn trong luật TTHS Việt Nam Những điểm mới cơ bản của luận văn là: - Tổng hợp các quan điểm khoa học trong và ngoài nước về thời hạn của các biện pháp ngăn chặn trong TTHS để xây dựng nên khái niệm thời hạn của các biện pháp ngăn chặn, ... Thời hạn của các biện pháp ngăn chặn trong TTHS là một trong những thời hạn của TTHS, là khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác để các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng phải tuân thủ khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn được quy định trong BLTTHS 24 1.2.2 Căn cứ quy định thời hạn các biện pháp ngăn chặn trong luật tố tụng hình. ..- Các biện pháp ngăn chặn và vấn đề nâng cao hiệu quả của chúng, của TS Nguyễn Vạn Nguyên, Nhà xuất bản Công an nhân dân (CAND), 1995; - Các biện pháp ngăn chặn trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam, của Nguyễn Mai Bộ, Nhà xuất bản CAND, 1997 - Biện pháp ngăn chặn khám xét và kê biên tài sản trong Bộ luật tố tụng hình sự, của ThS Nguyễn Mai Bộ, 2004; - Về tự do cá nhân và biện pháp cưỡng chế tố tụng hình. .. hợp pháp của những người tham gia tố tụng Cũng như các loại thời hạn tố tụng khác, thời hạn của các biện pháp ngăn chặn được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác để các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng thực hiện việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với cá nhân, tổ chức, người bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn do BLTTHS quy định Theo quy định của. .. trách nhiệm về các hoạt động của mình đảm bảo đúng thời gian quy định, chống lại sự tùy tiện và những biểu hiện vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng 21 Theo quy định của pháp luật TTHS hiện hành: Thời hạn TTHS bao gồm hai loại: thời hạn của thủ tục tố tụng và thời hạn của các biện pháp ngăn chặn Bộ luật tố tụng hình sự quy định về thời hạn của thủ tục tố tụng cụ thể thông... biện pháp ngăn chặn trong BLTTHS Việt Nam hiện hành, cũng như những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về thời hạn của các biện pháp ngăn chặn trong thực tiễn 3.3 Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu và giải quyết những vấn đề thời hạn của các biện pháp ngăn chặn trong luật TTHS Việt Nam, kết hợp với việc nghiên cứu đánh giá tình hình áp dụng các quy định về thời hạn của . niệm thời hạn của các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự 16 1.2.2. Căn cứ quy định thời hạn các biện pháp ngăn chặn trong luật tố tụng hình sự 18 1.2.3. Thời hạn biện pháp ngăn chặn. thời hạn tố tụng hình sự 9 1.1.1. Biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự 9 1.1.2. Thời hạn tố tụng hình sự 14 1.2. Thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự 16 1.2.1 nghĩa của các biện pháp ngăn chặn, căn cứ áp dụng các biện pháp ngăn chặn; Khái niệm thời hạn biện pháp ngăn chặn, căn cứ quy định thời hạn, thời hạn của các biện pháp ngăn chặn với các thời hạn

Ngày đăng: 16/07/2015, 00:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w