1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI TIỂU LUẬN Chính sách thận trọng vĩ mô

47 336 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 903,8 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH KHOA NGÂN HÀNG  BÀI THUYẾT TRÌNH Đề tài: “Chính sách thận trọng vĩ mô” Giảng viên : PGS. TS. Hạ Thị Thiều Dao Môn : Kinh tế vĩ mô Lớp : Cao học 16B2 Nhóm thực hiện : Nhóm 6 1. Châu Hồ Quốc Bảo Nhóm trưởng 2. Nguyễn Thị Ngọc Nữ Thành viên 3. Đỗ Thị Kim Nữ Thành viên 4. Nguyễn Thị Hồng Thanh Thành viên 5. Nguyễn Huy Thu Hiền Thành viên 6. Phan Hữu Tài Thành viên 7. Lê Văn Cường Thành viên 8. Đoàn Trần Phong Thành viên 9. Lưu Huỳnh Thanh An Thành viên 10. Võ Nguyễn Thảo Quỳnh Thành viên Tp. Hồ Chí Minh,06/2015 2 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG 4 DANH MỤC BIỂU ĐỒ 4 DANH MỤC HÌNH 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5 PHẦN MỞ ĐẦU 6 1. Tính cấp thiết của đề tài 6 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 7 3. Mục đích nghiên cứu 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 8 5. Phương pháp nghiên cứu 8 5. Bố cục của đề tài nghiên cứu 9 6. Những điểm mới của Đề tài nghiên cứu 9 CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VỀ CHÍNH SÁCH THẬN TRỌNG VĨ MÔ 10 1.1. KHÁI NIỆM CHÍNH SÁCH GIÁM SÁT AN TOÀN VĨ MÔ 10 1.2. ƯU ĐIỂM CỦA CHÍNH SÁCH GIÁM SÁT VĨ MÔ THẬN TRỌNG 11 1.3. KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH VĨ MÔ THẬN TRỌNG TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA 12 1.3.1. Anh 12 1.3.2. Mỹ 13 1.4. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 13 1.4.1. Bài học đối với các Ngân hàng Trung Ương từ cuộc khủng hoảng (IMF, 2010) 13 1.4.2. Macroprudential Policy and the conduct of monetary policy (Denis Beau, Laurent Clerc và Benoit Mojon, 2012) 14 1.4.3. Macroprudential policies: Lessons for and from emerging markets (Stijn Claessens và Swati R. Ghosh, 2012) 14 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 16 CHƯƠNG 2: CÁC CÔNG CỤ GIÁM SÁT VĨ MÔ THẬN TRỌNG – MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC CHÍNH SÁCH VĨ MÔ KHÁC 17 2.1. CÁC CÔNG CỤ GIÁM SÁT VĨ MÔ THẬN TRỌNG 17 2.1.1. Các công cụ giúp tăng cường khả năng tự phục hồi: đệm vốn phản chu kỳ (countercyclical capital buffer-CCB) 22 2.1.2. Các công cụ giúp hạn chế sự mất cân bằng trong ngành 22 3 2.1.2.1. Giới hạn tỷ lệ vay/ giá trị khoản vay (LTV), trần tỷ lệ nợ trên thu nhập (DTI) 23 2.1.2.2. Yêu cầu vốn theo ngành 23 2.1.3. Các công cụ hạn chế rủi ro thanh khoản hệ thống 24 2.1.4. Các công cụ hạn chế rủi ro tỷ giá và sự bất ổn của thị trường ngoại hối 25 2.2. CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ AN TOÀN VĨ MÔ 25 2.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH THẬN TRỌNG VĨ MÔ VÀ CÁC CHÍNH SÁCH VĨ MÔ KHÁC 27 2.3.1. Sự tương tác giữa chính sách thận trọng vĩ mô và chính sách tiền tệ 28 2.3.2. Sự tương tác giữa chính sách thận trọng vĩ mô và chính sách tài khoá 29 2.3.3. Sự tương tác giữa chính sách thận trọng vĩ mô và chính sách thận trọng vi mô 30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 32 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH THẬN TRỌNG VĨ MÔ TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 33 3.1. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH VĨ MÔ THẬN TRỌNG TẠI VIỆT NAM 33 3.1.1. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio – CAR) 34 3.1.2. Các công cụ hạn chế rủi ro thanh khoản hệ thống 35 3.1.2.1. Tỷ lệ khả năng chi trả (thanh khoản) 35 3.1.2.2. Giới hạn cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (tỷ lệ LDR) 36 3.1.3. Các công cụ khác 38 3.1.3.1. Giới hạn cho vay ngoại tệ 38 3.1.3.2. Trạng thái ngoại tệ của TCTD 40 3.1.3.3. Trần lãi suất tiền gửi Việt Nam Đồng và đô la Mỹ 41 3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHO HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT AN TOÀN VĨ MÔ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM 42 3.2.1. Thực trạng hoạt động giám sát an toàn tài chính tại Việt Nam 42 3.2.2. Kiến nghị cho vấn đề giám sát an toàn vĩ mô hoạt động tài chính tại Việt Nam 43 3.2.2.1. Giải pháp trước mắt 44 3.2.2.2. Giải pháp lâu dài 44 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 4 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. So sánh các biện pháp giám sát thận trọng vĩ mô và vi mô 18 Bảng 3.1. Nội dung các biện pháp giám sát vĩ mô thận trọng 21 Bảng 3.2. Bộ chỉ số đánh giá thể chế của chính sách an toàn vĩ mô 26 Bảng 3.3. Chỉ số giám sát an toàn vĩ mô tại một số quốc gia trên thế giới. 27 Bảng 4.1. Tỷ lệ an toán vốn tối thiểu của hệ thống các TCTD tại Việt Nam tháng 3/2015 34 Bảng 4.2. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động thị trường 1 của các TCTD tại Việt Nam tháng 3/2015 37 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hệ thống các TCTD tại Việt Nam từ tháng 3/2012 đến tháng 3/2015 ( Nguồn: Tổng hợp từ website sbv.gov.vn) 35 Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động thị trường 1 của các TCTD tại Việt Nam từ tháng 3/2012 đến tháng 3/2015 38 DANH MỤC HÌNH Hình 3. 1. Tương quan giữa chính sách thận trọng vĩ mô và các chính sách khác 28 5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT IMF Quỹ tiền tệ quốc tế CAR Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu LDR Giới hạn cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động BIS Ngân hàng thanh toán quốc tế MPP Các công cụ (biện pháp) giám sát vĩ mô thận trọng FPC Ủy ban Chính sách tài chính FCA Cơ quan quản lý tài chính PRA Cơ quan quản lý an toàn BoE Ngân hàng Trung Ương Anh FSOC Hội đồng giám sát ổn định tài chính TCTD Tổ chức tín dụng CCB Đệm vốn phản chu kỳ GDP Tổng sản phẩm quốc nội LTV Giới hạn tỷ lệ vay/ giá trị khoản vay DTI Trần tỷ lệ nợ trên thu nhập 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Kể từ khi mở cửa thị trường theo chủ trương của Đảng và Nhà nước vào năm 1986 đến này, Việt Nam đã trải qua chặng đường gần 30 năm với nhiều mốc lịch sử đánh dấu quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2005, IMF công nhận Việt Nam chấp thuận điều VIII điều lệ IMF, đây là điều kiện tiên quyết mà Việt Nam phải thực hiện để được gia nhập WTO (Lê Thị Anh Đào, 2011). Tháng 12/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, điều này có nghĩa là Việt Nam đã cam kết xây dựng chính sách và thực hiện phù hợp với các qui định của WTO. Với áp lực này, Việt Nam phải gia tăng kỷ cương trong việc ban hành và thực thi các biện pháp chính sách, không được tùy tiện thi hành những biện pháp hành chính, phi thị trường. Đồng thời, xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế thị trường để đón nhận những cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập mang đến (Lê Thị Anh Đào, 2011). Đánh giá quá trình mở cửa kể từ khi gia nhập WTO, đã cho thấy Việt Nam có những thành tựu đáng ghi nhận về tốc độ tăng trưởng cao trong 2 năm 2007 – 2008, trở thành môi trường đầu tư hấp dẫn, thu hút nhà đầu tư nước ngoài, kết quả là lượng vốn đầu tư nước ngoài gia tăng mạnh mẽ, thu hút lượng kiều hối gia tăng với những con số ấn tượng, đồng thời kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng tăng cao, tác động đến kinh tế vĩ mô nói chung và các thị trường hàng hóa, dịch vụ nói riêng đều phát triển. Mức độ mở cửa theo lộ trình ngày càng rộng hơn đòi hỏi Việt Nam phải có sự thay đổi trong chính sách quản lý và điều hành nhằm ứng phó trước những sự biến động bất thường của các dòng vốn, cũng như tận dụng các cơ hội do sự gia tăng dòng luân chuyển ngoại tệ để phát triển nền kinh tế (Lê Thị Anh Đào, 2011). Trong những năm gần đây, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, chính sách vĩ mô thận trọng (hoặc chính sách giám sát an toàn vĩ mô) được chú ý quan tâm bởi những đặc điểm, công cụ riêng nhằm hạn chế tổn thất nếu xảy ra rủi ro trên qui mô toàn hệ thống, từ đó giúp nền kinh tế phục hồi với tốc độ nhanh hơn cũng như đảm bảo sự ổn định của thị trường. Sau hơn 8 năm gia nhập WTO, nền kinh tế của Việt Nam chưa được đánh giá là tăng trưởng ổn định, đồng thời các thị trường tài chính, tiền tệ còn sơ khai, kém phát triển. Nguồn vốn ngoại tệ luân chuyển kém linh hoạt, cung – cầu trên thị trường tại 7 nhiều thời điểm rơi vào tình trạng mất cân đối, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế – xã hội của người dân. Hoạt động quản lý, điều tiết và can thiệp cuả NHNN trên thị trường tài chính còn bị động, lúng túng và hiệu quả chưa cao. Năng lực quản trị rủi ro và kinh doanh ngoại tệ của các NHTM còn chưa tương thích với nền kinh tê mở cửa. Việc nhìn nhận, đánh giá khả năng áp dụng chính sách vĩ mô thận trọng để rút ra, phát huy những mặt tích cực, hạn chế hoặc xử lí những mặt hạn chế còn tồn tại là điều cần thiết. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài “Chính sách vĩ mô thận trọng” để nghiên cứu sâu hơn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Chính sách vĩ mô thận trọng mà nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu gồm: 1. Đinh Thị Thanh Long (2015). “Áp dụng các biện pháp giám sát vĩ mô thận trọng đối với hoạt động tín dụng ngoại tệ tại Việt Nam”. Đây là một nghiên cứu về tổng quan về chính sách vĩ mô thận trọng, các biện pháp thực hiện của chính sách thận trọng vĩ mô trong lĩnh vực tín dụng ngoại tệ, những đánh giá của tác giả về hoạt động các chủ thể trong thị trường và đưa ra một số ví dụ ứng dụng thận trọng vĩ mô trong việc hoạch định chính sách trong lĩnh vực Ngân hàng. Điểm nhấn mạnh của nghiên cứu là đưa ra những số liệu, luận điểm phù hợp với số liệu nhằm chứng minh việc áp dụng chính sách thận trọng vĩ mô tại Việt Nam vẫn còn sơ khai, có nhiều tiềm năng để phát triển. 2. Tô Ngọc Hưng (2014). “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với chính sách giám sát an toàn vĩ mô”. Nội dung của đề tài tập trung phân tích các công cụ của chính sách, cách thức đo lường mức độ áp dụng chính sách thận trọng vĩ mô và mối quan hệ với các chính sách vĩ mô khác. Đồng thời, bài viết cũng chỉ ra một số ứng dụng thực tế của Ngân hàng Nhà nước trong việc áp dụng thận trọng vĩ mô để điều hành chính sách tiền tệ. 3. Đỗ Việt Hùng và cộng sự (2014). “Tổng quan về khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô hiệu quả”. Nội dung tập trung nghiên cứu về sự tương tác giữa chính sách thận trọng vĩ mô và các chính sách vĩ mô khác, so sánh giữa chính sách thận trọng vĩ mô và vi mô, các yếu tố quyết định việc xây dựng khuôn khổ chính sách thận trọng vĩ mô hiệu quả. 8 Ngoài ra còn nhiều luận văn, nghiên cứu và những bài báo trên tập san chuyên ngành có nội dung liên quan đến đề tài cho thấy sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước với chính sách thận trọng vĩ mô nói chung và khả năng ứng dụng chính sách tại Việt Nam nói riêng. 3. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở những lý thuyết và những nghiên cứu trước đây về chính sách thận trọng vĩ mô và các công cụ chính của chính sách, Đề tài nghiên cứu tập trung phân tích làm rõ các đặc điểm của chính sách thận trọng vĩ mô, các công cụ và thực tiễn áp dụng một số mặt của chính sách thận trọng vĩ mô tại thị trường tài chính Việt Nam nhằm đưa ra nhận xét về khả năng ứng dụng trong tương lai. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu “Chính sách thận trọng vĩ mô” lấy cơ sở lý thuyết và thực trạng hoạt động thị trường tiền tệ ngân hàng tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế làm đối tượng nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu là chính sách quản lý tỷ giá, tín dụng của Việt Nam và những hoạt động của NHNN Việt Nam từ năm 2001 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu: Với mục tiêu đánh giá thực trạng về TTNH Việt Nam, đề tài nghiên cứu sẽ căn cứ vào khung lý thuyết những nghiên cứu trước đây của các tác giả như: Đinh Thị Thanh Long (2015), Tô Ngọc Hưng (2014), Đỗ Việt Hùng (2014),… để so sánh, tổng hợp và phân tích, đồng thời sử dụng phương pháp thống kê logic, lập luận biện chứng đứng trên quan điểm lịch sử và phát triển để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao mức độ áp dụng chính sách. Số liệu thu thập từ nguồn tài liệu của NHNN, IMF, BIS, Báo cáo thường niên của các NHTM, Tổng cục Thống kê kết hợp nguồn thông tin của báo chí, tạp chí chuyên ngành và kế thừa những kết quả nghiên cứu thực nghiệm có liên quan. Đề tài nghiên cứu sẽ tập trung giải quyết ba nội dung chính: Thứ nhất, khái lược lý thuyết về chính sách thận trọng vĩ mô, các biện pháp thực hiện của chính sách. Kinh nghiệm của các nước trong việc điều hành và phát triển TTNH tại Việt Nam. 9 Thứ hai, thực tiễn ứng dụng chính sách thận trọng vĩ mô tại Việt Nam nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng. Thứ ba, một số nhận xét, đề xuất nhằm góp phần giúp ổn định thị trường. 5. Bố cục của đề tài nghiên cứu: Ngoài phần mục lục, mở đầu và kết luận, bố cục của Đề tài nghiên cứu gồm 4 chương: Chương 1: Khái lược về chính sách thận trọng vĩ mô Chương 2: Các công cụ giám sát vĩ mô thận trọng – mối quan hệ với các chính sách vĩ mô khác Chương 3: Thực tế áp dụng chính sách thận trọng vĩ mô tại Việt Nam và một số kiến nghị 6. Những điểm mới của Đề tài nghiên cứu Kết quả của nhóm nghiên cứu thể hiện được một số các điểm mới chủ yếu sau: - Hệ thống hóa những nội dung cơ bản của chính sách thận trọng vĩ mô, các công cụ điều hành và một số bài học về áp dụng chính sách tại các nước. - Phân tích thực tế áp dụng thận trọng vĩ mô ở Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra những đánh giá về việc áp dụng chính sách này trong tương lai. 10 CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VỀ CHÍNH SÁCH THẬN TRỌNG VĨ MÔ Trong những năm gần đây, khủng hoảng tài chính toàn cầu đã cho thấy sự thiếu hụt trầm trọng của những công cụ phân tích giúp dự đoán và đối phó với tình trạng khủng hoảng qua từng thời kỳ tại mỗi quốc gia. Một khi sự khủng hoảng này lan rộng thì chắc chắn sẽ để lại những hậu quả kinh tế vĩ mô vô cùng nghiêm trọng. Nhìn từ góc độ chính sách mỗi quốc gia cần phải có một giải pháp để khắc phục tình trạng trên. (Đỗ Việt Hùng và cộng sự, 2014). Trong suốt hai thập kỷ qua, các quốc gia thường đặt mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá, tạo công ăn việc làm và đảm bảo tăng trưởng bền vững. Mục tiêu của chính sách tiền tệ như vậy là khá rõ ràng và đã nhận được sự đồng thuận cao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc thực hiện chính sách tiền tệ này vẫn có hạn chế khi được triển khai theo mô hình hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô. Do vậy, trong tình hình mới các nhà hoạch định chính sách quốc gia đã đưa ra khái niệm về chính sách thận trọng vĩ mô. Theo đó mà Ngân hàng nhà nước định nghĩa “chính sách thận trọng vĩ mô được hiểu là tập trung ổn định tài chính trước các cú sốc, hạn chế rủi ro và chi phí của khủng hoảng, bảo đảm cung cấp ổn định các dịch vụ trung gian tài chính đối với nền kinh tế, tránh để xảy ra tình trạng bùng nổ hoặc vắt kiệt nguồn tín dụng và thanh khoản đối với hệ thống tài chính” (Đỗ Việt Hùng và cộng sự, 2014). Chương 1 tập trung phân tích làm rõ chính sách thận trọng vĩ mô (hay giám sát an toàn vĩ mô – MPP), các ưu điểm, công cụ của chính sách, đồng thời nêu một số bài học kinh nghiệm áp dụng chính sách thận trọng vĩ mô tại các nước phát triển, điển hình là Anh và Mỹ nhằm xác định tiềm năng và khả năng áp dụng của chính sách này. 1.1. KHÁI NIỆM CHÍNH SÁCH GIÁM SÁT AN TOÀN VĨ MÔ Theo Tô Ngọc Hưng (2014), chính sách giám sát an toàn vĩ mô (thận trọng vĩ mô) là một chính sách vĩ mô thông qua việc sử dụng các công cụ của mình nhằm mục tiêu chủ yếu là hạn chế rủi ro đối với hệ thống tài chính nói chung, và hệ thống ngân hàng nói riêng. Do đó, chính sách giám sát an toàn vĩ mô có thể giúp hạn chế nguy cơ gián đoạn việc cung cấp các dịch vụ tài chính bị ảnh hưởng bởi sự yếu kém của một phần hoặc toàn bộ hệ thống tài chính, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế thực. [...]... quan giữa chính sách thận trọng vĩ mô và các chính sách khác Nguồn: International Monetary Fund (2013) Theo IMF (2013), chính sách thận trọng vĩ mô sẽ có mối quan hệ với các chính sách như Chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách thận trọng vi mô, chính sách cạnh tranh, chính sách quản lý khủng hoảng Cụ thể như sau: 2.3.1 Sự tương tác giữa chính sách thận trọng vĩ mô và chính sách tiền tệ... thể chế, vai trò của NHTW trong chính sách thận trọng vĩ mô đồng thời đi sâu phân tích mối tương tác giữa các chính sách thận trọng vĩ mô với các chính sách vĩ mô khác nhằm quyết định một khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô hiệu quả 2.1 CÁC CÔNG CỤ GIÁM SÁT VĨ MÔ THẬN TRỌNG Thuật ngữ “các công cụ (biện pháp) giám sát vĩ mô thận trọng nhằm xây dựng chính sách thận trọng vĩ mô (Macroprudential policy –... nào để đạt được sự cân bằng giữa các công cụ vĩ mô và chính sách thận trọng vĩ mô Đây chính là mục tiêu mà cộng đồng quốc tế đang nỗ lực tiến hành 16 CHƯƠNG 2: CÁC CÔNG CỤ GIÁM SÁT VĨ MÔ THẬN TRỌNG – MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC CHÍNH SÁCH VĨ MÔ KHÁC Ngày nay, chính sách thận trọng vĩ mô đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm của NHTW cũng như cơ quan quản lý tài chính tại nhiều quốc gia Các chuyên gia trong... mong muốn đến chính sách thận trọng vĩ mô Tuy nhiên, trong quá trình theo đuổi mục tiêu cơ bản của mình, chẳng hạn như ổn định giá cả, chính sách tiền tệ cũng xung đột đến mục đích của chính sách thận trọng vĩ mô, do đó cần sử dụng các công cụ một cách thích hợp để chính sách thận trọng vĩ mô giải quyết những kết quả không mong muốn của chính sách tiền tệ nhằm 28 tạo điều kiện để chính sách tiền tệ... thi chính sách tài khóa thận trọng không chỉ nhằm đảm bảo an toàn nợ công mà còn để tránh các phản ứng tiêu cực do rủi ro vỡ nợ của chính phủ lên sự an toàn của hệ thống tài chính 2.3.3 Sự tương tác giữa chính sách thận trọng vĩ mô và chính sách thận trọng vi mô Theo Tô Ngọc Hưng (2014) , giám sát thận trọng vi mô là giám sát tuân thủ, đảm bảo sự thận trọng trong hoạt động của từng định chế tài chính. .. tình hình vĩ mô 31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Thông qua các công cụ của chính sách thận trọng vĩ mô và mối liên hệ với các chính sách kinh tế khác cho thấy, một cơ chế tổ chức hiệu quả là điều kiện cần để ngăn ngừa các cuộc khủng hoảng Chính sách thận trọng vĩ mô cần phải được xây dựng trên nền tảng của một chính sách an toàn vi mô mạnh mẽ, một khuôn khổ xử lý nợ hiệu quả và cơ chế phối hợp chính sách là hết... hợp nhịp nhàng giữa hai chính sách là rất cần thiết với sự ổn định hệ thống tài chính Do vậy, Ở nhiều nước hiện nay, NHTW được giao cả hai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ và chính sách thận trọng vĩ mô Mô hình này mặc dù có nhiều ưu điểm như đảm bảo rằng chính sách giám sát vĩ mô có sự tham gia của các chuyên gia phân tích tài chính và kinh tế vĩ mô, nhà tạo lập chính sách hàng đầu của NHTW;... tài chính Từ đó cho phép kết hợp hiệu quả giữa chính sách thận trọng vĩ mô với các chính sách khác như chính sách tiền tệ, tài khóa, chính sách an toàn vi mô nhằm xử lý rủi ro hệ thống, giảm thiểu khoảng cách và sự chồng chéo trong việc nhận diện và ngăn ngừa rủi ro trong khi vẫn duy trì được tính độc lập của từng chức năng chính sách riêng biệt 32 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH THẬN TRỌNG VĨ... không, và chúng ta có thêm công cụ chính sách thận trọng vĩ mô hay không cũng không ảnh hưởng đến lạm phát Các tác giả cũng cho thấy để có thể đạt được hiệu quả chính sách thì các ngân hàng trung ương phải biết được các phản ứng của thận trọng vĩ mô Vì vậy, ngân hàng trung ương phải quyết định các nhân tố vĩ mô nào làm ảnh hưởng đến kết quả dựa trên chính sách thận trọng vĩ mô Điều này cũng ngụ ý rằng cần... biện pháp giám sát thận trọng vĩ mô và vi mô Nguồn: Borio (2003) Một vài biện pháp giám sát vĩ mô thận trọng được xếp vào công cụ của các chính sách tài khóa, tiền tệ, tỷ giá, thậm chí là các biện pháp hành chính Theo Đinh 18 Thị Thanh Long (2015), IMF đã liệt kê 10 biện pháp giám sát vĩ mô thận trọng được áp dụng thường xuyên và xếp vào 3 hạng mục: - Các biện pháp giám sát vĩ mô thận trọng áp dụng cho . CHÍNH SÁCH THẬN TRỌNG VĨ MÔ 10 1.1. KHÁI NIỆM CHÍNH SÁCH GIÁM SÁT AN TOÀN VĨ MÔ 10 1.2. ƯU ĐIỂM CỦA CHÍNH SÁCH GIÁM SÁT VĨ MÔ THẬN TRỌNG 11 1.3. KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH VĨ MÔ THẬN TRỌNG. ĐÁNH GIÁ AN TOÀN VĨ MÔ 25 2.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH THẬN TRỌNG VĨ MÔ VÀ CÁC CHÍNH SÁCH VĨ MÔ KHÁC 27 2.3.1. Sự tương tác giữa chính sách thận trọng vĩ mô và chính sách tiền tệ 28 2.3.2 2.3.2. Sự tương tác giữa chính sách thận trọng vĩ mô và chính sách tài khoá 29 2.3.3. Sự tương tác giữa chính sách thận trọng vĩ mô và chính sách thận trọng vi mô 30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 32 CHƯƠNG

Ngày đăng: 11/07/2015, 11:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w