THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH VĨ MÔ THẬN TRỌNG TẠ

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN Chính sách thận trọng vĩ mô (Trang 33)

6. Những điểm mới của Đề tài nghiên cứu

3.1.THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH VĨ MÔ THẬN TRỌNG TẠ

3.1. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH VĨ MÔ THẬN TRỌNG TẠI VIỆT NAM TẠI VIỆT NAM

Trong giai đoạn từ năm 2007 đến nay, nền kinh tế thế giới liên tiếp chứng kiến các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Quá trình tự do hóa tài chính ngày càng sâu rộng đã gây ra tác động cộng hưởng, khiến cho khủng hoảng càng nghiêm trọng với quy mô rộng khắp. Những trục trặc trong nền kinh tế và những bất ổn của khu vực tài chính giống như các nút thắt đan xen nhau, níu kéo nhau và cùng kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế và sự an toàn, lành mạnh của hệ thống tài chính (Nguyễn Xuân Thành, Đỗ Thiên Anh Tuấn, 2014). Không ngoại lệ, nền kinh tế Việt Nam cũng đã chịu tác động rất mạnh mẽ từ các cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới. Đặc biệt, Hệ thống tài chính Việt Nam trong thời gian qua chứng kiến nhiều bất ổn và sự thiếu lành mạnh, đặc biệt trong khu vực Ngân hàng.

Từ những bất ổn trên đã cho thấy thị trường tài chính tiền tệ thế giới đang thiếu một khung kỹ thuật cần thiết để giúp dự báo và ứng phó với những mất cân đối về tài chính khi bất ngờ xảy ra và gây ra những hậu quả kinh tế vĩ mô nghiêm trọng. Các quốc gia nói riêng và hợp tác quốc tế nói chung, cần phải tìm kiếm cho mình các chính sách, công cụ thích hợp để đối phó khi có biến cố xảy ra. Một trong những chính sách được đề cập đến trong giai đoạn gần đây là chính sách thận trọng vĩ mô hay chính sách giám sát an toàn vĩ mô (Macroprudential Policy).

Theo nhận định của IMF, chính sách thận trọng vĩ mô là rất cần thiết để bảo vệ hệ thống tài chính của một quốc gia, có thể giúp tránh lặp lại cuộc khủng hoảng toàn cầu đã gây nhiều thiệt hại nặng nề cho sự ổn định tài chính và nền kinh tế thế giới. Tùy từng điều kiện của mỗi một quốc gia, mục tiêu và công cụ của chính sách thận trọng vĩ mô được xây dựng trên cơ sở xét đến kinh nghiệm quốc tế, phù hợp với hạ tầng tài chính của quốc gia đó, đồng thời nên được hoạch định theo hướng mở để thích ứng với môi trường tài chính liên thông toàn cầu.

Thực tế chỉ ra Việt Nam cũng đã áp dụng nhiều biện pháp thận trọng vĩ mô (giám sát an toàn vĩ mô) để ổn định khu vực tài chính trong thời gian qua. Một số công cụ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng:

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN Chính sách thận trọng vĩ mô (Trang 33)