6. Những điểm mới của Đề tài nghiên cứu
2.3.2. Sự tương tác giữa chính sách thận trọng vĩ mô và chính sách tài khoá
Khi chính sách tài khóa không được xây dựng và thực thi hợp lý có thể khiến cho một quốc gia bị giảm khả năng đối mặt với những cú sốc lên nền kinh tế . Nguy cơ và mức độ rủi ro hệ thống có thể tăng nhanh bởi sự mất cân bằng vĩ mô như thâm hụt ngân sách kéo dài và gánh nặng nợ công lớn. Các cuộc khủng hoảng xảy ra trong quá khứ cho thấy, chính sách tài khóa thận trọng là cần thiết để duy trì sự an toàn của nợ công và tránh những tác đồng tiêu cực giữa rủi ro liên quan đến chủ quyền quốc gia và rủi ro hệ thống.
Chính phủ cần phải sử dụng kết hợp chính sách giám sát thận trọng vĩ mô với một chính sách tài khóa và cơ cấu chính sách hợp lý, như trong trường hợp dòng vốn ngoài vào cùng với sự thâm hụt trong tài khoản vãng lai kéo dài, nếu chỉ sử dụng duy nhất chính sách tài khóa thì sẽ không có khả năng đem lại hiệu quả. Các nhà hoạch định chính sách thận trọng vĩ mô cần thông qua phân tích những rủi ro và sự mất cân bằng kinh tế để đánh giá những tác động hệ thống và cân nhắc để đưa ra những hành động thích hợp.
Việc thực thi một chính sách tài khóa phù hợp, chẳng hạn như các chính sách nghịch chu kỳ, có thể giúp giảm rủi ro hệ thống và sụp đổ của bong bóng giá tài sản nói riêng. Chẳng hạn, trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái, các chính sách ưu đãi thuế có thể giúp giảm nhẹ gánh nặng tài chính và hỗ trợ cho sự phục hồi. Ngược lại, trong thời kỳ tăng trưởng nóng, việc áp đặt các chính sách thuế tạm thời đánh vào các giao dịch tài sản có thể giúp giảm bớt nguy cơ bong bóng tài sản và các hệ quả kèm theo đó. Thực thi chính sách tài khóa thận trọng không chỉ nhằm đảm bảo an toàn nợ công mà còn để tránh các phản ứng tiêu cực do rủi ro vỡ nợ của chính phủ lên sự an toàn của hệ thống tài chính.