Sự tương tác giữa chính sách thận trọng vĩ mô và chính sách thận trọng

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN Chính sách thận trọng vĩ mô (Trang 30)

6. Những điểm mới của Đề tài nghiên cứu

2.3.3. Sự tương tác giữa chính sách thận trọng vĩ mô và chính sách thận trọng

trọng vi mô

Theo Tô Ngọc Hưng (2014) , giám sát thận trọng vi mô là giám sát tuân thủ, đảm bảo sự thận trọng trong hoạt động của từng định chế tài chính , theo đó hầu như chỉ tập trung vào việc tuân thủ các quy chuẩn của các cơ quan giám sát về thận trọng hoạt động của định chế được giám sát (vốn, tài sản) như các yêu cầu về CAMELS/Basel chính là giám sát tuân thủ tại thời điểm giám sát mà không tính đến các nhân tố bên ngoài của định chế tài chính được giám sát. Giám sát thận trọng vĩ mô giúp đảm bảo rủi ro hệ thống, đánh giá các rủi ro có thể xảy ra đối với các định chế được giám sát, tính đến các nhân tố động bên ngoài có tác động tới đối tượng giám sát trong tương lai.

Trong điều hành kinh tế thì phải thực thi nhiều chính sách khác nhau, khi thực hiện chính sách thận trọng vĩ mô thì cũng sẽ có một hay nhiều chính sách kinh tế khác chịu sự ảnh hưởng. Việc thực hiện mục tiêu của chính sách này sẽ có tương quan đến việc thực hiện mục tiêu của chính sách kia và ngược lại. Hiểu được mối tương quan

giữa chúng để phối hợp các chính sách với nhau sẽ giúp phát huy hiệu quả cao nhất cho mỗi một chính sách và ổn định được tình hình vĩ mô.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thông qua các công cụ của chính sách thận trọng vĩ mô và mối liên hệ với các chính sách kinh tế khác cho thấy, một cơ chế tổ chức hiệu quả là điều kiện cần để ngăn ngừa các cuộc khủng hoảng. Chính sách thận trọng vĩ mô cần phải được xây dựng trên nền tảng của một chính sách an toàn vi mô mạnh mẽ, một khuôn khổ xử lý nợ hiệu quả và cơ chế phối hợp chính sách là hết sức cần thiết. Cơ chế phối hợp này bao gồm cả sự phối hợp trong nội bộ NHTW cũng như giữa NHTW và các cơ quan quản lý có liên quan nhằm mục tiêu ổn định tài chính. Từ đó cho phép kết hợp hiệu quả giữa chính sách thận trọng vĩ mô với các chính sách khác như chính sách tiền tệ, tài khóa, chính sách an toàn vi mô… nhằm xử lý rủi ro hệ thống, giảm thiểu khoảng cách và sự chồng chéo trong việc nhận diện và ngăn ngừa rủi ro trong khi vẫn duy trì được tính độc lập của từng chức năng chính sách riêng biệt.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH THẬN TRỌNG

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN Chính sách thận trọng vĩ mô (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)