Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio – CAR)

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN Chính sách thận trọng vĩ mô (Trang 34)

6. Những điểm mới của Đề tài nghiên cứu

3.1.1.Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio – CAR)

Ðối với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR), quy định cụ thể có liên quan đầu tiên là Quyết định 297/1999/QÐ-NHNN5 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM). Tại quy định này, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định là 8%. Ðến năm 2005, NHNN đã ban hành Quyết định 457/2005/QÐ- NHNN với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu vẫn là 8%. Năm 2010, Thông tư số 13/2010/TT- NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra đời đã thay thế Quyết định 457/2005/QÐ-NHNN, nâng tỷ lệ an toàn tối thiểu lên 9%. Gần đây nhất là sự ra đời của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, trong đó quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ của từng TCTD là 9%.

Tính đến thời điểm tháng 03/2015, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hệ thống TCTD tại Việt Nam khoảng 13.46%. Cụ thể:

Loại hình TCTD Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

(%)

NHTM Nhà nước 9.69

NHTM Cổ phần 13.01

NH Liên doanh, nước ngoài 33.93

Công ty tài chính, cho thuê 29.12

Tổ chức tín dụng hợp tác 28.04

Toàn hệ thống 13.46

Bảng 3.1. Tỷ lệ an toán vốn tối thiểu của hệ thống các TCTD tại Việt Nam

tháng 3/2015 (Nguồn: sbv.gov.vn, truy cập ngày 09/6/2015)

Trong các nhóm TCTD hiện nay, nhóm NHTM Nhà nước có hệ số CAR thấp nhất, khoảng 9.69% trong khi các NH Liên doanh, nước ngoài duy trì ở mức cao 33.93%. Ngoài ra, xét chung toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam, các NHTM đều đảm bảo thực hiện quy định đảm bảo an toàn vốn tối thiểu 9% theo các quy định hiện hành.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Hệ thống các TCTD của Việt Nam từ tháng 3/2012 đến tháng 3/2015:

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hệ thống các TCTD tại Việt Nam từ

tháng 3/2012 đến tháng 3/2015 ( Nguồn: Tổng hợp từ website sbv.gov.vn)

3.1.2. Các công cụ hạn chế rủi ro thanh khoản hệ thống

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN Chính sách thận trọng vĩ mô (Trang 34)