1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Căm thức thời gian trong thơ đời Trần

146 2K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Đề tài về : Căm thức thời gian trong thơ đời Trần

Trang 1

Doãn Thị Hồng

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2009

Trang 2

Doãn Thị Hồng

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS ÐOÀN THỊ THU VÂN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2009

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể Thầy cô khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, phòng Khoa học- Công nghệ sau đại học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đoàn Thị Thu Vân, người đã tận tâm, chu đáo hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Và tôi cũng xin cảm ơn những người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã khích lệ, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập

Xin trân trọng cảm ơn

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009

Người thực hiện luận văn

Doãn Thị Hồng

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Trong mỗi một tác phẩm văn học, người nghệ sĩ luôn thể hiện các quan điểm về nghệ thuật, về cuộc sống qua hình tượng thời gian và không gian Thơ đời Trần cũng vậy Đó là thơ của một triều đại đặc biệt với những biến cố lịch sử lớn lao, với tầm vóc phi thường của những con người bình thường trong thời đại phục hưng dân tộc Một số công trình nghiên cứu trước đây cũng đã từng đề cập đến phương diện thời gian trong thơ đời Trần nhưng mới chỉ nêu khái quát bên cạnh nhiều phương diện nghệ thuật khác Vấn đề chưa được đi sâu, khảo sát chuyên biệt nên chưa giúp người đọc thấy thật rõ

sự khác biệt của phương diện này trong các loại hình thơ ca đời Trần và thơ đời Trần so với thơ ca trung đại

1.2 Văn học là một hình thái ý thức xã hội, do đó, nó là tấm gương phản ánh cuộc sống một cách sinh động và chân thực Là một thể loại quan trọng của văn học, thơ ca góp phần thể hiện thế giới nội tâm phong phú của con người, hơn thế, người đọc của những thế hệ sau có thể dùng thơ ca làm chiếc cầu nối để “liên lạc” với những con người sống cách xa họ hàng bao nhiêu thế

kỷ Chúng ta rất muốn biết con người thời Trần đã sống và suy nghĩ như thế nào về những vấn đề của cuộc sống, của thời đại Chúng ta cũng muốn cắt nghĩa những hiện tượng của lịch sử bằng con đường đi vào thế giới tâm hồn của họ Tất nhiên thơ ca không phải là con đường duy nhất để ta tìm đến với cha ông Nhưng nếu ta muốn bắt đầu từ con đường mà ở đó, thế hệ đi trước đã không ngại bộc bạch những suy nghĩ rất riêng tư, rất trung thực thì qua thơ ca

có lẽ là cách tương đối hữu hiệu Và cũng ở địa hạt thơ ca, con người đời Trần đã thể hiện những quan niệm nhân sinh của mình một cách khá rõ nét

Họ nghĩ về thiên nhiên, về con người, về lịch sử với lẽ hưng phế… Họ nghĩ

về tất cả những điều đó trong sự trôi chảy của thời gian, trong giới hạn của

Trang 5

không gian Bởi vậy, đọc những biểu hiện về thời gian trong thơ đời Trần cũng giúp ta rõ hơn về những suy nghĩ, cảm xúc, quan niệm nhân sinh của các nhà thơ đời Trần Từ đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của con người thời Trần cùng một phương diện giá trị độc đáo của thơ ca thời đại này

2 Mục đích nghiên cứu

Tuy chưa có một công trình riêng biệt nào nghiên cứu vấn đề thời gian trong thơ đời Trần nhưng rải rác trong các bài nghiên cứu, các tác giả ít nhiều đều đề cập đến vấn đề này Do đó, mục đích nghiên cứu của công trình này không phải là khai thác một vấn đề hoàn toàn xa lạ và mới mẻ, tất nhiên, càng không phải là sự nhắc lại một cách máy móc và không cần thiết Trên cơ sở nghiên cứu và kế thừa những công trình nghiên cứu trước đây, chúng tôi muốn tổng kết một cách có hệ thống những biểu hiện của thời gian nghệ thuật trong thơ đời Trần Từ đó đi đến phát hiện những nét độc đáo của cảm thức thời gian trong thơ thời ấy nhằm thấy được những đóng góp của phương diện nghệ thuật này cho thơ ca đời Trần nói riêng, thơ ca trung đại nói chung Bên cạnh đó cũng đồng thời đi đến hiểu sâu hơn về văn học của một thời đại huy hoàng trong lịch sử dân tộc

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát

3.1 Đối tượng

Thơ ca đời Trần tuy không thật nhiều về số lượng nhưng cũng không phải là ít Ở luận văn này, chúng tôi muốn đi tìm một quan niệm cụ thể về thời gian của các nhà thơ đời Trần thông qua các bài thơ có thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp yếu tố thời gian Thời gian qua cách nhìn, cách cảm nhận của tác giả đối với thế giới chung quanh, từ quá khứ đến hiện tại, có tác dụng soi

tỏ cuộc sống trong quá khứ của cha ông không chỉ giúp ta hiểu hơn về cuộc sống tâm hồn, tính cách của các bậc tiền bối mà còn giúp ta gạn đục khơi trong cho cuộc sống mỗi ngày trở nên tốt đẹp hơn, nhân ái hơn

Trang 6

Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là cách nhìn, cách cảm nhận, và

từ đó, quan niệm về thời gian được thể hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong thơ đời Trần Đây cũng là một phương diện trong quan niệm nhân sinh

sẽ góp phần soi rõ những vấn đề liên quan như tư tưởng, tâm hồn, nhân cách… của các tác gia đời Trần

3.2 Phạm vi

1 Nhắc đến thơ đời Trần, người ta nghĩ ngay đến thơ Thiền, một thành

tựu kế thừa từ đời Lý với những bước phát triển vượt bậc Trong thơ Thiền, ta gặp được những con người đạt đến sự tự do gần như tuyệt đối của tâm hồn Bởi vậy, khảo sát thơ Thiền giúp ta nhìn rõ hơn những quan niệm nhân sinh của con người đời Trần, trong đó có vấn đề thời gian

2 Một bộ phận quan trọng của thơ ca thời kì này là những vần thơ tràn đầy tinh thần dân tộc, những vần thơ cất lên trước trận đánh, trong trận đánh

để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân dân, và sau trận đánh với cảm xúc tự hào, tràn đầy niềm tin Nghiên cứu về cảm thức thời gian trong thơ đời Trần, không thể không khảo sát mảng thơ này, đó là thơ ca thời thịnh Trần

3 Khi nhà Trần bắt đầu có dấu hiệu suy thoái, thơ ca chuyển từ cảm hứng hướng ngoại sang cảm hứng hướng nội với những vần thơ đầy suy tư và trăn trở Do đó, tất cả những quan niệm nhân sinh trước đây cũng có phần thay đổi, kéo theo sự thay đổi về cảm thức thời gian Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài này sẽ bao gồm toàn bộ thơ ca thời Trần với nhiều cảm hứng khác nhau, từ cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc, cảm hứng thiên nhiên, cảm hứng Thiền tông thời thịnh Trần đến cảm hứng thế sự thời vãn Trần

4 Lịch sử vấn đề

Tuy chưa có một công trình chuyên biệt nào dành riêng để khảo sát, nghiên cứu vấn đề cảm thức thời gian trong thơ đời Trần nhưng thời gian nghệ thuật vốn được coi là một biểu hiện quan trọng của thi pháp nên trong

Trang 7

quá trình nghiên cứu các vấn đề của văn học trung đại, các tác giả đều lưu tâm xem xét, đề cập đến nó

Đầu tiên phải kể đến công trình Thi pháp Văn học trung đại Việt Nam

của tác giả Trần Đình Sử Trong công trình này, tác giả đã dành hơn bốn trang viết để nói về thời gian trong thơ trung đại nói chung với các nội dung như

mô hình chung của thời gian, thời gian vũ trụ bất biến, thời gian con người Nội dung và các khái niệm mà Trần Đình Sử xác lập tuy không phải dành riêng cho thơ đời Trần nhưng nó đã bao quát được những biểu hiện dễ thấy nhất của thời gian trong thơ trung đại, giúp người đọc nhận rõ những đặc trưng cơ bản nhất của thơ ca trung đại, đồng thời có thể phân biệt dễ dàng với thời gian trong thơ ca dân gian và thơ ca hiện đại Tác giả nghiên cứu thời gian trong thơ ca trung đại Việt Nam dựa trên việc so sánh và lí giải sự ảnh hưởng về quan niệm, biểu hiện của thời gian trong thơ ca Trung Quốc

Về thời gian trong thơ trung đại, tác giả đã xác lập được các khái niệm như sau: Thời gian vũ trụ bất biến trong thơ từ thế kỉ X- XVII; Vô thời gian

trong thơ Thiền - loại thời gian “bất biến, thường trụ, bởi vì không sinh không

diệt” [58, tr.197]; Thời gian lịch sử trong thơ tương quan với thời gian vũ trụ -

kiểu thời gian được không gian hóa với “tính bất biến của lịch sử hóa thân

vào dấu tích” [58, tr.204]; Và cuối cùng là thời gian con người với nỗi buồn

thương u uất cá nhân

Tác giả đã phát hiện và lí giải vấn đề tương đối chặt chẽ Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của công trình khá rộng nên tác giả chỉ dừng lại ở bốn trang viết cho vấn đề này với mức độ khái quát Đi vào chiều sâu vấn đề thời gian trong thơ ca trung đại vẫn còn chờ đợi sự tiếp tục của các nhà nghiên cứu sau này

Trong công trình Văn học trung đại Việt Nam, tác giả Lê Trí Viễn

(Chủ biên) cũng đã đề cập đến vấn đề thời gian trong thơ ca trung đại Việt

Trang 8

Nam Khi nói về đặc điểm của văn học trung đại, điều đầu tiên tác giả quan tâm là cách người xưa cảm nhận thế giới Tác giả cố gắng lí giải những điểm khác biệt trong nhận thức và cảm xúc của con người trung đại so với con người hiện đại Tuy không tách ra thành một chương mục riêng nhưng trong phần này, tác giả cũng đã phát hiện và lí giải những biểu hiện của thời gian, không gian nghệ thuật trong văn học trung đại Về cơ bản, có thể thấy, ở phần thời gian, tác giả nhấn mạnh một số những biểu hiện cơ bản như thời gian

trung đại là “thời gian tuyến tính trôi chảy không ngừng, một qua không trở

lại” [91, tr.19] và là “ thời gian chu kỳ đi rồi quay trở lại chứ không đi mất”

[91, tr.19]; Đồng thời đó còn là “thời gian không trống rỗng trừu tượng mà

chất chứa một nội dung cụ thể” [91, tr.19]; “Thời gian nhuốm màu thiêng liêng và đạo đức” [91, tr.19] Tác giả cho rằng, trong hai loại biểu hiện của

thời gian nghệ thuật thì thời gian chu kì có tác động sâu sắc hơn đến cảm quan

con người trung đại Đó là “thời gian vĩnh cửu (…) Ý thức về thời gian chu kì

sâu hơn và có sức xóa mờ thời gian tuyến tính” [91, tr.20]

Tuy nhiên, trong khuôn khổ một bài giảng đại học, tác giả cũng chỉ khám phá những biểu hiện có sức khái quát nhất mà chưa đi sâu phân tích các dẫn chứng Vấn đề được đặt ra giúp người đọc có thể hình dung những nét tiêu biểu nhất của văn học trung đại Có thể xem những nội dung mà tác giả

đề cập, luận giải là cái “nền” để trên cơ sở đó, ta có thể đi tìm những nét đặc trưng một cách sâu hơn, rõ hơn trong một triều đại văn học cụ thể

Trong chuyên đề bài giảng cao học Thơ Thiền Việt Nam thời Lý

-Trần, khảo sát từ góc độ nghệ thuật, tác giả Đoàn Thị Thu Vân cũng quan

tâm đề cập và lí giải khá rõ những biểu hiện của thời gian trong thơ Thiền Lý- Trần như là một biểu hiện của thi pháp thơ Thiền Với khoảng một trang viết, tác giả chuyên đề cố gắng truyền tải một cách cô đọng những đặc điểm về thời gian nghệ thuật trong thơ Thiền Lý - Trần với những biểu hiện cơ bản sau:

Trang 9

Một là thơ Thiền đề cập đến “Thời gian hiện thực của trần thế vô cùng

ngắn ngủi và chóng vánh” [87, tr.14]

Hai là tác giả thơ Thiền “đặc biệt đề cao thời gian hiện tại, chủ trương

sống cho trọn vẹn cái “giây phút này”” [87, tr.14]

Ba là “thời gian vĩnh hằng nằm trong thời gian chuyển động”[87, tr.15] Bốn là “thời gian đóng vai trò cột mốc cho một bước ngoặt của tâm

thức, đánh dấu sự đổi khác giữa sau và trước” [87, tr.15]

Cuối cùng là thời gian trong thơ Thiền “thường là mùa thu, ban đêm

(với trăng sáng, gió trong và hơi đêm mát lạnh) Đó là thời điểm của sự hòa điệu giữa con người và vạn vật, vũ trụ” [87, tr.15]

Như vậy, tiếp cận chuyên đề này, người đọc cũng phần nào nắm rõ được những đặc trưng cơ bản của vấn đề thời gian trong thơ Thiền đời Trần Nhưng như tên chuyên đề đã xác định, trọng tâm của chuyên đề vẫn là sự khảo sát tất cả các yếu tố nghệ thuật của thơ Thiền Lý - Trần nói chung Cho nên, để tìm hiểu cảm thức thời gian trong toàn bộ thơ đời Trần sẽ là không đủ Mặt khác, xét về bản chất, khi tìm hiểu thơ Thiền đời Trần, chúng ta cũng khám phá ra nhiều nét rất khác biệt so với thơ Thiền đời Lý Bên cạnh đó, vấn

đề được tác giả trình bày dưới dạng những luận điểm cơ bản cùng với các dẫn chứng thật tiêu biểu Thế nên, vẫn cần thiết để khám phá vấn đề ở một mức

độ sâu hơn, chuyên biệt hơn

Ở cấp độ luận văn thạc sĩ, có hai công trình đề cập đến vấn đề thời gian trong thơ đời Trần với vị trí là một phần nhỏ của luận văn

Một là công trình Tìm hiểu thơ các vua thời thịnh Trần (Từ Trần

Thái Tông đến Trần Minh Tông) (2003) của tác giả Trần Thị Hồng Y

Để đọc ra chân dung tâm hồn của các vị vua thời thịnh Trần, tác giả Trần Thị Hồng Y đã đi khảo sát tất cả các yếu tố nghệ thuật, trong đó có thời gian Tác giả xếp chung không gian, thời gian thành một tiểu mục trong luận

Trang 10

văn Điều này khiến cho có một số yếu tố riêng biệt của thời gian hoặc không gian đã không được khai thác triệt để Tác giả đã phân chia và định danh thành ba kiểu thời gian, không gian như sau: Một là thời gian - không gian bất

tử của hào khí Đông A với đặc điểm: “Không gian hiện thực được nâng lên

thành không gian sử thi của những năm kháng chiến chống Nguyên”; “Một thời gian, không gian tổng hợp từ quá khứ đến hiện tại và tương lai”[95,tr.100]; Hai là thời gian - không gian của khuynh hướng cá nhân với

chút ít tâm sự đời thường Tác giả cũng nhận thấy đó là một kiểu thời gian - không gian thiếu ấm áp, vắng vẻ; Ba là thời gian - không gian siêu thoát Tác giả chủ yếu khảo sát mảng thơ Thiền để chứng minh cho sự tồn tại của thời

gian - không gian siêu thoát Đó là kiểu thời gian mà “Tâm hồn trong trẻo,

lặng lẽ, cái tiểu ngã hòa vào cái đại ngã của vũ trụ, tìm thấy giây phút an nhiên tư tại, đó là những khoảnh khắc bừng sáng của trí tuệ và tâm hồn, vượt

cả không gian và thời gian Nó là thời gian, không gian của tâm linh huyền diệu, siêu thoát của Thiền Tông”[95, tr.105]

Vì đây chỉ là một phần nhỏ của luận văn nên tác giả hầu như chỉ đề cập đến mà chưa có sự đi sâu một cách cặn kẽ, thấu đáo Sự điểm qua ấy dù sao cũng đã cho ta thấy những nét cơ bản của yếu tố thời gian trong thơ của các Thiền sư đời Trần - một lực lượng cầm bút quan trọng đã tạo nên diện mạo của văn học đời Trần

Công trình thứ hai là Con người trong thơ Thiền Lý Trần dưới góc

nhìn thi pháp học hiện đại (2005) của tác giả Trần Hoàng Hùng Trong công

trình này, tác giả cũng xem xét thời gian, không gian như những yếu tố nghệ thuật quan trọng trong việc thể hiện tâm hồn con người Tác giả phân biệt sự khác nhau trong quan niệm về thời gian của Nho gia, Đạo gia và Phật giáo, từ

đó nhấn mạnh những yếu tố đặc trưng trong thơ Thiền Theo tác giả, thời gian trong thơ Thiền Lý - Trần là thời gian thực tại vận động tuần hoàn gắn liền

Trang 11

với quy luật “sinh, trụ, dị, diệt”; “sinh, lão, bệnh, tử” của đời người Bên cạnh

đó, còn có “khoảnh khắc chợt tỉnh” khi con người ở giữa mốc giao điểm giữa

mê và ngộ [36, tr.18] Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến một số thời điểm đặc biệt trong thơ Thiền như mùa thu, ban đêm… Mặc dù những ý kiến của tác giả mới dừng lại ở mức độ mang tính kế thừa nhưng những đóng góp của nó cũng không thể phủ nhận Đó là sự khai thác sâu, cặn kẽ qua các dẫn chứng Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, vấn đề vẫn chưa được khai thác một cách triệt để, ngõ hầu giúp người đọc có thể chứng kiến toàn bộ những biểu hiện của thời gian trong thơ Thiền Điều này có lẽ cũng xuất phát từ chính đối tượng nghiên cứu của công trình, đó là tác giả chỉ nghiên cứu những bài thơ tiêu biểu, những bài thơ có khả năng thể hiện hình tượng con người của một dòng thơ đặc biệt trong văn học Lý - Trần

Ở cấp độ các bài báo, tạp chí, các tác giả cũng quan tâm đến vấn đề này, tuy chưa sâu rộng và chuyên biệt Đâu đó, ta thoáng gặp những ý kiến, những nhận định có liên quan đến vấn đề thời gian, tuy mới chỉ là các hiện tượng riêng biệt, đơn lẻ

Ở bài viết Về diễn tiến của thơ trữ tình đời Trần của tác giả Nguyễn

Phạm Hùng (Đã đăng trên tạp chí văn học số 4/1983; In lại trong trong công

trình Trên hành trình văn học trung đại (sđd)), thời gian cũng được đề cập

đến qua một số phương diện như sau: Ở thời thịnh Trần là “những cảm xúc

thơ về một quá khứ vô cùng vinh quang và đầy chiến thắng” [33, tr.166];

“Cảm xúc trữ tình của các thi sĩ cùng gặp nhau trong sự hồi tưởng lại những

chiến công của cha ông trên sông Bạch Đằng” [33, tr.166]; Thời vãn Trần thì

“thời gian được phản ánh trong thơ co giãn theo tâm trạng con người Ngày

vui thường qua nhanh mà nỗi buồn sao đằng đẵng” [33, tr.170]; Trong thơ

Phạm Nhân Khanh, Trần Nguyên Đán, thời gian “buồn bã, nặng nề như cuộc

đời vô vị trôi đi” Rồi có lúc lại “giật mình, cảm thấy thời gian trôi đi nhanh

Trang 12

quá, rồi cả thời gian, tuổi tác, cuộc đời rồi cũng sẽ một đi không trở lại” [33,

tr 170]; Trong thơ Nguyễn Tử Thành thì “nghe tiếng thời gian đang tan theo

những giọt mưa đêm xuân trong một sự nuối tiếc đến tuyệt vọng” [33, tr.171]

Trong bài viết Huyền Quang và những trang đời nhiều huyền thoại,

những vần thơ nhiều hàm nghĩa (Đã đăng TCVH số 3/1994, đăng lại trong

công trình Những nghĩ suy từ văn học trung đại (sđd)), tác giả Trần Thị

Băng Thanh, trong quá trình lí giải những điểm mờ trong hành trạng vị sư nổi tiếng này đồng thời với việc cắt nghĩa những vẫn thơ đầy hàm ý của ông, cũng đã đề cập đến kiểu thời gian tồn tại trong tác phẩm Huyền Quang Đó là kiểu thời gian chất chứa nhiều tâm sự trễ nãi, buồn chán Tất nhiên thơ ông có niềm vui những nỗi buồn vẫn là cái đọng lại sâu sắc hơn cả Trong nỗi cô đơn

ngập tràn, nhà thơ đã “phó mặc cho ngày tháng cứ trôi đi chậm chạp còn con

người thì gần như trở nên vô cảm hoặc “lười biếng” ngay cả với công việc hàng ngày của tăng chúng” [70, tr.78]

Ở một bài viết khác Trương Hán Siêu và tư tưởng nghệ thuật thời Lý

Trần (Đã đăng trên Tạp chí nghiên cứu Phật học số 2/1996, đăng lại trong

công trình Trên hành trình văn học trung đại (sđd)), tác giả Nguyễn Phạm

Hùng cũng tìm thấy hai kiểu tư duy tiêu biểu trong thơ văn Trương Hán Siêu nói riêng và thơ văn Lý - Trần nói chung, đó là kiểu tư duy hướng ngoại thời thịnh Trần và tư duy hướng nội thời Vãn Trần Ở kiểu tư duy thứ hai, tác giả

tìm thấy ‘cảm giác trông vắng, hiu quạnh, hẫng hụt của con người khi quá

khứ huy hoàng đã đi qua’ [34, tr.391]; là lời cảnh tỉnh con người trước sự suy thoái của xã hội, nhắc nhở con người không được quên quá khứ huy hoàng

[34, tr.392]…

Trên đây là một số công trình, bài viết có liên quan đến vấn đề thời gian thơ đời Trần Sự điểm qua ấy có lẽ chưa thật đầy đủ Tuy nhiên, chúng tôi cũng cố gắng nêu lên những nhận xét có tính bao quát và điển hình đối với

Trang 13

vấn đề cần khảo sát để giúp người đọc thấy được những mặt đã được khai thác, những mặt chưa đi sâu và phần nào sẽ được tiếp tục trong luận văn này

5 Phương pháp nghiên cứu

Căn cứ vào đặc trưng của đối tượng nghiên cứu, trong quá trình giải quyết vấn đề, chúng tôi sử dụng chủ yếu một số phương pháp sau:

- Một là phương pháp thống kê phân loại Phương pháp này được sử dụng để phân chia thơ ca đời Trần thành hai mảng: thơ Thiền và thơ thế tục Mặt khác, chúng tôi cũng tập hợp và thống kê được số lượng những câu thơ, bài thơ có biểu hiện trực tiếp hoặc gián tiếp yếu tố thời gian

- Hai là phương pháp thống kê miêu tả Sau khi xác định được những câu thơ, bài thơ có biểu hiện yếu tố thời gian, chúng tôi tiến hành mô tả sự biểu hiện ấy nhằm làm rõ đặc trưng thời gian của từng loại hình thơ

- Bên cạnh các phương pháp trên, chúng tôi còn sử dụng kết hợp các thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp để giải quyết vấn đề Thao tác phân tích được sử dụng khi mô tả loại hình thơ nhằm làm rõ những biểu hiện đặc trưng nhất của thời gian trong thơ đời Trần Thao tác so sánh được sử dụng thường xuyên trong luận văn nhằm tìm ra những nét chung mang tính phổ quát của thời gian trong văn học trung đại, nét độc đáo của thời gian trong thơ đời Trần, cá tính sáng tạo của mỗi tác giả… Thao tác tổng hợp giúp người viết thâu tóm vấn đề sau khi đã được phân tích, lí giải

Trên đây là một số phương pháp, thao tác chủ yếu được sử dụng trong luận văn Việc vận dụng các phương pháp, thao tác trong luận văn được tiến hành phối hợp với nhau nhằm góp phần làm sáng tỏ vấn đề

6 Cấu trúc luận văn

Luận văn bao gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận

Trang 14

Phần mở đầu: Lí do chọn đề tài; Mục đích nghiên cứu; Đối tượng nghiên

cứu và phạm vi khảo sát; Lịch sử vấn đề; Phương pháp nghiên cứu; Cấu trúc luận văn

Phần nội dung: Gồm 4 chương:

- Chương 1: Thời đại và cảm thức thời gian trong thơ ca trung đại Việt Nam

- Chương 2: Cảm thức thời gian trong thơ Thiền đời Trần

- Chương 3: Cảm thức thời gian trong thơ thế tục đời Trần

- Chương 4: Nghệ thuật thể hiện thời gian trong thơ đời Trần

Phần kết luận

Trang 15

Chương 1:

THỜI ĐẠI VÀ CẢM THỨC THỜI GIAN TRONG THƠ CA TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 1.1 Thời đại của hào khí Đông A- một mốc son trong lịch sử dân tộc

Cho đến hôm nay, khi lịch sử dân tộc đã bước sang một trang mới thì những dấu ấn vẻ vang của triều đại nhà Trần vẫn còn vang vọng những âm hưởng hào hùng, sảng khoái

Thời đại ấy đã bắt đầu bằng một sự chuyển giao tương đối êm thấm, hợp tình hợp lý Người đời đã quên những toan tính, thủ đoạn của Trần Thủ

Độ khi tìm mọi cách lấy ngôi báu về cho nhà Trần Vì thời đại ấy đã ba lần chiến thắng quân Nguyên – Mông, một thế lực hung hãn, hiếu chiến từng chiếm trọn châu Á và nửa châu Âu Triều đại ấy đã biết tập hợp, kích thích lòng dân để tinh thần yêu nước và đoàn kết dân tộc được phát huy một cách cao độ: Từ trang thiếu niên Trần Quốc Toản từng bóp nát quả cam ở hội nghị Bình Than cho đến các cụ già nhất tề hô “đánh” ở hội nghị Diên Hồng; Từ Trần Thủ Độ tuy không ưa An Sinh Vương vẫn căn dặn vua Thánh Tông nên

để cho Quốc Tuấn nắm giữ binh quyền trong nước cho đến Trần Hưng Đạo

bỏ thù riêng, gác chữ hiếu để toàn tâm toàn ý phụng sự cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm Đoàn quân Mông Cổ hùng mạnh, thiện chiến, đông đảo, hừng hừng tham vọng bá chủ ba lần đặt chân lên lãnh thổ Đại Việt đều rước lây thất bại ê chề Mỗi người dân Việt Nam đều hằn sâu trong lòng nỗi nhục của ngàn năm Bắc thuộc, niềm tự hào sâu sắc về chiến công của Ngô Quyền đánh lui quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chiến công phá Tống của Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt… Và bây giờ, vua tôi nhà Trần tiếp tục hun đúc những nỗi căm thù và lòng tự hào ấy để nó mãi mãi là nguồn động viên tinh thần trên mỗi bước đường bôn tẩu chống giặc Vua quan nhà Trần còn là những người dìu dắt, quan tâm đến quyền lợi của nhân dân để vua tôi đồng

Trang 16

lòng tiễu trừ giặc mạnh Nhà Trần đã viết tiếp những trang sử vẻ vang của dân tộc một cách xứng đáng bằng những chiến công oai hùng và hiển hách

Xét về văn hóa tư tưởng, thời Trần cũng để lại những dấu ấn sâu sắc đặc biệt Tinh thần Tam giáo đồng nguyên đã xuất hiện, phát triển dưới triều

Lý Và đời Trần đã tiếp thu tinh thần Tam giáo ấy một cách mạnh mẽ Phật giáo đời Trần có một vai trò thật đặc biệt Phật giáo được nâng ngang tầm thời đại, chứng kiến, đóng góp vào những sự kiện trọng đại của đất nước Vị vua đầu tiên của đời Trần đồng thời cũng là ngọn đuốc sáng của Thiền học Việt Nam Trần Thái Tông Tuệ Trung thượng sĩ được xem là vị Bồ Tát tại gia với một tâm hồn siêu thoát ngay cả trong cảnh đời nhiều bụi bặm Trần Nhân Tông, vị anh hùng dân tộc đồng thời là người khai sáng phái Trúc Lâm Yên

Tử Pháp Loa, con người cống hiến trọn đời cho sự nghiệp hoằng dương chánh pháp Và Huyền Quang, vị trạng nguyên bác học, nhà phật học uyên thâm… Chính họ đã tạo nên những nét văn hóa đặc sắc chỉ có được ở đời Trần Tinh thần bao trùm lên thời đại này là tự do và phóng khoáng Bởi thế,

nó đã thúc đẩy sự trỗi dậy của bản sắc văn hóa dân tộc một cách tối ưu Người nắm vận mệnh đất nước có bản lĩnh, có sự mẫn cảm phi thường, có sự cởi mở

về quan điểm chính trị… Thế nên, thời Trần còn là thời cực thịnh của sự hòa hợp tôn giáo Triều đình cho dựng chùa đồng thời với lập các đạo cung đạo quán, dựng Văn Miếu và Quốc Tử Giám, quan tâm đến việc đặt giai phẩm cho tăng đạo, lại sắc phong cho các vị Nho thần Sự dung hợp Nho, Phật, Đạo phải chăng cũng là biểu hiện cho tinh thần kêu gọi khối đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh của nó trong công cuộc chống ngoại xâm?

Bên cạnh đó, khi nói đến triều đại nhà Trần không thể không nói tới tinh thần nhân văn rộng mở Thời đại ấy không chỉ được ghi nhận bởi âm hưởng hào hùng của công cuộc chống ngoại xâm vĩ đại Nó còn là âm hưởng của một thứ nhạc trầm, trầm của cái sâu thẳm trong tâm hồn nhạy cảm tinh tế

Trang 17

trước thiên nhiên và con người, trầm của giây phút riêng tư không vướng bận bởi nghĩa vụ…

Khi nhà Trần đi vào bước suy vi, vẫn còn đó những trí thức phong kiến nặng lòng với dân với nước Và tuy âm hưởng hào hùng đã trở thành một thứ

âm hưởng chủ đạo của thời đại này nhưng những con người đầy tài năng và tâm huyết mà bất lực trước thời cuộc cũng đã tạo nên một sắc thái độc đáo riêng Ấy là tiếng nói đầy trăn trở băn khoăn Suy cho cùng, đó cũng chính là biểu hiện của tinh thần nhân văn sâu sắc, tuy nó đã khác về sắc thái so với thời thịnh Trần

Nhà Trần, theo quy luật lịch sử, cũng trăn trở lo toan dựng nghiệp, cũng cống hiến hết mình để xã hội đạt đến độ cực thịnh, và rồi cũng đi đến chỗ suy thoái Nhưng hôm nay nhìn lại, giữa biết bao nhiêu thăng trầm sóng gió của cuộc đời, ta vẫn thấy tươi nguyên một cảm xúc tự hào về những trang sử của thời đại một đi không trở lại Người đời sẽ vẫn nhớ, vẫn tưởng như đâu đây tiếng hô “đánh” quyết liệt của các vị bô lão ở hội nghị Diên Hồng, vẫn tưởng như Quốc Toản trẻ mãi tuổi mười sáu với một bầu nhiệt huyết căng tràn Thời đại ấy không chỉ thuộc về quá khứ, bởi lẽ, tinh thần đặc biệt của nó đã hóa thân vào từng bước chuyển mình của dân tộc Và dù dân tộc ấy có mang một khuôn mặt mới như thế nào, vẫn thấy thấp thoáng đâu đó rất gần gũi tinh thần yêu nước nồng nàn, tinh thần nhân văn rộng mở, sâu sắc Bởi đó là những giá trị không bao giờ cũ, không bao giờ lỗi thời

1.2 Cảm thức thời gian trong thơ ca trung đại

1.2.1 Về khái niệm “Cảm thức thời gian”

Thời gian vốn là hình thức tồn tại của thế giới vật chất với ba chiều quá khứ, hiện tại và tương lai Nhưng khi đề cập đến khái niệm cảm thức thời gian tức là nói đến kiểu thời gian tâm lí thường tồn tại trong tác phẩm nghệ thuật

Trang 18

Cảm thức là cách con người nhận thức, đánh giá, xem xét một vấn đề nào đấy trong cuộc sống bằng con mắt chủ quan, bằng cảm nhận của chính của họ chứ không phải của một ai khác Bởi thế, thời gian khách quan khi đi vào tác phẩm nghệ thuật dường như đã không còn là chính nó Người ta có thể thấy thời gian nhanh như thoi đưa, hoặc chậm đến nỗi một ngày như nghìn thu; Hoặc thời gian không còn là một khái niệm trừu tượng mà có khi tồn tại

ở dạng cụ thể như hương vị, như màu sắc, như vật thể hiện hữu Thời gian được cảm nhận không phải bằng các đại lượng vật lý thông thường như giây, phút, giờ, tháng, năm… mà bằng chính cảm xúc mang rất rõ yếu tố chủ quan của con người Tâm lí trong cảnh li biệt có thể làm cho con người ta cảm thấy thời gian trôi đi sao thật lâu Thời gian đời người, đối với mỗi cá nhân mà nói, cũng khác nhau hoàn toàn Có người thấy đời người dài dằng dặc mà con người phải tồn tại để gánh chịu sự đày ải; Có người thấy cuộc đời sao ngắn ngủi như một cái chớp mắt, ngắn ngủi như giấc mộng, thở ra chưa kịp hít vào

đã hết một đời …

Con người thông qua cách cảm nhận về thời gian để trình bày quan niệm, sự hiểu biết, đánh giá của mình về cuộc đời, về con người, về cái đã qua, cái hiện tại, cái sắp tới… Thời gian là một đại lượng tồn tại khách quan Thế nhưng, đối với mỗi cá nhân, nó lại mang một màu sắc, một dấu ấn riêng độc đáo Bởi thế, thông qua cách con người nhìn nhận, đánh giá về thời gian,

ta có thể phần nào đọc được tâm hồn, tính cách của họ

Thời gian không phải là một yếu tố duy nhất hé mở thế giới tâm hồn con người Bên cạnh đó còn có cảm thức về không gian, về con người, về các hiện tượng tự nhiên… Thế nhưng có một điều rất dễ nhận ra là không một ai lại có thể đứng ngoài bước đi của thời gian, không một ai lại không một đôi lúc thấy cuộc đời hoặc ngắn ngủi hoặc đằng đẵng Có nghĩa là cảm thức về thời gian là một hiện tượng mang tính phổ quát Thế nên xem xét và đánh giá

Trang 19

cảm thức thời gian của một lớp người nào đấy trong xã hội, ta có thể đọc ra phần nào chân dung của thời đại ấy Họ đã dùng yếu tố thời gian như một phương tiện để lí giải con người, cuộc đời Thời gian không còn là một đại lượng trôi đi theo chiều tuyến tính giản đơn nữa Quá khứ có thể sống mãi với một cá nhân nào đấy nếu trong quá khứ chứa đựng một biến cố có tác động sâu sắc đến đời sống tinh thần của họ Hay tương lai có thể đem đến cho người ta sự chán nản, vô vọng nếu nó mờ mịt mất phương hướng hoặc nôn nóng, chờ đợi, hi vọng nếu nó đầy hứa hẹn Thực tại cũng có lúc thật vô nghĩa hay sẽ trở nên bất tử… Tóm lại, thời gian trong cảm thức của con người như một cơ thể sống với các trạng thái cảm xúc phong phú, phức tạp được mở rộng các đường biên để sống hết các chiều kích của nó, để đánh dấu những thời khắc đặc biệt trong cuộc sống của mỗi cá nhân hay của cả cộng đồng

Như vậy, con người có thể cảm nhận, đánh giá về mọi vấn đề của cuộc sống, trong đó có thời gian Con người thông qua đó để giãi bày thế giới tâm hồn của mình với những nghĩ suy, những trăn trở Cảm thức thời gian thường in đậm dấu ấn lên các tác phẩm nghệ thuật Và dường như chính sức mạnh biểu hiện đa dạng, phong phú của ngôn ngữ đã giúp văn học lưu lại dấu

ấn về cảm thức thời gian một cách sâu sắc, sinh động hơn hẳn các loại hình nghệ thuật khác Nó không chỉ là một mảnh vỡ về thời gian được lưu lại bằng hình khối, màu sắc hay âm thanh mà với một dung lượng ngôn từ ít ỏi, nó có thể bao gồm những biến cố lớn lao của cả một đời người hay cả một thời đại Quan trọng hơn cả là nhìn những thời khắc được người đời cảm nhận có thể giúp ta thấu hiểu họ, đọc được con người bên trong với những biến thái tinh

vi của tâm hồn để chiêm nghiệm lại chính con người và cuộc sống của mình,

để tìm niềm vui và ý nghĩa cuộc sống ngay trong nỗi buồn, trong những mất mát vì bài học tâm hồn là bài học luôn mới mẻ, ngay cả khi ta nhận được nó

từ những người cách ta hàng ngàn năm

Trang 20

1.2.2 Cảm thức thời gian trong thơ ca trung đại Việt Nam

Kéo dài gần mười thế kỉ, văn học trung đại tuy vẫn được nhìn nhận như một nền văn học tồn tại trong tính quy phạm chặt chẽ nhưng thật ra, ở mỗi thời đại, mỗi cá nhân, ta vẫn nhận ra những nét cá tính độc đáo, tinh tế Phương diện thời gian nghệ thuật trong thơ ca trung đại tuy bị chi phối bởi những quan niệm được kế thừa của văn học Trung Hoa nhưng không vì thế

mà không lưu lại dấu ấn cho mỗi thời đại

Về cơ bản, theo giáo sư Trần Đình Sử, như đã đề cập trong phần lịch sử vấn đề, thời gian trong văn học trung đại được nhìn nhận dưới hai khía cạnh Thứ nhất, thời gian luôn gắn liền với cảm hứng lịch sử Ở khía cạnh này, thời gian biểu hiện qua những nghĩ suy về thời cuộc, về dân tộc, về lẽ thịnh suy của thời đại Thứ hai, con người trung đại nhận thức về thời gian dưới hai bình diện đối lập: đó là thời gian vũ trụ trôi chảy vĩnh hằng và thời gian đời người ngắn ngủi chóng vánh Và cũng theo giáo sư Trần Đình Sử, dấu ấn về thời gian trong thơ ca trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc quan niệm thời gian trong thơ ca Trung Quốc Tuy nhiên, đọc thơ ca trung đại Việt Nam,

ta vẫn nhận ra những nét hồn hậu, giản dị rất đặc trưng của con người phương Nam vốn có một nền văn hiến riêng biệt Thời gian vì thế cũng mang cái cốt cách dân tộc ấy

Khi phản ánh thời gian lịch sử, thơ ca trung đại thường có xu hướng bất

tử hóa khoảng thời gian mà cha ông ta đã đạt được những chiến công hiển hách trong công cuộc chống giặc ngoại xâm vĩ đại Điều này được thể hiện

khá rõ trong Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải, Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu… Họ hoặc

đứng ở thời điểm diễn ra chiến công như Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão

mà ca ngợi những thời khắc thiêng liêng ấy, hoặc nhìn về quá khứ để cảm phục và ngậm ngùi như Trương Hán Siêu Mặt khác, thời gian ở đây còn được

Trang 21

không gian hóa, nó gắn liền với tên sông, tên núi, nơi ghi dấu những trận đánh của cha ông Dù lịch sử có nhiều biến đổi nhưng kiểu thời gian và không gian này sẽ luôn được nhắc tới như một điển cố, tượng trưng cho tinh thần dân tộc sâu sắc và mạnh mẽ, một giá trị luôn được huy động bởi hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của dân tộc

Thời gian không chỉ đọng lại ở những chiến công vang dội, thời gian còn được cảm nhận qua những nỗi niềm ưu tư trước sự suy vi của thời đại Đó

là nỗi niềm nhớ tiếc một quá khứ vàng son, là nỗi trăn trở đau đáu của những con người trí thức mà bất lực trước sự suy thoái của lịch sử Ta thường gặp kiểu thời gian này vào thời điểm cuối của các triều đại, khi giai cấp phong kiến không còn nắm giữ vai trò lịch sử tích cực nữa Đó là tiếng nói trong thơ Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh ở giai đoạn vãn Trần, là thơ Nguyễn

Du ở thế kỷ XVIII, thơ Nguyễn Đình Chiểu thế kỷ XIX… Thời gian có vai trò khắc họa chân dung người nghệ sĩ “ngơ ngác” nhìn sự biến đổi của thời cuộc mà nhớ tiếc, đớn đau, nghĩ suy, dằn vặt… Tóm lại, thời cuộc với những biến đổi lớn lao đã ảnh hưởng sâu sắc đến quan niệm về thời gian của các tác giả văn học trung đại Họ không đứng ngoài thời gian lịch sử vốn gắn liền với vận mệnh dân tộc Và hôm nay nhìn lại những biểu hiện về thời gian trong các trang viết của họ, ta đọc được niềm lo lắng, sự thương yêu con người của

họ Có lúc họ đành bất lực nhìn lịch sử xoay vần điên đảo Nhưng một cái Tâm sáng trong, vị tha là điều đã vượt qua thời gian để đến hôm nay những thế hệ đi sau còn thấy ấm lòng và ngưỡng vọng

Mặc dù thơ ca trung đại chủ yếu đề cập đến những vấn đề lớn lao của thời đại và dân tộc nhưng bản chất của thơ bao giờ cũng là sự bộc lộ thế giới nội tâm, nội cảm Khi đối diện với thế giới khách quan, con người trung đại thường cảm thấy mình bé nhỏ, hữu hạn trong cái bao la trường cửu của không gian và thời gian vũ trụ Thế nên, trong thơ, đặc biệt là thơ Thiền, ta cảm nhận

Trang 22

được chiều dài vĩnh hằng của thời gian vũ trụ và thời khắc ngắn ngủi, chóng vánh của kiếp người Khác với kiểu thời gian lịch sử như đã trình bày ở phần trên, thời gian ở phương diện này luôn hiện lên bằng một cặp phạm trù đối lập: đó là cái vĩnh hằng, vô hạn, vô thủy, vô chung của thời gian khách quan

và cái ngắn ngủi, hữu hạn, vô nghĩa trong đời con người Chúng hiện lên khi

là sự nuối tiếc thiết tha, khi là thái độ chấp nhận bình thản Nuối tiếc vì con người cảm thấy còn nặng nợ với đời, cảm thấy bất lực và nhỏ bé trước sự vận động vĩnh hằng của thời gian vũ trụ Bình thản khi con người đã đạt đến trạng thái tự do tuyệt đối của tâm hồn, quên hết thảy nỗi ám ảnh về cái chóng lụi tàn của kiếp người mà sống vui, sống khỏe, sống tự tại… Nỗi lo lắng thường

có trong con người thi sĩ – nhà Nho bởi lẽ, con người nhà Nho là con người của trách nhiệm Còn sự bình an tuyệt đối thường được cảm nhận bằng con mắt và tâm hồn của các Thiền sư – thi sĩ Tất nhiên sự lí giải này chưa thật sự mang tính phổ quát bởi vì khi đi sâu vào thế giới thơ của mỗi cá nhân, ta cũng

có thể thấy sự chuyển hóa các kiểu quan niệm về thời gian Đây chỉ là điều người đọc dễ nhận thấy nhất mà thôi

Tính quy phạm chặt chẽ của văn học trung đại đã không làm mất đi vẻ đẹp riêng trong những quan niệm rất chung về thời gian Bên cạnh đó, cha ông ta cũng đã lựa chọn một cách thông minh, tinh tế, đầy cá tính những ảnh hưởng từ quan niệm thời gian của văn học Trung Quốc để chuyển hóa nó trở thành thanh âm đậm đà bản sắc dân tộc

Là một yếu tố của thế giới hình tượng thơ ca trung đại, thời gian phần nào đã hé mở một phần quá khứ tinh thần phong phú, sâu sắc của một nền văn học tuy có phần mượn của người về hình thức thể loại, về hệ thống thi liệu, về những quan niệm nhân sinh… nhưng bên trong nó là tâm hồn, là tính cách của một dân tộc luôn biết ứng xử linh hoạt và tự trọng Chính lòng tự trọng dân tộc đã tạo nên sự sáng tạo độc đáo cho một thời đại văn học quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc

Trang 23

Chương 2:

CẢM THỨC THỜI GIAN TRONG THƠ THIỀN ĐỜI TRẦN

2.1 Vị trí của thơ Thiền trong văn học đời Trần

Thơ Thiền không chiếm vị trí độc tôn trong văn học đời Trần Làm nên diện mạo của văn học thời kì này còn là những vần thơ với cảm hứng yêu nước sôi nổi, hào hùng, là giọng thơ thống thiết bi ai của những trí thức yêu nước mà bất lực trước sự suy vi của thời đại… Thế nhưng, chính thơ Thiền đã

hé lộ những biểu hiện rất quan trọng trong tâm hồn và tính cách con người thời đại nhà Trần

Người cầm bút viết thơ Thiền cũng chính là người cầm vũ khí đánh giặc Người làm thơ Thiền có khi cũng là người nhập thế tích cực hơn ai hết… Và thơ Thiền, qua những vần thơ đạm bạc, nhẹ nhàng đã biểu lộ tinh tế những rung động sâu xa, những nghĩ suy, chiêm nghiệm trong cuộc sống của thiền sư – thi sĩ Thơ Thiền là mảnh đất bình yên nuôi dưỡng tâm hồn con người sau những ồn ào triều chính, sau những được mất ở cuộc sống vốn rất nhiều những lo toan và phiền lụy Bởi vốn dĩ, tự trong sâu thẳm tâm hồn, con người vẫn chuộng cõi riêng tư, tự do Trải thân chốn xa trường, tham gia triều chính là bổn phận, là nghĩa vụ của bậc chí nhân quân tử Nhưng thẩm mĩ dân tộc cũng hướng họ biết yêu và rung cảm trước những gì thanh nhã, tinh tế… Cho nên, đọc tâm hồn của con người đời Trần, nhất là cái khoảng tâm hồn trong những khoảnh khắc trống không, vắng lặng trước cuộc đời, không thể không đọc thơ Thiền Đạo trong Thiền vốn không phải là thứ đạo dạy con người sợ hãi và trốn tránh cái chết, trốn tránh cuộc đời Thơ Thiền hướng con người trở về cái bản ngã đích thực, trở về cái gốc hồn nhiên trong sáng như trẻ thơ Bởi thế, thơ Thiền là thứ thơ của tình yêu người, yêu đời hơn hết Và khái niệm yêu đời và ham sống ở đây được hiểu là: Người theo Thiền không bám riết lấy cuộc sống trần tục vốn rất nhiêu khê, thậm chí, ngay cả ngai vàng

Trang 24

điện ngọc, đối với họ cũng như chiếc giày rách, có thể dễ dàng từ bỏ mà không nuối tiếc

Thơ Thiền cho phép ta “ ngộ” ra rất nhiều phần tâm linh sâu kín của các bậc tiền nhân Nó ra đời từ thời Lý cùng với những thành tựu của Phật giáo Thế nhưng, chỉ đến đời Trần, thơ Thiền mới thật sự thoát thai khỏi chức năng tôn giáo – triết học, trở thành một thứ thơ ca thật sự với yếu tố trữ tình mềm mại

Thơ Thiền đã song hành cùng với thơ thế tục để phản ánh đầy đủ chân dung, tính cách và tâm hồn con người đời Trần – con người của một thời đại đặc biệt biết bám chắc mặt đất để thực hiện nghĩa vụ công dân đồng thời lại biết nâng bổng đôi cánh tâm hồn để sống cho chính mình với một cuộc sống nội tâm đủ đầy, phong phú

2.2 Thời gian thực tại đắm say của giây phút đạt đạo - Sự vĩnh hằng hoá khoảnh khắc

Đối với con người đời Trần, cái vui chiến thắng giặc ngoại xâm là một niềm vui lớn, niềm vui của toàn dân tộc Thế nhưng, cảm xúc ấy không hoàn toàn chiếm lĩnh đời sống tâm hồn của họ Họ biết sống vì đã biết góp nhặt từng niềm vui nhỏ bé trong cuộc sống thường nhật – cuộc sống thực tại Và điều đó đã tạo nên cho văn học đời Trần một kiểu thời gian khá đặc biệt – Đó

là thời gian thực tại đắm say của giây phút đạt đạo – và giây phút ấy đã được vĩnh hằng hóa

Không phải ngẫu nhiên mà con người có thể cảm nhận được niềm hạnh phúc trong cuộc sống thanh đạm, bình dị Có khi thời tuổi trẻ đã đi qua với rất nhiều những nông nổi, sai lầm Đến khi bạc đầu, ngoảnh nhìn lại, con người

tự cười mình sao mải miết chạy theo những điều phù phiếm xa xôi Có khi, chỉ một khoảnh khắc rất ngắn, rất nhanh, con người lập tức ngộ ra những điều tưởng bí ẩn trong nhận thức và tâm linh Thơ Thiền đã ghi lại những khoảnh

Trang 25

khắc đặc biệt ấy bằng những vần thơ bình đạm, nhẹ nhàng và tinh tế Kiểu thời gian này được tìm thấy không ít trong thơ Trần Thái Tông, Tuệ Trung thượng sĩ, Trần Thánh Tông, Trần Minh Tông, Huyền Quang… Mỗi người đều tự tạo cho mình một phong cách riêng độc đáo Tuy nhiên, lòng ham sống, yêu mến từng khoảnh khắc của thực tại đã giúp họ gặp nhau trong sự cảm nhận về thời gian

Trước hết, ta hãy đọc thơ Trần Thái Tông Người đến với thơ Thiền để

đi tìm niềm thanh thản cho tâm hồn sau những bi kịch mà thời đại và sứ mệnh lịch sử đã khoác lên số phận của mình Trần Thái Tông làm vua, đánh giặc, chống ngoại xâm, xây dựng một triều đại vừa thoát thai từ sự suy vi của nhà

Lý Và Trần Thái Tông còn là một nhà thơ với những rung cảm tinh tế trước thiên nhiên, với những trăn trở thao thức trước thế sự, cuộc đời Thơ Trần Thái Tông nổi bật với cảm hứng sám hối Tuy nhiên không vì thế mà thơ ông

thiếu vắng niềm vui trần thế Ký Thanh Phong am tăng Đức Sơn là một

minh chứng điển hình:

Phong đả tùng quan nguyệt chiếu đình, Tâm kì phong cảnh cộng thê thanh

(Gió đập cửa thông, trăng sáng trước sân,

Bao nhiêu thú vị trong đó không ai hay, Mặc cho nhà sư trong núi vui đến sáng.)

Bài thơ đã đề cập đến một thời khắc đặc biệt: đó là lúc con người và cảnh vật hòa điệu trong một niềm an lạc bất tận Và niềm vui đã nhẹ nhàng lan tỏa vào cảnh và lòng người, không chút ồn áo, náo nhiệt Niềm vui tràn đầy được tìm thấy, không phải ở chốn nào xa lạ với con người Đó là gió, là

Trang 26

trăng, là lòng người đã cùng hòa điệu ở giây phút thực tại Niềm vui giản dị không thể gọi thành lời, không thể giải thích tại sao con người lại cảm thấy say mê đến vậy Có một thứ trực giác đặc biệt đã quán xuyến sự cảm nhận

của nhà thơ trước thiên nhiên Hình ảnh sơn tăng (sư trong núi) với niềm vui

không dứt như quên cả bước đi của thời gian đã làm cho bài thơ có một sức ngân vang lạ lùng Thường thì thơ ca vốn rất nhạy cảm với nỗi buồn Thế nhưng, không hiểu sao, niềm vui trong bài thơ cứ như những âm thanh tuy nhẹ nhàng nhưng thấm thật sâu vào cảm quan người đọc Niềm vui từ bài thơ không tan biến mà lẩn quất đâu đó rất gần như thể chỉ chạm tay là hái ngay được nó Không phiền lụy, không đau đớn, con người tự hòa mình vào thiên nhiên để sống cho trọn vẹn mối duyên lành ấy Có lẽ, ở giây phút này, Trần Thái Tông cho phép mình tạm quên những tháng ngày bôn tẩu chống giặc, tạm quên những phiền lụy trong cuộc đời làm vua đầy trách nhiệm nặng nề Ông chỉ nhớ mình là một phần của cuộc sống trọn vẹn, đầy đủ giữa gió, trăng lặng lẽ, trong trẻo Phải chăng, thời khắc thực tại đặc biệt ấy bắt nguồn từ một kinh nghiệm mỹ cảm thâm thúy? Chính nó đã biến sự vận động của vũ trụ trở thành sự vận động của tâm thức con người – con người đứng giữa nhân quần náo nhiệt phiền lụy vẫn để tâm trong sáng, hướng về cái đẹp, cái đáng sống

của thiên nhiên

Đọc thơ Trần Thái Tông dường như chưa đủ Thái Tông là bó đuốc dẫn đường cho cảm hứng nghệ thuật thấm đẫm mỹ cảm của Thiền phát triển Sau ông, người khai sáng, còn có Tuệ Trung thượng sĩ, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Minh Tông, Huyền Quang…

Tuệ Trung thượng sĩ là một trường hợp đặc biệt Ông từng trực tiếp tham gia cầm quân chống giặc trong cả ba cuộc đại phá quân Nguyên – Mông Sau đó lại tiếp tục đi tu nhưng là tu tại gia Ông trở thành một nhà Thiền học lớn với khuynh hướng phá vỡ khuôn phép giáo điều của tu giới

Trang 27

thời bấy giờ Những vần thơ về thời gian trong thơ ông không thật nhiều nhưng không thể không đề cập đến, vì chủ nhân của nó là một thứ hương sắc đặc biệt của vườn Thiền

Thời gian thực tại say đắm trong thơ Tuệ Trung là kiểu thời gian hưởng

thụ trọn vẹn hương vị của cuộc sống vốn tràn ngập niềm vui Trong Giang hồ

tự thích, ông viết:

Thanh phong minh nguyệt sinh nhai túc, Lục thủy thanh sơn hoạt bế đa

Hiểu quải cô phàm lăng hãn mạn

Vãn hành đoản địch lộng yên ba

Non xanh, nước biếc, kế sống dồi dào

Buổi sớm kéo cánh buồm cô đơn băng mặt nước mênh mông, Chiều hôm cầm ngang chiếc sáo ngắn đùa với khói sương.)

Thời gian có sự vận động từ buổi sáng cho tới chiều hôm Nhưng chiều hôm trong thơ Tuệ Trung vốn chỉ như một cột mốc đánh dấu những thời khắc

mà con người đang sống chứ không chứa đựng sự tàn lụi, héo úa như thơ xưa

Ở thời khắc ấy, con người cảm thấy mình đầy đủ và giàu có Tuệ Trung thường hay nhìn cuộc đời với tính chất hư ảo và ngắn ngủi của nó Tuy nhiên,

ở Giang hồ tự thích, ta chỉ gặp sự bình yên giản dị mà ông đã chắt lọc từ

cuộc sống thiên nhiên Sự say mê mở rộng theo các chiều kích của không gian Nhưng ấn tượng về thơ Tuệ Trung không chỉ có thế Thời gian ở nhiều bài thơ là những khoảnh khắc đặc biệt làm con người “đốn ngộ”, không phải bằng những triết lí cao siêu xa vời mà gần gũi, giản dị Trong một bài thơ

cùng tên Giang hồ tự thích khác, ông viết:

Nhất thanh hà xứ tân lai nhạn, Trắc giác thu phong biến thập châu

Trang 28

(Từ đâu vẳng lại một tiếng nhạn mới,

Bất giác thấy gió thu hiện lên khắp mười cõi.)

nhưng, trong cảm nhận của Tuệ Trung, thu lại được đánh thức bằng một tiếng nhạn bất ngờ Và thời gian như một làn hương lan tỏa trong không khí, rộng khắp cả không gian và cõi lòng của thiền sư – thi sĩ Cứ như mọi vật trong vũ trụ đã hẹn nhau từ muôn kiếp nào để bây giờ, nhận thấy tín hiệu ấy, chúng bắt đầu hòa hợp với nhau trong một mối duyên đằm thắm, trọn vẹn Thật lạ kì là thời gian không được đánh dấu bằng ngày, tháng, năm… mà lại bằng một thứ

âm thanh bất ngờ, rộn ràng của một loài tượng trưng cho mùa: chim nhạn Tiếng chim nhạn không chỉ làm thức dậy cả một không gian mà còn có khả năng chuyển đổi khí thu – một mùa đặc biệt trong năm – thay thế cho mùa hạ

Mùa thu đến bằng âm thanh của tiếng chim nhạn Và mùa xuân cũng là một mùa trong năm được nhà thơ khơi dậy bằng một chấm sáng đầy tính gợi hình đồng thời cũng mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc:

Nhất điểm xuân quang xứ xứ hoa

(Báo cho anh biết đừng có dựa dẫm vào cửa nhà người khác, Chỉ một chấm sáng mùa xuân vừa lóe hiện lên thì khắp chốn đều

nở hoa.)

(Thị học)

Không gian, thời gian, con người và tạo vật, trong phút chốc hòa điệu

với nhau, đợi chờ nhau tỏa sáng trong mối tương quan gần gũi Cái nhất điểm

xuân quang vốn trừu tượng giờ trở nên cụ thể qua hình ảnh xứ xứ hoa Mùa

xuân không chỉ được gợi ra bằng không khí mà còn bằng hình ảnh qua cảm nhận trực giác của nhà thơ Và cái không khí mùa xuân mơ hồ ấy đã được hữu

hình hóa qua hình ảnh những đóa hoa nở khắp chốn Hay trong Phúc Đường

Trang 29

cảnh vật, ông cũng viết:

Thông môn đào lý lộng xuân quang

(Suốt từ ngõ đi vào, đào mận đùa giỡn ánh xuân.)

Ánh xuân cũng như gió xuân được nhìn nhận qua một hình ảnh khác Mận và đào vốn đặc trưng cho mùa xuân hay chính cái không khí mùa xuân

đã mang lại sức sống cho chúng? Thơ Tuệ Trung không giải thích cái nào là điều kiện cho cái nào vì dường như chúng xuất hiện và tồn tại đồng thời

Trạng thái tồn tại của chúng cũng là thời điểm non tơ đầy sức sống Lộng là

đùa giỡn vốn được dùng để chỉ hành động của con người Bây giờ nó được dùng để chỉ hành động của sự vật Điều đó đã mang đến cho câu thơ sự sống động Sức sống ấy có từ trạng thái tràn đầy xuân sắc của vạn vật trong vũ trụ Không quá khứ của mùa đông lạnh lẽo thê lương, không ngày mai của mùa hè chói gắt nắng nôi, thơ Tuệ Trung tập trung vào cái sinh động vui tươi của ngày hôm nay, của giây phút thực tại, của sự hòa nhịp giữa vạn vật trong vũ trụ Cái thần của sự hòa hợp ấy được thâu nhận bằng một nhãn quan tinh tế say đắm Thế nên nói tới vạn vật trong vũ trụ còn là nhắc tới sự tồn tại của

con người vốn nhạy cảm và trân trọng sự sống Có thế, ánh xuân quang mới

toàn vẹn

Dù Thị học hay Nhập trần, xuân cũng đến với Tuệ Trung bằng một

dấu hiệu rất đặc trưng, đó là sắc của hoa và gió của xuân:

Tự đắc nhất triêu phong giải đống, Bách hoa nhưng cựu lệ xuân đài

(Một sớm gió đông thổi tan băng giá,

Trăm hoa như cũ reo trước gió xuân.)

Chính ngọn gió đông tưởng đã thành quy luật thế mà vẫn đem đến sự say đắm ngất ngây cho tâm hồn con người ở thời khắc hiện tại Bức tranh phong cảnh không có hình bóng con người nhưng không vì thế mà thiếu sự

Trang 30

reo vui ấm áp

Tuệ Trung thượng sĩ vốn là một người nhập thế tích cực Điều này đã được minh chứng qua cuộc đời tham gia triều chính của ông Thế nhưng công danh, đối với ông là một vấn đề không quan trọng Có lẽ, do ông đã thấu đạt được một điều thật giản dị mà cũng thật sâu sắc: lẽ sống của cuộc đời là sự hòa hợp cùng thiên nhiên vạn vật ở giây phút đắm say trước mắt:

Đống lương vị dụng nhân hưu quái,

(Tài rường cột chưa được dùng, người đời chớ lấy làm lạ,

Nơi đây cỏ nội hoa nhàn đầy trước mắt.)

(Giản đề tùng)

Sự thiếu hay đủ đối với một con người có lẽ không phải ở vấn đề nhiều hay ít mà do ở chính nhãn quan thấu lẽ đời Cái đầy trước mắt là cái đầy của thiên nhiên tạo vật chứ không phải công danh phú quý Đối với thiền sư, khi cuộc sống có hoa cỏ, mây núi… là đủ, là đầy, là hài lòng, hài lòng đến sảng khoái, hài lòng đến say đắm

Nhập trần đã giúp Tuệ Trung sống trọn vẹn với giây phút thực tại

Nhưng ở Thoái cư, con người này vẫn hưởng thụ trọn vẹn từng phút giây của

cuộc sống quanh mình:

Dạ mộng Quan Âm nhập hương thảo, Thu giang thanh thiển lộ hoa hành

(Đêm mơ thấy Phật Quan Âm vào chốn cỏ hoa,

Sông mùa thu vừa trong vừa cạn, hoa sương bay khắp nơi.)

Phật cũng nhập vào đời sống của chúng sinh để có thể cảm nhận được cái trong mát, bay bổng của cuộc sống trần thế Không gian mở rộng, thoáng đãng, thời gian được tái hiện qua giấc mơ đêm thế nhưng ấn tượng còn lại về thời gian lại là thực gần gũi, ấm áp Hai khoảng thời gian thường gặp trong

Trang 31

thơ Tuệ Trung là mùa xuân với sự rộn ràng vui tươi và mùa thu với cái trong trẻo tĩnh lặng Ở đâu cũng gặp một con người dường như đang im lặng, không phải để trăn trở đau đời mà để cảm nhận hết cái không gian thấm đẫm ý vị của

sự sống trong lành, bình đạm Là tấm lòng rộng mở thâu nhận hết sự sống đang cựa quậy, đang sinh sôi, đang rộn ràng Và dường như càng hướng về thiên nhiên, con người càng trở nên bình yên đến lạ lùng, sự bình yên ấy có được từ sự bằng lòng trước cái đủ đầy mà thiên nhiên mang lại

Ấn tượng sâu sắc nhất về Tuệ Trung, đối với nhiều người, thường là những vần thơ ngang tàng, phóng túng Thế nhưng, ở một phương diện khác, ông lại như một ông già hiền lành giản dị đưa con mắt bình thản đã trải nghiệm nhiều nhọc nhằn gian khổ, nhiều vinh quang ở đời để đón nhận những ban tặng hào phóng của thiên nhiên hoa cỏ Dù đó không phải là âm hưởng chủ đạo trong thơ Tuệ Trung nhưng những vần thơ sinh động một cách nhẹ nhàng ấy vẫn nói thật nhiều về con người ông nói riêng và con người thời Trần nói chung Có lẽ con người chỉ có thể cảm thấy hạnh phúc khi biết trân trọng từng giây phút đang có chứ không phải là nuối tiếc những vinh quang trong quá khứ hay mong chờ những điều còn chưa xảy ra ở tương lai Và điều này thật đúng với Tuệ Trung thượng sĩ

Vị vua thứ hai của đời Trần là Trần Thánh Tông, người từng ở ngôi hai mươi mốt năm, đồng thời cũng là người có sáng kiến triệu tâp hội nghị Diên Hồng để khích lệ tinh thần đoàn kết, tinh thần yêu nước, là người phát động

phong trào thích chữ Sát Thát đầy hào khí lên cánh tay mỗi chàng trai Đại

Việt để giữ lửa cho quyết tâm chống giặc của quần chúng Cùng với Trần Nhân Tông, với tư cách là thái thượng hoàng, Trần Thánh Tông đã lãnh đạo nhân dân Đại Việt làm nên chiến thắng 1285, 1288 lừng lẫy

Từng ấy nét phác họa đã cho ta thấy vị thế, vai trò của Trần Thánh Tông đối với đất nước Thế nhưng cũng như Trần Thái Tông, sau rất nhiều

Trang 32

nhọc nhằn trăn trở, Trần Thánh Tông vần dành cho mình những giây phút riêng tư Thơ Trần Thánh Tông không nặng lòng sám hối giống vua cha Dung lượng cũng không thật nhiều Đến nay còn lại chỉ khoảng bảy bài Tuy

ít nhưng cũng phần nào cho ta thấy được tâm thế của ông trong cuộc đời, và đặc biệt là quan niệm về thời gian trong thơ ông

Trong Hạnh An Bang phủ, thời gian hiện lên là thời gian rong chơi,

thời gian vui thú, thưởng ngoạn, thời gian khơi dậy nguồn cảm hứng của hình tượng thơ:

Triêu du phù vân kiệu,

Mộ túc minh nguyệt loan

Hốt nhiên đắc giai thú, Vạn tượng sinh hào đoan

Tối về nghỉ ở eo biển trăng sáng

Bỗng nhiên được hứng thú hay, Muôn hình tượng nảy sinh nơi đầu ngọn bút.)

Thời gian trôi chảy với một nhịp điệu chậm rãi và mỗi thời khắc đặc biệt của cảm xúc được đánh dấu bằng một hình tượng thơ: Sáng: ngọn núi có đám mây nổi; Tối: eo biển trăng sáng Và thời gian đã khắc họa nên bước chân thong thả, con mắt say đắm của con người ở mỗi thời khắc đi qua, mỗi thời khắc trải nghiệm vẻ đẹp của cuộc sống

Trong Hạ cảnh, thời gian lại ngưng đọng trong tiếng ve kêu rộn rã

Và tiếng kêu ấy đã làm lay động cái tĩnh lặng rất đặc trưng của buổi chiều:

Yểu điệu hoa đường trú ảnh trường,

Hà hoa xuy khởi bắc song lương

Trang 33

(Nhà hoa thăm thẳm, bóng ngày rủ dài,

Vườn rừng sau mưa trở thành tấm màn biếc, Vài ba tiếng ve kêu rộn bóng chiều.)

Bóng chiều trong thơ trung đại là một khoảng thời gian thường mang nặng những tâm sự u uẩn, những nỗi buồn nặng trĩu Thế nhưng bóng chiều

trong Hạ cảnh lại chứa đựng cái tươi sáng, quang đãng của bầu trời sau cơn

mưa, âm thanh của tiếng ve rộn rã… Bởi lẽ, đó là giây phút vạn vật hòa hợp vào nhau, nương tựa vào nhau để dệt nên một sắc chiều không hề bi lụy mà tươi sáng rộn ràng Trong khung cảnh ấy, con mắt thi nhân cũng dõi theo với một niềm say đắm vô biên

Tuy nhiên, đối với Trần Thánh Tông và rất nhiều thi sĩ đời Trần khác, thời điểm thực tại đắm say không chỉ thể hiện sự hòa hợp giữa cảnh vật và lòng người mà đó còn là giây phút tâm linh được khai mở, thấu hiểu lẽ thật về

con người và cuộc đời., Trong Độc Đại Tuệ ngữ lục hữu cảm, Trần Thánh

Tông viết:

Đã ngõa toàn quy tam thập niên,

Kỷ hồi hãn xuất vị tham thiền

Nhất triêu thức phá nương sinh diện,

Tỵ khổng nguyên lai một bán biên

(Ba mươi năm dùi rùa đập ngói,

Mấy lần toát mồ hôi vì tham cứu đạo Thiền

Một sớm mai bỗng thấy hết được khuôn mặt của mẹ,

Thì ra khuôn mặt ấy chỉ còn một nửa.)

Đoạn thơ có sự đối lập giữa hai thời điểm trong cuộc đời con người:

ba mươi năm đằng đẵng lao tâm khổ tứ trên con đường đi tìm chân lí và một

sớm mai ngắn ngủi lại bất chợt nhìn thấy lẽ đạo qua hình ảnh nương sinh diện

Trang 34

– tức là mẫu, là người mẹ, là cái “đạo” hay cái “tâm” làm nảy sinh ra thế giới hiện tượng Cái “đạo” ấy được tác giả khám phá ra bởi giây phút bất chợt trong một khoảnh khắc rất nhỏ Và thời điểm khám phá ra chân lí ấy quan trọng hơn rất nhiều so với bao nhiêu năm làm những việc vô ích thừa thãi một cách máy móc Cái sớm mai bất chợt ấy đã làm thay đổi quan niệm về cuộc đời của nhà thơ Không còn lo lắng trăn trở vì lẽ đạo chưa đạt Cuộc sống đã trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều

Vẫn trong dòng cảm xúc ấy, Tự thuật là một sự bổ sung Khi chưa đạt

đạo thì:

Tự tòng quán dốc nhập Thiền lưu,

Đả ngõa toàn quy một ngoại cầu

(Từ thưở còn để trái đào đã gia nhập dòng Thiền,

Dùi rùa đập ngói không cầu gì khác.)

Cho đến lúc chợt tỉnh thì:

Chung nhật nhàn đàn bất điệu cầm, Nhàn môn vô sự khả quan tâm

(Suốt ngày thảnh thơi gảy cây đàn muôn điệu,

Trong cánh cửa nhàn không có việc gì đáng để tâm)

Một con người hoàn toàn khác ở giây phút thực tại: Không cầu Thiền, không canh cánh nỗi trăn trở vì chưa đạt đạo Đó là con người của sự nhàn

tâm, nhàn thân, không vướng bận lo toan Nhàn môn phải chăng là cửa lòng

rộng mở, bình an trước tất cả những xao động của cuộc đời? Âm hưởng thơ cũng thay đổi Thơ của tuổi trẻ bồng bột, sôi nổi Thơ ở giây phút thực tại chậm rãi, nhẹ nhàng, bình lặng Nó chứa đựng lòng yêu đời đằm thắm, tinh tế

Nó là biểu hiện của thái độ trân trọng sự sống một cách điềm tĩnh, sâu sắc

Có lẽ Trần Thánh Tông là tác giả thơ Thiền tiêu biểu cho thái độ nhận chân giá trị thực tại Ông luôn nêu lên hai phương diện đối lập trong cuộc đời

Trang 35

tu hành của mình: Cái đằng đẵng của tuổi trẻ dốc toàn tâm toàn lực vào dòng

Thiền cao thâm; Cái thực tại nhẹ nhàng thanh thản Trong Hạnh Thiên

Trường hành cung, Trần Thánh Tông cảm thấy:

Kim niên du thắng tích niên du

Theo dự đoán, có thể Trần Thánh Tông làm bài thơ này khi đã là thái thượng hoàng và sau chiến thắng quân Nguyên lần thứ ba vào tháng 5 năm

Kỷ Sửu (1289) Có lẽ vì thế mà trong bài thơ này, ta đã gặp được niềm hứng

khởi của nhà vua trước thực tại thanh nhã, nhàn hạ Cái hơn hẳn của năm nay

làm cho con người không cần phải nói gì Cái im lặng mênh mông của cảnh vật trùng khít với cái im lặng trong lòng người – Đó là giây phút trùng phùng cảm động trong cái “vô ngôn” thâm trầm Cứ thế, con người trải lòng đón nhận thiên nhiên để cảm nhận, trải nghiệm phút giây bình yên quý báu Ta chỉ thấy phút giây này, phút giây đem đến niềm an lạc cho tâm hồn

Cảm hứng của giây phút thực tại này còn chảy tràn đến thơ Trần Nhân Tông – một ông vua yêu nước và anh hùng, một thi sĩ Thiền nổi tiếng với tư tưởng “Cư trần lạc đạo” (Ở trong cõi trần vui với đạo)

Thời gian trong bài thơ Xuân hiểu dường như có lại dường như không

Dường như không bởi vì con người hầu như không quan tâm đến sự chuyển dịch của nó Nhưng lại dường như có bởi một phút giây ngỡ ngàng trước thiên nhiên giúp con người nhận ra một thời khắc tươi non, đầy sức sống nhất trong năm Mùa xuân về trong sự chuyển động rất đỗi bình yên và thân thiết,

đó là hình ảnh bay lượn của đôi bướm trắng:

Thụy khởi khải song phi, Bất tri xuân dĩ qui

Nhất song bạch hồ điệp,

Phách phách sấn hoa phi

Trang 36

(Ngủ dậy mở cánh cửa sổ,

Một đôi bướm trắng, Phần phật cánh bay đến với hoa.)

Sự sinh động trong bức tranh còn bởi âm thanh phách phách của đôi

bướm trắng nữa Chúng tìm đến với hoa trong trạng thái say mê rộn ràng Chỉ hình ảnh của sự hòa hợp ấy thôi đã đánh thức sự cảm nhận thời gian bằng mọi giác quan của con người

Nhân Tông luôn rất nhạy cảm với mùa xuân Ông đón nhận nó trong trạng thái đầy bất ngờ Và phải chăng vì thế, cảm hứng về mùa xuân trong thơ Nhân Tông thường rất tự nhiên và tròn đầy Có khi thời gian cũng được không gian hóa trong cảm nhận của tác giả:

Thế số nhất sách mạc, Thời tình lưỡng hải ngân

Ma cung hồn quản thậm, Phật quốc bất thăng xuân

(Số đời hoàn toàn mù mịt,

Khi cung ma bị quản chặt, Thì cõi Phật tràn ngập màu xuân.)

Hoặc trong Đăng Bảo Đài sơn, dù Thời lai xuân vị thâm (Theo thời tiết

mùa xuân về chưa lâu) nhưng ấn tượng về bài thơ lại tập trung ở những câu

cuối, khi tâm đối diện với tâm để nhận ra giá trị của cuộc sống:

Bách niên tâm ngữ tâm

Ỷ lan hoành ngọc địch,

(Trăm năm lòng lại nhủ lòng

Trang 37

Tựa lan can nâng ngang chiếc sáo ngọc,

Trong suốt chiều dài của cuộc đời với dòng thời gian cuồn cuộn trôi, không gian luôn chuyển mình theo quy luật sinh diệt, có lẽ không gì đáng quý hơn ánh trăng đang hiện hữu trước mặt Đó là cái có thực, cái gần gũi, nâng

đỡ tâm hồn con người Ánh trăng là một hình tượng có tác dụng gợi ra không gian vắng lặng, trong trẻo Nhưng bản thân nó cũng là một hình tượng có tác dụng gợi thời gian – thời gian về đêm – là lúc con người thường hay đối diện với phần tâm tư yếu đuối thẳm sâu nhất của mình Nhưng con người trong

Đăng Bảo Đài sơn không hề cô đơn, không hề yếm thế Mãn nghĩa là tràn

đầy, là dư thừa Trăng hiện lên thật nhiều, thật tràn trề Con mắt yêu đời đã làm cho ánh trăng ban đêm không có cái vẻ lạnh lẽo mà từ cái trong trẻo ấy, rộn lên niềm vui và sự chan hòa giữa thiên nhiên và con người Chỉ thế thôi, chẳng trông mong vị lai, không hối tiếc quá khứ - con người nhà thơ lặng lẽ nhưng nhiệt tình đón nhận sự sống và sống hết mình với giây phút thực tại này

Vẫn con người say đắm một cách bình tĩnh ấy trong Xuân cảnh – một

cuộc hội ngộ kì lạ:

Khách lai bất vấn nhân gian sự, Cộng ỷ lan can khán thúy vi

Việc đời với những bận bịu thế sự đã ở ngoài vòng tâm thức của con người Ở thì hiện tại, khách và chủ cũng không cần phải nói nhiều, chỉ lặng

im trong cái trống không Nhưng cùng hướng tầm nhìn về một phía, cùng tuyệt đối vô ngôn để hưởng thụ trọn vẹn cái màu xanh bất tận của cảnh vật, ấy

là sự hòa đồng cao nhất, bởi lẽ, không cần nhiều lời mà thấu hiểu nhau, chỉ có

Trang 38

thể là bậc đại tri kỉ

Trong Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ, giấc mộng đêm xuân không phải

là điều con người phải tìm kiếm mỏi mệt mới đạt được, mà:

Nhất thiên như thủy, nguyệt như trú,

(Trời trong như nước, trăng sáng như ban ngày,

Bóng hoa tràn ngập cửa sổ, giấc mộng đêm xuân triền miên.)

Như vậy, thời khắc hiện tại sinh động tươi đẹp, đáng sống, thực tế là

một niềm an lạc bất tận trong tâm hồn con người Không cần phải lên cõi Niết

bàn mới tìm thấy niềm vui vĩnh hằng Sự an lạc từ bên trong tâm hồn đã khiến

nhà thơ nhìn cảnh vật bằng một con mắt say mê, yêu đời Ở một khía cạnh

khác, khi đã trải nghiệm cuộc đời, nhà thơ lại nhìn nó bằng một con mắt bình

thản, bình thản đến gần như lặng lẽ:

Niên thiếu hà tằng lẽ sắc không, Nhất xuân tâm tại bách hoa trung

Như kim khám phá đông hoàng diện,

Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng

(Thời tuổi trẻ chưa từng hiểu rõ lẽ”sắc” với“không”

Mỗi khi xuân đến vẫn gửi lòng theo trăm hoa

Ngày nay đã khám phá ra bộ mặt của chúa xuân,

rụng.)

(Xuân vãn)

Khi còn trẻ, người ta vẫn để lòng mình xao động theo từng cánh hoa rơi

rụng Nhưng ở hiện tại, nhà thơ đã nhìn hiện tượng này như một lẽ tự nhiên

trong quá trình sinh diệt của tạo hóa Nhìn hoa rơi rụng mà không lo sợ phiền

não vì nó - Ấy là tâm thế của con người hiện tại, con người hiểu rõ quy luật

của vũ trụ, của tạo hóa Và đó chính là giây phút con người ngộ ra chân lí của

Trang 39

cuộc sống Cảm xúc này trong thơ Nhân Tông là sự đồng cảm sâu sắc với thơ

Thánh Tông Mặc dù thời gian khách quan là xuân vãn (chiều xuân) nhưng

đối với con người, đây lại là thời khắc quan trọng, mới mẻ, là thời điểm đánh dấu sự chuyển biến lớn lao trong tâm thức chủ thể trữ tình Sự biến chuyển ấy mang đến một tư thế bình yên, vững chãi Hóa ra con người có thể dễ dàng đạt đến sự bình thản như thế không phải vì họ đã có nhiều thứ trong tay như công danh, phú quý, mà chỉ cần nhận thức được chân lí, chỉ cần đứng ngoài vòng sinh diệt tầm thường của tạo hóa, không lo sợ và bất an trước những được mất ở đời Và cũng với Trần Nhân Tông, đôi lúc thời khắc thực tại thanh thản chỉ là được nhìn ngắm đôi cò trắng hạ cánh xuống đồng:

Thôn hậu, thôn tiền đạm tự yên, Bán vô bán hữu tịch dương biên

Mục đồng địch lí quy ngưu tận, Bạch lộ song song phi hạ điền

(Trước thôn sau thôn nhàn nhạt như khói phủ,

Bên bóng chiều (cảnh vật) nửa như có, nửa như không

Từng đôi cò trắng hạ cánh xuống đồng.)

(Thiên Trường vãn vọng)

Trong con mắt của nhà thơ, sự vật vẫn tồn tại trong dòng lưu chuyển của nó, thoắt có thoắt không Thế nhưng, hình ảnh đôi cò trắng, tuy bé nhỏ nhưng nổi bật là một điều hiện hữu, là cái có thật đang đi vào tầm ngắm của con người Và có lẽ, đó là lúc tâm trạng Thiền sư cảm thấy say đắm nhất Con mắt ngắm cảnh không ôm trọn mọi thứ mà chỉ chọn lọc tinh tế âm thanh của tiếng sáo gọi trâu về cùng đôi cánh cò trắng bé nhỏ Sự lựa chọn ấy mang đến cho bài thơ một nhịp điệu chậm rãi, nhẹ nhàng Sắc trắng muốt tinh khiết sinh động của cánh cò như một điểm nhấn đánh dấu thời điểm ngất ngây của người

Trang 40

ngắm cảnh chiều hôm

Trần Nhân Tông còn ngắm cảnh chiều hôm ở nhiều nơi Và mỗi nơi đi qua đều để lại cho ông những ấn tượng đặc biệt Nếu ở phủ Thiên Trường là hình ảnh đôi cò trắng hạ xuống đồng thì ở Vũ Lâm (Tên một động ở xã Vũ Lâm, huyện Yên Khánh, Tỉnh Hà Nam Ninh cũ) là:

Tịch tịch thiên sơn hồng diệp lạc, Thấp vân như mộng viễn chung thanh

(Nghìn núi lặng tờ, lá đỏ rơi,

(Vũ Lâm thu vãn)

Và ở Lạng Châu là:

Thủy minh, sơn tĩnh bạch âu quá,

(Mây trong, núi lặng, chim âu trắng bay qua, Gió im, mây nhởn nhơ, cây lơ thơ lá đỏ.)

(Lạng Châu vãn cảnh)

Phải là con người không để tâm vướng bận vào bất cứ điều gì của cuộc sống thế tục mới có thể lắng nghe những biến chuyển tinh tế nhất của cảnh vật Nhịp thơ không dồn dập mạnh mẽ mà bình lặng thâm trầm Thế nhưng sự bình lặng ấy vẫn chứa đựng trong nó lòng yêu cuộc sống qua con mắt trong trẻo của Thiền sư

Và có lẽ, Nguyệt là bài thơ tiêu biểu nhất của Trần Nhân Tông minh

chứng cho phút giây thực tại đắm say Chỉ có đắm say rất mực mới lấy cái tĩnh để diễn tả cái động một cách tinh tế nhường ấy:

Bán song đăng ảnh, mãn sàng thư,

Lộ trích thu đình dạ khí hư

Thụy khởi châm thanh vô mịch xứ,

Ngày đăng: 11/04/2013, 15:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aristote (1964), Nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hóa, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thơ ca
Tác giả: Aristote
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 1964
2. Lại Nguyên Ân, (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb ĐHQG HN
Năm: 2004
3. Minh Chi (1991), “Góp phần tổng kết Phật giáo đời Trần”, Tạp chí Văn học, số 4, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần tổng kết Phật giáo đời Trần”, Tạp chí "Văn học
Tác giả: Minh Chi
Năm: 1991
4. Minh Chi (1992), “Con người Tuệ Trung thượng sĩ”, Thiền học đời Trần, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con người Tuệ Trung thượng sĩ”, "Thiền học đời Trần
Tác giả: Minh Chi
Năm: 1992
5. Minh Chi (1992), “Bàn về cảnh giới giác ngộ của Trần Thái Tông”, Thiền học đời Trần, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về cảnh giới giác ngộ của Trần Thái Tông”, "Thiền học đời Trần
Tác giả: Minh Chi
Năm: 1992
6. Minh Chi (1992), “Vua Trần Nhân Tông và phái Trúc Lâm Yên Tử”, Thiền học đời Trần, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vua Trần Nhân Tông và phái Trúc Lâm Yên Tử”, "Thiền học đời Trần
Tác giả: Minh Chi
Năm: 1992
7. Minh Chi (1992), “Bàn về sắc thái đặc biệt Thiền học Trần Thái Tông và Phật giáo đời Trần”, Thiền học đời Trần, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về sắc thái đặc biệt Thiền học Trần Thái Tông và Phật giáo đời Trần”, "Thiền học đời Trần
Tác giả: Minh Chi
Năm: 1992
8. Minh Chi (1992), “Phật giáo đời Trần (Hay là nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến thắng đối với quân Nguyên Mông)”, Thiền học đời Trần, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phật giáo đời Trần (Hay là nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến thắng đối với quân Nguyên Mông)”, "Thiền học đời Trần
Tác giả: Minh Chi
Năm: 1992
9. Minh Chi (1992), “Thơ Huyền Quang”, Thiền học đời Trần, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Huyền Quang”, "Thiền học đời Trần
Tác giả: Minh Chi
Năm: 1992
10. Nguyễn Huệ Chi (1977), “Trần Tung, một gương mặt lạ trong làng thơ Thiền Lý Trần”, Tạp chí Văn học, số 4, 1977 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Tung, một gương mặt lạ trong làng thơ Thiền Lý Trần”, Tạp chí "Văn học
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Năm: 1977
11. Nguyễn Huệ Chi (1992), “Con đường giao tiếp văn học cổ - trung đại Việt Nam nhìn trong mối quan hệ khu vực”, Tạp chí Văn học, số 1, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường giao tiếp văn học cổ - trung đại Việt Nam nhìn trong mối quan hệ khu vực”, Tạp chí "Văn học
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Năm: 1992
12. Nguyễn Huệ Chi (1998), “Trung tâm Phật giáo Quỳnh Lâm và hiện tượng hội nhập văn hoá thời Lý - Trần”, Tạp chí Văn học, số 8, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung tâm Phật giáo Quỳnh Lâm và hiện tượng hội nhập văn hoá thời Lý - Trần”, Tạp chí "Văn học
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Năm: 1998
13. Nguyễn Huệ Chi (2000), “Nhận diện văn học Thăng Long mười thế kỷ”, Tạp chí văn học, số 11, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận diện văn học Thăng Long mười thế kỷ”, Tạp chí "văn học
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Năm: 2000
14. Nguyễn Huệ Chi, Trần Thị Băng Thanh (2008), “Trần Nhân Tông và tầm vóc của một thời đại”, Báo Tuổi Trẻ, Chủ nhật, 30/11/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Nhân Tông và tầm vóc của một thời đại”, Báo "Tuổi Trẻ
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi, Trần Thị Băng Thanh
Năm: 2008
15. Nguyễn Đình Chú (1999), “Vấn đề con người cá nhân trong văn học cổ nhìn từ góc độ lí thuyết”, Tạp chí Văn học, số 3, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề con người cá nhân trong văn học cổ nhìn từ góc độ lí thuyết”, Tạp chí "Văn học
Tác giả: Nguyễn Đình Chú
Năm: 1999
16. Nguyễn Đình Chú (1999), “Vấn đề “ngã” và “phi ngã” trong văn học Việt Nam trung cận đại”, Tạp chí Văn học, số 5, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề “ngã” và “phi ngã” trong văn học Việt Nam trung cận đại”, Tạp chí "Văn học
Tác giả: Nguyễn Đình Chú
Năm: 1999
17. Nguyễn Đình Chú (2008), “Phân kỳ lịch sử văn học Việt Nam”, Tạp chí Văn học, số 7, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân kỳ lịch sử văn học Việt Nam”, Tạp chí "Văn học
Tác giả: Nguyễn Đình Chú
Năm: 2008
20. Nguyễn Thế Đăng (1992), “Ý nghĩa tích cực của đời sống trong cái nhìn của các Thiền sư đời Trần”, Thiền học đời Trần, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ý nghĩa tích cực của đời sống trong cái nhìn của các Thiền sư đời Trần”, "Thiền học đời Trần
Tác giả: Nguyễn Thế Đăng
Năm: 1992
21. Nguyễn Đăng Điệp (tuyển chọn) (2005), Trần Đình Sử tuyển tập, Tập 2, Nxb GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Đình Sử tuyển tập
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp (tuyển chọn)
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 2005
22. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb VH HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu trong thơ trữ tình
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: Nxb VH HN
Năm: 2002

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Các tác giả đời vãn Trần cũng xem trăng như một hình tượng gắn bó với đời sống tâm hồn của họ - Căm thức thời gian trong thơ đời Trần
c tác giả đời vãn Trần cũng xem trăng như một hình tượng gắn bó với đời sống tâm hồn của họ (Trang 114)
Tác giả Tên bài thơ Câu thơ có hình ảnh bóng chiều - Căm thức thời gian trong thơ đời Trần
c giả Tên bài thơ Câu thơ có hình ảnh bóng chiều (Trang 115)
Hình ảnh Ý nghĩa - Căm thức thời gian trong thơ đời Trần
nh ảnh Ý nghĩa (Trang 130)
Hình ảnh Ý  nghĩa - Căm thức thời gian trong thơ đời Trần
nh ảnh Ý nghĩa (Trang 130)
Hình ảnh Ý nghĩa - Căm thức thời gian trong thơ đời Trần
nh ảnh Ý nghĩa (Trang 132)
Hình ảnh Ý  nghĩa - Căm thức thời gian trong thơ đời Trần
nh ảnh Ý nghĩa (Trang 132)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w