Chuyên đề Thơ Mới Cảm thức thời gian trong thơ Xuân Diệu MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài: Chủ nghĩa lãng mạn, ra đời từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, ban đầu là chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực và sau đó là chủ nghĩa lãng mạn tích cực, đã có ảnh hưởng rất to lớn đối với các nhà văn hiện thực khi đó và cả sau này nữa. Một trong những thành tựu của chủ nghĩa lãng mạn hính là thơ ca trữ tình. Georges Duhamel nhận xét: Phát xuất từ tâm hồn cá nhân, thơ trữ tình tỏa ra khắp thế giới và làm nó thay hình đổi dạng. Trữ tình không chỉ là đặc tính của một loại thơ, đối với tính nhạy cảm của con người hiện đại, nó là thực chất, là điều kiện cần và đủ của thơ ca.” Thi đàn thơ Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỉ X đến Cách mạng Tháng Tám 1945 một giai đoạn đánh dấu quá trình lột xác chuyển mình của thơ ca dân tộc trên con đừờng hiện đại hóa, đã lĩnh hội và tiếp thu một cách xuất sắc thể loại này với “Thơ Mới”. Trong vòng chưa đầy nửa thế kỉ, chưa bao giờ người ta chứng kiến một bước chuyển mình nhanh và mau lẹ tới vậy trong suốt lịch sử quá trình phát triển của văn học dân tộc. Tiếp xúc với làn gió Tây phương mới mẻ lạ kì, “người thanh niên Việt Nam được dịp ngó trời cao đất rộng, nhưng cũng nhân đó mà cảm thấy cái thê lương của vũ trụ, cái bi đát của kiếp người”, mang tới một cơn ba đào khuấy đảo cả thi đàn Việt Nam lúc bấy giờ với “những khuôn khổ nghìn năm không di dịch” một nền thơ đã có sự đổi mới về thi hứng lẫn thi pháp – Thơ Mới. Đây chính là lúc Chủ nghĩa lãng mạng, với việc đề cao chủ nghĩa cá nhân thực sự có những thành tựu rực rỡ. Lần đầu tiên, những ý thức cá nhân, những quan điểm, những khuynh hướng thảm mỹ, xúc cảm, con mắt cá nhân được đề cao và được xem như đích đến thiết yếu của văn chương. Thơ Mới trở thành một hiện tượng văn học có tính lịch sử, một cuộc vận động đổi mới về văn chương có phần lý thuyết và thực hành, có người khởi xướng về quan niệm và có nhà thơ sáng tác đi đến khẳng định thành tựu với những tác phẩm có giá trị trong một giai đoạn lịch sử văn học nhất định. Một trong những đóng góp to lớn của Thơ Mới chính là sự phát triển ý thức về “cái tôi” cá nhân: “Sự xuất hiện ý thức về cái tôi cá nhân là một bước tiến quan trọng trong hành trình tư tưởng và nghệ thuật của nhân loại. Bởi vì sáng tạo nghệ thuật mang tính đặc thù, đó là sự sáng tạo của một cá nhân... Cho nên sự giải phóng bản ngã, giải phóng cái tôi của chủ thể sáng tạo sẽ phát huy khả năng sáng tạo của nghệ sĩ, làm xuất hiện nhiều phong cách cá nhân” Và giữa lúc hoang mang trong những niềm đam mê không được thỏa mãn, sự luyến tiếc não nùng, sự thức giấc, bừng tỉnh ngộ, quay cuồng trong nỗi buồn, nỗi bất hạnh, cái chết, và cả sự tự do… ta chợt thấy “một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này” hồn thơ Xuân Diệu một trong các hiện tượng của dân tộc. Chàng thi sĩ Xuân Diệu với những tư tưởng mới mẻ đại diện cho thế hệ trẻ cấp tiến bấy giờ đã góp vào văn mạch dân tộc một “cái tôi” dám yêu và sống hết mình, dám tỏ bày những quan điểm, suy nghĩ và tình cảm của con tim, và khao khát giải phóng từ bỏ những quan niệm cố hữu lạc hậu của một nền Văn học đã qua nay chỉ còn vang bóng. Xuân Diệu là nhà thơ đầu tiên của Việt Nam đã áp dụng thuyết hiện sinh vào thi ca xuất hiện và đã chiếm hẳn dịa vị độc tôn trên thi đàn. Tiếng thơ của Xuân Diệu như luồng gió mát thổi tâm hồn trẻ, gạt bỏ những giấc mộng sầu man mác của Lưu Trọng Lư, hoài bão mơ hồ trong thơ Thế Lữ, Xuân Diệu thẳng thắn, dứt khoát và say sưa phát biểu những ham muốn riêng tư, những khao khát trần thế của mình. Với tiếng thơ của một con người trẻ tuổi và trẻ lòng lúc bấy giờ, Xuân Diệu bồng bột biết bao trước cuộc sống, trao cả lòng mình hồn mình cho nàng tiên của sự sống, yêu đến say đắm, thiết tha đến vội vàng, và khát khao đến cuồng si, mãnh liệt. Và bởi thế, hơn ai hết, Xuân Diệu nhận thức rõ nét đế đớn đau, khắc nghiệt giá trị của thời gian, của thời khắc tuổi trẻ. Đỗ Lai Thúy cũng đã từng khẳng định, chỉ với “con – mắt – thời – gian” của Xuân Diệu, thời gian mới trở thành một nỗi ám ảnh.
Trang 1Họ và tên: Hoàng Mai Phương
Lớp: 11 Văn 2
Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong
2014-2015
Chuyên đề Thơ Mới
Cảm thức thời gian trong thơ Xuân Diệu
là thực chất, là điều kiện cần và đủ của thơ ca.” Thi đàn thơ Việt Nam giai
đoạn từ đầu thế kỉ X đến Cách mạng Tháng Tám 1945 - một giai đoạn đánhdấu quá trình lột xác chuyển mình của thơ ca dân tộc trên con đừờng hiệnđại hóa, đã lĩnh hội và tiếp thu một cách xuất sắc thể loại này với “ThơMới”
Trong vòng chưa đầy nửa thế kỉ, chưa bao giờ người ta chứng kiếnmột bước chuyển mình nhanh và mau lẹ tới vậy trong suốt lịch sử quá trìnhphát triển của văn học dân tộc Tiếp xúc với làn gió Tây phương mới mẻ lạ
kì, “người thanh niên Việt Nam được dịp ngó trời cao đất rộng, nhưng cũng nhân đó mà cảm thấy cái thê lương của vũ trụ, cái bi đát của kiếp người”,
mang tới một cơn ba đào khuấy đảo cả thi đàn Việt Nam lúc bấy giờ với
“những khuôn khổ nghìn năm không di dịch” một nền thơ đã có sự đổi mới
về thi hứng lẫn thi pháp – Thơ Mới Đây chính là lúc Chủ nghĩa lãng mạng,với việc đề cao chủ nghĩa cá nhân thực sự có những thành tựu rực rỡ Lần
Trang 2đầu tiên, những ý thức cá nhân, những quan điểm, những khuynh hướngthảm mỹ, xúc cảm, con mắt cá nhân được đề cao và được xem như đích đếnthiết yếu của văn chương Thơ Mới trở thành một hiện tượng văn học có tínhlịch sử, một cuộc vận động đổi mới về văn chương có phần lý thuyết và thựchành, có người khởi xướng về quan niệm và có nhà thơ sáng tác đi đếnkhẳng định thành tựu với những tác phẩm có giá trị trong một giai đoạn lịch
sử văn học nhất định Một trong những đóng góp to lớn của Thơ Mới chính
là sự phát triển ý thức về “cái tôi” cá nhân: “Sự xuất hiện ý thức về cái tôi cánhân là một bước tiến quan trọng trong hành trình tư tưởng và nghệ thuậtcủa nhân loại Bởi vì sáng tạo nghệ thuật mang tính đặc thù, đó là sự sángtạo của một cá nhân Cho nên sự giải phóng bản ngã, giải phóng cái tôi củachủ thể sáng tạo sẽ phát huy khả năng sáng tạo của nghệ sĩ, làm xuất hiệnnhiều phong cách cá nhân”
Và giữa lúc hoang mang trong những niềm đam mê không được thỏamãn, sự luyến tiếc não nùng, sự thức giấc, bừng tỉnh ngộ, quay cuồng trong
nỗi buồn, nỗi bất hạnh, cái chết, và cả sự tự do… ta chợt thấy “một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này” - hồn thơ Xuân
Diệu - một trong các hiện tượng của dân tộc Chàng thi sĩ Xuân Diệu - vớinhững tư tưởng mới mẻ đại diện cho thế hệ trẻ cấp tiến bấy giờ - đã góp vàovăn mạch dân tộc một “cái tôi” dám yêu và sống hết mình, dám tỏ bàynhững quan điểm, suy nghĩ và tình cảm của con tim, và khao khát giải phóng
từ bỏ những quan niệm cố hữu lạc hậu của một nền Văn học đã qua nay chỉ còn vang bóng Xuân Diệu là nhà thơ đầu tiên của Việt Nam đã áp dụng
thuyết hiện sinh vào thi ca - xuất hiện và đã chiếm hẳn dịa vị độc tôn trên thiđàn Tiếng thơ của Xuân Diệu như luồng gió mát thổi tâm hồn trẻ, gạt bỏnhững giấc mộng sầu man mác của Lưu Trọng Lư, hoài bão mơ hồ trong thơThế Lữ, Xuân Diệu thẳng thắn, dứt khoát và say sưa phát biểu những hammuốn riêng tư, những khao khát trần thế của mình Với tiếng thơ của mộtcon người trẻ tuổi và trẻ lòng lúc bấy giờ, Xuân Diệu bồng bột biết baotrước cuộc sống, trao cả lòng mình hồn mình cho nàng tiên của sự sống, yêuđến say đắm, thiết tha đến vội vàng, và khát khao đến cuồng si, mãnh liệt
Và bởi thế, hơn ai hết, Xuân Diệu nhận thức rõ nét đế đớn đau, khắc nghiệtgiá trị của thời gian, của thời khắc tuổi trẻ Đỗ Lai Thúy cũng đã từng khẳng
định, chỉ với “con – mắt – thời – gian” của Xuân Diệu, thời gian mới trở thành một nỗi ám ảnh.
Lịch sử vấn đề:
Trang 3Nhắc tới Xuân Diệu, bên cạnh nhớ tới một nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh) hay “người mang đến cho thơ mới nhiều cái mới nhất” (Vũ Ngọc Phan), ta vẫn thường nói đến cái nồng nàn, tha thiếttrong cảm xúc thơ – điều đã ảnh hưởng trực tiếp đến lối nghĩ, lối cảm củaông trước những nguồn cảm hứng thi ca Và thời gian cũng là một trongnhững nguồn cảm hứng chịu ảnh hưởng từ cảm quan ấy của Xuân Diệu Bàn
về cái nhìn của Xuân Diệu về thời gian và yếu tố thời gian hiện lên trong thơXuân Diệu không phải là một đề tài xa lạ
Chu Văn Sơn trong “Phân tích bình giảng tác phẩm Văn học 11 NângCao” cũng đã nêu lên được cảm thức thời gian của Xuân Diệu qua tác phẩm
“Vội vàng” Tuy nhiên, cảm thức ấy chỉ được nhìn nhận, gói gọn trong mộttác phẩm, chưa mang tính khái quát cao và tạo được tính thuyết phục
Tương tự, bài viết “Cảm thức thời gian và lòng yêu đời, ham sốngtrong thơ Xuân Diệu” đã đề cập tới khát vọng làm chủ thời gian trong thơông, nhưng mới chỉ xét trong phạm vi ba bài thơ “Thơ duyên”, “Vội vàng”
và “Đây mùa thu tới”
Đầy đủ hơn cả có lẽ là Đỗ Lai Thúy với bài viết “Xuân Diệu, nỗi ámảnh thời gian”, với một hệ thống luận điểm chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục và dẫnchứng phong phú
Qua đó, có thể thấy được, Xuân Diệu và cảm thức thời gian trong thơông thực sự là một mảnh đề tài hấp dẫn, thú vị, khơi gợi nhiều hứng thú chongười đọc
Mục đích nghiên cứu:
Bài viết này sẽ tổng hợp đầy đủ, trọn vẹn những cảm thức về thời giantrong thơ Xuân Diệu qua việc đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu những tác phẩmđặc sắc của ông Qua đó làm rõ được một cách có hệ thống phong cách nghệthuật, quan điểm, tư tưởng cũng như tài năng và những đóng góp to lớn củaXuân Diệu đối với thơ ca Việt Nam nói riêng và Văn học nước nhà nóichung
NỘI DUNG
1 Những khái niệm – lý thuyết chung về thời gian:
Trang 4Một số từ điển định nghĩa rằng, “thời gian” là một hình thức tồn tại cơbản của vật chất diễn biến một chiều theo ba trạng thái là quá khứ, hiện tại
và tương lai
Với các nhà Vật lý, thời gian là thứ mà có thể đo được chính xác bằngmột chiếc đồng hồ Các nhà Toán học lại quan niệm thời gian một chiềuđược xem là liên tục, nhưng có thể chia thành các “thời khắc” giống nhưtừng tấm ảnh của một cuộn phim
Có thể thấy, một khái niệm chính xác về thời gian là một thách thứclớn đối với mọi lĩnh vực Chỉ dựa vào những khái niệm trên, ta đã có thểhiểu được rằng “thời gian” là một khái niệm rất khó định nghĩa, khó hiểu,khó hình dung, và với mỗi cá thể, mỗi cách nhìn khác nhau, cảm thức về
“thời gian” lại được thể hiện theo một cách khác nhau Với Newton, “Thờigian là độc nhất, tuyệt đối và có giá trị phổ quát khắp mọi nơi.” Còn Einsteinlại cho rằng: “Thời gian trôi đi chỉ là ảo ảnh mọi khác biệt giữa quá khứ,hiện tại; tương lai chỉ là những ảo ảnh dai dẳng.”
Theo giáo sư Trịnh Xuân Thuận – một nhà vật lý thiên văn học nổitiếng người Việt quốc tịch Mỹ đã nói rằng: “các vấn đề về thới gian vàphương hướng vận động của nó còn lâu mới được giải quyết và còn bị baobọc trong môt màn sương mù dày đặc” và phân loại thời gian thành hai loại:thời gian vật lý - thời gian khách quan, và thời gian tâm lý - thời gian chủquan, phụ thuộc vào ý thức con người Phương Đông ta, triết lý nhà Phậtquan niệm thời gian không phải một thực tại cứu kính, nó không tồn tại táchbiệt hiện tượng và người quan sát Như trong một bài viết, Minh Chi đã nóiđến một ý nghĩa khác : “thời gian chỉ là một điều kiện chủ quan của nhậnthức trực cảm của chúng ta, nó không tồn tại ở ngoài chủ thể.” Ý nghĩa này
về thời gian, đặt trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, đã được thể hiện rõ néthơn cả Văn chương nói riêng và thơ ca nói chung, suy cho cùng đều xuấtphát từ tiếng lòng, cảm xúc, tình cảm của con người Mà qua lăng kính tâmhồn, bất cứ khái niệm, thực thể, hiện tượng nào đều không bị bó buộc, vạnvật đều có thể biến tính, biến hình và được cảm thức theo những cách khácnhau Thời gian cũng không nằm ngoài quy luật ấy Thời gian qua ngòi bútnhà văn hoàn toàn có thể phá bỏ quy luật vận động vốn dĩ của nó, đảo lộntrình tự hoặc bỏ qua một hoặc hai ba chiều vận động vốn có của nó Đó làcách một nhà văn làm ngưng đọng một khoảnh khắc, kéo dài và nới rộng nóra; cũng như nén lại, co vào một khoảng thời gian một trăm năm đến một thế
kỉ Với thơ ca – nơi người nghệ sĩ gửi gắm vào đó tất cả tình cảm, cảm xúccủa mình với khát vọng tạo dựng một thế giớ ichủ quan đầy hình ảnh, thìcảm thức về thời gian gắn liền với cảm thụ của nhà thơ trước cuộc đời cũngnhư ý nghĩa chung về cuộc sống nhân sinh Niềm rung động của nhà thơ vớiđời càng dạt dào, nỗi lòng với cõi đời càng thiết tha bao nhiêu, thì những
Trang 5cảm thức trước mỗi khoảnh khắc lại càng trở nên tinh tế, mãnh liệt và linhdiệu bấy nhiêu.
2 Những quan điểm về thời gian trước Xuân Diệu:
“Con người là một sinh vật duy nhất biết mình phải chết” Lời nói đó
của một triết gia phản ánh nỗi ám ảnh, day dứt của con người về sự sống vàcái chết, cũng là những ám ảnh, day dứt về thời gian Thời gian trôi qua vôhình nhưng để lại dấu ấn sâu đậm trong các biến cố lịch sử, trong các thànhquả của nhân loại Nó có quan hệ gắn bó với con người, bởi con người luônsống và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định của lịch sử
Con người thời trung đại với quan niệm “Thiên nhân nhất thể”đã cónhững quan niệm thời gian, theo chu kì, theo tuần, thời gian như một vòngtròn lặp lại năm này qua năm khác đến, tựa như một sự xoay vần vĩnh viễnkhông điểm dừng:
Song sa vò võ phương trời, Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng (Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Thời gian của một năm cũng là vĩnh viễn bởi nó ra đi rồi quay trở lại:
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
(Tự tình II - Hồ Xuân Hương)
Sen tàn cúc lại nở hoa Sầu dài, ngày ngắn, đông đà sang xuân.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Theo thuyết tuần hoàn, giờ qua giờ, ngày nối ngày, năm lại năm, thờigian không có điểm dừng, nó trôi mãi trong khoảng không vô định của vũtrụ Bởi thế, con người trước thời gian bắt đầu nảy sinh lãnh đạm, hờ hững,bình thản trước sự chảy trôi của thời gian Mùa xuân và hoa mai là một trongnhững thể nghiệm của người đời, là bước đi của thời gian vô hạn trongkhông gian hữu hạn Trong “Bài cáo tật thị chúng” Mãn Giác Thiền sư đãlấy hình ảnh xuân đến xuân đi, hoa tàn hoa nở là một quy luật của tự nhiên,
Trang 6một định luật hiển nhiên của cuộc sống, biểu lộ tâm thế của nhà sư trước quyluật sinh, tử ở cõi nhân gian, cái tịch diệt và cái vĩnh hằng trong vũ trụ.
Mùa xuân cũng như sự sống thiên nhiên chuyến biến bất tận: "xuânqua" rồi "xuân tới", "hoa nở" rồi "hoa tàn" Mùa xuân là vĩnh hằng Cỏ cây,trăm hoa cũng như vạn vật, con người đều bị chi phối theo quy luật khắcnghiệt của tự nhiên:
Xuân qua, trăm hoa rụng,
Xuân tới, trăm hoa cười.
Bước đi của mùa xuân "qua tới", cũng như trăm hoa "rụng nở",một lối nói đầy cảm xúc, làm cho thơ vốn khô khan đã trở thành câu thơ đẹp
và hay
Trong cuộc sống vốn vận động theo thời gian "Trước mắt việc đimãi " Con người, có sinh tất có tử, lúc khoẻ mạnh ắt có lúc ốm đau, bệnhtật, có tuổi hoa niên trẻ tráng tất cái già sẽ đến Quy luật cuộc sống là nhưthế, Đó là lẽ thường tình, có gì đáng sợ, đáng lo bởi “Thác là thể phách, còn
là tinh anh” :
Trước mắt, việc đi mãi,
Trên đầu, già đến rồi.
Hai câu trên nói lên sự tuần hoàn của bốn mùa, tiêu biểu là sự chuyểnvần của mùa xuân Mỗi độ xuân về, trăm hoa nở đua sắc khoe hương Hìnhảnh "trăm hoa cười" tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ, cho vẻ đẹp của cây
cỏ thiên nhiên và mùa xuân Và khi mùa xuân đi qua, ngày tháng sẽ trôinhanh theo các mùa rồi trở về mùa xuân Cỏ cây, hoa lá, tạo vật cũng biếnđổi, sinh trưởng hay phai tàn theo thời gian Khi mùa xuân trôi qua, "trămhoa rụng" theo quy luật của tự nhiên Hai câu thơ mang màu sắc triết lí, kháiquát quy luật tồn tại của thiên nhiên và sự vận động của thời gian
Cành mai có một sức sống mãnh liệt cũng vì lẽ đó Một sức sống cùng
sự trường tồn của vòng thời gian vô tận Mãn Giác dùng hình ảnh đơn giảnmiêu tả thực tại, giúp người đời tự ngộ ra cái điều cơ bản nhất, quan trọngnhất để có cách sống tốt đẹp và an nhiên, bình tĩnh Cành mai cũng như cuộcđời không mới cũng không cũ, không đi cũng không về, không mất mát đâu
Trang 7cả Tất cả chỉ là một vòng tuần hoàn vô cùng vô tận như âm giai bất diệt củamùa xuân.
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết.
Đêm qua sân trước, một cành mai.
Qua đó, ta thấy thời gian ở trong văn học trung đại nói chung, bài kệ
“Cáo tật thị chúng” nói riêng thể hiện một quan niệm sống đẹp, chuyên vềtầm cao sâu triết lí đạo Phật: con người trước sự biến thiên xoay vần của thờigian vẫn phải giữ thái độ an nhiên, bình thản, tự tại, không hoang mang mà
cứ lặng lẽ trôi theo dòng chảy không ngừng của thời gian một cách lặng lẽ,trung thành Con người là một phần của vũ trụ, một ngày rồi cũng sẽ hòanhập với cái vĩnh hằng của trời đất
Và nếu thời gian không chuyển di theo một dòng chảy tuần hoàn thìcũng được đo bừng những đại lượng rất lớn, bằng những khái niệm đượcnhìn trên một tầm vĩ mô:
Trăm năm còn có gì đâu Chẳng qua một nắm cỏ khâu xanh rì
(Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều) Đời người thử ngẫm mà hay
Trăm năm là ngắn, một ngày dài hơn
(Tản Đà)
Bên cạnh đó cũng đã có những nhà thơ nắm bắt, ý thức được sự hữuhạn của đời người bên cái vô hạn của thời gian trường cửu khi buông nhữnglời than thở: “Xuân thì bất tái lai”, hay “Cuộc đời như bóng câu qua cửa sổ”.Nhưng hầu hết vẫn bị phụ thuộc nhiều vào những thi pháp trung đại với lốinói ước lệ cổ điển, trang trọng, mang tính khái quát cao:
Nhân sinh ba vạn sáu nghìn thôi Vạn sáu chơi nhăng đã hết rồi.
Trang 8Trong chủ nghĩa lãng mạn, vấn đề thời gian được thể hiện qua rấtnhiều khía cạnh khác nhau Một trong những chủ đề mà khi nhắc tới Chủnghĩa lãng mạn, ta không thể không nói tới, chính là sự hoài niệm, đề cao, lítưởng hóa quá khứ Theo đó, thời gian đi từ quá khứ đến hiện tại, tương laitheo đồ thị đi xuống Có người tìm về những vẻ đẹp truyền thống của mộtthờiq uá khứ đã lùi xa:
Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?
(Ông đồ - Vũ Đình Liên)
Có thi nhân lại hoài niệm, tỏ lòng tiếc nuối với những vẻ đẹp bình dị, xưa cũ của làng quê chân chất ngày xưa:
Nói ra sợ mất lòng em Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
… Hôm qua em đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều
(Chân quê - Nguyễn Bính)
Không chỉ mang nặng nỗi niềm hoài cổ, thời gian trong chủ nghĩalãng mạn còn được thể hiện ở mối quan hệ giữa chủ thể thẩm mỹ với thờigian, hay nói một cách khác là nó đặc trưng cho cách hiểu thời gian từgóc độ cá nhân Với mỗi giác quan khác nhau, mỗi góc nhìn khác nhau, kếthợp với sự ảnh hưởng từ trào lưu thơ tượng trưng, siêu thực từ Tây phương,rất nhiều cách cảm nhận độc đáo về thời gian được thể hiện:
Màu thời gian không xanh Màu thời gian tím ngát Hương thời gian không nồng Hương thời gian thanh thanh.
(Màu thời gian – Đoàn Phú Tứ)
Xuân Diệu là nhà thơ lãng mạn tiêu biểu, thể hiện một cách rất riêng,rất xuất sắc đặc trưng cho cách hiểuthời gian từ góc độ cá nhân ấy Với nhàthơ, thời gian được nhìn như một đối tượng “thù địch” với sinh mạng cánhân Với ông, bi kịch lớn nhất của con người lãng mạn chính là thời gian
Trang 94 Cảm thức thời gian trong thơ Xuân Diệu
4.1 Xuân Diệu quan niệm thời gian là một đường thẳng tuyến tính, không tuần hoàn, một đi không trở lại.
Tiếp nhận với những quan điểm mới mẻ tân kì từ Tây phương cùngniềm yêu đời yêu sống vẫn luôn âm ỉ trong tim, Xuân Diệu không nhìn nhậnthời gian theo chiều vĩ mô như các nhà thơ Trung đại mà với ông, thời gianmột đi không trở lại, và vũ trụ là một khách thể độc lập với con người Thờigian như một dòng chảy vô thủy, vô chung mà mỗi khoảnh khắc qua đi làmất đi vĩnh viễn Đã có không chỉ một mà khá nhiều bài thơ chứa đựng quanđiểm ấy của Xuân Diệu Bài thơ “Thời gian” ra đời như một tuyên ngôn vềthời gian của Xuân Diệu:
Dưới thuyền nước trôi Trên nước thuyên chuồi
Và nước, và thuyền Xuôi dòng đi xuôi
… Nước trôi vô tri
Vô tình, thuyền đi Nước không biết thuyền Thuyền biết nước chi
Mỗi câu thơ cất lên lại như một lời thở than đầy não nề vủa chàng traitrẻ trước cảnh nước chảy thuyền trôi không điểm dừng, chẳng hồi kết, daidẳng và miên man Sử dụng hình tượng dòng nước để nói về thời gian khôngphải là một sáng tạo nghệ thuật mới mẻ Nhà thơ danh tiếng đời ĐườngTrung Quốc - Lý Bạch cũng đã tìm ra sự tương đồng kì diệu ấy:
( Thương tiến tửu )
Khổng Tử ở phương Đông cũng đã từng đứng bên trên sông ngắm
nhìn dòng nước mà nói với các học trò: Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ
Trang 10(Mọi vật đi qua như nước này chảy đi, ngày và đêm không có vật chi ngừngnghỉ)
Xa nhau một dải đất, cách nhau cả nghìn năm, nhưng những conngười tài hoa ấy đã gặp gỡ nhau trong tư tưởng, trong cảm nhận Thời giantrôi không chờ người, năm tháng qua không đợi bất kì ai Quỹ thời giankhách quan của cuộc đời, vũ trụ có thể là vô hạn, vĩnh hằng, nhưng túi thờigian nhỏ bé khiêm tốn của con người thì luôn có giới hạn và thời gian cứnhư dòng nước siết chảy thẳng xuống đáy túi, thấm vào và không thể lấy lại
Nỗi niềm ấy ám ảnh Xuân Diệu trong từng tác phẩm của mình Trong
“Đi thuyền” ông đã một lần nữa sử dụng hình ảnh “thuyền” và “nuớc” đểkhẳng định ý niệm của mình về thời gian:
Thuyền qua mà nước cũng trôi Lại thêm mây bạc trên trời cũng bay Tôi đi trên chiếc thuyền này Dòng mơ tô tưởng cũng thay khác rồi
( Đi thuyền )
Thuyền chuyển động, nước chuyển động, mây chuyển động, tôichuyển động Bốn cái động tương tác thành chuyển hóa của "tôi" phút trướcsang "tôi" phút này:
Cái bay không đợi cái trôi
Từ tôi phút trước sang tôi phút này
vô hạn của thời gian là không bao giờ có thể giải quyết được hoàn toàn vàtrọn vẹn
Không chỉ diễn tả bước chuyển của thời gian qua hình ảnh “thuyền”
và “nước” - những hình ảnh hữu hình cụ thể - con đường mà nhiều nhà thơ
cổ đã từng đi mòn lối cỏ, Xuân Diệu đã sử dùng một hình tượng vô hình đểnói về thời gian: “ngọn gió”:
Trang 11Ngọn gió thời gian không ngớt thổi Giờ tàn như những cánh hoa rơi
Và càng ý thức rõ nét bao nhiêu, cảm xúc của ông càng dâng lênmãnh liệt đến độ nảy sinh cảm giác “sợ hãi”:
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
(Vội vàng) Cặp từ đối lập tới – qua, non – già càng khắc sâu thêm con mắt đầy
thấp thỏm nhức nhối của Xuân Diệu trước bước chuyển vùn vụt của thờigian Thi nhân thấy cái sắp qua ngay trong cái đang đến, thấy cái khoảnhkhắc ngay trong cái trường cửu, thấy cái tàn phai ngay trong sự sung mãn,thấy cái héo úa ngay trong cái tươi mới ròng ròng
Như thế, sự trôi chảy của thời gian cứ quẩn quanh ám ảnh mãi trongtâm tưởng, quấn chặt lấy từng câu thơ Xuân Diệu, như một nỗi nhức nhốikhông thể tháo bỏ Thời gian là sự tuôn chảy “một đi không trở lại” Chính ýthức về thời gian một chiều chứ không phải tuần hoàn, thời gian định hướngchứ không phải định tính, đã tạo nên cái nhìn nghệ thuật trong toàn bộsáng tác của anh”.Với ông, thời gian không biết chờ đợi ai, và cũng chẳngbuông tha bất kì ai Và con người là nạn nhân lớn nhất của thời gian khi hiểu
rõ thời gian sẽ một đi không trở lại, giới hạn ở ngay trước mắt mà bất lựckhông thể làm gì để níu giữ, xoay chuyển nó
4.2 Thời gian với Xuân Diệu cũng chứa đựng sự sống, có những bước chuyển linh động.
Ý thức rõ nét được sự phũ phàng của thời gian cũng là lúc nhà thơ tậptrung căng mở mọi giác quan của mình chú ý đến từng bước đi của thời giantừng chút một “Phút giây hiện tại là sự cô đặc của thời gian… cái thời giankhách quan đo đếm được bằng máy móc không tồn tại nữa, mà đã chuyểnqua thời gian của cảm giác, tâm trạng Đó là thứ thời gian tâm linh, không cóquá khứ, hiện tại, tương lai, khoảnh khắc, thiên thu.” Nắm bắt được điều ấy,thời gian với Xuân Diệu đã không còn là một khái niệm vô hình vô dạng nữa
mà được truyền tải tới người đọc thông qua những hình tượng độc đáo
Thu của muôn đời là gốc của sầu, mùa Thu tựa như khúc đàn mà cungphím buông bật làm lòng nguời chùng xuống ,vời vời những hình ảnh đã xaxôi Trong khoảnh khắc của linh diệu của một mùa chứa đựng bao xúc cảm
Trang 12ấy, lòng xhàng thi sĩ Xuân Diệu lại càng nhạy cảm hơn bao giờ hết trướcthời gian vùn vụt trôi trước mắt:
Hơn một loài hoa đã rụng cành Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh
( Đây mùa thu tới )
Thời gian chuyển động qua từng sắc lá trong vườn, hiển hiện rõ từngbước chuyển dời của nó tựa hồ như chứa đựng một linh hồn, một sự sống.Theo Đỗ Lai Thuý thì: “Nếu mùa xuân được coi là bình minh của tuổi trẻ thìmùa thu được Xuân Diệu coi như bình minh của tuổi già Mà bình minhbao giờ cũng là thời khắc ngắn ngủi, nhất là bình minh – thu, bởi vì sau đókhông phải là trưa nồng mà là chiều lạnh Bởi vậy ý thức về thời gian trongmùa thu trở nên sâu sắc”.Và thật vậy, “đây không chỉ là tiếng báo mùa, mà
là sự hối thúc của thời gian” Đón nhận và nắm bắt bước chuyển thời giancủa mùa thu qua những thi liệu quen thuộc như hoa thu, lá thu đã không còn
xa lạ:
Hình như có phải mỗi Thu sang khi chiều bàng bạc lá thu vàng lúc ngọn Thu phong về man mác lòng kẻ thi nhân lại bàng hoàng
( Thu, thơ, và nỗi nhớ )
Nhưng Xuân Diệu, với sự kết hợp nhuần nhị giữa những thi liệu đãquen mắt ấy cùng cách diễn đạt rất mới, rất Tây, rất tân kì: “hơn một”, đãmang tới hiệu quả thẩm mĩ và biểu cảm đặc sắc Nhà thơ đã tinh tế phát hiện
ra từ những sự biến đổi, chuyển giao nhỏ nhặt, nhẹ nhàng, khẽ khàng nhấtcủa sự vật, để rồi cảm thấu được bước chuyển tĩnh lặng mà mau lẹ của thờigian đất trời, thời gian đời người Dường như Diệu đã huy động mọi giácquan để cảm nhận cảnh vật của đất trời lúc sang thu và sự rũa mòn của thờigian như tạo thành những luồng cảm giác run rẩy, rung rinh trong lá theocách riêng của mình Để rồi Thế Lữ khi đọc các dòng thơ tả cảnh của Xuân Diệu đã cảm thấy thi sĩ như đang nói: “tất cả chúng tôi run rẩy tựa dây đàn”.Nhà thơ đã cảm thấy mùa thu bằng tất cả cảm giác của cơ thể Điều đó đãtạo nên câu thơ nổi tiếng mà Hoài thanh nhận xét là rất tiêu biểu cho cách cảm thụ của Xuân Diệu
Không chỉ hiện hữu trong từng bước chuyển, thời gian còn chảy trôivới những bước chuyển động tàn nhẫn, khắc sâu sự đối lập giữa thời gian vũtrụ với thời gian của một kiếp người:
Ngọn gió thời gian không ngớt thổi Giờ tàn như những cánh hoa rơi
( Giờ tàn )
Trang 13Thời gian lướt qua vùn vụt như gió lướt, tích tắc trong khoảnh khắccánh hoa rơi, khiến con người bàng hoàng, sửng sốt.
Và khi thời gian trôi chảy dịch di với vận tốc có thể đo đếm được mỗiphút trôi qua lại là những niềm sa xót:
Những ngày cứ thắt đi từng phút Rồi mặt trời cao Nắng cháy tràn Trưa đến thôi rồi! Bình đã vỡ Nửa ngày xinh đẹp đã tiêu tan
“Nửa ngày” - từ sáng sớm tới khi mặt trời lên đỉnh điểm, vốn là mộtkhoảng thời gian không ngắn, nhưng với Xuân Diệu, nửa ngày dường nhưtrôi qua còn nhanh hơn cả mấy vần thơ Đạt được đến độ tinh vi đó có lẽ là
do năng lực trực cảm trời sinh của Xuân Diệu khi đã tinh tế nắm bắt đượccái tốc độ di chuyển nhạy bén vô cùng của thời gian Từ đó, thơ của ôngdường như không chỉ là tả cảnh nữa mà đã trở thành sự nhận thức của cácgiác quan Là xúc giác, cảm giác với hơi ấm không gian, hơi ấm con người:
Thế là xuân Ngày chỉ ấm hơi hơi Như được nắm một bàn tay son sẻ
( Xuân không mùa )
Hay đôi khi với xúc giác, thị giác:
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò
( Đây mùa thu tới )
Đêm lùa ta thức, một mình đau Nghe tiếng giờ đi, não dạ sầu
(Hư vô)
Đối với Xuân Diệu “Sự sống chẳng bao giờ chán nản” Từ đó, XuânDiệu có một nhận thức về thời gian mang phong cách riêng, nét riêng củamình Nhà thơ nhận thức về thời gian cũng là nhận thức cuộc đời ở dạng vậnđộng, ở tiến trình không đứng yên của nó Vì thế, nói như nhà nghiên cứu
Đỗ Lai Thuý: “Thơ Xuân Diệu là thế giới mở rộng đa thanh.” Trong bảngiao hưởng âm thanh này nổi lên những giai âm như “Đây mùa thu tới” : sự