Giống như bao thời đại khác, âm hưởng vút cao hào hùng của triều đại nhà Trần dần dần cũng lắng dịu theo sự vận động của lịch sử. Từ giữa thời Trần đã bắt đầu xuất hiện kiểu thời gian suy tư, hoài niệm mang tính chất triết lí về cuộc đời và thế sự. Đó là tiếng lòng của những nhà thơ vừa ý thức rất rõ trách nhiệm của người công dân tích cực cống hiến cho đất nước nhưng đồng thời cũng nhận chân được sự phù du của công danh phú quí, sự đổi thay của tình đời. Tiếng lòng ấy vẫn còn cái dư phong của một thời hào hùng nhưng cũng chứa đựng những dự cảm về sự suy vong của triều đại. Đó cũng là thời kì bắt đầu cho sự tự ý thức bởi vì con người trong thơđã không ngừng soi rọi bản thân, không ngừng hoài niệm, tiếc nuối những gì đẹp đẽ, huy hoàng đã
qua đồng thời cảm nhận sâu sắc về những biến động của cuộc đời, về hạnh phúc đích thực của đời người. Họ là chiếc cầu nối giữa hai thời kì của triều Trần. Cho nên, vừa mới gặp họ đâu đó trong những vần thơ đầy cảm xúc hào hùng, lại gặp họ ở đây với sự suy tư, tiếc nuối. Họ là Trương Hán Siêu, là Trần Minh Tông, là Phạm Sư Mạnh, Trần Quang Triều, là Phạm Mại, Nguyễn Sưởng…
Khác với Trương Hán Siêu của Bạch Đằng giang phú, Trương Hán Siêu trong Dục Thúy sơn lại phảng phất một nỗi niềm lưu luyến, mong nhớ đối với cố hương: Sơn sắc chính y y, Du nhân hồ bất quy. … Ngũ Hồ thiên địa khoát, Hảo phỏng cựu ngư ky. (Sắc núi vẫn đang mượt mà, Người đi xa sao chưa về? …
Trời đất Ngũ Hồ rộng thênh thang, Hãy tìm lại tảng đá ngồi câu khi trước.)
Cái tảng đá đánh dấu thời kì nhàn tản năm xưa sao lại có một sự thôi thúc đến day dứt? Thời gian không chỉ in dấu lên cảnh vật mà còn khắc sâu sự biến đổi của nó trong cuộc đời và tâm trí con người. Bước đường hoạn lộ dường như đưa con người ngày càng xa không gian nhàn tản và thời gian vui thú. Bởi thế nên sắc núi vẫn xanh, xanh đến ngàn năm còn bước chân con người thì đi mãi, đi mãi, ngày càng xa nguồn cội bình yên của cuộc đời. Ý thơ không xác định một mốc thời gian cụ thể nhưng đó lại là chiều dài của cả cuộc đời con người. Câu thơ kéo dài trong một nhịp điệu trầm buồn. Nó tô
đậm một tâm trạng cô đơn trong cái khôn cùng của cảnh vật, cái mênh mông đằng đẵng của thời gian. Tâm trạng ấy làm cho nhịp thời gian như được kéo giãn ra đến vô cùng, còn con người thì thở dài bất lực, nuối tiếc.
Vẫn là Trương Hán Siêu, nhưng trong Quá Tống đô, ông lại thể hiện một niềm cảm khái khác. Đó là nỗi niềm khi đi qua kinh đô xưa của nhà Tống nay đã bãi bể hóa nương dâu. Ngẫm xưa nghĩ nay, ý thơ man mác một tâm tư xót xa hoài cổ và dự cảm về sự mong manh của một triều đại:
Duy dư thành khuyết liên vân ngoại. Không sử hành nhân phủ “Thử ly”.
(Chỉ trơ lại thành khuyết ngoài đám mây dày lớp lớp. Luống khiến người qua đường ngâm thơ “Thử ly”)
Thử ly là tên một một bài thơ trong Vương phong của Kinh thi. Bài thơ nói lên niềm cảm khái của viên quan đại phu nhà Đông Chu khi đi qua kinh đô cũ nhà Tây Chu thời ấy đã thành cánh đồng lúa ngô tươi tốt. Đó là sự suy tư trước những đổi thay của thời cuộc. Thời gian vẫn vô tình trôi chảy. Còn con người, con người không thể vô tình trước những biến đổi của thời cuộc và chính sự. Mỗi một triều đại đi qua đều để lại cho cuộc đời những vết tích về sự tồn tại của nó. Thế nên, Quá Tống đô cứ bàng bạc cái niềm cảm hứng đã gặp đâu đó trong Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu đời Đường. Trương Hán Siêu đã nặng lòng suy ngẫm về cái lẽ hưng thịnh ấy. Bài thơ chứa đựng một nỗi buồn tưởng vu vơ nhưng đọng lại thật lâu vì nó không còn là chuyện của người nữa mà đã trở thành quy luật tất yếu. Và hai dòng thời gian cứ song song trôi với nhau: một dòng thời gian vũ trụ, thời gian bên ngoài trôi chảy vĩnh hằng và vô tình; một dòng thời gian chứa nặng những tâm tư của con người. Con người thời Đông Chu tiếc nhớ thời Tây Chu; con người thời Trần của Đại Việt hoài niệm về thời Tống của Trung Quốc - đó là một vòng tròn đồng tâm về thời gian. Điểm gặp nhau giữa chúng là cảm giác hoài cổ ngậm
ngùi, một cảm thức về sự cô đơn trước lẽ hưng phế của cuộc đời.
Dù sao, con người của Trương Hán Siêu cũng là con người của những cảm thức mang dấu ấn thời đại. Nỗi cô đơn của ông cũng là nỗi cô đơn mang tính phổ quát của biết bao trí thức cùng thời. Còn đến với Trần Minh Tông trong Dạ vũ, ta gặp một nỗi cô đơn trong cái cõi riêng tư nhiều trăn trở của nhà vua. Nghe mưa đồng thời nghe tất cả những nỗi day dứt tràn về trong tâm hồn. Bởi thế, Dạ vũ còn là lời tự thú thiết tha và chân thành:
Thu khí hòa đăng thất thự minh, Bích tiêu song ngoại đệ tàn canh. Tự tri tam thập niện tiền thác, Khẳng bả nhàn sầu đối vũ thanh.
(Hơi thu hòa vào ánh đèn làm mờđi ánh sáng ban mai, Giọt mưa trên tàu lá chuối xanh ngoài cửa sổ tiễn canh dài. Tự biết sai lầm của ta trước đây ba mươi năm,
Đành ôm sầu ngồi nghe mưa rơi.)
Nhịp thời gian trong Dạ vũ chậm, buồn và nặng nề như khối u uất không dễ gì tan được trong tâm hồn nhà vua. Có lẽ, chính sai lầm thời tuổi trẻ đã làm cho ông nhìn thời gian bằng một con mắt nuối tiếc, u hoài và nặng nề như thế. Mỗi giọt mưa rơi như một khắc thời gian trôi qua càng hằn sâu hơn nỗi ân hận, dày vò. Nỗi niềm ấy còn tiếp tục trong Thập nhất nguyệt quá bạc Vịnh sơn hiểu trú:
Vãng sự tu du tế,
Thành nhân tam thập niên. Bất ngôn hoảng nhược tỉnh, Tọa đối nhất lô tiền.
(Việc đã qua chỉ như trong chốc lát, Thành được người thì đã ba mươi năm.
Bâng khuâng như tỉnh lại chẳng nói năng gì, Ngồi lặng trước bếp lò.)
Một phương diện khác trong con người Trần Minh Tông hiện lên, không phải Trần Minh Tông với tư cách là người đứng đầu quốc gia, cũng không phải Trần Minh Tông vui với cuộc sống thiên nhiên tràn đầy hương vị Thiền như ta đã gặp. Ở đây là một con người dám dũng cảm đối diện với phần yếu đuối nhất của tâm hồn, nhìn vào sai lầm của bản thân bằng sự chân thành, đó là khởi nguồn của sự tự ý thức để con người là người hơn. Nhịp thời gian vũ trụ không thay đổi, chỉ có nhận thức của con người về nó đã khác đi. Thế nên, thời gian trong cuộc đời con người không còn là đường thẳng nữa. Nó là những khúc quanh, những ngã rẽ, nơi như những bụng sóng, oằn lên bởi những suy nghĩ riêng tư. Thơ Trần Minh phần nhiều tươi sáng, cho nên sự day dứt trong bài thơ này là nốt nhạc trầm trong toàn bộ sáng tác của ông nhưng lại cao vút ở nhân cách, nó góp phần tạo nên sự phong phú cho một nền văn học vốn nổi bật với âm hưởng hào hùng sảng khoái.
Nhịp thời gian chứa những suy tư hoài niệm trong thơ Phạm Sư Mạnh lại mang một vẻ riêng. Nó không chất đầy những âu lo, ân hận mà lại bàng bạc niềm khắc khoải nhớ tiếc. Trong Đông Sơn tự hồ thượng lâu, Phạm Sư Mạnh tiếc vẻ ngọc của vườn ao chùa, tiếc một thời oai hùng đã qua. Có điều gì như hụt hẫng, như ngẩn ngơ khi âm hưởng hào hùng của một thời đại đã lui vào dĩ vãng, đã trở nên xa vời và chỉ còn lại dư âm trong lời kể của những ông già tóc bạc dưới thôn. Hình ảnh chí kim bạch phát (những ông già tóc bạc) trở nên mờ ảo, xa vời, như có như không. Sợi dây nối liền quá khứ với hiện tại cũng trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Câu thơ vì vậy mà ngậm ngùi nhớ tiếc, mà đau đáu xót xa:
Trì viên cổ tự quỳnh dao một, Tùng trúc nhất sơn phong vũ lai.
Chí kim bạch phát thôn tiền tẩu, Do đạo Thái sư bình tặc hồi.
(Vườn ao chùa đã mất vẻ ngọc rồi, Thông trúc đầy núi, gió mưa kéo đến.
Đến nay những ông già tóc bạc ở dưới thôn, Còn kể chuyện Thái sưđi đánh giặc về qua đây.)
Trong Quá Tiêu Tương Phạm Sư Mạnh lại tái hiện hai dòng thời gian: một dòng thời gian tuần hoàn và một dòng thời gian sự kiện:
- Niên niên phong diệp ánh cô bồ.
(Hằng năm lá phong soi xuống cỏ cô bồ.) - Đế phi nhất khứ điện môn bế,
Hồng nhật hạ sơn đề giá cô.
(Bà phi qua đời, cửa điện bèn khép lại, Mặt trời gác núi, tiếng chim đa đa kêu rộn.)
Sắc lá phong ngàn năm không đổi, nhưng cái nhịp bình thường ấy bỗng bị ngắt quãng bởi sự kiện bà Phi (vợ vua Thuấn) qua đời nên hình ảnh mặt trời gác núi và tiếng chim kêu rộn như một điều gì đó thật bất thường. Phải chăng, sự bất thường ở đây là dấu hiệu báo trước sự chấm dứt của một triều đại lí tưởng? Tiêu Tương là không gian nhưng lại có sức gợi về thời gian. Ấn tượng sâu sắc về thời gian trong bài thơ này là thời gian sự kiện. Thời gian ấy mở ra một chiều kích khác với thời gian tự nhiên tuần hoàn. Sự bình yên dường như cũng khép lại, nhường chỗ cho âm thanh khắc khoải da diết. Niềm cảm khái ấy được khơi nguồn trên đường Phạm Sư Mạnh đi sứ qua sông Tương. Tuy nhiên, khi ở ngay trên đất nước mình rồi ông vẫn nặng lòng trước những nỗi băn khoăn:
Sĩ hoạn tạm triều bị sảnh quan, Thương đầu bạch phát vị hoàn san.
Phần hương tọa đối Nhị Hà nguyệt, Trù trướng yên khê Hiệp Thạch gian.
(Làm quan nơi cung cấm trải suốt ba triều vua,
Đầu xanh đã bạc chưa được về núi.
Đốt hương ngồi ngắm trăng dòng sông Nhị,
Bồi hồi tưởng nhớđến suối mây vùng Hiệp Thạch.) (Chu trung tức sự)
Hai hình ảnh biểu hiện thời gian trong bài thơ là sĩ hoạn tam triều và
đầu bạch phát. Tuy thời gian đời người không được xác định bằng những con số cụ thể nhưng vẫn đủ để người ta thấy nó không thật dài và sự phân bố của nó cũng không đồng đều. Phải chăng, chính điều đó cũng tạo nên sự mất cân bằng trong trạng thái tâm hồn con người? Trong tâm thức, Phạm Sư Mạnh thấy thời gian làm quan thật dài trong khi quỹ thời gian của đời người lại rất ngắn. Vậy điều này có gì mâu thuẫn không? Chúng ta lí giải điều này như thế nào? Con người công dân gắn liền với nghĩa vụ bằng chữ trung. Thế nên, con người ấy không được phép thoái thác, chối từ. Ngoảnh đi ngoảnh lại, khoảng thời gian vũ trụ đã cuốn phăng đi tuổi trẻ để đến nỗi ông cảm thấy chưa được sống cho riêng mình, chưa được về núi, về quê hương Hiệp Thạch. Thế nên, vùng đất quê hương ấy chỉ đến trong kỉ niệm, trong tâm thức mà thôi. Con người hiện tại ngồi ngắm trăng trên dòng sông Nhị mà suy ngẫm sự đời. Có lẽ, là con người của một thời đại đặc biệt, Phạm Sư Mạnh không tiếc thời gian cống hiến. Thế nhưng, ở một góc rất riêng, con người thi nhân vẫn tha thiết được sống cho riêng mình, cho những cảm xúc đời thường nơi quê hương.
Cũng có khi, niềm cảm khái trong thơ Phạm Sư Mạnh là nỗi nhớ tiếc về sự oai hùng của chiến trường xưa cùng các vị anh hùng, cho dù đó không phải là không gian chiến trường, là những vị anh hùng của đất Đại Việt. Thế mới biết, sự nhớ tiếc về cái đẹp, cái hùng là nỗi nhớ tiếc không bị giới hạn bởi
biên giới quốc gia và thời gian.
Trong Đăng Hoàng Lâu tẩu bút thị Bắc sứ thị giảng Dư Gia Tân, ông viết:
Hạng Vương đài tiền lạc nhật hồng. Quán Quân mộ thượng bi phong khởi. Thiên hoang địa lão cổ chiến trường,
Thiên tải anh hùng kim dĩ hỷ.
(Trước đài Hạng Vương mặt trời lặn đỏ rực, Trên mồ Quán Quân trận gió buồn nổi lên. Chiến trường xưa trong cảnh trời đất hoang vu,
Anh hùng ngàn xưa nay còn đâu.)
Thời gian là đại lượng giúp con người nhận thức rõ sự đối lập giữa xưa và nay, giữa còn và mất. Chứng kiến sự đối lập đó, Phạm Sư Mạnh cũng như biết bao thi nhân mọi thời đại đã ngậm ngùi trước lẽ hưng phế của cuộc đời. Chiến trường, nơi những anh hùng vẫy vùng thỏa chí, nay chỉ còn lại đống hoang tàn đổ nát. Thế nên, trước dòng thời gian vô tình trôi chảy, lòng người như trùng xuống với biết bao nỗi niềm. Trong một bài thơ khác, ông cũng nêu lên một đúc kết mang tính quy luật và nó đã hằn sâu vào tâm thức của bao nhiêu thế hệ:
Vũ trụ thiên niên thế sự đa.
(Vũ trụ nghìn năm, đời có nhiều thay đổi.) (Hành quận)
Vẫn trong cảm hứng nhận thức rõ về sự biến thiên của cuộc đời, Phạm Sư Mạnh có lúc lại có cái nhìn tỉnh táo đối với lịch sử. Ông nhận chân được sự vô nghĩa trong bi kịch của Hạng Vương. Hạng Vương là Hạng Vũ ở đời Tần Nhị Thế, theo chú là Hạng Lương cử binh chống lại nhà Tần. Khi Hạng Lương chết, Hạng Vũ thay chú thống lĩnh quân đội, đại phá nhà Tần, tự xưng
Tây Sở Bá Vương. Con Tần Thủy Hoàng là Tần Tử Anh đầu hàng nhưng Hạng Vũ vẫn giết, lại trái với lời giao ước của vua Sở, đánh Lưu Bang để giành ngôi rồi lại bị Lưu Bang vây ở Cai Hạ đến nỗi phải tự vẫn. Phạm Sư Mạnh đánh giá:
- Sát hàng bội ước thiên niên hận, Tranh bá đồ vương nhất đán không.
(Giết kẻđầu hàng, làm trái điều ước, để hận ngàn năm,
Giành nghiệp bá, mưu đồ nghiệp vương, một lúc bằng không.)
- Kỷđa cái thế bạt sơn lực, Tận tại nhàn hoa dã thảo trung. (Biết bao chí trùm đời sức nhổ núi,
Đều nằm trong đám hoa dại và cỏđồng.)
(Ô Giang Hạng Vũ miếu)
Hạng Vũ hiếu chiến, xông pha nơi hòn tên mũi đạn, đối diện với cái chết để xưng nghiệp bá vương. Việc bất thành. Sự cố gắng của Hạng Vũ trở thành vô nghĩa. Trong cảm thức của Phạm Sư Mạnh, Hạng Vũ được nhớ đến với nỗi hận ngàn năm của người đời, với thân xác vùi sâu vào đám hoa nội cỏ hèn. Vẫn biết con người đời Trần không hề xa lạ với không gian chiến trường. Thế nhưng đó lại là tâm thế của những người cầm vũ khí đấu tranh chống ngoại xâm. Hoàn cảnh đặc biệt không làm con người đời Trần mất đi cái gốc nhân bản yêu hòa bình của dân tộc. Thế nên, Phạm Sư Mạnh dù nhớ tiếc cái oai hùng đã một thời bị quên lãng, mai một nhưng cũng tỉnh táo đánh giá các sự kiện lịch sử. Hận thiên niênvà nhất đán khônglà hai hình ảnh biểu hiện về mặt thời gian theo quan điểm của ông. Thời gian, theo ông, do gắn chặt với các sự kiện của con người mà trở nên có ý nghĩa hay không. Qua đó, nhà thơ cũng bộc lộ một cái tôi đầy trách nhiệm và nhân văn. Những sóng gió ba đào của cuộc đời không thể không tác động nhận thức của con người nhưng với
Phạm Sư Mạnh nói riêng, con người đời Trần nói chung, sự tác động ấy đã diễn ra theo một chiều hướng tích cực. Suy cho cùng, có được điều đó là do bản lĩnh đặc biệt của con người đời Trần. Đến đời Trần Minh Tông, chất say sưa hào hùng đã ít nhiều giảm đi. Thay vào đó là những suy tư, day dứt về tình người, tình đời. Bởi thế, cho đến thơ Trần Quang Triều, thời gian đã nhuốm màu tàn phai. Trong Trường An hoài cổ, ông viết: