Thời gian ngắn ngủi của kiếp người và thời gian vĩnh hằng của vũ

Một phần của tài liệu Căm thức thời gian trong thơ đời Trần (Trang 52 - 74)

trụ tuần hoàn

Thơ Thiền, như chúng ta đã biết, bên cạnh việc bày tỏ cảm xúc trước cái đẹp của thiên nhiên, con người, còn là tiếng nói của trạng thái tâm tư đã giác ngộ chân lí cuộc sống. Con người giác ngộ ấy không phải không từng có những băn khoăn, trăn trở, mệt mỏi, chán chường. Nhưng vấn đề quan trọng là họ đã trải qua những trạng thái ấy một cách đầy bản lĩnh để tiếp tục một cuộc sống đầy ý nghĩa, đầy hương vị. Các tác giả thơ Thiền đã ý thức sâu sắc về sự vô thủy vô chung của thời gian vũ trụ và sự ngắn ngủi của thời gian đời người nhưng họ lại sẵn sàng đón nhận nó với một thái độ tích cực, an nhiên tự tại. Do đó, thơ Thiền không mang màu sắc bi quan chán nản mà luôn tươi rói lòng yêu đời nồng nàn.

Là con người, ai cũng ý thức được giới hạn của kiếp người với sự kết thúc là cái chết. Kiếp người ngắn ngủi trong cái dằng dặc của thời gian vũ trụ, thời gian tạo hóa. Thế nên, dù phải chấp nhận quy luật “sinh, lão, bệnh, tử” nhưng con người luôn ý thức níu giữ lại cái phần tươi trẻ nhất, tốt đẹp nhất, xuân sắc nhất. Ý muốn ấy khiến con người luôn phải chạy đua với thời gian, hối hả trong dòng chảy vô thủy vô chung mà níu kéo, đau khổ, lo sợ. Đọc thơ Thiền có thể thấy, không phải mọi thi sĩ đều gửi thân nơi cửa chùa nhưng họ am hiểu sâu sắc giáo lí nhà phật. Đó là một thứ giáo lí với những quan niệm

rất mềm dẻo, linh hoạt. Cho nên, thơ Thiền khắc họa nên chân dung những con người yêu đời ham sống mà không ép mình khổ hạnh với chốn hư không tịch diệt, ham sống mà không trở thành nô lệ của sự lo sợ về nỗi ngắn ngủi của kiếp người. Điều đó làm cho thơ Thiền đời Trần không đơn giản chỉ là thứ thơ giáo điều nhà Phật hay là thơ vịnh cảnh bình thường mà nó thật sự là những vần thơ của cuộc sống với tính chất mềm mại trữ tình và tinh thần nhân văn của một thời đại đặc biệt trong lịch sử dân tộc.

Ở trên, chúng ta đã đọc thơ Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Tuệ Trung thượng sĩ, Huyền Quang… với những khoảnh khắc thực tại đáng sống. Thế nhưng, cũng trong thơ họ, ta lại gặp một phương diện khác của thời gian. Một mặt, họ ca ngợi giây phút thực tại. Mặt khác, họ tỏ ra bình thản trước sự trôi đi vô tình của thời gian vũ trụ. Điều này có mâu thuẫn không? Thực ra, xét đến cùng, thái độ bình thản này là hệ quả tất yếu của một trái tim nhạy cảm và yêu đời nồng hậu. Vì ý thức rõ thời gian chẳng thiên vị một ai nên họ thấy cần phải yêu những gì trước mắt. Dù có níu kéo thì thời gian vẫn trôi đi với quy luật tất yếu của nó nên thay vì lo sợ, con người cần chấp nhận, quên đi nỗi ám ảnh ấy mà sống thật vui, thật có ý nghĩa trong cái ngắn ngủi mong manh của kiếp người. Quan niệm ấy đã có trong thơ Thiền đời Lý nhưng đến đời Trần, nó hiện hữu ngày càng rõ hơn, thuyết phục hơn, trữ tình hơn.

Tiêu biểu hơn cả là chùm kệ của Trần Thái Tông với Bán d thường k, Sơ nht vô thường k, Nht m vô thường k, Sơ d vô thường k... Ở mỗi một bài kệ, Trần Thái Tông đều thể hiện rất rõ sự đối lập giữa hai phương diện của thời gian:

Dạ sắc sơ phân hiểu,

Thần quang tiệm xuất không. Ám thôi tân phát bạch,

Thân như băng kiến hiệu, Mệnh tự chúc đương phong. (Sắc đêm mới vừa hửng sáng,

Ánh ban mai hiện dần trên bầu trời. Ngầm giục mái tóc xanh điểm trắng, Dần thay vẻ hồng của dung nhan xưa.

Thân như băng gặp nắng trời, Mệnh tựa ngọn đèn trước gió.)

(Sơ nht vô thường k)

Sự lưu chuyển của thời gian hiện lên thật chóng vánh, mau lẹ. Đêm và ngày thay nhau tồn tại trong một thời điểm rất ngắn. Tác giả nhìn thấy qua màu sắc của đêm và ngày, nhưng rõ hơn cả là trên mái tóc xanh ngày nào giờ đã điểm trắng, trên sắc hồng khuôn mặt ngày nào nay đã mất đi vẻ hồng hào tươi trẻ. Cả đoạn thơ tập trung thể hiện cái ngắn ngủi chóng vánh của thời gian đời người. Hai hình ảnh so sánh băng dưới nước đuốc trước gió đã khái quát rất đầy đủ sự ngắn ngủi, biến động của kiếp người. Nắng và gió trường tồn vĩnh hằng nhưng băng và đuốc thì thật mong manh, hữu hạn vì chúng chỉ tồn tại trong chốc lát rồi tan vào hư không. Cũng giống như sắc đêm sắc ngày thì tồn tại mãi mãi, nó sẽ lặp lại mỗi ngày mỗi đêm nhưng nó chẳng bao giờ ngược lại vòng quay để nhuộm đen mái tóc đã bạc, để trả lại vẻ hồng hào trên khuôn mặt xưa.

Hay trong Sơ d thì ông viết:

Cảnh tống tang du mộ, Tây sơn nhật dĩ trầm. Quang âm nan cửu trụ,

Lão bệnh dị tương xâm.

(Cảnh đã ngả bóng trên cây dâu, cây du, Mặt trời đã lặn khuất non đoài.

Thời gian khó mà giữ lại mãi,

Già nua, bệnh tật dễ xâm nhập vào cơ thể con người.

Vẫn là sự đối lập nghiệt ngã giữa thời gian vũ trụ trôi chảy vĩnh hằng và thời gian giới hạn của kiếp người. Nhưng cách nói trong Sơ d thì trực tiếp và rõ ràng hơn. Mặt trời ngả bóng báo hiệu sự kết thúc của một ngày nhưng đồng thời đó cũng là hình ảnh tượng trưng cho sự kết thúc của một đời con người với già nua và bệnh tật. Thời gian không dừng lại để đứng đợi con người mà mải miết trôi, mải miết cuốn đi rất nhiều những ước mơ và khát vọng của con người, cuốn đi cả tuổi trẻ đầy hoài bão và sức sống. Câu thơ như một tiếng thở dài, nhưng tiếng thở dài ấy rất nhẹ, rất thanh thản. Tuy có nuối tiếc, nhưng chỉ là chút ngậm ngùi bâng khuâng. Bài thơ đã kết thúc trong một niềm an lạc, một sự chấp nhận đến bình thản:

Chư nhân tu trước nhãn, Hôn tán vật quan tâm. (Mọi người nên ngó mắt tới, Chớ để tâm đến chỗ tối tăm.)

Chỗ tối tăm ở đây chính là chỗ tối trong tâm hồn hay lo sợ vẩn vơ, sợ tuổi già, bệnh tật, cái chết. Biết rằng sự sống luôn là một cái gì đó có sức lôi cuốn thuyết phục con người một cách đặc biệt nhưng khư khư mong ước một sự trường tồn vĩnh cữu lại là một việc làm ngu ngốc. Thấy cái dằng dặc của thời gian vũ trụ, thấy cái mong manh ngắn ngủi của đời người nhưng không vì thế mà buồn rầu, chán chường. Con người chỉ có thể chấp nhận một cách bình thản khi đã biết chấp nhận quy luật, biết sống trọn vẹn giây phút tươi đẹp trước mắt. Lời thơ Trần Thái Tông thật giản dị nhưng có khi phải mất cả cuộc

đời để sống và trải nghiệm, người ta mới có thể thấu hiểu cái lẽ giản dị ấy. Khi nói về sự chuyển động của thời gian vũ trụ, Trần Thái Tông rất hay nói tới hình ảnh mặt trời lặn và sắc đêm. Hình ảnh ấy có trong Sơ nht vô thường k, Sơ d thì. Và bây giờ, nó trở lại trong Th thi vô thường k:

Nhật sắc một thời lâm dạ sắc,

Hôn cù nhiễu nhiễu hựu trùng tăng. (Khi mặt trời lặn thì sắc đêm đổ xuống,

Con đường tối tăm rối bời lại càng tăng thêm.)

Con đường rối bời ởđây là con đường nhận thức cuộc sống. Nó trở nên rối bời, tối tăm vì con người vẫn rất nhạy cảm với sự trôi chảy của thời gian. Mặt trời và bóng đêm chính là hình ảnh tiêu biểu cho sự trôi chảy ấy. Nó để lại rất nhiều nỗi trăn trở băn khoăn trong tâm thức con người. Và cũng từ đó, nó bắt đầu cho những quan niệm mang tính lịch sử của thời đại. Cũng có lúc, Thái Tông thể hiện sự bối rối của con người trong vòng sinh tử nghiệt ngã qua sự đối lập giữa hai kiểu thời gian:

Vạn lại thanh trầm hậu, Tam canh cổđộng sơ. Tử quy đề thiết thiết, Hồ điệp mộng cừ cừ. Cam hỗn hòe trung nghị, Phiên vi thủy thượng ngư.

Bất tri thân thị huyễn, Mông muội quá cư chư.

(Sau khi tiếng sáo trời im bặt, Tiếng trống điểm canh ba bắt đầu. Tử quy kêu da diết,

Giấc mơ bướm miệt mài.

Đành chịu lẫn trong đám kiến cành hòe, Hoặc trở thành con cá trên mặt nước.

Không biết tấm thân là hư ảo U mê ngày tháng ở chốn này.)

(Th thi vô thường k)

Đoạn thơ nêu bật hình ảnh con người buồn bã, mải miết tìm kiếm một điều không có thật trong cuộc đời này. Con người ấy không chịu hiểu rằng, thân phận con người chỉ là tạm bợ, hư ảo mà thôi. Trần Thái Tông, bằng giọng thơ bình lặng vốn có, đã đánh thẳng vào sự u mê lầm lạc. Cuộc đời con người trong sự trôi chảy vĩnh hằng của thời gian vũ trụ, chỉ ngắn ngủi như một giấc mộng, chỉ bé nhỏ như con cá nằm mặt nước. Thế thì tại sao người ta phải tốn công tốn sức đuổi theo giấc mộng hưảo ấy. Sự cố gắng một cách bảo thủ, cố chấp chỉ khiến con người chuốc lấy phiền não, thất vọng và lo sợ mà thôi. Cũng ở một bài Th thi vô thường k khác, ông nêu lên sự ngu muội của con người trong việc không thể nhận thức được chân lí cuộc sống:

Pháp cổ kích hồi phù thế mộng, Phạn chung tràng phá đại gia lung.

Trường dạ man man thời hữu đán, Minh đồ mặc mặc lộ nan thông.

(Trống pháp đánh thức giấc mộng phù thế,

Chuông Phạn khua tan sựđiếc lác của người đời.

Đêm dài dằng dặc có lúc phải sáng,

Con người không biết lối ra do lầm tưởng hay hi vọng rằng thời gian đời người là vô tận, là vĩnh hằng. Thế nên, Thái Tông vạch ra cho người ta thấy rằng: đêm và ngày là sự lưu chuyển thường tình, đương nhiên, nó nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người. Và nên thấy rằng: dù muốn hay không thì thời gian vẫn trôi chảy, đêm rồi tới ngày. Không biết điều này con người sẽ mãi lầm lạc trong cõi mê. Như vậy, Trần Thái Tông đã cố gắng thể hiện một quan niệm khá nhất quán về sự đối lập giữa hai kiểu thời gian. Qua đó, ông mong muốn mọi người nhìn nhận sự trôi chảy ấy là một lẽ thường tình và có thái độ tích cực trong việc đón nhận nó. Giọng thơ không còn cái trong trẻo như những vần thơ đắm say khi thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên nữa. Nhưng nó lại có cái trầm ngâm sâu sắc. Đằng sau sự trầm ngâm ấy là một tư thế bình an trước rất nhiều xao động của cuộc đời.

Khác với giọng thơ chậm rãi, thâm trầm của Trần Thái Tông, thơ Tuệ Trung thượng sĩ vẫn ngang tàng, phóng túng. Và từ sự khác biệt ấy, có thể thấy được tiếng nói thống nhất giữa họ trong quan niệm về thời gian:

Thiên địa do đàn chỉ,

Sơn xuyên đẳng thấu thanh. Tạm thời phong vũ động, Kê hướng ngũ canh minh.

(Trời đất chỉ như búng ngón tay,

Núi sông chỉ bằng một tiếng dặng hắng. Tạm thời gió mưa rung chuyển,

Gà gáy lúc năm canh.)

(Thđồ)

Thơ Tuệ Trung khái quát cả không gian và thời gian. Trong cảm nhận của nhà thơ, chúng chỉ là những hiện tượng chợt đến chợt đi, không trường

tồn vĩnh cửu, thế thì tại sao con người phải lo sợ? Thời gian vẫn cứ thế trôi đi không ngừng nghỉ. Đó cũng là quan niệm được bộc lộ trong An định thi tiết:

Tuế tuế hoa tùy tam nguyệt tiếu, Triêu triêu kê hướng ngũ canh minh. A thùy hội đắc nương sinh diện, Thủy tín nhân thiên tổng giả danh.. (Hằng năm hoa vẫn nở vào tháng ba, Sáng sáng gà vẫn gáy vào canh năm Ai mà hiểu thấu được mặt người mẹ,

Mới tin rằng người và trời thảy đều là cái danh giả.)

Có một kiểu thời gian lặp lại mỗi ngày, mỗi năm. Kiểu thời gian ấy được đánh dấu bằng hình ảnh hoa đào tháng ba và gà gáy canh năm. Điều tác giả muốn nhấn mạnh ở đây là con người cần để tâm vượt ra ngoài những xao động bởi các hiện tượng đó. Nó lặp lại như một điều tất yếu. Chỉ có nhận thức của con người về cuộc sống là quan trọng. “Ngộ” ra chân lý sẽ giúp con người đứng vững bằng một tâm thái an nhiên trong cuộc sống mà tất cả chỉ là giả tạm, kể cả chiều dài của đời người. Và ở đâu cũng gặp được một Tuệ Trung, tuy nhận thức rất rõ sự hưảo và ngắn ngủi của kiếp người nhưng lại sống một cuộc sống hết sức đắc ý, hết sức trọn vẹn. Trong Giang h t thích, ông cũng thấy rằng thời gian trôi thật nhanh, như tên, như thoi trong lúc tấm lòng yêu mến cuộc sống vẫn dạt dào và nồng nàn:

Hồ hải sơ tâm vị thủy ma,

Quang âm như tiễn hựu như thoa.

(Tấm lòng hồ hải trước đây chưa từng tiêu mòn, Bóng quang âm vun vút như tên lại như thoi.)

Điều đáng nói ở đây là trong khi cảm nhận về thời gian, tác giả đã không tự đánh lừa mình về sự trôi chảy vô tình của nó. Thấu hiểu lẽ đương

nhiên nhưng Tuệ Trung lại chấp nhận trong một trạng thái tâm hồn thật thoải mái và nhẹ nhàng. Vì thời gian trôi đi rất nhanh nên tốt nhất con người cần vui sống thật trọn vẹn với những gì mình đang có, bởi mỗi thời điểm đi qua đều để lại những thú vị riêng. Sự gấp gáp của thời gian đời người đã không làm cho nhà thơ chán nản mà lại là tiền đề cho một cách sống rất đặc biệt. Nó cởi trói cho con người ra khỏi những ràng buộc vô lí về mặt tư tưởng để trở thành những con người tự do. Vẫn quan niệm ấy nhưng Tuệ Trung trong

Khuyên thế tiến đạo lại cảm nhận thời gian bằng một sự thâm trầm, có lẽ sự trải nghiệm đã ở một độ sâu sắc hơn chăng?

Tứ tự tuần hoàn xuân phục thâu (thu), Xâm xâm dĩ lão thiếu niên đầu.

Vinh hoa khẳng cố nhất trường mộng, Tuế nguyệt không hoài vạn hộc sầu. Khổ thú luân hồi như chuyển cốc, Ái hà xuất một đẳng phù âu.

(Bốn mùa tuần hoàn, hết xuân lại thu,

Nhanh sầm sập, chẳng mấy chốc đã già mái đầu con trẻ. Chẳng chịu ngoái nhìn, vinh hoa như một giấc mộng, Năm tháng luống mang theo vào lòng muôn hộc sầu. Nẻo “khổ” cứ luân hồi như một bánh xe quay mãi, Sông “ái” chìm nổi như giọt nước bập bềnh.)

Bao giờ hai hình ảnh thời gian tương phản cũng đứng cạnh nhau như một cặp phạm trù thống nhất trong cái đối lập. Nếu con người không tỉnh táo thì sự tuần hoàn của thời gian vũ trụ cũng giống như vòng luân hồi của nỗi khổ. Nó cứ trở đi trở lại để trói buộc con người trong sự lo sợ, bất an như bánh xe quay mãi không có điểm dừng, như giọt nước nổi nênh bập bềnh, không có lấy một điểm tựa. Thời gian vũ trụ tưởng vô tình mà lại trói buộc

vào con người biết bao nhiêu phiền lụy: tuổi già, nỗi khổ… Thời gian được nhà thơ thể hiện bằng các hình ảnh cụ thể, như thể nó đang chạy qua trước mắt con người và hối hả lấy đi tuổi xuân, ước vọng… Tuy giọng thơ thâm trầm nhưng ý nghĩa của nó lại như một tiếng chuông cảnh tỉnh con người không nên mê muội chạy theo giấc mộng vinh hoa để khi nhìn lại thì tuổi già đã ở ngay trên đầu mà chưa kịp sống cho đúng nghĩa. Trong thơ Tuệ Trung, người đọc có cảm giác như ông đang nhìn thời gian trôi đi bằng một con mắt bình thản với cái cười hóm hỉnh. Hơn thế, ông còn muốn lôi người ta ra khỏi cõi mê bằng cách chỉ ra rằng, cuộc sống thật ngắn ngủi. Thế nên, thay vì lo sợ và chạy theo giấc mộng công danh phù phiếm người ta nên sống cho thật trọn

Một phần của tài liệu Căm thức thời gian trong thơ đời Trần (Trang 52 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)