Quản lý cạnh tranh trong kinh tế theo pháp luật Việt Nam

87 410 0
Quản lý cạnh tranh trong kinh tế theo pháp luật Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đại học Quốc gia Hà nội Khoa luật Nguyễn Thanh Hiếu Quản lý cạnh tranh trong kinh tế theo pháp luật việt nam Luận văn thạc sĩ luật học Hà nội – 2010 Đại học Quốc gia Hà nội Khoa luật Nguyễn Thanh Hiếu Quản lý cạnh tranh trong kinh tế theo pháp luật việt nam Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 Luận văn thạc sĩ luật học Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Viết Tý Hà nội - 2010 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CẠNH TRANH VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CẠNH TRANH 4 1.1. Khái quát về hoạt động quản lý cạnh tranh 4 1.1.1. Khái niệm hoạt động quản lý cạnh tranh 4 1.1.2. Thiết chế quản lý cạnh tranh 7 1.1.3. Tính tất yếu của hoạt động quản lý cạnh tranh 12 1.2. Khái quát về pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh Việt Nam 14 1.2.1. Khái niệm pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh 14 1.2.2. Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh 17 1.3. Những yếu tố chi phối pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh 20 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 22 2.1. Quy định pháp luật điều chỉnh cách thức quản lý cạnh tranh 22 2.1.1. Chế độ cung cấp thông tin 22 2.1.2. Chế độ đăng ký 25 2.1.3. Chế độ báo cáo 27 2.1.4. Chế độ thông báo 29 2.1.5. Chế độ giám sát chéo 31 2.2. Quy định pháp luật về cơ quan quản lý cạnh tranh 32 2.2.1. Cơ quan quản lý chung 32 2.2.2. Cơ quan xử lý vi phạm 36 2.2.3. Nguyên tắc hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh 43 2.3. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh 46 2.3.1. Các loại hình phạt và mức độ xử lý vi phạm 46 2.3.2. Cơ chế thực thi việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh 52 Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CẠNH TRANH TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM HIỆN NAY 55 3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh ở Việt Nam 55 3.1.1. Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh trên cơ sở thực trạng quy định pháp luật và thực trạng thực thi pháp luật quản lý cạnh tranh ở Việt Nam 55 3.1.2. Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh trên cơ sở phù hợp điều kiện nền kinh tế thị trường đặc biệt của Việt Nam 58 3.1.3. Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh trên cơ sở thống nhất với các luật khác có liên quan 61 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh ở Việt Nam 66 3.2.1. Về cách thức quản lý cạnh tranh 66 3.2.2. Về cơ quản quản lý cạnh tranh 68 3.2.3. Về xử lý vi phạm 71 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng của pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh ở Việt Nam 75 3.3.1. Xây dựng các tổ chức hỗ trợ quản lý cạnh tranh 75 3.3.2. Giao lưu cạnh tranh quốc tế 76 KẾT LUẬN 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi Luật Cạnh tranh 2004 ra đời, nền kinh tế thị trường của Việt Nam đã có khung pháp lý để điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh. Luật Cạnh tranh là một văn bản pháp luật có tính chất là luật "mẹ" để Nhà nước ta quản lý cạnh tranh. Nói đến Luật Cạnh tranh là nói đến kinh tế, quản lý cạnh tranh ở đây tất yếu là quản lý cạnh tranh trong kinh tế. Tuy nhiên, Luật Cạnh tranh không bao quát hết mọi hoạt động nhằm quản lý cạnh tranh của Nhà nước. Trong khi đó, nghiên cứu về quản lý cạnh tranh là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ nhưng vô cùng cần thiết ở Việt Nam. Nghiên cứu về quản lý cạnh tranh là cách nhìn từ một góc độ khác của pháp luật cạnh tranh nhằm xây dựng thành những cơ sở lý luận cũng như thực tiễn để Nhà nước ta thực hiện tốt chức năng quản lý xã hội, điều tiết thị trường đi theo đúng định hướng. Nghiên cứu về quản lý cạnh tranh trong kinh tế còn là sự tiếp cận và đánh giá bao quát đối với hệ thống pháp luật về chính sách cạnh tranh ở nước ta. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cho sự hình thành và phương hướng xây dựng pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh trong kinh tế ở Việt Nam. - Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là: + Nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận về hoạt động quản lý cạnh tranh, pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh; + Phân tích làm rõ khái niệm, nội dung chủ yếu của pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh ở Việt Nam; + Làm sáng tỏ nhu cầu và phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý cạnh tranh ở Việt Nam. 2 3. Tình hình nghiên cứu Trong thời gian qua, pháp luật về cạnh tranh Việt Nam luôn thu hút được sự quan tâm đông đảo của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy nhiên chưa có một công trình nghiên cứu tổng thể nào đối với vấn đề lý luận, khái niệm, chức năng và vai trò của quản lý cạnh tranh trong kinh tế do đây là một vấn đề mới, phạm vi rộng, khá phức tạp. Bên cạnh đó là phương thức quản lý, quản lý như thế nào? Giải pháp hiệu quả cho quản lý cạnh vẫn là nội dung gây tranh cãi. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: các nội dung liên quan đến hoạt động quản lý cạnh tranh ở Việt Nam bao gồm: cách thức quản lý, cơ quan quản lý, cơ quan xử lý vi phạm, các loại hình phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh. - Phạm vi nghiên cứu: luận văn nghiên cứu một cách tổng quát các quá trình của quản lý cạnh tranh từ khâu điều tra đến ra quyết định, xử lý đối với vụ việc cạnh tranh. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp được sử dụng có tính chất bao trùm ở luận văn này là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, theo đó vấn đề điều chỉnh pháp luật phải được đặt trong bối cảnh lịch sử, cụ thể của quá trình hình thành và phát triển cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. - Phương pháp so sánh đối chiếu: giúp cho việc tìm hiểu quan điểm tiếp cận của pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh ở phương diện quản lý cạnh tranh để tìm ra những ưu việt và hợp lý của từng chế độ sử dụng. Hơn nữa, với phương pháp này ta còn có thể so sánh được với pháp luật cạnh tranh của một số quốc gia để đánh giá những hợp lý, bất cập và đưa ra giải pháp ở Việt Nam. - Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê, thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu để làm rõ những nội dung liên quan. 3 6. Những đóng góp mới của luận văn Thứ nhất: luận văn đưa ra được những vấn đề lý luận hoàn toàn mới là khái niệm về hoạt động quản lý cạnh tranh, pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh. Thứ hai: Có phân tích và đánh giá, đề xuất đối với cách thức quản lý cạnh tranh - nội dung vô cùng quan trọng để nhận biết pháp luật về quản lý cạnh tranh, góp phần tạo nên hiệu quả cho hoạt động quản lý cạnh tranh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hoạt động quản lý cạnh tranh và pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh; Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay; Chương 3: Một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh trong điều kiện Việt Nam hiện nay. 4 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CẠNH TRANH VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CẠNH TRANH 1.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CẠNH TRANH 1.1.1. Khái niệm hoạt động quản lý cạnh tranh Quản lý cạnh tranh tốt thì lợi ích của người tiêu dùng, của doanh nghiệp và nhà nước được đảm bảo. Chủ thể của quản lý cạnh tranh không ai khác là Nhà nước theo phương thức truyền thống sẽ sử dụng pháp luật làm công cụ để thực hiện. Cạnh tranh diễn ra trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống con người và cạnh tranh trong kinh tế là một loại cạnh tranh. Cạnh tranh trong kinh doanh được hiểu là hành vi của các doanh nghiệp kinh doanh cùng loại hàng hóa hoặc những hàng hóa có thể thay thế cho nhau nhằm tiêu thụ hàng hóa hoặc dịch vụ trên một thị trường [24]. Đối với khái niệm kinh tế, đây là khái niệm rộng hơn kinh doanh. Lĩnh vực kinh tế của một quốc gia bao gồm các ngành dịch vụ như đa dạng như: hàng không, ngân hàng, bảo hiểm, phân phối xăng dầu, viễn thông …; các ngành sản xuất như xi măng, sắt thép, phân bón hóa học, thức ăn chăn nuôi, sữa… Căn cứ phân chia và cơ cấu các ngành kinh tế ở Việt Nam theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định về 21 nhóm ngành với 642 hoạt động kinh tế cụ thể. Các ngành kinh tế có vai trò thiết thực đối với cuộc sống của con người nói riêng và sự phát triển của kinh tế đất nước nói chung. Các ngành kinh tế của nước ta hiện diện ở trong nhiều thành phần kinh tế: kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Sự đa dạng của ngành nghề, các thành phần kinh tế và những đặc trưng của kinh tế thị trường đã tạo ra sự cạnh tranh trong kinh tế. 5 Nền kinh tế thị trường hiện nay tồn tại rất nhiều những mặt trái mà nổi cộm lên là sự cạnh tranh không lành mạnh, sự độc quyền của một số doanh nghiệp đối với những ngành nghề khác nhau. Hoạt động cạnh tranh được hiểu là tất cả các hoạt động nhằm để điều chỉnh cho những nội dung được quy định trong luật cạnh tranh được thực hiện với mục đích làm cho môi trường cạnh tranh trở nên lành mạnh, phát huy được các yếu tố tích cực của cạnh tranh. Sự quản lý đối với hoạt động cạnh tranh góp phần làm nâng cao hiệu lực thực thi của Luật Cạnh tranh, để luật đi vào cuộc sống thiết thực, phát huy tính tích cực của cạnh tranh, hướng đến môi trường cạnh tranh lành mạnh của nền kinh tế và hơn thế nữa là nhằm tăng hiệu quả của nền kinh tế. Việt Nam đã có chế định pháp lý riêng để điều chỉnh các quan hệ, hành vi cạnh tranh, chống cạnh tranh không lành mạnh và kiểm soát độc quyền trong kinh tế. Luật Cạnh tranh được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03/12/2004; Chủ tịch nước ký Lệnh công bố Luật vào ngày 14/12/2004 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2005. Luật Cạnh tranh cùng các văn bản hướng dẫn là là khuôn khổ pháp lý cho hoạt động quản lý cạnh tranh. Luật Cạnh tranh có phạm vi tác động liên quan đến cả nền kinh tế, điều chỉnh bao trùm lên các loại hình, các ngành kinh tế. Bên cạnh đó một số lĩnh vực như Điện lực, Viễn thông cũng đã có Luật riêng trong đó có những nội dung điều chỉnh quản lý cạnh tranh trong từng hoạt động của ngành. Như vậy, môi trường pháp lý cho hoạt động quản lý cạnh tranh đã được thể chế hóa bằng những chủ trương, chính sách quan trọng. Từ khi Việt Nam chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa thì từ lúc đó lĩnh vực kinh tế mới xuất hiện thuật ngữ cạnh tranh. Và cũng từ khi xuất hiện cạnh tranh, pháp luật nước ta mới bắt đầu tiếp cận với mặt trái của kinh tế thị trường nhằm bảo vệ cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, kể từ khi có sự ra đời của pháp luật cạnh tranh tới nay, 6 khoa học pháp lý Việt Nam chưa có một định nghĩa nào cụ thể về hoạt động quản lý cạnh tranh mặc dù khi đề cập tới pháp luật cạnh tranh các nhà nghiên cứu đều xác định được nội dung của hoạt động này. Theo các chuyên viên của Cục Quản lý Cạnh tranh (trực thuộc Bộ Công thương), hiện tại không có văn bản nào của các cơ quan nhà nước định nghĩa chính thức về hoạt động quản lý cạnh tranh. Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, yêu cầu đặt ra là cần xác định rõ bản chất của hoạt động quản lý cạnh tranh. Khái niệm về hoạt động quản lý cạnh tranh mà tôi đưa ra sau đây dựa trên nền tảng lý luận về hoạt động quản lý và các yếu tố đặc thù của cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế thị trường Việt Nam. Mục đích của việc xác khái niệm này nhằm xây dựng cơ sở lý luận, định hướng cho nội dung cần nghiên cứu của tổng thể luận văn. Hoạt động quản lý cạnh tranh là hoạt động của cơ quan được nhà nước trao thẩm quyền nhằm thực thi pháp luật cạnh tranh, thống nhất từ khâu phát hiện, điều tra đến xử lý hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh nhằm bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh. Hoạt động quản lý cạnh tranh của Việt Nam luôn luôn đặt tiêu chí phải trên cơ sở tôn trọng quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển. - Tính chất của hoạt động quản lý cạnh tranh: là hoạt động gián tiếp, trong quá trình thực hiện chức năng này, Nhà nước chỉ xuất hiện với tư cách đại diện cho quyền lợi chung của xã hội và một người cạnh tranh bình đẳng như những người cạnh tranh khác trên thị thường. - Chủ thể của hoạt động quản lý cạnh tranh: là cơ quan quản lý cạnh tranh, Bộ trưởng Bộ Công thương, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, các điều tra viên, các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương. Điều 7 Luật Cạnh tranh năm 2004 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh gồm: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cạnh tranh; Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ [...]... quan quản lý cạnh tranh Về cơ quan cạnh tranh, ở Việt Nam hiện nay pháp luật quy định có hai cơ quan là Cục quản lý cạnh tranh (trực thuộc Bộ Công thương) và Hội đồng cạnh tranh Tuy nhiên, chỉ có Cục Quản lý cạnh tranh mới là cơ quan quản lý cạnh tranh quốc gia - cơ quan quản lý chung Khẳng định này được quy định trong Luật Cạnh tranh: Cục Quản lý cạnh tranh - cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh, ... kỳ văn bản pháp luật nào Kinh nghiệm của một số nước có hệ thống pháp luật cạnh tranh lâu năm cho thấy pháp luật của họ rất quan tâm đến việc xây dựng cơ chế kiểm tra giám sát hiệu quả các quyết định của cơ quan thực thi luật cạnh tranh 2.2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ QUAN QUẢN LÝ CẠNH TRANH 2.2.1 Cơ quan quản lý chung Cơ quan quản lý cạnh tranh theo pháp luật Việt Nam là Cục Quản lý cạnh tranh thuộc... trở ngại cho cạnh tranh lành mạnh 1.1.2 Thiết chế quản lý cạnh tranh Có thể nhận thấy rằng đối với cạnh tranh thì pháp luật đã có những thiết chế để thực hiện việc quản lý cạnh tranh Thiết chế quản lý cạnh tranh đóng một vai trò quan trọng để phát huy hiệu quả của việc quản lý cạnh tranh là điều tiết cạnh tranh của nền kinh tế Ở những quốc gia có chính sách cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh phát triển... khi kết hợp với pháp luật cạnh tranh, quản lý gián tiếp bằng pháp luật mà không phải sự can thiệp trực tiếp bằng các công cụ khác Pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh được hình thành từ những khung pháp lý cơ bản điều chỉnh vấn đề cạnh tranh Trong những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực để xây dựng nên hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề quản lý cạnh tranh - Luật Cạnh tranh 2004 được... ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CÁCH THỨC QUẢN LÝ CẠNH TRANH Pháp luật về cạnh tranh ở Việt Nam bao gồm hai thành phần: chống cạnh tranh không lành mạnh và kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh quy định những hành vi cạnh tranh nào là bất hợp pháp Pháp luật kiểm soát hạn chế cạnh tranh đề cập đến ba vấn đề: cấm các thỏa thuận hay dàn xếp nhằm hạn chế, thủ tiêu cạnh tranh. .. trên cơ sở Pháp luật cạnh tranh của EU [14] Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý cạnh tranh, cơ quan cạnh tranh của chúng ta cũng đã có sự phối hợp học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản - quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động quản lý cạnh tranh (đặc biệt là kiểm soát đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh) 21 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN... sự cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt và quyết liệt hơn bởi vì WTO là sân chơi bình đẳng, nhiều thời cơ nhưng cũng nhiều thách thức 1.2 KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CẠNH TRANH VIỆT NAM 1.2.1 Khái niệm pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh Pháp luật cạnh tranh là công cụ để tạo lập, duy trì và bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh Pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh. .. hoạt động quản lý cạnh tranh mà tác giả luận văn sẽ nghiên cứu ở đây bao gồm cách thức để nhà nước quản lý cạnh tranh và cơ quan quản lý cạnh tranh - Cách thức quản lý cạnh tranh Cách thức (hay còn gọi là phương thức) quản lý cạnh tranh được đánh giá có mức độ quan trọng hơn rất nhiều so với mức độ quản lý cạnh tranh Sự can thiệp theo những cách thức có chọn lọc thì sẽ có hiệu quả Cách thức quản lý là... của Việt Nam Trên thực tế, Việt Nam đã có những học tập từ pháp luật cạnh tranh của Đức (quốc gia ở Châu Âu có lịch sử pháp luật cạnh tranh lâu đời nhất) về xây dựng mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh Đối với Hội đồng cạnh tranh, Việt Nam thành lập cơ quan đặc biệt này theo kinh nghiệm mô hình của Cộng hòa Pháp Quy định về tính tỷ lệ tiền phạt cho hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh cũng được chúng... ĐỘNG QUẢN LÝ CẠNH TRANH Cũng như bất kỳ hệ thống pháp luật nào, pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh đều chịu sự ảnh hưởng, tác động đến từ những yếu tố khách quan và chủ quan - Nhóm các yếu tố nội tại: + Những yếu tố tiền đề: trước khi Luật Cạnh tranh - khuôn khổ pháp lý chính thức của quản lý cạnh tranh ra đời, pháp luật nước ta đã có những ghi nhận đối với vấn đề cạnh tranh ở Luật Thương . "mẹ" để Nhà nước ta quản lý cạnh tranh. Nói đến Luật Cạnh tranh là nói đến kinh tế, quản lý cạnh tranh ở đây tất yếu là quản lý cạnh tranh trong kinh tế. Tuy nhiên, Luật Cạnh tranh không bao quát. số vấn đề lý luận về hoạt động quản lý cạnh tranh và pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh; Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh ở Việt Nam hiện. các cơ quan cạnh tranh, lần đầu tiên theo quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam xuất hiện hai thiết chế mới là Cục quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh. - Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ

Ngày đăng: 10/07/2015, 11:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CẠNH TRANH VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CẠNH TRANH

  • 1.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CẠNH TRANH

  • 1.1.1. Khái niệm hoạt động quản lý cạnh tranh

  • 1.1.2. Thiết chế quản lý cạnh tranh

  • 1.1.3. Tính tất yếu của hoạt động quản lý cạnh tranh

  • 1.2.1. Khái niệm pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh

  • 1.2.2. Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh

  • 2.1.1. Chế độ cung cấp thông tin

  • 2.1.2. Chế độ đăng ký

  • 2.1.3. Chế độ báo cáo

  • 2.1.4. Chế độ thông báo

  • 2.1.5. Chế độ giám sát chéo

  • 2.2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ QUAN QUẢN LÝ CẠNH TRANH

  • 2.2.1. Cơ quan quản lý chung

  • 2.2.2. Cơ quan xử lý vi phạm

  • 2.2.3. Nguyên tắc hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh

  • 2.3. XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CẠNH TRANH

  • 2.3.1. Các loại hình phạt và mức độ xử lý vi phạm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan