1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

121 995 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Đại học Quốc gia Hà nội Khoa luật Trần Thị Thu Trang Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết Phá sản doanh nghiệp ở việt nam hiện nay Luận văn thạc sĩ Hà Nội - 2009 Đại học Quốc gia Hà nội Khoa luật Trần Thị Thu Trang Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết Phá sản doanh nghiệp ở việt nam hiện nay Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60 38 50 Luận văn thạc sĩ luật học Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Dương Đăng Huệ Hà nội - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Thị Thu Trang MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP VÀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 9 1.1. Khái niệm về phá sản và thủ tục giải quyết phá sản 9 1.1.1. Khái niệm phá sản 10 1.1.2. Thủ tục giải quyết phá sản 14 1.2. Thủ tục giải quyết phá sản của một số nước trên thế giới 20 1.2.1. Một vài nét chung về phá sản và pháp luật phá sản của các nước trên thế giới 20 1.2.2. Thủ tục giải quyết phá sản của một số nước trên thế giới 23 CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 32 2.1. Pháp luật về mở thủ tục phá sản 32 2.1.1. Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 32 2.1.2. Nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 42 2.1.3. Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 49 2.1.4. Mở thủ tục phá sản và những công việc cần tiến hành 50 2.2. Pháp luật về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh 60 2.2.1. Khái niệm, đặc điểm, mục đích, ý nghĩa của thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh 60 2.2.2. Nội dung của thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh 63 2.3. Pháp luật về thủ tục thanh lý tài sản và các khoản nợ 65 2.3.1. Khái niệm thủ tục thanh lý tài sản và các khoản nợ 65 2.3.2. Nội dung của thủ tục thanh lý tài sản và các khoản nợ 66 2.4. Pháp luật về thủ tục tuyên bố doanh nghiệp phá sản 71 2.4.1. Khái niệm thủ tục tuyên bố doanh nghiệp phá sản 71 2.4.2. Nội dung của thủ tục tuyên bố doanh nghiệp phá sản 71 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 75 3.1. Thực tiễn giải quyết yêu cầu phá sản tại Toà án nhân dân trong thời gian qua 75 3.1.1. Tình hình thụ lý và giải quyết yêu cầu phá sản 75 3.1.2. Những tồn tại, vướng mắc trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản 76 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết phá sản 93 3.2.1. Trong giai đoạn mở thủ tục giải quyết phá sản 93 3.2.2. Trong giai đoạn phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh 102 3.2.3. Trong giai đoạn thanh lý tài sản và các khoản nợ của doanh nghiệp 103 3.2.4. Trong giai đoạn tuyên bố phá sản doanh nghiệp 104 3.2.5. Các giải pháp khác 106 KẾT LUẬN 113 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở nước ta từ những năm 1980 trở về trước nền kinh tế còn mang nặng tính hành chính, bao cấp. Với Đại hội Đảng VI (năm 1986), công cuộc đổi mới của đất nước đã được khởi xướng. Nền kinh tế của nước ta đã có sự tăng trưởng vượt bậc do được xây dựng và hoạt động trên quan điểm mới - quan điểm phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng đã góp phần tạo cho nền kinh tế nước ta cơ hội mới để phát triển toàn diện đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn, đòi hỏi nước ta phải tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh, hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo được môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, an toàn cho nhà đầu tư. Trong nền kinh tế thị trường, các loại hình doanh nghiệp khác nhau thuộc mọi thành phần kinh tế đều được Nhà nước khuyến khích thành lập và tạo điều kiện hoạt động một cách bình đẳng và cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội thì còn có một bộ phận không nhỏ những doanh nghiệp đã và đang làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh toán. Vì vậy có thể nói, phá sản là một thuộc tính của nền kinh tế thị trường. Để tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý tài sản của các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, bảo vệ lợi ích của chủ nợ, con nợ và của Nhà nước nói chung, Nhà nước nào cũng phải ban hành Luật Phá sản. Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 của nước ta được ban hành là nhằm đảm bảo thực hiện yêu cầu này. Tuy nhiên, trong quá trình thi hành các quy định của Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 cho thấy Luật này còn nhiều quy định 2 tỏ ra bất cập, chưa phù hợp với thực tế khách quan. Để khắc phục những tồn tại đó và đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, từ năm 2000 Quốc hội đã có kế hoạch sửa đổi bổ sung Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993. Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật phá sản mới thay thế cho Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993. Luật Phá sản năm 2004 ra đời là một bước tiến mới trong hệ thống pháp luật về phá sản ở nước ta, đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có thể phục hồi sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy sự lưu thông vốn trong nền kinh tế thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ. Luật Phá sản năm 2004 là kết quả của quá trình tổng kết kinh nghiệm 10 năm thi hành Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 và tiếp thu kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Tuy nhiên thủ tục giải quyết phá sản của Luật Phá sản năm 2004 vẫn còn một số vấn đề hạn chế lớn như sau: - Thứ nhất, Luật Phá sản năm 2004 xác định Toà án có vai trò trung tâm trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản, nhưng Toà án sẽ không thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình nếu không có sự phối hợp tích cực của Cơ quan thi hành án. Trên thực tế, do thiếu các quy định cần thiết trong Luật, cộng với việc các Chấp hành viên, Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn của mình nên đã không tích cực phối hợp, dẫn đến việc giải quyết phá sản không đạt hiệu quả. - Thứ hai, nhiều vấn đề phát sinh trong giai đoạn từ khi nhận đơn xin mở thủ tục giải quyết phá sản cho đến lúc Toà án ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã đều do cán bộ của các cơ quan nhà nước thực hiện.Các quy định của Luật như vậy là không phù hợp với nguyên tắc dân sự là quyền quyết định và tự định đoạt thuộc về các đương sự. - Thứ ba, theo Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993, có 2 tổ chức được thành lập là Tổ quản lý tài sản và Tổ thanh toán tài sản. Để đảm bảo tập trung 3 đầu mối quản lý, giảm thủ tục hành chính, Luật Phá sản năm 2004 đã quy định thành lập một Tổ là Tổ quản lý và thanh lý tài sản do một Chấp hành viên của Cơ quan thi hành án cùng cấp làm tổ trưởng. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động của Tổ quản lý và thanh lý tài sản đã không đạt hiệu quả do nhiều quy định về nó chưa hợp lý, chưa khoa học, không phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay. - Thứ tư, theo quy định của Luật Phá sản năm 2004, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được uỷ quyền cho người khác đề nghị Toà án mở thủ tục phá sản với chính doanh nghiệp mình và tham gia toàn bộ quá trình giải quyết của Toà án. Tuy nhiên, do Luật không quy định cụ thể điều kiện của người được uỷ quyền nên trên thực tế có nhiều người nhận uỷ quyền của các doanh nghiệp nhưng lại không nắm được tình hình công nợ, tình hình tài sản của doanh nghiệp nên đã kê khai không đúng với Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Việc thiếu những quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các doanh nghiệp cũng như của Tổ quản lý, thanh lý tài sản đã dẫn đến nhiều khoản nợ phải thu của doanh nghiệp phá sản đã không được thu hồi kịp thời trước khi tuyên bố phá sản, làm cho việc thụ lý giải quyết vụ án phá sản bị kéo dài. Từ những ví dụ nêu trên, cùng với nhiều hạn chế có tính thủ tục khác đã làm giảm hiệu lực của Luật Phá sản năm 2004 trong cuộc sống. Để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu lực và hiệu quả của Luật này, Tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học luật tại Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề phá sản có thể nói không còn là vấn đề hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam. Xung quanh vấn đề này, đã có nhiều công trình nghiên cứu do các nhà khoa học pháp lý, người làm công tác thực tiễn của Việt Nam thực hiện. 4 Các công trình nghiên cứu về pháp luật phá sản được thực hiện dưới nhiều hình thức với nhiều cấp độ khác nhau. Trong đó có công trình nghiên cứu toàn diện về các vấn đề liên quan đến pháp luật phá sản nhưng cũng có công trình chỉ nghiên cứu một khía cạnh nhất định liên quan đến pháp luật phá sản. Trong số các công trình nghiên cứu về pháp luật phá sản ở nước ta sau khi Luật Phá sản năm 2004 được ban hành, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như sau: - Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ của TS. Nguyễn Văn Dũng về “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng các quy định của Luật phá sản về thủ tục phá sản” năm 2004; - Luận văn thạc sỹ Luật học của Nguyễn Trường Nhật Phượng với đề tài “Chế độ pháp lý về phá sản- Thực tiễn thi hành và hướng hoàn thiện”, được bảo vệ thành công tại trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh tháng 8/2004. Luận văn dày 156 trang đã nghiên cứu một cách tương đối toàn diện các vấn đề liên quan đến pháp luật về phá sản ở nước ta trong đó có Luật Phá sản năm 2004. Tuy nhiên do luận văn được viết khi Luật Phá sản năm 2004 mới được ban hành nên chưa xem xét, đánh giá được tính hiệu lực và hiệu quả của Luật Phá sản năm 2004; - Công trình nghiên cứu “Pháp luật phá sản của Việt Nam” của PGS.TS Dương Đăng Huệ, Nhà xuất bản tư pháp, năm 2005. Đây là công trình chuyên khảo nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện các vấn đề liên quan đến phá sản như một hạ tầng của kinh tế thị trường và pháp luật về phá sản với tư cách là một công cụ pháp lý để giải quyết hậu quả của doanh nghiệp bị Toà án tuyên bố phá sản. Công trình này cũng đã dành nhiều trang cho việc nghiên cứu các quy định mới của Luật Phá sản năm 2004 so với Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993. Tuy nhiên, do tính bao quát của mình nên công trình đã không 5 dành nhiều công sức cho việc nghiên cứu một cách chi tiết các thủ tục phá sản theo Luật Phá sản năm 2004. - Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện các quy định liên quan đến quản lý và thanh lý tài sản phá sản” của Nguyễn Thị Hồng Vân, được bảo vệ thành công tại khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội năm 2008. Đây là một công trình nghiên cứu rất chuyên sâu về các hạn chế, yếu kém trong các quy định của pháp luật có liên quan đến công tác quản lý và thanh lý tài sản phá sản và Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Như vậy, các nội dung khác của Luật Phá sản chưa được đề cập đến trong luận án này; - Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ “ Thực trạng pháp luật về phá sản và việc hoàn thiện môi trường pháp luật kinh doanh tại Việt Nam” của Bộ Tư pháp bảo vệ năm 2009… Ngoài ra, còn có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí, các báo cáo chuyên đề, hội thảo chuyên đề về phá sản và pháp luật về phá sản như: - “Về thực trạng pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay” của TS. Dương Đăng Huệ, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1/2003; - “Tài sản phá sản và phân chia tài sản của con nợ bị phá sản” của Hà Thị Thanh Bình, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 5/2003; - “Phá sản doanh nghiệp- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Tấn Hơn, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2005; - Đặc san chuyên đề về Luật phá sản của Tạp chí Toà án nhân dân, tháng 8-2004; - Báo cáo rà soát, đánh giá thực tiễn thi hành Luật phá sản năm 2004, Bộ Tư pháp, năm 2008… Tuy nhiên, qua nghiên cứu tôi thấy, vấn đề về hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa được [...]... quyết phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay Chương 2: Pháp luật về thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 8 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP VÀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1 Khái niệm về phá sản và thủ tục giải quyết. .. trạng pháp luật về thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp trong thời gian qua Thông qua đó, xác định những vướng mắc, khó khăn của việc áp dụng các quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp Bốn là, kiến nghị phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp nhằm xây dựng các quy định phù hợp, có hiệu quả cho việc giải quyết phá sản doanh nghiệp. .. quy định về thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp của Luật Phá sản năm 2004 Thông qua nghiên cứu, phân tích, luận văn nêu ra những ưu điểm và tồn tại của từng loại thủ tục phá sản và đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện các quy định của pháp luật về các loại thủ tục đó nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 4 Phƣơng pháp nghiên... hoá pháp luật và phương pháp luật học so sánh Luận văn tiến hành tổng hợp và phân tích các quy định trong các văn bản pháp luật của Việt Nam về phá sản để đánh giá thực trạng, những khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản Trên cơ sở đó, luận văn sẽ đưa ra những kiến nghị về việc 6 hoàn thiện các quy định về thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam. .. giải quyết phá sản doanh nghiệp Những kiến nghị từ kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp 7 phần trực tiếp vào việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp trong thời gian tới 7 Kết cấu của Luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về phá sản doanh nghiệp và thủ tục giải quyết. .. các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản Cụ thể, luận văn có những đóng góp mới sau đây: Một là, nghiên cứu, phân tích các quy định của thủ tục giải quyết phá sản theo quy định của Luật Phá sản năm 2004, so sánh, phân tích thủ tục giải quyết phá sản theo Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 và Luật Phá sản năm 2004 Hai là, nhận diện và trình bày những quy định chung về thủ tục giải quyết phá sản của... giờ cũng là giải pháp tối ưu cho họ vì không phải doanh nghiệp nào lâm vào tình trạng phá sản cũng còn đủ tài sản để thanh toán hết các món nợ của mình Vì vậy, pháp luật cho phép con nợ được chủ động xây dựng phương án hòa giải và giải pháp tổ chức lại hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình Thứ năm, thủ tục phá sản là một thủ tục pháp lý có tính chất tổng hợp Thủ tục phá sản là một thủ tục pháp lý rất... sản Chủ nợ, con nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản và hai thủ tục giải quyết phá sản được đưa ra bao gồm: thủ tục thanh lý và tổ chức lại (phục hồi) Thủ tục thanh lý: khi thực hiện thủ tục này, các vụ kiện liên quan đến tài sản của con nợ sẽ tạm dừng kể từ ngày Tòa án nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và chấp nhận đơn yêu cầu mở thủ tục. .. tạp Tính phức tạp thể hiện ở chỗ, khi giải quyết việc phá sản, Toà án phải thụ lý và giải quyết nhiều công việc khác nhau về tính chất như giải quyết các vấn đề về việc doanh nghiệp có mất khả năng thanh toán nợ hay không, giải quyết việc phục hồi hoạt động của doanh nghiệp, việc quản lý tài sản của doanh nghiệp con nợ Thứ sáu, thủ tục phá sản là thủ tục bao gồm các thủ tục ( thủ tục con) tồn tại độc... giới người ta phân biệt hai thủ tục giải quyết phá sản là thủ tục chính thức và thủ tục không chính thức a) Thủ tục chính thức Thủ tục chính thức là những thủ tục được điều chỉnh bằng pháp luật và thông qua Tòa án Các thủ tục này có những tên gọi khác nhau nhưng về bản chất gồm có hai thủ tục chính: Thủ tục thanh toán (phá sản, thanh toán, thanh lý tài sản và các khoản nợ), thủ tục phục hồi (cam kết, thỏa . Việt Nam hiện nay Chương 2: Pháp luật về thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp. 1.2.2. Thủ tục giải quyết phá sản của một số nước trên thế giới 23 CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 32 2.1. Pháp luật về mở thủ tục phá sản 32. các quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp. Bốn là, kiến nghị phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp nhằm xây dựng

Ngày đăng: 10/07/2015, 10:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w