2.2.1. Khái niệm, đặc điểm, mục đích, ý nghĩa của thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh động kinh doanh
a) Khái niệm
Luật Phá sản năm 2004 cũng như trong pháp luật về phá sản của Việt Nam chưa có định nghĩa, giải thích về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh. Luật Phá sản doanh nghiệp 1993 dùng cụm từ “tổ chức lại kinh doanh” “tổ chức lại hoạt động kinh doanh” (Điều 20, Điều 35); Luật Phá sản năm 2004 dùng “phục hồi hoạt động kinh doanh”.
“Phục hồi - khôi phục cái đã mất đi” “Khôi phục-làm cho có lại được hay trở lại được như trước”. Theo nghĩa này thì thủ tục phục hồi là một thủ tục làm cho HĐKD của doanh nghiệp, hợp tác xã trở lại được như trước. Đây là một cách hiểu thông thường đơn giản nhất chưa giúp chúng ta hiểu rõ được bản chất pháp lý của thủ tục phục hồi trong phá sản và chưa đưa ra được một khái niệm đầy đủ về thủ tục này. Để làm rõ nội dung này, cần thiết phải nghiên cứu những quy định của Luật Phá sản năm 2004.
Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh là một trong những thủ tục theo Luật Phá sản năm 2004. Thủ tục này chỉ bắt đầu sau khi Toà án đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và xem xét những điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh hay thủ tục thanh lý, tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản. Do vậy, thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh phải có sự xem xét quyết định của Toà án, và Toà án tham gia thủ tục này với tư cách là cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Thủ tục phục hồi là một trong những thủ tục phá sản do Toà án quyết định, theo thủ tục này, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có được một thời hạn nhất định để thực hiện phương án phục hồi đã được Hội nghị chủ nợ thông qua dưới sự giám sát của Toà án và đại diện chủ nợ.
Thực tế cho thấy hiện tượng doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là một quá trình diễn ra từ từ, có thời gian và thường có những dấu hiệu báo trước. Khi bắt đầu lâm vào trình trạng này, và cho đến khi đó đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hoặc khi đã được Toà án ra quyết định áp dụng một trong các thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp mắc nợ vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh.
b) Đặc điểm
Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh là một thủ tục đặc biệt. Tính chất đặc biệt của thủ tục này thể hiện ở những điểm sau đây:
Thứ nhất, đây là một thủ tục được áp dụng nhằm cứu vãn doanh nghiệp
mắc nợ, cứu vãn một doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản tức tình trạng không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu. Toà án quyết định can thiệp phục hồi doanh nghiệp khi doanh nghiệp đã bị yêu cầu tuyên bố phá sản và Toà án đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
Thứ hai, quá trình áp dụng thủ tục phục hồi sẽ không có sự phân chia
tài sản của doanh nghiệp mắc nợ. Tài sản còn lại của doanh nghiệp này được giữ nguyên và còn được bổ sung, đầu tư thêm cho hoạt động kinh doanh. Các khoản nợ phải trả sẽ tạm ngừng thanh toán, các khoản nợ phải thu thì sẽ được khuyến khích thu về tập trung nguồn lực cho doanh nghiệp.
Thứ ba, hoạt động của doanh nghiệp mắc nợ vẫn được duy trì và còn
được khuyến khích, ưu tiên tăng cường và được đặt dưới sự giám sát của Toà án, của đại diện chủ nợ.
Thứ tư, khi áp dụng thủ tục phục hồi, chủ nợ, con nợ được thoả thuận
với nhau, đưa ra phương án, biện pháp thực hiện phương án phục hồi dưới sự giám sát, cho phép của Toà án. Các chủ nợ theo quy định của pháp luật hoặc
những khoản tiền đã thanh toán trước đó trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản…).
c) Mục đích, ý nghĩa của việc áp dụng thủ tục phục hồi - Áp dụng thủ tục phục hồi mong cứu vãn doanh nghiệp
Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán (Tổ Thẩm phán) phụ trách giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản sẽ căn cứ vào những điều kiện cụ thể để quyết định áp dụng một thủ tục thích hợp quy định tại Điều 5 Luật Phá sản năm 2004.
Để có cơ sở áp dụng thủ tục phục hồi, Thẩm phán (Tổ Thẩm phán) yêu cầu doanh nghiệp mắc nợ xây dựng phương án phục hồi. Chủ nợ hoặc bất kỳ ai quan tâm đến sự tồn tại của doanh nghiệp cũng đều có thể đề xuất, xây dựng phương án phục hồi. Thẩm phán (Tổ Thẩm phán) phụ trách việc giải quyết đưa dự thảo thủ tục phục hồi ra Hội nghị chủ nợ để xem xét quyết định, xây dựng và thực hiện thành công phương án phục hồi là đã giữ lại được một doanh nghiệp.
Ở nước ta thủ tục và điều kiện thành lập một doanh nghiệp không đơn giản và cũng tốn kém không ít thời gian. Việc tuyên bố phá sản một doanh nghiệp và việc giải quyết hậu quả cũng không đơn giản, tốn kém và gây ra những sự xáo trộn nhất định. Do vậy, xây dựng và thực hiện thành công phương án phục hồi là đã cứu vãn được một doanh nghiệp, tránh được thủ tục xoá sổ một doanh nghiệp.
- Áp dụng thủ tục phục hồi là tối đa hoá khả năng thanh toán cho chủ nợ
Việc áp dụng thành công thủ tục phục hồi có nghĩa là doanh nghiệp mắc nợ đã thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán (tình trạng phá sản). Trở lại hoạt động sau khi có được những giải pháp, có được sự giúp đỡ về tinh thần, vật chất, kỹ thuật, công nghệ… và cả những giải pháp kinh tế, kỹ
thuật, quản lý của Hội nghị chủ nợ, thay vì cùng nhau phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp theo tỷ lệ, thì họ có cơ hội nhận đủ 100% số nợ.
Như vậy, việc áp dụng thủ tục phục hồi không những là cần thiết mà nó còn mang một ý nghĩa kinh tế, xã hội quan trọng. Việc áp dụng thủ tục phục hồi giúp đảm bảo ổn định trật tự, an toàn xã hội. Mỗi doanh nghiệp đều có một số người lao động nhất định, doanh nghiệp còn tức là người lao động còn việc làm, gia đình họ được đảm bảo và ổn định, xã hội không phải tiếp nhận số lao động dôi ra do doanh nghiệp bị phá sản. Trong điều kiện nhu cầu việc làm luôn bức xúc thì việc không phải tìm thêm việc làm cho doanh nghiệp này lại cũng có ý nghĩa to lớn.