Nội dung của thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay (Trang 68)

a) Những biện pháp được áp dụng trong thủ tục phục hồi - Điều kiện lựa chọn biện pháp phục hồi

Một điều lôgíc là muốn có được giải pháp tốt nhất thì phải xác định được đúng nguyên nhân, cũng như muốn chữa bệnh cứu người phải tìm đúng bệnh. Một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có thể do một nguyên nhân chính, nhưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân tổng hợp lại. Do vậy, khi xác định được nguyên nhân thì ứng với từng nguyên nhân, chúng ta có những giải pháp thích hợp để khắc phục. Đối với nguyên nhân chủ quan như năng lực yếu kém, trình độ quản lý tồi thì tuỳ theo mức độ để có sự trợ giúp từ các chủ nợ, cơ quan hữu quan hoặc Toà án. Nếu nguyên nhân dẫn đến mất khả năng thanh toán là do nợ quá nhiều và doanh nghiệp bị khó khăn trong một thời gian dài nên không thể thanh toán đúng hạn, nếu thanh toán thì hết vốn hoạt động hoặc do bị chiếm dụng vốn quá nhiều. Trong những trường hợp tương tự như thế này thì giải pháp tốt nhất là hoãn nợ (có thể với từng chủ nợ nhưng cũng có thể phải thông qua tập thể chủ nợ…); kêu gọi đầu tư,

giúp của nhà nước thông qua việc áp dụng biện pháp đặc biệt vay vốn từ nguồn vốn dự phòng…

Giải pháp cơ cấu lại sản xuất thay đổi mặt hàng, xây dựng lại phương án kinh doanh… đều có thể được áp dụng. Điều quan trọng là giải pháp nào áp dụng trong những trường hợp nào. Đây là những giải pháp được đưa ra dưới hình thức xây dựng phương án phục hồi.

- Các biện pháp phục hồi

Các biện pháp cần thiết để phục hồi hoạt động kinh doanh được quy định trong Luật Phá sản năm 2004, bao gồm:

a. Huy động vốn mới;

b. Thay đổi mặt hàng sản xuất kinh doanh; c. Đổi mới công nghệ sản xuất;

d. Tổ chức lại bộ máy quản lý; sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm;

đ. Bán lại cổ phần cho chủ nợ;

e. Bán hoặc cho thuê tài sản không cần thiết;

g. Các biện pháp khác không trái pháp luật; [4, Điều 69].

b) Những người có quyền, nghĩa vụ xây dựng phương án phục hồi

Theo quy định của Luật Phá sản năm 2004, đối tượng đầu tiên có nghĩa vụ xây dựng phương án phục hồi là Doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ (lâm vào tình trạng phá sản). Phải nói rằng đây là đối tượng hiểu doanh nghiệp nhất, hiểu quá trình hoạt động kinh doanh cũng như những nguyên nhân dẫn doanh nghiệp vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Nếu họ thực tâm và thực sự mong muốn phục hồi doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp mắc nợ sẽ xây dựng phương án phục hồi, đề ra những giải pháp trong phạm vi cho phép. Trừ trường hợp họ thực sự không có khả năng, không muốn phục hồi doanh nghiệp.

Đối tượng thứ hai có thể xây dựng phương án phục hồi là Chủ nợ. Thông thường, chủ nợ là những bạn hàng của doanh nghiệp mắc nợ, khi đứng ngoài họ có nhiều giải pháp, nhiều phương án đối với doanh nghiệp mắc nợ, khắc phục tình trạng này. Do vậy, đây là những đối tượng còn được giao quyền, tạo khả năng xây dựng phương án cứu giúp doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thoát khỏi tình trạng này.

Xây dựng phương án phục hồi thuộc nghĩa vụ của đại diện doanh nghiệp nếu họ muốn phục hồi. Thông thường, khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, chủ nợ của các doanh nghiệp này là những người quan tâm nhất đến sự thành bại của doanh nghiệp, quan tâm đến sự phục hồi của chính doanh nghiệp này. Do vậy, họ là những người đầu tiên quan tâm đến việc đưa ra những phương án phục hồi. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường, tự do kinh doanh không nên chỉ bó hẹp trong phạm vi hai loại đối tượng này.

Theo quy định tại Điều 68 Luật Phá sản năm 2004, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, chủ nợ hoặc bất kỳ người nào nhận nghĩa vụ phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều có quyền xây dựng dự thảo phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp và nộp cho Toà án, đây là một phương án mở, khuyến khích tất cả những ai có khả năng (tài chính, chuyên môn) đều có quyền tham gia phục hồi doanh nghiệp và phương án này phải được nộp cho Toà án và Toà án phải đưa ra Hội nghị chủ nợ xem xét và quyết định. Đây là điểm mới, khác biệt so với Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993, thể hiện bước phát triển trong kỹ thuật lập pháp, cũng như bước phát triển mới của pháp luật về phá sản ở Việt Nam.

2.3. Pháp luật về thủ tục thanh lý tài sản và các khoản nợ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)