a) Quyết định doanh nghiệp bị phá sản
Khi Toà án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản thì doanh nghiệp đó thực sự bị phá sản.
Luật Phá sản năm 2004 không quy định rõ các trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản. Luật Phá sản năm 2004 xây dựng thủ tục phá sản trên cơ sở kết hợp cả thủ tục phục hồi và thủ tục thanh toán, đặc biệt coi trọng thủ tục phục hồi tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ
Theo quy định của Luật Phá sản năm 2004 thì thời điểm để Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản là thời điểm Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý trong các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp không còn tài sản để thực hiện phương án phân chia tài sản;
- Phương án phân chia tài sản đó được thực hiện xong;
Trong những trường hợp này thì cùng với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
Ngoài ra, Luật Phá sản năm 2004 có quy định thêm trường hợp phá sản đặc biệt, theo đó khi doanh nghiệp rơi vào trường hợp đó thì sẽ bị tuyên bố phá sản ngay. Đó là các trường hợp sau:
- Thứ nhất, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí phá sản do Toà án ấn định, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không còn tiền và tài sản khác để nộp tiền tạm ứng án phí phá sản;
- Thứ hai, sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và nhận các tài liệu, giấy tờ do các bên có liên quan gửi đến mà doanh nghiệp không còn tài sản hoặc còn nhưng không đủ để thanh toán phí phá sản.
b) Về nội dung của quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
Quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản phải có những nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm ra quyết định;
- Tên của Toà án; họ và tên Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản;
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản; - Căn cứ của việc tuyên bố phá sản;
- Quyền khiếu nại, kháng nghị và thời hạn khiếu nại, kháng nghị; - Cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
c) Việc khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản và giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
Quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản có thể bị khiếu nại hoặc bị kháng nghị. Nếu không có khiếu nại, kháng nghị thì quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản có hiệu lực kể từ ngày hết thời hạn khiếu nại, kháng nghị. Thời hạn khiếu nại, kháng nghị là 20 ngày kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. Theo quy định của Luật Phá sản năm 2004 thì các chủ thể sau đây có quyền khiếu nại quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản:
- Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản;
- Các chủ nợ, những người mắc nợ của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản;
Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi cho Toà án giải quyết việc phá sản. Đơn khiếu nại và hồ sơ về phá sản sẽ được gửi lên Toà án cấp trên trực tiếp để xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Toà án cấp trên là quyết định cuối cùng và có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản cũng có thể bị kháng nghị. Thẩm quyền kháng nghị thuộc về Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Thủ tục kháng nghị và giải quyết việc kháng nghị giống như thủ tục giải quyết việc khiếu nại.
d) Hậu quả pháp lý của quyết định tuyên bố phá sản
Quyết định tuyên bố phá sản có hiệu lực sẽ đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại về mặt pháp lý của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. Tên của doanh
Đối với trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh thì chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh không được miễn trừ nghĩa vụ về tài sản đối với chủ nợ chưa được thanh toán, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Điều này có nghĩa là đối với chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh nghĩa vụ trả nợ của họ bị ràng buộc suốt đời (chỉ thành viên hợp danh trong công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn, còn đối với thành viên góp vốn trong công ty hợp danh thì chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp).
Đối với các nghĩa vụ về tài sản phát sinh sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Đây cũng là một trong những điểm mới đáng được ghi nhận của Luật Phá sản năm 2004 mà trước đây Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 không đề cập đến.
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY