Nội dung của thủ tục thanh lý tài sản và các khoản nợ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay (Trang 71)

a) Các trường hợp ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản

Việc ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ không xuất phát từ ý chí chủ quan của Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản mà phải trên những căn cứ luật định. Theo quy định của Luật Phá sản năm 2004, quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản được Thẩm phán ban hành trong 3 trường hợp: trường hợp đặc biệt; trường hợp Hội nghị chủ nợ không thành và trường hợp sau khi có nghị quyết của Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất. Ngoài ra, tuỳ vào tình hình cụ thể mà Thẩm phán quyết định chuyển từ việc dụng thủ tục phục hồi sang áp dụng thủ tục thanh lý.

- Áp dụng thủ tục thanh lý trong trường hợp đặc biệt

Trường hợp đặc biệt để áp dụng thủ tục thanh lý là khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bị thua lỗ đó được Nhà nước áp dụng biện pháp đặc

biệt để phục hồi hoạt động kinh doanh, nhưng vẫn không phục hồi được và không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu.

- Áp dụng thủ tục thanh lý trong trường hợp Hội nghị chủ nợ không thành

Khi có đủ căn cứ để chứng minh doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, Toà án sẽ ra quyết định mở thủ tục phá sản. Từ khi có quyết định mở thủ tục phá sản, mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản vẫn được tiến hành bình thường nhưng phải chịu sự giám sát kiểm tra của Thẩm phán và Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Như vậy, ngay sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, Tổ quản lý, thanh lý tài sản đó được thành lập. Tuy nhiên, lúc này nhiệm vụ của Tổ quản lý, thanh lý tài sản mới chỉ là giám sát các hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ và tiến hành các hoạt động để lập danh sách chủ nợ và tổ chức Hội nghị chủ nợ. Nếu Hội nghị chủ nợ không thành thì Thẩm phán phụ trách việc phá sản sẽ ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản. Cụ thể theo quy định của Luật Phá sản năm 2004, Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản khi Hội nghị chủ nợ không thành trong những trường hợp sau đây:

Thứ nhất, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp

không tham gia Hội nghị chủ nợ mà không có lý do chính đáng;

Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ do Thẩm phán phụ trách thủ tục phá sản triệu tập. Việc chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không tham gia Hội nghị chủ nợ mà không có lý do chính đáng đồng nghĩa với việc bản thân chủ doanh nghiệp từ chối cơ hội được phục hồi hoạt động kinh doanh. Khi đó Toà án sẽ tiến hành việc thanh lý tài sản, các khoản nợ để dứt nợ cho doanh nghiệp và tuyên bố doanh nghiệp bị

Thứ hai, sau khi Hội nghị chủ nợ đó được hoãn một lần đối với trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là các chủ nợ không có bảo đảm, có bảo đảm một phần hoặc người lao động;

Sau khi Hội nghị chủ nợ được hoãn một lần, trong thời hạn 30 ngày Thẩm phán phải triệu tập lại Hội nghị chủ nợ. Nếu vẫn không đủ số chủ nợ hợp lệ tham gia Hội nghị chủ nợ đối với trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là chính doanh nghiệp hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, các cổ đông công ty cổ phần và các thành viên của công ty hợp danh thì Thẩm phán sẽ ra quyết định thanh lý tài sản; hoặc các chủ nợ không mong muốn áp dụng việc phục hồi cho doanh nghiệp hoặc điều kiện để áp dụng thủ tục phục hồi không được thỏa mãn, khi đó Toà án cũng áp dụng thủ tục thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp mắc nợ.

- Áp dụng thủ tục thanh lý sau khi có nghị quyết của Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất

Sau khi Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua nghị quyết đồng ý với dự kiến các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, nếu rơi vào một trong các trường hợp sau Toà án sẽ ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp:

Thứ nhất, doanh nghiệp không xây dựng được phương án phục hồi hoạt

động kinh doanh trong thời hạn 30 ngày (hoặc trong thời hạn 60 ngày nếu được gia hạn) kể từ ngày Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua nghị quyết;

Thứ hai, nếu phương án phục hồi không được Hội nghị chủ nợ thông

qua hoặc doanh nghiệp thực hiện không đúng hoặc không thực hiện được phương án phục hồi kinh doanh, trừ trường hợp các bên liên quan có thỏa thuận khác thì Toà án cũng sẽ áp dụng thủ tục thanh lý đối với doanh nghiệp.

Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản phải có các nội dung chính được pháp luật quy định tại Điều 81 của Luật phá sản năm 2004. Đó là các nội dung cơ bản của quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản, trong đó nội dung về căn cứ của việc áp dụng thủ tục và phương án phân chia tài sản thể hiện tính chất pháp lý đặc thù của quyết định này. Có thể nói phương án phân chia tài sản được quy định trong quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản được coi như là phán quyết về việc giải quyết các khoản nợ của Toà án đối với con nợ và các chủ nợ.

c) Hậu quả pháp lý của quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản

Khi Toà án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản thì kể từ ngày nhận được quyết định của Toà án áp dụng thủ tục thanh lý đối với doanh nghiệp, ngân hàng nơi doanh nghiệp có tài khoản bị nghiêm cấm thực hiện hành vi thanh toán các khoản nợ trừ khi được phép của Thẩm phán. Ngân hàng cũng không được thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm bù trừ hoặc thanh toán các khoản mà doanh nghiệp vay của ngân hàng. Đây được coi là biện pháp nhằm bảo toàn tài sản của doanh nghiệp để thi hành quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản.

Mặt khác, các khoản nợ chưa đến hạn vào thời điểm mở thủ tục thanh lý được xử lý như các khoản nợ đến hạn, nhưng không được tính lãi đối với thời hạn chưa đến hạn; các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố được xác lập trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được ưu tiên thanh toán bằng tài sản đó; nếu giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cố không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp; nếu giá trị của tài sản thế chấp hoặc cầm cố lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp.

Thi hành quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản thực chất là thực hiện việc phân chia tài sản. Việc phân chia tài sản được thực hiện bởi Tổ quản lý, thanh lý tài sản, dưới sự điều hành của Tổ trưởng.

Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản là người điều hành hoạt động của Tổ, tổ chức việc thi hành các quyết định của Thẩm phán phụ trách thủ tục phá sản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Tổ quản lý, thanh lý tài sản không thể tiến hành phân chia tài sản của doanh nghiệp phá sản nếu không xác định được tài sản của doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản bao gồm:

Tài sản và quyền về tài sản mà doanh nghiệp có tại thời điểm Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Các khoản lợi nhuận, các tài sản và các quyền về tài sản mà doanh nghiệp sẽ có do việc thực hiện các giao dịch được xác lập trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Khi đã xác định được tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có nghĩa là xác định được nguồn thanh toán thì Tổ quản lý, thanh lý tài sản phải xác định danh sách các chủ thể được thanh toán. Danh sách này giúp cho Tổ quản lý, thanh lý tài sản xác định được cụ thể tên, địa chỉ của các chủ nợ, trong đó có phân định rõ các khoản nợ có bảo đảm, nợ không có bảo đảm, nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn.

Bên cạnh việc lập danh sách các chủ nợ, Tổ quản lý, thanh lý tài sản còn phải lập danh sách những người mắc nợ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Danh sách này cũng ghi rõ số nợ của mỗi người mắc nợ, trong đó phân định rõ các khoản nợ có bảo đảm, nợ không có bảo đảm, nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn.

Khi doanh nghiệp không còn tài sản để thực hiện phương án phân chia tài sản hoặc khi phương án phân chia tài sản đó được thực hiện xong thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản.

Cùng với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản, chấm dứt sự tồn tại về mặt pháp lý của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)