Trong giai đoạn phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay (Trang 107)

- Tăng cường cơ chế giám sát của chủ nợ đối với quá trình giải quyết thủ tục phá sản

Luật Phá sản năm 2004 cần xây dựng cơ chế để ủy ban chủ nợ có thể giám sát hiệu quả đối với toàn bộ quá trình giải quyết vụ việc phá sản. Ủy ban chủ nợ sẽ hoạt động như cầu nối trong việc cung cấp thông tin cho các chủ nợ khác và trong việc triệu tập các chủ nợ để đưa ra quyết định về vấn đề quan trọng. Việc thành lập ủy ban chủ nợ với tư cách là cơ quan thường trực của hội nghị chủ nợ là cần thiết thúc đẩy sự tham gia tích cực của các chủ nợ vào quá trình giải quyết phá sản. Luật Phá sản năm 2004 cần quy định cơ chế hoạt động của hội nghị chủ nợ một cách độc lập khỏi sự can thiệp của tòa án. Chủ nợ có bảo đảm cần được tham gia một cách tích cực hơn vào việc xem xét và thông qua kế hoạch phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hội nghị chủ nợ phải được quyền cử người, thay thế người quản lý và điều hành doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản trong trường hợp xét thấy người quản lý của doanh nghiệp hiện tại không có đủ khả năng điều hành.

- Cho phép doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản được đề xuất thẩm phán áp dụng thủ tục phá sản phù hợp.

Luật phá sản cần có quy định cho những doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán khi gửi đơn đến tòa có quyền đề xuất với tòa án về việc áp dụng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc thủ tục thanh

lý bởi vì doanh nghiệp sẽ là người hiểu và nắm rõ nhất thực trạng tài chính và khả năng phục hồi của mình.

Nếu doanh nghiệp chọn hình thức phục hồi sản xuất kinh doanh tức là doanh nghiệp đã phải hình thành những biện pháp phục hồi mà họ cho là khả thi. Luật Phá sản cần quy định những cơ chế cụ thể về nội dung này. Chẳng hạn doanh nghiệp mắc nợ có quyền được thương lượng với các chủ nợ hoặc một số chủ nợ ủng hộ họ trước khi đưa đơn ra toà. nếu phục hồi kèm theo phương án giải trình để toà án xem xét đưa ra Hội nghị chủ nợ đầu tiên quyết định.

Nếu doanh nghiệp chọn hình thức thanh lý thì Luật Phá sản nên quy định từ 1 đến 2 tuần sau khi thụ lý đơn, Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản ngay không nên kéo dài việc xem xét. Tuy nhiên, nếu xét thấy doanh nghiệp có thể phục hồi thì Toà án vẫn tiến hành tổ chức Hội nghị chủ nợ để tạo điều kiện cho các chủ thể khác tham gia phục hồi doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay (Trang 107)