1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp Kỹ năng sống trẻ mầm non

108 3,5K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 769,5 KB

Nội dung

Nếu mỗi người trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống. Do đó, việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng. Giáo dục kỹ năng sống phải được đo bằng sự vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống mỗi cá nhân để sống tích cực, sống hạnh phúc, sống có ý nghĩa. Giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách. Cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa. Giúp các em hiểu, biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực...

Trang 1

Để có thể hoàn thành được luận văn tốt nghiệp, tôi rất cảm kích sự hướngdẫn tận tâm của TS.Lê Xuân Hồng, cùng với sự hỗ trợ tối đa của Ban GiámHiệu và giáo viên các lớp mẫu giáo lớn của trường Mầm Non Thực Hànhtp.HCM.

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô thuộc phòng Sau đại học trườngĐại học Sư phạm Tp.HCM đã giúp đỡ tôi giải quyết những khó khăn để tôi cóthể hoàn thành khoá học đúng thời hạn

Cảm ơn những bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã sẵn sàng giúp đỡ, độngviên để tôi đạt được những kết quả tốt nhất

Xin chân thành cảm ơn !

Trang 2

Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 3

PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Vào đầu thập kỷ 90 các tổ chức của Liên Hiệp Quốc như tổ chức Y tế thếgiới, Quỹ cứu trợ nhi đồng, Tổ chức giáo dục văn hóa và khoa học và các nhàgiáo dục thế giới đã cùng tìm cách giáo dục để tạo cho trẻ năng lực tâm lý xãhội, nhằm ứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày

Đó là kỹ năng sống

Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người, nhiềuvấn đề phức tạp liên tục nảy sinh Bên cạnh những tác động tích cực, còn cónhững tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em

Nếu mỗi người trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết đểbiết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó,

để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trởngại, rủi ro trong cuộc sống

Do đó, việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ emnói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng

Giáo dục kỹ năng sống phải được đo bằng sự vận dụng những kỹ năng đótrong cuộc sống mỗi cá nhân để sống tích cực, sống hạnh phúc, sống có ý nghĩa

Giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện vềnhân cách Cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống đểcác em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa

Giúp các em hiểu, biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấpthành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, vớingười khác, với xã hội, ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng

xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thânmột cách tích cực

Trang 4

Theo UNESCO, 8 tuổi đã là quá trễ để giáo dục kỹ năng sống Vì đến độtuổi này trẻ đã hình thành cho mình phần lớn các giá trị; trừ phi có sự thay đổisâu sắc về trải nghiệm trong đời, nếu không thì khó mà lĩnh hội thêm giá trị sau

độ tuổi này Trẻ từ dưới 2 tuổi đã bắt đầu tiếp thu từ môi trường sống xungquanh, như giọng nói của người lớn khi trò chuyện với trẻ, cách thức tiếp xúcvới trẻ, tất cả đều tác động đến sự phát triển của trẻ Vì vậy việc hình thành vàphát triển kỹ năng sống cần được tiến hành từ bậc học mầm non

2 Mục đích nghiên cứu

- Khảo sát thực trạng kỹ năng sống của trẻ lớp mẫu giáo lớn

- Xây dựng một số biện pháp tác động sư phạm nhằm hình thành và hoànthiện một số kỹ năng sống phù hợp với trẻ lớp mẫu giáo lớn

- Đề ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc hình thành kỹnăng sống cho trẻ lớp mẫu giáo lớn

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

- Trẻ lớp mẫu giáo lớn trường mầm non Thực Hành thành phố Hồ Chí Minh

- Giáo viên trường mầm non Thực Hành thành phố Hồ Chí Minh

3.2 Đối tượng nghiên cứu

- Một số biểu hiện kỹ năng sống của trẻ lớp mẫu giáo lớn trường mầmnon Thực Hành thành phố Hồ Chí Minh

4 Giả thuyết nghiên cứu

- Nhiều kỹ năng sống cần thiết của trẻ lớp mẫu giáo lớn trường mầm nonThực Hành tp.HCM chưa được hình thành

- Nếu có những biện pháp tác động sư phạm phù hợp thì có thể hình thành

và hoàn thiện được các kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo lớn

Trang 5

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài

- Mục tiêu giáo dục mầm non

- Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo lớn

- Khái niệm kỹ năng

- Khái niệm kỹ năng sống

- Phân loại kỹ năng sống

- Phân loại kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo lớn

- Nội dung giáo dục kỹ năng sống của trẻ lớp mẫu giáo lớn

- Phương pháp giáo dục kỹ năng sống của trẻ lớp mẫu giáo lớn

- Cơ sở pháp lý của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn

5.2 Thực nghiệm

- Khảo sát kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo lớn ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

- Xây dựng một số biện pháp tác động sư phạm nhằm hình thành và hoànthiện kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo lớn

- Tổ chức các hoạt động nhằm hình thành và phát triển kỹ năng sống chotrẻ lớp mẫu giáo lớn tại lớp thực nghiệm

- Đánh giá việc hình thành và hoàn thiện kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫugiáo lớn sau thực nghiệm giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

5.3 Đưa ra những kiến nghị nhằm tổ chức tốt việc hình thành và phát

triển kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo lớn

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Tìm kiếm, đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu phục vụ cho đề tài nghiêncứu như các sách giáo khoa, sách chuyên ngành, các tạp chí, trang web…

Trang 6

6.2 Phương pháp thực nghiệm

- Xác định mục đích thực nghiệm

- Hình thành giả thuyết khoa học

- Phân tích đối tượng nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng

- Xây dựng hệ thống những bài tập nhỏ theo hướng của mục đích thựcnghiệm đặt ra Đối tượng thực nghiệm được chia thành 2 nhóm: nhóm thựcnghiệm và nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm được tác động bởi những biến

cố độc lập để xem xét sự diễn biến của chúng có đúng với giả thuyết ban đầuhay không Trong khi đó nhóm đối chứng diễn biến hoàn toàn tự nhiên Với mẫunghiên cứu:

Trang 7

- Sử dụng kiểm nghiệm T-test cho hai mẫu độc lập để so sánh sự khác biệt

ý nghĩa giữa trẻ lớp mẫu giáo lớn thực nghiệm và đối chứng

- Sử dụng kiểm nghiệm chi bình phương để kiểm nghiệm sự khác biệt ýnghĩa trong việc hình thành và phát triển các kỹ năng sống của trẻ trong lớp thựcnghiệm

6.5 Phương pháp quan sát.

- Đặt mục đích nghiên cứu

- Lập kế hoạch quan sát

- Tiến hành quan sát

- Ghi lại các kết quả quan sát

- Xử lý các cứ liệu thu thập được

7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

- Người nghiên cứu sẽ tiến hành tìm hiểu thực trạng của tất cả kỹ năngsống của trẻ mẫu giáo lớn dựa vào mục tiêu giáo dục mầm non, chương trìnhgiáo dục mầm non mới và chuẩn phát triển trẻ mẫu giáo lớn Tuy nhiên, chúngtôi chỉ lựa chọn 1 kỹ năng sống mà trẻ còn yếu nhất để tiến hành thực nghiệmhình thành

- Vì thời gian và kinh phí có hạn, chúng tôi chỉ tiến hành nghiêm cứu đềtài này tại lớp Lá 1 và Lá 2 trường mầm non Thực Hành tp.HCM Chúng tôi hyvọng đề tài sẽ là một gợi ý tốt cho những nghiên cứu rộng và sâu hơn về kỹ năngsống cho trẻ

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Trang 8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Vấn đề giáo dục kỹ năng sống ( KNS ) trên thế giới [3,tr.33]

1.1.1.1 Giáo dục kỹ năng sống tại Lào

Từ năm 1997 – 2002, lần đầu tiên giáo dục KNS được thực hiện trong 5trường trung học cơ sở thuộc một tỉnh, sau đó đã mở rộng ra 700 trường tiểu học

và trung học thuộc 8 tỉnh Với những nội dung cơ bản như:

- Kỹ năng giao tiếp có hiệu quả

- Kỹ năng tư duy sáng tạo

- Kỹ năng giải quyết vấn đề…

Trong khi thực hiện, một số bài học kinh nghiệm đã được chỉ rõ như: cầnphải biên soạn, in ấn nhiều tài liệu hướng dẫn để phổ biến cho người dạy vàngười học Đồng thời cần tăng cường việc đào tạo giáo viên trực tiếp giáo dục

kỹ năng sống ở các trường về nội dung và phương pháp tích cực hơn

1.1.1.2 Giáo dục kỹ năng sống tại Campuchia

Tại Campuchia người ta coi KNS là năng lực mà con người cần phải có

để nâng cao các điều kiện sống có hiệu quả nhằm phát triển quốc gia, kỹ năngtìm việc và kiếm tiền để nuôi sống bản thân và gia đình là những KNS quantrọng đối với thế hệ trẻ và người lớn Vì thế trong sự phân loại được chia thành 3nhóm chủ yếu:

- Nhóm 1: Kỹ năng chung bao gồm

+ Những kỹ năng đơn giản trong đời sống gia đình như: kỹ năng phòngngừa những bệnh lây lan qua đường tình dục, kỹ năng an toàn thực phẩm, kỹnăng hiểu biết về dinh dưỡng…

+ Kỹ năng quản lý gia đình và các phương pháp học tập

Trang 9

+ Kỹ năng nâng cao đời sống hàng ngày như: Kỹ năng hiểu biết về nhữngcông nghệ cơ bản trong đời sống hàng ngày

+ Kỹ năng hiểu biết về các giá trị đạo đức, tự chủ…

- Nhóm 2: Kỹ năng tiền nghề nghiệp: Đó là những kỹ năng giao tiếp, kỹ năngtính toán, tri thức về quyền và trách nhiệm của người chủ và người làm thuê, kỹnăng giải quyết vần đề…

- Nhóm 3: Các kỹ năng nghề nghiệp: Như trồng trọt, nuôi gia súc, sửa chữa đồđiện, sử dụng máy tính và nói ngôn ngữ nước ngoài

Tại Campuchia KNS được đào tạo chính quy trong nhà trường và đượccoi như là những nhân tố chính trong chính sách giáo dục nhằm kết nối giáo dụcvới nhu cầu thị trường để phát triển kinh tế xã hội Sự kết nối này sẽ nâng caotính hiệu quả nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp và tăng cường sựđầu tư của địa phương và quốc tế, đồng thời sẽ tạo ra nhu cầu tự học của ngườihọc Chương trình giáo dục KNS trong các trường chính quy đều hướng tới giúpngười học có khả năng:

- Áp dụng kiến thức của các môn học khác nhau vào cuộc sống hiện thực

- Sau khi rời ghế nhà trường là người tích cực và có trách nhiệm đối với

xã hội

- Tham gia vào thế giới công việc

- Giảm nạn thất nghiệp và nghèo đói để góp phần phát triển xã hội

Để thực hiện được những mục tiêu đó, việc giáo dục KNS tại Campuchiađược thực hiện như sau:

- Các KNS chung được tích hợp vào bài học của các môn học cơ bản từlớp 1 đến lớp 12

- Các kỹ năng nghề nghiệp từ lớp 6 đến lớp 12 được tổ chức dạy và thựchành trong các tiểu ban công nghệ

Trang 10

- Các kỹ năng nghề đơn giản được lựa chọn thực hiện dựa trên khả năngcủa từng trường

1.1.1.3 Giáo dục kỹ năng sống tại Malaysia

Giáo dục KNS ở Malaysia do Bộ Giáo dục Họ coi KNS là môn kỹ năng của cuộc sống và môn này được dạy như một môn học ở trường tiểu học và

THCS Mục tiêu của môn học này ở trường tiểu học là cung cấp cho người họcnhững kỹ năng thực tể cơ bản để họ có thể thực hiện các nhiệm vụ và có xuhướng kinh doanh Còn ở bậc THCS thì mục tiêu là tạo ra những cá nhân có thể

tự thực hiện, được xoá mù về công nghệ và kinh tế, là người có sự tự tin, sángtạo, khả năng tương tác hiệu quả với người khác

1.1.1.4 Giáo dục kỹ năng sống tại Indonesia

Tại Indonesia KNS được quan niệm là những kỹ năng, kiến thức, thái độgiúp người học sống một cách độc lập Giáo dục KNS sẽ:

- Nâng cao cơ hội việc làm cho người học

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ đó thúc đẩy việc thực hiện chínhsách tự chủ của địa phương

- Tạo ra chất lượng giáo dục cho người nghèo và người có hoàn cảnh đặc biệt

1.1.1.5 Giáo dục kỹ năng sống tại Thái Lan

Tại đây họ quan niệm, KNS là thuộc tính hay năng lực tâm lý xã hội giúp

cá nhân đương đầu với tất cả tình huống hàng ngày một cách hiệu quả và có thểđáp ứng với hoàn cảnh tương lai để có thể sống hạnh phúc Nói cách khác, KNS

là khả năng của cá nhân có thể giải quyết những vấn đề trong đời sống hàngngày để an toàn và hạnh phúc Và ít nhất cần hình thành cho người học 10 KNS

cơ bản sau:

- Ra quyết định

- Giải quyết xung đột

- Sáng tạo

Trang 11

1.1.1.6 Giáo dục kỹ năng sống tại Ấn Độ

KNS được coi là khả năng giúp tăng cường sự lành mạnh về tinh thần vànăng lực của con người Bao gồm những kỹ năng cơ bản như:

- Giải quyết vấn đề

- Tư duy phê phán

- Tư duy sáng tạo

- Kiên định và hài hoà

1.1.1.7 Giáo dục Kỹ năng sống tại Nepal

KNS được coi như là một phương thức để ứng phó hay là những kỹ năngcần thiết để tồn tại Cách phân biệt kỹ năng sống cũng có những điểm khác biệt

Trang 12

- Kỹ năng tồn tại: là những kỹ năng cần có để con người có thể tồn tại

- Kỹ năng chung: Là những kỹ năng giúp con người tìm ra và giải quyếtđược những vấn đề của cuộc sống

- Kỹ năng dịch chuyển: là sự kết hợp của kỹ năng tồn tại kỹ năng chung

và kỹ năng nghề nghiệp Giúp con người nhanh chóng thích ứng với việc phảichuyển sang nghề nghiệp mới

1.1.1.8 Giáo dục kỹ năng sống tại Philipine

Với quan niệm coi kỹ năng sống là những năng lực thích nghi và tính tíchcực của hành vi giúp cho cá nhân có thể ứng phó một cách hiệu quả với nhữngyêu cầu, những thay đổi, những trải nghiệm và tình huống của đời sống hàngngày và vì vậy những kỹ năng cần thiết khi giáo dục kỹ năng sống cho ngườihọc cần có là:

- Tự nhận thức

- Đồng cảm

- Giao tiếp hiệu quả

- Quan hệ liên nhân cách

- Ra quyết định

- Tư duy sáng tạo

- Tư duy phê phán

Trang 13

1.1.2 Vấn đề giáo dục kỹ năng sống tại Việt Nam [3, tr.42]

Bắt đầu từ chương trình của UNICEF năm 1996 “Giáo dục kỹ năng sống

để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và

ngoài nhà trường” Thuật ngữ kỹ năng sống được người Việt Nam biết đến Lúc

đó quan niệm về kỹ năng sống được giới thiệu trong chương trình này chỉ baogồm những kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác định giá trị, kỹnăng ra quyết định, kỹ năng đặt mục tiêu…nhằm vào những chủ đề giáo dục sứckhỏe do các chuyên gia Úc tập huấn

Đến giai đoạn hai với chương trình “Giáo dục sống khỏe mạnh và kỹ năngsống” thì quan niệm về kỹ năng sống cơ bản đối với từng nhóm đối tượng đượcvận dụng đa dạng hơn Đó là những kỹ năng cần cho lĩnh vực bảo vệ sức khỏe,phòng tránh các tệ nạn xã hội dành cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao đểđương đầu với những thách thức của xã hội, vận dụng để giải quyết các vấn đề

xã hội khác nhau trong tình huống khác nhau của từng loại đối tượng

Sau hội thảo “Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống” do UNESCO tài trợđược tổ chức năm 2003 thì khái niệm kỹ năng sống được hiểu với nội hàm đầy đủ

và đa dạng Từ đó, những người làm công tác giáo dục Việt Nam đã hiểu đầy đủhơn về kỹ năng sống và trách nhiệm phải giáo dục kỹ năng sống cho người học

1.2 Những khái niệm cơ bản

1.2.1 Mục tiêu giáo dục mầm non [6]

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tìnhcảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bịcho trẻ em vào lớp một Giáo dục mầm non tạo sự khởi đầu cho sự phát triểntoàn diện của trẻ, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việchọc tập suốt đời Với các mục tiêu cụ thể là:

 Phát triển thể chất

- Khoẻ mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi

Trang 14

- Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng,biết định hướng trong không gian.

- Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay

- Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống với sức khoẻ

- Có một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khoẻ và đảmbảo sự an toàn của bản thân

 Phát triển nhận thức

- Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh

- Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, chú ý, ghi nhớ có chủ định

- Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản

- Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau (bằng hànhđộng, hình ảnh, lời nói ) với ngôn ngữ nói là chủ yếu

- Có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xungquanh và một số khái niệm sơ đẳng về toán

 Phát triển ngôn ngữ

- Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp

- Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (nét mặt, cử chỉ, điệubộ)

- Có khả năng diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hoá trong cuộc sốnghàng ngày

- Có một số kĩ năng ban đầu về việc đọc và viết

 Phát triển tình cảm xã hội

- Có ý thức về bản thân

- Có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiệntượng xung quanh

Trang 15

- Có một số phẩm chất cá nhân: mạnh dạn, tự tin, tự lực.

- Có một số kĩ năng sống: tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ

- Thực hiện một số qui tắc, qui định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớpmầm non, cộng đồng gần gũi

- Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật

1.2 2 Đặc điểm tâm lý của trẻ lớp mẫu giáo lớn

1.2.2.1 Sự phát triển cảm giác, tri giác [13, tr.176]

Ở tuổi này sự phát triển về cảm giác và tri giác của trẻ phát triển mạnh

mẽ

- Đặc điểm lĩnh hội chuẩn cảm giác của trẻ mẫu giáo: Lúc đầu trẻ lĩnh hộicác biến dạng cơ bản của mỗi loại thuộc tính, sau đó trẻ học phân biệt các biếndạng của các chuẩn

- Sự phát triển hành động tri giác của trẻ mẫu giáo: Dần chuyển hànhđộng định hướng bên ngoài thành hành động tri giác và tăng khả năng địnhhướng có mục đích, tính kế họach, có điều khiển trong quá trình tri giác

1.2.2.2 Đặc điểm phát triển trí nhớ của trẻ mẫu giáo lớn

- Các hình thức ghi nhớ và nhớ lại có chủ định bắt đầu xuất hiện ở mẫugiáo nhỡ và phát triển mạnh ở mẫu giáo lớn do hoạt động của trẻ ngày càngphức tạp và do yêu cầu của người lớn đối với trẻ ngày càng cao Loại ghi nhớ cóchủ định chủ yếu của trẻ vẫn là ghi nhớ máy móc

Trang 16

- Trí nhớ vận động: Trẻ có thể dần dần bỏ hình mẫu, nhưng những lời chỉdẫn của người lớn vẫn có ý nghĩa Động tác vững vàng hơn, nhanh và chính xáchơn, ít có những động tác thừa cơ thể

- Trí nhớ hình ảnh: Trí nhớ hình ảnh đặc biệt phát triển Trẻ nhớ nhữngbức tranh mà trẻ đã vẽ, nhớ phong cảnh mà trẻ đã tham quan Biểu tượng về thếgiới xung quanh ở trẻ đã gắn kết với nhau, mang tính sinh động và hấp dẫn

- Trí nhớ từ ngữ logic: Vốn tri thức, biểu tượng và những khái niệm banđầu về thế giới xung quanh, đỏi hỏi trẻ phải nắm vững ngôn ngữ, điều này giúptrẻ phát triển trí nhớ từ ngữ logic

- Trí nhớ cảm xúc: Trẻ nhớ những cảm xúc vui buồn mà trẻ đã trải qua.Trí nhớ cảm xúc là một dạng của sự hồi tưởng giúp đời sống của trẻ thêm phongphú và tinh tế Sự hồi tưởng có liên quan đến tự ý thức của trẻ Trong hồi tưởngcủa trẻ có những điều liên quan đến những thời điểm quan trọng trong cuộc đờiđứa trẻ và trong quan hệ với người khác Trí nhớ tác động đến quá trình hìnhthành nhân cách

1.2.2.3 Đặc điểm phát triển tư duy

Ở trẻ lớp mẫu giáo lớn, loại tư duy chủ yếu là tư duy trực quan hình ảnh.Khi giải quyết vấn đề đặt ra, trẻ hay suy nghĩ dựa vào tư duy trực quan hình ảnh.Trẻ giải quyết các vấn đề dựa vào các hình ảnh cụ thể vẫn dễ dàng hơn khi bàitoán đó được giao dưới hình thức các con số trừu tượng

1.2.2.4 Đặc điểm phát triển tưởng tượng

Trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo được phát triển mạnh mẽ Tuổi mẫu giáo

là giai đoạn phát cảm về sự phát triển tưởng tượng Trẻ rất hay tưởng tượng Hìnhảnh tưởng tượng của trẻ bay bổng, rực rỡ, giàu màu sắc xúc cảm và hay vi phạmhiện thực

- Tưởng tượng của trẻ vẫn chủ yếu mang tính tái tạo, không chủ định.Tưởng tượng tái tạo của trẻ mang tính có chủ định và tích cực hơn Tưởng tượng

có chủ đích dần được hình thành khi trẻ tự xây dựng ý tưởng, lập kế họach và

Trang 17

thực hiện ý tưởng ấy Trẻ có khả năng tưởng tượng thầm trong óc không cần chỗdựa trực quan ở bên ngoài Tưởng tượng sáng tạo dần được phát triển

1.2.2.5 Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo

Trò chơi là hoạt động chủ đạo của mẫu giáo Các đặc điểm của trò chơi(chủ yếu là trò chơi sắm vai có chủ đề) mang tính ký hiệu – tượng trưng, phải có

sự tham gia bắt buộc của tưởng tượng, giàu tính cảm xúc, mang tính tự nguyện,mang tính tự lập, trong trò chơi, trẻ nhận cho mình một vai nào đó phù hợp vớichủ đề chơi

Ở trẻ mẫu giáo lớn, chủ đề chơi của trẻ đa dạng hơn, phản ánh cuộc sốnghiện thực xa hơn như “cửa hàng ăn, hiệu cắt tóc”, “bệnh viện” Thời gian chơi củatrẻ kéo dài đến hàng giờ và có thể duy trì trong vài ngày Khi thực hiện các hànhđộng chơi, trẻ ưu tiên cho việc sử dụng các kết quả của các hành động đó chothành viên của trò chơi Các hành động chơi của trẻ được rút gọn, được khái quáthóa và mang tính ước lệ Nội dung chơi cơ bản của trẻ là tuân thủ các quy tắchành vi xã hội và các mối quan hệ xã hội phù hợp với vai chơi Trẻ thường cãinhau cái gì giống với thực tế, cái gì không

1.2.2.6 Đặc điểm giao tiếp của trẻ mẫu giáo lớn

- Đến cuối tuổi mẫu giáo, xuất hiện hình thức giao tiếp cấp cao với ngườilớn – giao tiếp nhân cách ngoài tình huống Trẻ tập trung vào thế giới con ngườichứ không phải thế giới đồ vật Trong các cuộc trò chuyện của trẻ, các chủ đề vềcuộc sống, về công việc của người lớn và các mối quan hệ qua lại của họ chiếm

ưu thế Nhờ sự hướng dẫn của người lớn, trẻ nắm được những chuẩn mực đạođức, đánh giá những hành vi của mình và hành vi của mọi người xung quanh.Xuất hiện ở trẻ nhu cầu được hiểu biết và thông cảm lẫn nhau

- Từ 4-6 tuổi trẻ mẫu giáo có giao tiếp công việc tình huống với bạn cùngtuổi Nhu cầu giao tiếp cơ bản của trẻ mẫu giáo là cải thiện sự hợp tác trong côngviệc và phối hợp các hành động của mình với bạn để đạt mục đích Đến năm thứ 5của cuộc đời, trẻ thường hỏi về các thành tích của bạn, đòi hỏi mọi người công

Trang 18

nhận các thành tích của bản thân, vạch ra sự thất bại của trẻ khác và thử giấu đinhững thất bại của bản thân

- Ở trẻ mẫu giáo lớn hình thức giao tiếp công việc ngoài tính huống đượcphát triển Hoạt động chơi của trẻ đòi hỏi trẻ phải thống nhất với bạn và vạch ra từtrước kế họach của bản thân Ở trẻ xuất hiện hứng thú với nhân cách của bạn,không liên hệ gì với các hành động của người bạn đó Mặc dù các động cơ giao tiếp

về công việc vẫn giữ vai trò chủ đạo, tuy nhiên trẻ đã nói chuyện với nhau về cácchủ đề nhận thức và nhân cách

- Các đặc điểm giao tiếp với các bạn được thể hiện rõ ràng trong các chủ

đề trò chuyện của trẻ Trẻ mẫu giáo bé thường nói về những gì trẻ nhìn thấy, hay

là về cái mà trẻ có Các chủ đề này được duy trì trong suốt tuổi mẫu giáo Trẻmẫu giáo nhỡ thường cho bạn thấy là mình biết làm cái gì và làm được việc đónhư thế nào Trẻ mẫu giáo lớn trẻ thường hay kể về bản thân, về cái gì trẻ thích

và không thích, chúng chia sẻ với bạn các nhận thức, “kế hoạch cho tương lại”

1 2.2.7 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn

- Các hình thức ngôn ngữ có kết cấu chặt chẽ được hình thành, tính biểucảm của ngôn ngữ được phát triển Đứa trẻ nắm được quy luật của tiếng mẹ đẻ,học cách sắp xếp những ý nghĩ của mình một cách logic, chặt chẽ Sự lập luậntrở thành phương pháp giải quyết các nhiệm vụ trí tuệ, ngôn ngữ trở thành công

cụ của tư duy và phương tiện của nhận thức

- Chức năng điều khiển của ngôn ngữ được phát triển biểu hiện trong sựhiểu các tác phẩm văn học, sự thực hiện hướng dẫn và yêu cầu của người lớn.Chức năng lập kế hoạch của ngôn ngữ được hình thành khi giải quyết các nhiệm

vụ thực hành và nhiệm vụ trí tuệ

- Ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo trở thành hoạt động đặc biệt dưới các hìnhthức như: sự lắng nghe, đàm thoại, thảo luận và kể chuyện Hoàn thiện quá trìnhphát triển ngữ âm, xuất hiện những tiền đề nắm vững ngữ pháp

Trang 19

1.2.3 Khái niệm kỹ năng, kỹ năng sống

1.2.3.1 Khái niệm kỹ năng

Các tác giả nghiên cứu về kỹ năng đã đưa ra những quan niệm khác nhau

về kỹ năng Trong các từ điển, kỹ năng được định nghĩa như sau:

- Kỹ năng là cách thức thực hiện hành động đã được chủ thể tiếp thu,được đảm bảo bằng tập hợp các tri thức và kỹ xảo đã được lĩnh hội” [32]

- Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong mộtlĩnh vực nào đó vào thực tế [19]

- Kỹ năng là làm một cái gì đó, có được nhờ học tập, thử nghiệm

- Kỹ năng là khả năng vận dụng các tri thức khoa học thu thập được vàothực tiễn để có thể thực hiện tốt một việc gì đó

- Kỹ năng là cách thức cơ bản để chủ thể thực hiện hành động, thể hiện bởitập hợp những kiến thức đã thu lượm được và những thói quen, kinh nghiệm [1]

Để hình thành kỹ năng các tác giả đã chỉ ra rằng: khi tiến hành một hoạtđộng nào đó Lúc đầu phải xác định mục đích của nó, sau đó chỉ ra và giúpngười học hiểu được cách thức thực hiện hoạt động này, trình tự thực hiện cáchoạt động và cung cấp các biểu tượng về kỹ thuật hoàn thành chúng [5] Tri thức

về mục đích của hoạt động, các khái niệm, các biểu tượng về các cách thức đểđạt được mục tiêu cần được nắm vững trước khi thực hiện các hành động đểhình thành kỹ năng Trong quá trình đó các khái niệm, biểu tượng sẽ được mởrộng hơn, trở nên sâu sắc hơn, hoàn thiện hơn

Người có kỹ năng về hành động nào đó phải có tri thức về hành động đó,hành động theo đúng yêu cầu và đạt kết quả trong mọi điều kiện khác nhau.Theo K.I Platonov và G.G.Golubev kỹ năng là năng lực của người thực hiệncông việc có kết quả với một chất lượng cần thiết trong những điều kiện mới vànhững khoảng thời gian tương ứng Bất kỳ một kỹ năng nào cũng bao hàm trong

đó cả biểu tượng, khái niệm, vốn tri thức, sự tự kiểm tra, điều chỉnh quá trình

Trang 20

- Tác giả Nguyễn Đức Hưởng đưa ra các chỉ báo đánh giá mức độ thuầnthục, thành thạo của kỹ năng như sau:

+ Mức độ hiểu biết về hành động và các thao tác cấu thành hành động + Tốc độ thực hiện hành động, thực hiện các thao tác cấu thành hành động+ Tính nhịp nhàng trong phối hợp các thao tác hành động

+ Hiệu quả của hành động

Khi đánh giá kỹ năng cần phải sử dụng tổng hợp các chỉ báo trên Nếu chỉ

sử dụng một chỉ báo đơn lẻ thì có thể dẫn đến nhầm lẫn (chẳng hạn như coingười có tri thức, hoặc người có hành động nhanh, người làm việc có hiệu quả làngười có kỹ năng) [10]

Như vậy có thể nói, kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức vào trongthực tiễn để thực hiện có kết quả một hành động nào đó

1.2.3.2 Khái niệm kỹ năng sống [18, tr.8]

 Theo WHO ( tổ chức Y tế thế giới), kỹ năng sống là những kỹ năngmang tính tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụng trong những tìnhhuống hàng ngày để tương tác một cách có hiệu quả với người khác và giải quyếtmột cách có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày

 Theo UNICEP ( quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc), Kỹ năng sống lànhững hành vi cụ thể, thể hiện khả năng chuyển đổi kiến thức và thái độ thànhhành động thích ứng trong cuộc sống Kỹ năng sống phải dựa trên nhận thức, thái

độ và chuyển biến thành hành vi như một yêu cầu liên hoàn và có định hướng.Giáo dục dựa trên kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi trong hành vi hay một sựphát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ và hành vi

 Theo UNESCO ( tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liênhợp quốc), thì kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chứcnăng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày

Trang 21

Như vậy, kỹ năng sống chính là những kỹ năng tâm lý- xã hội nhằm giúp

cá nhân giải quyết một cách có hiệu quả những yêu cầu, thách thực của cuộcsống đặt ra và thích nghi với những yêu cầu, thách thức đó

1.2.4 Phân loại kỹ năng sống [ 3, tr.10]

Có nhiều cách phân loại kỹ năng sống

 Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gồm ba nhóm kỹ năng:

- Nhóm kỹ năng nhận thức gồm các kỹ năng:

+ Tự nhận thức bản thân: bao gồm sự nhìn nhận về bản thân, tính tình,mặt mạnh, mặt yếu, ước muốn của chúng ta cũng như những điều mà chúng takhông thích Ý thức về bản thân giúp chúng ta nhận ra stress hay tình trạng bị áplực để ứng phó kịp thời Ý thức về bản thân là một tiền đề quan trọng để truyềnthông và giao tiếp có hiệu quả cũng như để thấu cảm với người khác

+ Kỹ năng sáng tạo: góp phần vào việc lấy quyết định và giải quyết vấn

đề bằng cách giúp chúng ta xem xét tất cả các biện pháp khác nhau và suy nghĩ

về các hậu quả của việc ta hành động hay không hành động

+ Kỹ năng ra quyết định: Giúp chúng ta chọn những quyết định tích cựcliên quan đến cuộc sống của chúng ta

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề: giúp ta xử lý những khó khăn gặp phải mộtcách tích cực nhất Những vấn đề gặp phải nếu không quan tâm giải quyết sẽgây ra stress, dẫn theo những xáo trộn về cuộc sống và sức khoẻ

+ Kỹ năng tư duy,

+ Kỹ năng xác định giá trị,

+ Kỹ năng tự đặt mục tiêu

- Nhóm kỹ năng liên quan đến cảm xúc gồm các kỹ năng:

+ Kỹ năng nhận biết và chịu trách nhiệm về cảm xúc của mình,

+ Kỹ năng kiềm chế và kiểm soát được cảm xúc,

Trang 22

+ Kỹ năng tự giám sát- tự điều chỉnh cảm xúc của cá nhân.

- Nhóm kỹ năng xã hội: Nhóm này gồm các kỹ năng: [18, tr.8]

+ Kỹ năng giao tiếp và truyền thông: Giúp con người thiết lập và duy trìcác mối quan hệ một cách tích cực,

+ Kỹ năng cảm thông: Là khả năng hình dung hoàn cảnh sống của ngườikhác Cảm thông chúng ta chấp nhận người kia dù họ rất khác với chúng ta.Điều này sẽ giúp cải thiện các mối tương tác xã hội Đồng thời, cảm thông còngiúp chúng ta có thái độ phù hợp với những người cần sự giúp đỡ của chúng ta,

+ Kỹ năng thích ứng với cảm xúc của người khác: Đó là cách nhìn nhậncác cảm xúc nơi ta và người khác, ý thức rằng cảm xúc ảnh hưởng đến hành vinhư thế nào và có khả năng ứng phó với cảm xúc một cách phù hợp,

+ Kỹ năng chia sẻ, kỹ năng hợp tác,

+ Kỹ năng gây thiện cảm

 Theo quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) có 3 nhóm sau đây:

- Nhóm kỹ năng tự nhận thức và sống với chính mình Nhóm này gồm: + Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân,

+ Kỹ năng xây dựng mục tiêu cuộc sống,

+ Kỹ năng bảo vệ bản thân,

+ Kỹ năng kiên định,

+ Kỹ năng đương đầu với cảm xúc,

+ Kỹ năng đương đầu với căng thẳng…

- Nhóm kỹ năng nhận thức và sống với người khác Nhóm này có các

kỹ năng:

+ Kỹ năng thiết lập quan hệ,

Trang 23

+ Kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm: Biểu lộ sự tôn trọng đối với sựđóng góp và phong cách riêng của người khác Đồng thời biết đánh giá khả năng

và sự đóng góp của bản thân cho nhóm

+ Kỹ năng thương lượng: Đây không chỉ là thương lượng với người khác

mà còn thương lượng với chính bản thân mình Để thương lượng với người khácmột cách có hiệu quả, người ta cần biết rõ mình muốn gì trong cuộc sống, nắmchắc các giá trị và niềm tin của bản thân để có thể nói KHÔNG với những hành

vi có hại hay những cám dỗ có nguy cơ cao,

+ Kỹ năng đứng vững trước những áp lực tiêu cực

- Nhóm kỹ năng ra quyết định và làm việc hiệu quả:

+ Kỹ năng phân tích vấn đề,

+ Kỹ năng nhận thức thực tế, ra quyết định, ứng xử và giải quyết vấn đề,+ Kỹ năng tư duy sáng tạo…

 Theo tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc

(UNESCO) gồm hai nhóm sau:

- Nhóm kỹ năng chung: nhóm này gồm những kỹ năng cơ bản mà mỗi cánhân đều có thể có để thích ứng với cuộc sống chung bao gồm các kỹ năng: kỹnăng nhận thức, kỹ năng liên quan đến cảm xúc và các kỹ năng cơ bản về xã hội

- Nhóm kỹ năng chuyên biệt Nhóm này gồm các kỹ năng được thể hiệntrong các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội như: Các kỹ năng về sức khỏe vàdinh dưỡng, kỹ năng liên quan đến giới và giới tính, kỹ năng về các vấn đề xãhội như ma túy, HIV- AIDS, các kỹ năng liên quan đến môi trường thiên nhiên,các vấn đề bạo lực, rủi ro, những kỹ năng liên quan đến cuộc sống gia đình, môitrường cộng đồng, hòa bình và giải quyết xung đột, phòng tránh buôn bán trẻ em

và phụ nữ…

Trang 24

 Tổ chức ESCAP ( Hội đồng kinh tế xã hội châu Á Thái Bình

Dương của Liên Hợp Quốc)

Theo tổ chức này họ phân loại kỹ năng sống thành 3 dạng

- Kỹ năng sống để phát triển cá nhân,

- Kỹ năng sống để tạo mối quan hệ với người khác,

- Kỹ năng công nghệ theo đề nghị của các đại diện trẻ tại một hội nghị

Họ nhấn mạnh đến kỹ năng công nghệ thông tin

Dù có cách sắp xếp khác nhau cho phù hợp với từng mục đích của các tổchức, nhưng tất cả đều dựa trên 10 kỹ năng sống cơ bản như:

- Lấy quyết định

- Giải quyết vấn đề

- Suy nghĩ sáng tạo

- Suy nghĩ có phán đoán

- Truyền thông hiệu quả

- Giao tiếp giữa người với người

- Ý thức về bản thân

- Khả năng thấu cảm

- Ứng phó với cảm xúc

- Ứng phó với stress

1.2.5 Kỹ năng sống của trẻ lớp mẫu giáo lớn [7]

1.2.5.1 Kỹ năng hiểu biết và chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng

- Biết một số hoạt động của bản thân trẻ trong sinh hoạt hàng ngày có lợicho sức khỏe, sự lớn lên và phát triển của cơ thể

- Kể được tên một số thực phẩm hoặc món ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày

- Biết một số hành vi ăn uống có hại cho sức khỏe

Trang 25

- Biết thuốc lá có hại cho sức khỏe và thể hiện thái độ không đồng tìnhvới người hút thuốc;

- Biết che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp

1.2.5.2 Kỹ năng chăm sóc vệ sinh cá nhân

- Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn;

- Có thói quen rửa mặt, đánh răng hàng ngày;

- Biết chọn quần áo phù hợp với thời tiết;

- Giữ đầu tóc gọn gàng, quần áo sạch sẽ

1.2.5.3 Kỹ năng giữ an toàn cá nhân

- Biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm;

- Nhận biết và không tự ý sử dụng những đồ vật gây nguy hiểm

- Không đi theo và nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép;

- Biết ý nghĩa và có ý thức thực hiện theo quy định của một số biển báogiao thông, biển báo nơi nguy hiểm

1.2.5.4 Kỹ năng nhận thức về bản thân

- Nói được họ và tên, địa chỉ nhà hoặc số điện thoại, tên bố, mẹ của mình;

- Biết mình là trai hay gái và có ứng xử phù hợp;

- Nói được khả năng của bản thân

- Biết đề xuất những trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của cá nhân

1.2.5.5 Kỹ năng tự tin và tự trọng

- Chấp nhận và cố gắng thực hiện công việc được giao;

- Hài lòng khi hoàn thành công việc;

- Chủ động và độc lập trong một số hoạt động đơn giản hằng ngày

- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân

Trang 26

1.2.5.6 Kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc

- Nhận biết trạng thái cảm xúc vui, buồn, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu

hổ của người khác;

- Biết bộc lộ cảm xúc vui, buồn, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ;

- Biết an ủi hoặc chia vui với người thân và bạn bè;

- Quan tâm, thích thú đối với các hiện tượng trong thiên nhiên

- Thích chăm sóc cây cối, con vật thân thuộc;

- Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh;

- Cố gắng kiềm chế những cảm xúc tiêu cực

1.2.5.7 Kỹ năng thiết lập mối quan hệ tích cực với bạn và người lớn

- Dễ hoà đồng với bạn trong nhóm chơi;

- Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi;

- Chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm và đồ chơi với bạn;

- Sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn;

- Có nhóm bạn chơi thường xuyên;

- Tuân theo thứ tự luân phiên khi tham gia vào các hoạt động

1.2.5.8 Kỹ năng hợp tác với người khác

- Biết lắng nghe ý kiến của bạn;

- Biết trao đổi ý kiến của mình với các bạn;

- Biết tìm cách để giải quyết mâu thuẫn

- Chấp nhận sự phân công của nhóm;

- Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác

Trang 27

1.2.5.9 Kỹ năng thích ứng trong quan hệ xã hội

- Biết được hành động hoặc việc làm của mình ảnh hưởng đến người khácnhư thế nào;

- Có thói quen chào hỏi, xưng hô lễ phép với người lớn, cảm ơn, xin lỗi

- Biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết;

- Biết được một số hành vi đúng, sai của con người đối với môi trường;

- Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày

1.2.5.10 Kỹ năng tôn trọng người khác

- Nói được khả năng và sở thích của người khác;

- Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình

- Nhận ra sự không công bằng trong nhóm bạn và biết cách tạo lại sựcông bằng

1.2.5.11 Kỹ năng nghe hiểu lời nói

- Phân biệt được sắc thái của lời nói khi vui, buồn, tức, giận, ngạc nhiên,

sợ hãi;

- Hiểu và đáp lại lời nói của người khác;

- Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi

- Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho trẻ

1.2.5.12 Kỹ năng sử dụng lời nói

Trang 28

- Lời nói bày tỏ được cảm xúc hoặc nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm củabản thân

- Biết sử dụng lời nói để thoả thuận, trao đổi, hợp tác, chỉ dẫn bạn bètrong hoạt động vui chơi;

- Kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe hiểu được;

- Kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo đúng trình tự

1.2.5.13 Kỹ năng giao tiếp

- Biết khởi đầu một cuộc trò chuyện bằng các cách khác nhau;

- Biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp;

- Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắtphù hợp

- Biết chờ đến lượt trong giao tiếp, trò chuyện, thảo luận;

- Biết hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khikhông hiểu người khác nói;

- Biết sử dụng một số từ: chào, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi, xin phép, thưa,vâng ạ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp;

- Không nói tục, chửi bậy

1.2.5.14 Kỹ năng nhận thức về môi trường xã hội

- Biết được công dụng và chất liệu của các đồ dùng thông thường trongsinh hoạt hằng ngày;

- Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống

- Nói được nghề nghiệp và nơi làm việc của bố mẹ

1.2.5.15 Kỹ năng nhận thức về môi trường tự nhiên

- Chia nhóm cây cối, con vật và đặt tên theo đặc điểm chung;

- Biết thứ tự các giai đoạn phát triển cơ bản của cây

Trang 29

- Nói được những đặc điểm nổi bật của từng mùa trong năm;

- Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra

1.2.5.16 Kỹ năng nhận thức về nghệ thuật

- Nghe và cảm nhận được giai điệu của bài hát / bản nhạc;

- Hát đúng giai điệu những bài hát đơn giản, thích tham gia vào các hoạtđộng biểu diễn;

- Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát, bản nhạc;

- Thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên và sản phẩm tạo hình;

- Biết sử dụng các phương tiện, vật liệu khác nhau để tạo hình một sảnphẩm đơn giản;

- Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình

1.2.5.17 Kỹ năng sáng tạo

- Thể hiện cái mới, độc đáo trong trò chơi hoặc trong tạo hình, âm nhạc

- Kể thêm hoặc thay đổi diễn biến của câu chuyện đã biết một cách hợp lí

1.2.6 Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo lớn

Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp mầm non nói chung và trẻlớp mẫu giáo lớn nói riêng cần:

- Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển

từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo

và cấp tiểu học; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắnvới cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hoà nhập vàocuộc sống

- Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôidưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh,nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kínhtrọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị,

Trang 30

em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểubiết, thích đi học

Theo người nghiên cứu tìm hiểu thì có thể nhận thấy nội dung giáo dục kỹ

năng sống cho trẻ mầm non được thể hiện trong các nội dung giáo dục cho trẻ

lớp mẫu giáo lớn như sau: [6]

1.2.6.1 Giáo dục phát triển thể chất

Nội dung giáo dục phát triển thể chất bao gồm: phát triển vận động và

giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe.

 Phát triển vận động: Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.

 Giáo dục dinh dưỡng - sức khoẻ

- Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúngvới sức khỏe

+ Nhận biết, phân loại một số thực phẩm thông thường theo 4 nhómthực phẩm

+ Làm quen với một số thao tác đơn giản trong chế biến một số món ăn,thức uống

+ Các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất

+ Sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật

- Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt:

+ Tập luyện kĩ năng: đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng

+ Đi vệ sinh đúng nơi quy định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách

+ Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe

+ Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khoẻ

- Giữ gìn sức khoẻ và an toàn:

+ Lựa chọn và sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết

Trang 31

+ Ích lợi của mặc trang phục phù hợp với thời tiết

+ Nhận biết một số biểu hiện khi ốm, nguyên nhân và cách phòng tránh+ Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơikhông an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng

+ Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ

+ Họ tên, ngày sinh, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân

và vị trí của trẻ trong gia đình

+ Các thành viên trong gia đình, nghề nghiệp của bố, mẹ; sở thích của cácthành viên trong gia đình; qui mô gia đình Nhu cầu của gia đình Địa chỉ gia đình

Trang 32

+ Đặc điểm nổi bật của một số di tích, danh lam, thắng cảnh, ngày lễ hội,

sự kiện văn hoá của quê hương, đất nước

1.2.6.3 Giáo dục phát triển ngôn ngữ

 Nghe

- Nghe các từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, đặc điểm, tính chất, hoạt động và các từbiểu cảm, từ khái quát:

+ Hiểu và làm theo được 2, 3 yêu cầu liên tiếp

+ Hiểu các từ khái quát, từ trái nghĩa

+ Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng, câu phức

+ Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc

+ Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò vè

- Nghe lời nói trong giao tiếp hằng ngày, nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng daophù hợp với độ tuổi:

+ Phát âm các tiếng có phụ âm đầu, phụ âm cuối gần giống nhau và cácthanh điệu

+ Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân rõ ràng, dễ hiểu bằngcác câu đơn, câu ghép khác nhau

+ Trả lời các câu hỏi về nguyên nhân, so sánh: tại sao? có gì giống nhau?

có gì khác nhau? do đâu mà có?

+ Đặt các câu hỏi: tại sao? như thế nào? làm bằng gì?

+ Sử dụng các từ biểu cảm, hình tượng

 Nói

- Phát âm rõ các tiếng trong tiếng Việt

- Bày tỏ nhu cầu, tình cảm và hiểu biết của bản thân bằng các loại câu khác nhau

- Sử dụng đúng từ ngữ và câu trong giao tiếp hằng ngày Trả lời và đặt câu hỏi

Trang 33

- Đọc thơ, ca dao, đồng dao và kể chuyện

- Lễ phép, chủ động và tự tin trong giao tiếp

- Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp

 Làm quen với việc đọc, viết

- Làm quen với cách sử dụng sách, bút

- Làm quen với một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống

- Làm quen với chữ viết, với việc đọc sách

- Làm quen với một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống (nhà vệ sinh, lối

ra, nơi nguy hiểm, giao thông: đường cho người đi bộ, )

- Nhận dạng các chữ cái

- Sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình

- Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau

- Làm quen với cách đọc và viết tiếng Việt:

+ Hướng đọc, viết: từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới + Hướng viết của các nét chữ; đọc ngắt nghỉ sau các dấu

- Phân biệt phần mở đầu, kết thúc của sách

- “Đọc” truyện qua các tranh vẽ

Trang 34

+ Sở thích, khả năng của bản thân.

+ Điểm giống và khác nhau của mình với người khác

+ Vị trí và trách nhiệm của bản thân trong gia đình và lớp học

- Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tư ợngxung quanh

+ Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạcnhiên, xấu hổ) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh, âm nhạc

+ Bày tỏ tình cảm phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác trongcác tình huống giao tiếp khác nhau

+ Mối quan hệ giữa hành vi của trẻ và cảm xúc của người khác

+ Kính yêu Bác Hồ và những người có công với quê hương, đất nước.+ Quan tâm đến di tích lịch sử, cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước

 Phát triển kỹ năng xã hội

- Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầmnon, cộng đồng gần gũi

+ Một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng (để đồ dùng, đồ chơiđúng chỗ; trật tự khi ăn, khi ngủ; đi bên phải lề đường)

+ Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép, lịch

sự

+ Tôn trọng, hợp tác, chấp nhận

+ Yêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đình

+ Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn

+ Nhận xét và tỏ thái độ với hành vi “đúng”-“sai”, “tốt” - “xấu”

- Quan tâm bảo vệ môi trường

+ Tiết kiệm điện, nước

Trang 35

+ Giữ gìn vệ sinh môi trường

+ Bảo vệ chăm sóc con vật và cây cối

1.2.6.5 Giáo dục phát triển thẩm mĩ

 Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống

gần gũi xung quanh trẻ và trong các tác phẩm nghệ thuật: Thể hiện thái

độ, tình cảm khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắmnhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống vàtác phẩm nghệ thuật

 Một số kỹ năng trong hoạt động âm nhạc và hoạt động tạo hình

- Nghe và nhận biết các loại nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, dân ca, nhạc cổ điển)

- Nghe và nhận ra sắc thái (vui, buồn, tình cảm tha thiết) của các bài hát, bản nhạc

- Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát

- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp vớicác bài hát, bản nhạc

- Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhịp, tiết tấu (nhanh, chậm, phối hợp)

- Lựa chọn, phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên,phế liệu để tạo ra các sản phẩm

- Phối hợp các kĩ năng vẽ, nặn, cắt xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm có màusắc, kích thước, hình dáng/ đường nét và bố cục

- Nhận xét sản phẩm về màu sắc, hình dáng/ đường nét và bố cục

 Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật

- Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động theo các bài hát, bản nhạcyêu thích

- Đặt lời theo giai điệu một bài hát, bản nhạc quen thuộc (một câu hoặc một đoạn)

- Tìm kiếm, lựa chọn các dụng cụ, nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm theo ý thích

Trang 36

- Đặt tên cho sản phẩm của mình.

Các nội dung giáo dục kỹ năng sống trong năm lĩnh vực giáo dục củachương trình được sắp xếp theo hệ thống các chủ đề gồm: Bản thân, trường, lớpmầm non, Trường tiểu học, Nghề nghiệp, Bác Hồ - Quê hương- Đất nước, Tết

và các lễ hội, Thế giới thực vật, Thế giới động vật, Các hiện tượng tự nhiên,Dinh dưỡng – Sức khoẻ Những chủ đề này gần gũi với cuộc sống của trẻ vàđược mở rộng dần trong mối quan hệ qua lại giữa trẻ với gia đình, với trườngmầm non, với cộng đồng xã hội và môi trường tự nhiên

Do đặc thù của trẻ em lứa tuổi mầm non là đang làm quen với xã hội vàthế giới xung quanh, cho nên nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ khá phongphú, toàn diện để giúp các em thích ứng với cuộc sống

1.2.7 Phương pháp hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo [14]

Giáo dục kỹ năng sống không phải là nói cho trẻ biết thế nào là đúng, thếnào là sai Cũng không phải truyền cho trẻ những lời hay ý đẹp mà sáo rỗng.Những cách thức như vậy sẽ thất bại hoàn toàn

Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần phải tạo điềukiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dướinhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm

“chơi mà học, học bằng chơi” Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dụcnhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo

ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ Cần giúp trẻ nâng cao năng lực để tựlựa chọn giữa những giải pháp khác nhau Quyết định phải xuất phát từ nhậnthức của trẻ

1.2.7.1 Phương pháp học qua trải nghiệm [29]

Theo chuyên các chuyên gia, kỹ năng sống của trẻ cần được thực hiện bằng cách trực tiếp cho trẻ trải nghiệm

Phương pháp học qua trải ngiệm là một phương pháp kết hợp chặt chẽgiữa lý thuyết và thực tế trên nền tảng tư duy để trẻ có thể học và ứng dụng ngay

Trang 37

hàng ngày Phương pháp học qua trải nghiệm là phương pháp có khả năng rútngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn Hơn nữa những khi trẻ học theochu trình này thường có khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát và trừu tượnghóa khái niệm từ những thông tin có được từ trải nghiệm, đồng thời có kinhnghiệm để liên hệ với thực tiễn trong quá trình trải nghiệm, do đó quá trình họcdiễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn

Trong cuốn sách Học qua trải nghiệm, David Kolb đã mô tả việc học là

một quá trình gồm bốn bước Các bước này là

Kolb cho rằng người học có những trải nghiệm cụ thể và ngay lập tức, qua

đó cho phép chúng ta phản ánh những trải nghiệm mới dưới những góc độ khác

Từ những quan sát của mình, chúng ta nghĩ về những khái niệm trừu tượng, tạo

ra những khái niệm tổng quát hay những nguyên tắc cho phép hòa nhập nhữngquan sát của chúng ta với những học thuyết tốt Cuối cùng, chúng ta sử dụngnhững khái niệm tổng quát hay những nguyên tắc cho những hành động xa hơn.Những thử nghiệm tích cực cho phép chúng ta kiểm tra những gì mình học đượcqua những tình huống mới và phức tạp hơn Kết quả tạo ra là trải nghiệm cụ thểkhác, nhưng ở một cấp độ phức tạo hơn trước

Để học hiệu quả, chúng ta cần phải:

(1) Tiếp nhận thông tin,

Trang 38

(2) Suy ngẫm xem nó sẽ tác động đến cuộc sống của ta như thế nào, (3) So sánh mức độ phù hợp của nó với những trải nghiệm của chúng tathế nào,

(4) Suy nghĩ xem từ thông tin đó ta sẽ có những cách hành xử mới nào.Việc học tập đòi hỏi không chỉ có nhìn, nghe, chuyển động hay động chạm.Chúng ta cần biết kết hợp những gì chúng ta cảm giác và suy nghĩ được vớinhững gì chúng ta cảm nhận và ứng xử

Nếu không biết kết hợp, chúng ta chỉ là những học viên thụ động, và họcthụ động như vậy sẽ không kích thích hiệu quả hoạt động cao của bộ não và khảnăng tiếp nhận từ các giác quan của ta, và ta sẽ không thể kết hợp bài học củamình với những bí quyết vốn có Chúng ta cần sử dụng kiến thức của mình

Học chủ động đem lại kết quả nhớ dài hạn, tổng hợp, và các kỹ năng giảiquyết vấn đề hơn là học chỉ đơn thuần bằng cách nghe, đọc hay nhìn Giáo dụccần thay đổi từ mô hình học bằng cách nghe (learning by hearing) và thậm chí là

mô hình học bằng cách quan sát (learning by observing) sang mô hình học bằngcách làm hay còn gọi là mô hình học qua trải nghiệm (learning by doing) Một

sự chuyển đổi từ thụ động sang chủ động Chúng ta cần phải học cách ngoại suy

từ những trải nghiệm của mình và cách thức áp dụng những gì chúng ta vừa làmđược vào những trường hợp mới

Chu trình học qua trải nghiệm

Sự trải nghiệm và cọ xát với thực tế là thành phần không thể thiếu trongchu trình

 Trải nghiệm cụ thể

Tất cả chúng ta tham gia vào những trải nghiệm đầy phức tạp trong suốtquá trình làm việc Những trải nghiệm như vậy có thể tích cực hoặc tiêu cực vềcảm xúc hoặc hành vi, và có thể xảy ra trong một sự việc đã được sắp đặt haymột cách ngẫu nhiên Đây là giai đoạn "nhảy bổ vào thực tế" của chu trình họctập

Trang 39

 Quan sát hoặc tự ngẫm

Tự ngẫm là quá trình xem lại kho dữ liệu đã trải nghiệm và những chi tiết

mà chúng có thể đem lại ý nghĩa cho chúng ta Tự ngẫm xảy ra khi chúng ta bắtđầu cố gắng cảm nhận những trải nghiệm của chính chúng ta Nó là một quátrình của sự ghi nhận và đánh giá một cách sâu sắc và có hệ thống những thứxảy ra với chúng ta Nó hoàn hảo một cách tự nhiên và là một thành phần quantrọng của quá trình học tập Nếu bạn đã từng có kinh nghiệm tham gia vào mộtkhoá đào tạo và ai đó hỏi bạn những cái bạn đã học - điều có thể xảy ra là mọingười nói một số thứ theo cách "Ồ, khoá học không tốt lắm, nhưng tôi đã họcđược rất nhiều trong quán bar tối đó" Đây là một dấu hiệu để chỉ ra rằng ápdụng tự ngẫm giúp ta học tập như thế nào

 Khái niệm hóa trừu tượng

Đây là một giai đoạn (cũng gọi là học thuyết) nơi mà chúng ta xây dựng cấutrúc những diễn giải cách vận động của thế giới Chúng ta phát triển các học thuyết,các quy luật để xác định kỳ vọng của chúng ta và các mối quan hệ nhân quả

Yêu cầu của một giai đoạn như vậy có thể được minh họa và kiểm chứngthông qua hầu hết các kinh nghiệm của chính ta Ví dụ như những người đang ởtuổi đến trường, họ phải chấp nhận những "quy tắc", ví dụ quy tắc số học Mọingười cho rằng rất khó để ghi nhớ và áp dụng một vài trong số các quy tắc đơngiản và máy móc ("đảo tử số thành mẫu số rồi nhân”, "mượn của hàng trên vànhớ xuống hàng dưới” “âm nhân âm ra dương”,v.v ) Tại sao lại như vậy? Th-ường thì bởi vì họ không có khả năng tiếp thu các quy tắc đã đặt ra bằng một tậphợp các diễn giải quy tắc số học Họ đã bỏ qua giai đoạn này, và điều đó làmhạn chế việc học tập và sự phát triển của các kỹ năng hiệu quả

 Thử nghiệm chủ động

Đây là giai đoạn mà chúng ta thử áp dụng những cấu trúc diễn giải để giảithích thế giới thực Kiểm chứng sự vật trong thực tế giúp chúng ta xác nhận lạinhững dự báo và phỏng đoán với trải nghiệm của chúng ta Kết quả trải nghiệm

Trang 40

cung cấp thông tin hồi đáp theo chu trình và vòng lặp lại tiếp tục bắt đầu Điềunày có thể chỉ ra bằng một trò chơi loại suy rất đơn giản:

trò chơi

Thử nghiệm chủ động Chúng ta chơi trò chơi.

Chúng ta có thể nhận thấy rằng chu trình học tập như trên là tương đốiphù hợp với các cách thức học tập tự nhiên lâu nay như học đi xe đạp hoặc chơimột nhạc cụ Và đặc biệt đối với quá trình thử thách và cọ xát tài năng, cáchthức học tập này sẽ đem lại hiệu quả thực sự nếu áp dụng

1.2.7.2 Phương pháp giáo dục bằng trò chơi [3, tr.86]

Với trẻ mầm non thì vui chơi là hoạt động chủ đạo Thông qua trò chơi trẻ

có cơ hội thể hiện thái độ, hành vi của mình Đồng thời trẻ còn được rèn luyệncách ứng xử, giao tiếp, hình thành kỹ năng nhận xét đánh giá hành vi, nâng caonăng lực quan sát, tư duy Đồng thời dạy học thông qua trò chơi sẽ giúp trẻ hứngthú hơn

 Các bước tiến hành

- Ổn định: Để tập trung sự chú ý của trẻ giáo viên cần tạo sự tập trung, ổn

định bằng hai yếu tố: tiếng động và hình dáng

+Tiếng động: Cho vòng tròn hát, hoặc trò chơi phản xạ từ thấp lên cao.+ Hình dáng: giáo viên bước ra vòng tròn với dáng điệu ngộ nghĩnh,duyên dáng cũng tạo sự thu hút chú ý của vòng tròn

- Giới thiệu trò chơi: Có thể lồng trò chơi vào các câu chuyện cổ tích, chuyệnvui để tạo sự háo hức, hứng thú Tuy nhiên cần ngắn gọn và hấp dẫn

- Hướng dẫn cách chơi, luật chơi: Tuỳ theo mỗi trò chơi mà giáo viên linh độnghướng dẫn Có những trò chơi phức tạp cần hướng dẫn đầy đủ trước rồi mới

Ngày đăng: 10/07/2015, 09:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Minh Anh, 66 hoạt động phát triển tinh thần tập thể, NXB GD, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 66 hoạt động phát triển tinh thần tập thể
Nhà XB: NXBGD
3. Nguyễn Thanh Bình, Giáo trình kỹ năng sống, NXB ĐHSP, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kỹ năng sống
Nhà XB: NXB ĐHSP
5. Bộ giáo dục và Đào tạo - Vụ giáo viên, Đổi mới công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong đào tạo giáo viên mầm non, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới công tác rèn luyệnnghiệp vụ sư phạm trong đào tạo giáo viên mầm non
6. Bộ giáo dục và đào tạo, Chương trình giáo dục mầm non mới, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục mầm non mới
7. Bộ giáo dục và đào tạo, Dự thảo chuẩn phát triển của trẻ 5, 6 tuổi, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự thảo chuẩn phát triển của trẻ 5, 6 tuổi
8. Nguyễn Ngọc Châm, Tuyển tập các trò chơi phát triển cho trẻ mẫu giáo, NXB Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập các trò chơi phát triển cho trẻ mẫugiáo
Nhà XB: NXB Hà Nội
10. Nguyễn Đức Hưởng, Phân loại kỹ năng nghề nghiệp của điều tra viên, tạp chí tâm lý học số 5, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân loại kỹ năng nghề nghiệp của điều traviên
13. Mai Nguyệt Nga, Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXBGD, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non
Nhà XB: NXBGD
14. Nguyễn Thị Oanh, 10 cách thức giáo dục kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên, NXB Trẻ, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 10 cách thức giáo dục kỹ năng sống cho tuổi vịthành niên
Nhà XB: NXB Trẻ
15. Nguyễn Thị Oanh, Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên, NXB Trẻ, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên
Nhà XB: NXBTrẻ
17. Huỳnh Văn Sơn, Bạn trẻ và kỹ năng sống, NXB Lao động – XH, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bạn trẻ và kỹ năng sống
Nhà XB: NXB Lao động – XH
18.Huỳnh Văn Sơn, Nhập môn kỹ năng sống, NXBGD, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn kỹ năng sống
Nhà XB: NXBGD
19. Từ điển tiếng Việt, NXB KHXH, 1988 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Nhà XB: NXB KHXH
29. David Kolb, Experiential learning: Experience as the source of learning and development. Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall, 1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Experiential learning: Experience as the source oflearning and development
30. Jane Nelsen, Rèn luyện kỷ luật cho trẻ, NXB Lao động, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện kỷ luật cho trẻ
Nhà XB: NXB Lao động
31. LinDa Maget, Nâng cao khả năng giao tiếp cho trẻ, NXB Hồng Đức, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao khả năng giao tiếp cho trẻ
Nhà XB: NXB Hồng Đức
32. M. Pêtơropxki, Từ điểm Tâm lý học, 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điểm Tâm lý học
33. Tova Navarra, Học cách sống tự lập, NXB Hồng Đức, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học cách sống tự lập
Nhà XB: NXB Hồng Đức
4. Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng lần IX Khác
9. Chiến lược phát triển kinh tế - Xã hội Việt Nam giai đoạn 2001-2010 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w