Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 79 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
79
Dung lượng
1,09 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TT ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NGUYỄN THỊ HUỆ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HÀ NỘI 2008 MỤC LỤC T r a n g Trang phụ bìa Mở đầu 1 Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 6 1.1 Một số vấn đề lý luận về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. 6 1.1.1 Khái niệm và các tiêu chí xác định loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ 6 1.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ 8 1.1.3 Vai trò doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với phát triển kinh tế - xã hội 14 1.1.4 Các nhân tố tác động đến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ … 18 1.2 Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số tỉnh thành trong nƣớc và một số nƣớc trên thế giới. 21 1.2.1 Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Hồ Chí Minh 21 1.2.2 Tình hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội 24 1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh 26 1.3 Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của một số nƣớc trên thế giới…………………………………………………………………… …… 27 1.3.1 Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đài Loan 27 1.3.2 Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật Bản 30 Chƣơng 2: Thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở quảng ninh trong những năm gần đây. 34 2.1 Điều kiện phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh 34 2.1.1 Cơ chế chính sách của nhà nƣớc đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 34 2.1.2 Các biện pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh 45 2.2 Tình hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh trong những năm gần đây 49 2.2.1 Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh 49 2.2.2 Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh 52 2.3 Đánh giá thực trạng phát triển và những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh 61 2.3.1 Một số thành tựu và hạn chế của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh 61 2.3.2 Một số vấn đề đặt ra đối với việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh 66 Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh. 70 3.1 Quan điểm và phƣơng hƣớng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở quảng ninh 70 3.1.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 70 3.1.2 Phƣơng hƣớng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh 72 3.2 Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh .79 3.2.1 Tạo điều kiện và môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ 79 3.2.2 Xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất và tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 82 3.2.3 Tạo nguồn vốn ƣu đãi cho sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 85 3.2.4 Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp doanh nghiệp vừa và nhỏ 87 3.2.5 Sớm hình thành "vƣờn ƣơm" doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh…………………………………………………………… ………….89 Kết luận 93 Danh mục các tài liệu tham khảo 96 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Trong quá trình biến đổi, tự do hoá và cổ phần hoá ở Việt Nam các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng một vai trò quan trọng đƣợc chính quyền và xã hội thừa nhận cả về lý luận và thực tiễn. Trên thực tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã trở thành một nhân tố năng động ở Việt Nam góp phần đáng kể tạo việc làm, nâng cao thu nhập, tăng trƣởng kinh tế mạnh mẽ và giảm đói nghèo. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định đƣờng lối, định hƣớng, chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ: " Chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; xây dựng một số tập đoàn doanh nghiệp lớn cần thiết có hiệu quả đi đầu trong cạnh tranh và hiện đại hoá". Với định hƣớng này ta thấy chủ trƣơng của Đảng và nhà nƣớc đối với sự phát triển các doanh nghiệp là phát triển các loại hình doanh nghiệp một cách tổng thể, hài hoà, thống nhất trên cơ sở phân định chức năng, nhiệm vụ của mỗi loại hình doanh nghiệp, khẳng định vai trò quan trọng của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với sự ổn định xã hội, tạo thế vững chắc cho sự phát triển của nền kinh tế nƣớc nhà. Chính phủ đã đƣa ra nhiều nghị định, thông tƣ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đƣờng lối và chính sách là của Đảng và Nhà nƣớc đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thƣờng ở tầm vĩ mô, còn thực hiện ở tầm vi mô lại là ở địa phƣơng nơi trực tiếp quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, việc thúc đẩy hay hạn chế sự phát triển doanh nghiệp phụ thuộc không nhỏ vào sự nhận thức và năng lực của các cấp chính quyền địa phƣơng. Quảng Ninh là một tỉnh giàu tiềm năng để phát triển kinh tế, có ƣu thế về vị trí địa lý, du lịch và tài nguyên thiên nhiên( rừng, than, biển…). Tuy nhiên sự phát triển kinh tế của Quảng Ninh còn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, chƣa khai thác có hiệu quả các nguồn lực sẵn có…Phải chăng chƣa có những mô hình phát triển kinh tế phù hợp. Để khai thác đƣợc hết tiềm năng và giải quyết tốt các vấn đề kinh tế - xã hội đang đặt ra ở Quảng Ninh thì một trong những hƣớng cơ bản là phải đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay, ở tỉnh Quảng Ninh doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng quan trọng và đƣợc sự khuyến khích phát triển, nhƣng thực tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong quá trình hoạt động. Chính vì lý do trên cho nên tôi chọn đề tài : " Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh " làm luận văn thạc sỹ kinh tế để góp phần nghiên cứu, luận giải xu hƣớng vận động và giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đẩy mạnh tăng trƣởng kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Lịch sử phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới đã có từ rất lâu đời. Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đƣợc nhiều nƣớc nghiên cứu và áp dụng mô hình này thành công trong chiến lƣợc phát triển kinh tế. Ở Việt Nam, từ năm 1986 trở lại đây tiến hành nhiều cải cách kinh tế, nhằm đƣa nền kinh tế kế hoạch, tập trung tiến tới một hệ thống kinh tế thị trƣờng. Đặc biệt văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề cập đến sự phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trƣớc yêu cầu thực tế đặt ra đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, sách, báo, tạp chí nghiên cứu doanh nghiệp vừa và nhỏ với các mức độ khác nhau để tìm ra những phƣơng hƣớng và giải pháp hợp lý nhằm phát triển loại hình kinh tế này ở Việt Nam: Xung quanh đề tài này có thể nêu một số công trình nghiên cứu tiêu biểu: Nguyễn Đình Hƣơng "giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam" NXB Chính trị Quốc gia, năm 2002; PGS.TS Nguyễn Cúc "chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam", NXB Chính trị Quốc gia, năm 1997; Phạm Thị Thu Hằng: "tạo việc làm tốt bằng chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ", NXB Chính trị Quốc gia, năm 2002; Khoa quốc tế học trƣờng Đại học quốc gia Hà Nội: "vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế", NXB Thế giới, năm 2005. Bên cạnh những công trình đã xuất bản thành sách, còn có một số công trình đáng chú ý là: Hồ Tiến Dũng, "Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Hồ Chí Minh", Luận án tiến sĩ kinh tế, năm 1998; Phạm Văn Hồng “ Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế", Luận án tiến sĩ kinh tế, năm 2007; Lê Việt Đông “Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay”, Luận án thạc sỹ kinh tế, năm 2006. Nhìn chung, các tác giả đều tập trung nghiên cứu đặc điểm, vai trò, thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ đó đƣa ra các giải pháp, chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Ngoài ra, trên một số báo, tạp chí còn có nhiều tác giả viết về các vấn đề về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, mỗi bài viết chỉ đề cập đến một khía cạnh nào đó của sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ chẳng hạn nhƣ: tạo vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; trợ giúp đào tạo cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; hỗ trợ công nghệ thông tin cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; vấn đề quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ… Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh. Vì vậy, luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên đi sâu tìm hiểu thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh, từ đó tìm ra những giải pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích: Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây về thành tựu, hạn chế và những vấn đề đang đặt ra cần giải quyết. Trên cơ sở đó đề xuất những phƣơng hƣớng và giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh hiện nay. Nhiệm vụ: + Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về doanh nghiệp vừa và nhỏ; + Đánh giá tình hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây; + Xác định phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Nghiên cứu doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh dƣới góc độ kinh tế chính trị. + Nghiên cứu doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. + Nghiên cứu doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình đổi mới đặc biệt là trong những năm gần đây ở tỉnh Quảng Ninh. 5. Phương pháp nghiên cứu + Quán triệt những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; Vận dụng quan điểm, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc vào việc xem xét đánh giá sự vận động và phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ, để phân tích xu hƣớng vận động của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh; Trên cơ sở thực tiễn đƣa ra các phƣơng hƣớng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. + Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: trừu tƣợng hoá khoa học, phân tích tổng hợp, logic và lịch sử, thống kê so sánh… 6. Đóng góp của luận văn Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để các nhà hoạch định chính sách kinh tế của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và các tỉnh khác nói chung đƣa ra dự thảo các văn bản, các quy chế, chính sách giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh phát triển. Đồng thời các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Quảng Ninh có thể sử dụng luận văn để xác định cụ thể những mặt thuận lợi, cũng nhƣ những khó khăn bất cập của đơn vị mình, từ đó tìm ra giải pháp cụ thể cho sự phát triển của doanh nghiệp. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế; Chƣơng 2: Thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh trong những năm gần đây; Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.1 Một số vấn đề lý luận về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1.1 Khái niệm và các tiêu chí xác định loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ Nói đến doanh nghiệp vừa và nhỏ là nói đến cách phân loại doanh nghiệp dựa trên độ lớn hay quy mô của các doanh nghiệp. Việc phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ phụ thuộc vào tiêu thức sử dụng quy trình giới hạn các tiêu chí phân loại quy mô doanh nghiệp. Điểm khác biệt cơ bản trong khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ giữa các nƣớc chính là việc lựa chọn các tiêu chí đánh giá quy mô doanh nghiệp và lƣợng hoá các tiêu chí ấy thông qua những tiêu chuẩn cụ thể. Nhìn chung, tiêu chí phân loại quy mô doanh nghiệp thƣờng dựa trên: + Số vốn sản xuất + Số lao động thƣờng xuyên. Tiêu chí về số lao động và vốn phản ánh yếu tố đầu vào, lƣợng hoá các tiêu chí này thành các tiêu chuẩn giới hạn cụ thể ở mỗi thời kỳ là khác nhau. Độ lớn của các tiêu chuẩn giới hạn phụ thuộc vào trình độ, hoàn cảnh, điều kiện phát triển kinh tế, định hƣớng chính sách và khả năng trợ giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mỗi thời điểm khác nhau. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ mang tính tƣơng đối, nó thay đổi theo từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội, xác định và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng giai đoạn, việc xác định giới hạn các tiêu chí về quy mô doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng. Đó là cơ sở để xác định cơ chế quản lý với những chính sách ƣu tiên thích hợp và xây dựng cơ cấu tổ chức, quản lý có hiệu quả đối với hệ thống các doanh nghiệp. Dựa trên lý luận và thực tiễn, những đặc điểm riêng biệt ở trong nƣớc ta có thể định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ nhƣ sau: Theo nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ quy định. "Doanh nghiệp vừa và nhỏ là các cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 ngƣời". Doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp khu vực tƣ nhân trong nƣớc, hợp tác xã và các hộ kinh doanh cá thể. Nhƣ vậy, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam là những cơ sở sản xuất, kinh doanh có tƣ cách pháp nhân, không phân biệt thành phần kinh tế, có quy mô về vốn hoặc lao động thoả mãn các quy định của chính phủ đối với từng ngành nghề tƣơng ứng với từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy mà mỗi thời kỳ phát triển khác nhau thì tiêu chí quy định doanh nghiệp vừa và nhỏ là khác nhau. Chẳng hạn nhƣ theo quy định của Thủ tƣớng Chính phủ tại Công văn số 681/CP-KTN ngày 20 tháng 06 năm 1998 xác định tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ tạm thời quy định trong giai đoạn này là những doanh nghiệp có vốn điều lệ dƣới 5 tỷ đồng và có số lao động trung bình hàng năm dƣới 200 ngƣời. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp có số lao động dƣới 30 ngƣời và vốn dƣới 1 tỷ đồng. Doanh nghiệp vừa có từ 31 đến 200 lao động và vốn từ 1 đến 5 tỷ đồng. Đối với các doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp nhỏ có vốn từ 1 tỷ đồng trở xuống và số lao động từ 50 ngƣời trở xuống còn các doanh nghiệp thƣơng mại và dịch vụ số lao động dƣới 30 ngƣời. [29, tr.14] Nhƣ vậy, so với giai đoạn hiện nay tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có sự thay đổi tăng về quy mô. Theo quy định mới nhất thì doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay số vốn đăng ký dƣới 10 tỷ, số lao động dƣới 300 ngƣời và tiêu chí này chỉ áp dụng trong giai đoạn hiện nay và cùng với tình hình phát triển kinh tế xã hội thì quy mô về vốn và lao động chắc chắn sẽ có sự thay đổi. Theo nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 thì doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay chiếm 96% số doanh nghiệp đăng ký và hoạt động theo luật doanh nghiệp. [ 30, tr. 11] 1.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã tạo ra những thay đổi trong công nghệ mới làm biến đổi kỹ thuật sản xuất và quản lý chung của các đơn vị sản [...]... tố tác động đến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ * Cơ chế chính sách và cơ chế quản lý phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Chính sách phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam Chính sách và cơ chế quản lý là yếu tố rất quang trọng ảnh hƣởng trực tiếp tới hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Một chính sách và cơ chế đúng đắn... nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản đã vƣơn lên tự khẳng định vai trò trong nền kinh tế Đó là đặc trƣng riêng có trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật Bản Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở QUẢNG NINH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 2.1 Điều kiện phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh 2.1.1 Cơ chế chính sách của nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp. .. công nghiệp và nông nghiệp, giữa các xí nghiệp quy mô lớn với xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ, kiểu xí nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò "Vệ tinh" cho các xí nghiệp lớn, xí nghiệp lớn và xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ vừa độc lập, vừa cạnh tranh nhau qua lại vừa hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau Sự tác động của kinh tế - xã hội thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đài Loan phát triển đó là nhờ giáo dục, đào tạo phát triển. .. khó khăn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở là giải quyết nhanh thủ tục hành chính, tạo vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng nhiều cách khác nhau Tìm giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất hàng hoá xuất khẩu, chính quyền lên là ngƣời tạo ra mối liên hệ giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ với doanh nghiệp lớn 1.3.2 Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật Bản Điều đáng lƣu ý ở Nhật Bản... Loan trong quá trình phát triển kinh tế của đất nƣớc Để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh ta có thể tham khảo ở Đài Loan Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, vấn đề ƣu tiên hàng đầu ở đây là phải tìm cách tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp, về chất lƣợng nguồn lao động; thứ hai, phải có chính sách hợp lý, cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp Trƣớc mắt ở tỉnh Quảng Ninh cần tập trung... kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, 13.000 trang trại (chƣa tính đến các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài) [9, tr 1] Số lƣợng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam phát triển khá nhanh kể từ khi luật doanh nghiệp ra đời (tháng 1/2000) tình hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nhƣ sau: Các số liệu thống kê về khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, trên cơ sở kết quả Tổng Điều tra Cơ sở Kinh... khi luật doanh nghiệp đi vào cuộc sống, số doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Ninh đƣợc thành lập trong năm 2000 tăng gấp 3 lần so với những năm 90, trong đó có đến 95% là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ Rõ ràng đây là định hƣớng đúng đắn của nhà nƣớc về việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ [ 38 ] * Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Chƣơng... "vƣờn ƣơm doanh nghiệp vừa và nhỏ" để hƣớng dẫn, đào tạo doanh nhân trong bƣớc đầu thành lập doanh nghiệp Thành lập cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu nhƣ sau: giúp Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ định hƣớng công tác xúc tiên doanh nghiệp vừa và nhỏ; Xây dựng hoặc tham gia xây dựng chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về xúc tiến doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình... các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đứng trƣớc nhiều khó khăn [14] 1.1.3 Vai trò doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với phát triển kinh tế - xã hội Thực tế ở nhiều nƣớc trên thế giới và Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có những đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia Doanh nghiệp vừa và nhỏ là một phương tiện có hiệu quả để giải quyết việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp, ... trƣờng thuận lợi cho sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nếu không có sự hỗ trợ giúp đỡ của Nhà nƣớc các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ khó có khả năng tồn tại và phát triển do khả năng nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thấp, chƣa có sự liên kết với doanh nghiệp lớn Chính sách ƣu tiên phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã trở thành một chính sách phổ biến và đƣợc thực tế khẳng định . pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh. 70 3.1 Quan điểm và phƣơng hƣớng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở quảng ninh 70 3.1.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển doanh nghiệp. 27 1.3.1 Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đài Loan 27 1.3.2 Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật Bản 30 Chƣơng 2: Thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở quảng ninh trong. nghiệp vừa và nhỏ 70 3.1.2 Phƣơng hƣớng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh 72 3.2 Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh .79 3.2.1 Tạo điều kiện và