Đặc điểm hoạt động của doanhnghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 42)

* Khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Về phƣơng diện sở hữu có thể chia doanh nghiệp vừa và nhỏ thành 2 loại: doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp tƣ nhân. Một thực tế phổ biến ở nƣớc ta là trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhà nƣớc còn có thể trông đợi nguồn huy động vốn từ nhà nƣớc thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ tƣ nhân không thể huy động vốn bằng con đƣờng nào khác là từ thị trƣờng. Nhƣ vậy, hình thức sở hữu của doanh nghiệp có liên quan chặt chẽ với vấn đề huy động vốn cho doanh nghiệp, nó chi phối sự lựa chọn con đƣờng cũng nhƣ tính khả thi của con đƣờng huy động vốn của các doanh nghiệp. Điều này đã không chỉ tạo sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp tƣ nhân mà còn là nguyên nhân gây ra tình trạng sử dụng vốn kém hiệu quả trong nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng hai xu hƣớng sau sẽ ngày càng rõ rệt đó là:

1. Nguồn vốn từ nhà nƣớc sẽ ngày càng hạn hẹp, thay vào đó là vốn từ thị trƣờng. Việc kiên quyết chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng thì sự tồn tại

và phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ chi phối bởi cơ chế thị trƣờng. 2. Vốn do nhà nƣớc cấp cũng phải đƣợc sử dụng ngày càng có hiệu quả tình trạng xin – cho, quản lý vốn lãng phí không hiệu quả sẽ phải đƣợc chấm dứt. Nhƣ vậy, xu hƣớng chung giải quyết vốn cho doanh nghiệp dù là doanh nghiệp nhà nƣớc hay tƣ nhân vẫn chủ yếu trông đợi từ thị trƣờng, các doanh nghiệp muốn huy động đƣợc vốn trong nền kinh tế buộc phải sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Đây là hai mặt của một vấn đề, chúng có mối quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau. Huy động vốn từ thị trƣờng tức là các doanh nghiệp phải thông qua vay mƣợn mới có đƣợc đồng vốn, các doanh nghiệp phải cam kết trả lãi và có khả năng hoàn trả tiền vay. Đây chính là sự vận động của dòng vốn mang tính thị trƣờng, khác về chất với dòng vận động của vốn mang tính cấp phát xin – cho.

Sự vận động này có khả năng cao trong việc hƣớng các doanh nghệp sử dụng vốn có hiêụ quả. Mức lãi suất càng cao, yêu cầu hoàn trả càng ngặt nghèo, các doanh nghiệp càng phải thận trọng hơn trong cả quyết định vay vốn và sử dụng đồng vốn đã huy động đƣợc. Kinh doanh trong môi trƣờng kinh tế thị trƣờng và chuẩn bị tích cực cho hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để huy động vốn hơn từ thị trƣờng đây cũng là thách thức và khó khăn cho các doanh nghiệp. Hiện nay ở tỉnh Quảng Ninh hơn 70% doanh nghiệp không tiếp cận đƣợc với nguồn vốn nhà nƣớc, số ít các doanh nghiệp vay đƣợc vốn hỗ trợ của nhà nƣớc nhƣng số lƣợng ít từ 15-300 triệu đồng. Khả năng huy động vốn từ quỹ bảo lãnh tín dụng ít, không hiệu quả cho nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh thƣờng tự chủ động về vốn. [39]

Những con đường huy động vốn mang tính thị trường:

Thứ nhất, nguồn vốn vay từ các ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng thƣơng mại là trung gian tài chính quan trọng. Để vay đƣợc vốn của ngân hàng thƣơng mại, các doanh nghiệp phải chứng minh đƣợc tính khả thi cao và tính hiệu quả cao của các dự án đầu tƣ của các doanh nghiệp. Vì vậy, không phải tất cả các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn đều có thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn của ngân hàng. Cơ hội cho các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế là phải hoạt động thực sự vì sự tăng trƣởng liên tục, bền vững. Nguồn vốn huy động đƣợc từ các tổ chức tín dụng. Ở Quảng Ninh chỉ có 21% doanh nghiệp vay vốn đƣợc từ ngân hàng thƣơng mại quốc doanh, 11% vay từ ngân hàng thƣơng mại cổ phần. Nguồn vay từ các ngân hàng

thƣờng nhỏ và chủ yêú lại là vốn ngắn hạn, nhƣ vậy việc tiếp cận thị trƣờng tín dụng chính thức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất khó khăn do hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thấp, không đủ tin cậy để các ngân hàng cho các doanh nghiệp này vay vốn. Tài sản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ không lớn, lại khó khăn trong việc thuê đất làm mặt bằng sản xuất lên việc thế chấp còn ngặt nghèo, các doanh nghiệp khó đáp ứng đƣợc các điều kiện của ngân hàng đƣa ra. Thêm vào đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thƣờng có lƣợng vốn vay nhỏ, trong khi đó chi phí giao dịch, điều tra, giám sát lại cao…[39]

Thứ hai, nguồn vốn từ thị trƣờng chứng khoán, các doanh nghiệp huy động vốn thông qua việc bán trái phiếu và cổ phiếu trên thị trƣờng. Các ngân hàng thƣơng mại không phải là nguồn cung ứng vốn cho các doanh nghiệp một cách đầy đủ, là tổ chức kinh doanh bằng tiền gửi của ngƣời khác thông qua hoạt động đi vay và cho vay, các ngân hàng thƣơng mại không thể đáp ứng đủ nhu cầu ngay càng tăng về vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp, nhu cầu này chỉ có thể thông qua thị trƣờng chứng khoán. Hiện nay, ở Quảng Ninh chƣa có trung tâm giao dịch chứng khoán, 90% dân số Quảng Ninh không hiểu về thị trƣờng chứng khoán cho nên doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh rất khó có thể huy động vốn bằng con đƣờng này. Những quy định về điều kiện để các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia thị trƣờng chứng khoán vẫn còn nhiều bất cập, vẫn là rào cản cho các doanh nghiệp cần vốn tiếp cận đƣợc với nguồn vốn trên thị trƣờng. Ở Quảng Ninh ngƣời dân gần nhƣ không biết đến sự hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo phỏng vấn của trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thì gần nhƣ mọi ngƣời đều lắc đầu đầu tƣ vốn vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mọi ngƣời dân đều có chung tâm lý không tin vào tính ổn định bền vững trong tƣơng lai phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây lại là rào cản cho các doanh nghiệp cần vốn trên thị trƣờng.

Ngoài những nguồn huy động vốn kể trên các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nƣớc ta nói chung và Quảng Ninh nói riêng còn đƣợc hỗ trợ tài chính từ phía Chính Phủ thông qua các chính sách của nhà nƣớc và từ các dự án hỗ trợ tài chính của các tổ chức tài chính quốc tế cho phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam nhƣ dự án tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ do JBTC Nhật bản tài trợ. Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), ngân hàng phát triển Châu Á (ACB), ngân hàng đầu tƣ Bắc Âu, quỹ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF) do liên minh Châu Âu tài trợ và do quỹ hỗ trợ phát triển Việt Nam quản lý… Tuy nhiên cùng với số lƣợng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nƣớc ta ngày càng tăng thì những hỗ trợ tài chính trên

không thể đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp đƣợc.

Từ thực trạng trên cho thấy vốn có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ nhƣng thực tế cho thấy việc tiếp cận với các nguồn vốn đối với doanh nghiệp rất khó khăn, đây là một rào cản lớn nhất cho sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

* Trình độ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh chủ yêu tập trung ở các địa bàn trung tâm của tỉnh nhƣ ở Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, khu vực hải đảo xa xôi thì rất ít nhƣ Cô Tô, Đầm Hà, Ba Chẽ , Bình Liêu. Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp chủ yếu ở lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ (dịch vụ du lịch, khách sạn…) hạn chế hoạt động ở các ngành trực tiếp sản xuất, công nghiệp , xây dựng, giao thông vận tải, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp (sản xuất phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn). Một số cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, chủ yếu sử dụng công cụ lao động thủ công. Còn đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thƣơng mại và dịch vụ thƣờng ít quan tâm đến khoa học công nghệ mới vào hoạt động quản lý dịch vụ kinh doanh . Năm 2003 ngành dịch vụ, du lịch chiếm gần 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ , năm 2003 thƣơng mại chiếm gần 20%, các ngành khác chiếm 30%. Các ngành kinh doanh dịch vụ, du lịch, thƣơng mại ít chú ý đến ứng dụng công nghệ hiện đại trong kinh doanh. Ở tỉnh Quảng Ninh rất ít doanh nghiệp quảng bá và bán hàng trên mạng Internet. Nhiều doanh nghiệp du lịch không biết gửi Email cho khách hàng, chỉ cần vài dòng thƣ điện tử giới thiệu, quảng bá… là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng du lịch có thể thu hút khách nƣớc ngoài đến. Việc đơn giản nhƣ vậy nhƣng đến giờ rất ít doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh quan tâm, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong ngành du lịch không biết hoặc ứng dụng sơ sài công nghệ thông tin trong kinh doanh du lịch. [41]

Bên cạnh đó số doanh nghiệp có sử dụng máy vi tính lên đến hơn 60% nhƣng chỉ có 11, 55% doanh nghiệp có sử dụng mạng nội bộ, số doanh nghiệp có Website là rất thấp khoảng 12%. Đây là một kết quả rất đáng lo ngại vì khả năng tham gia thƣơng mại điện tử và khai thác thông tin qua mạng của các doanh nghiệp còn rất thấp, chƣa tƣơng xứng với mong muốn phát triển thƣơng mại điện tử trong tƣơng lai. Yếu tố khoa học kỹ thuật là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng nhƣng các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay chƣa coi trọng đúng mức đến các vấn

đề kỹ thuật và công nghệ. [40]

Khi phó Chủ tịch UBND tỉnh gặp gỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh để tháo gỡ khó khăn vƣớng mắc thì các chủ doanh nghiệp chỉ cần quan tâm hỗ trợ về vốn, về cơ chế chính sách, rất ít doanh nghiệp kiến nghị về kỹ thuật và công nghệ, về đào tạo đội ngũ lao động có kỹ thuật cao. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chƣa chú trọng đến ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình

* Chủ doanh nghiệp và lực lượng lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Về chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Đến cuối tháng 6 năm 2008, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có trên 4500 doanh nghiệp đƣợc cấp phép kinh doanh, trong đó trên 95% là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhƣng qua điều tra cho thấy, trình độ văn hoá, khả năng quản lý kinh doanh của chu doanh nghiệp vừa và nhỏ còn rất hạn chế, trên 68% giám đốc mới học hết trung học phổ thông và thấp hơn; hơn 63% yếu kém về khả năng quản lý doanh nghiệp. Trong số hơn 30% giám đốc doanh nghiệp đã qua đại học, (chủ yếu là đại học tại chức), nên khả năng và kinh nghiệp kinh doanh còn hạn chế. Ít chủ doanh nghiệp đƣợc đào tạo về kiến thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp, điều này có ảnh hƣởng lớn đến việc lập chiến lƣợc phát triển, định hƣớng kinh doanh quản lý của các doang nghiệp Việt Nam. Bản thân các chủ doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, đặc biệt là các áp lực về pháp lý do không đƣợc đào tạo về quản lý doanh nghiệp cũng nhƣ tƣ vấn pháp lý thƣờng xuyên; các quy định về thủ tục quản lý doanh nghiệp (chế độ theo dõi, báo cáo và quản lý sổ sách) và thủ tục về thuế lại luôn thay đổi. 1/3 số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh qua khảo sát tuy đăng ký đầy đủ thủ tục nhƣng lại không xây dựng hệ thống sổ sách theo quy định mà chỉ thực hiện thu chi báo sổ giống nhƣ một hộ kinh doanh. [2; 41]

Về độ tuổi: phần lớn các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ còn trẻ tuổi khoảng 45 tuổi trở xuống. Sự đông đảo của lớp trẻ trong đội ngũ những nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho thấy hoạt động kinh doanh đang đƣợc lớp trẻ quan tâm mạnh mẽ và đang đƣợc xã hội nhìn nhận một cách tích cực hơn. Hiện nay trên địa bàn tỉnh chủ doanh nghiệp là nam giới vẫn chiếm tỷ lệ lớn 85%, doanh nghiệp do nữ làm chủ chiếm khoảng 15%.[37]

- Về lực lƣợng lao động:

Theo cục thống kê tỉnh Quảng Ninh – Niên giám thống kê năm 2003, dân số tỉnh Quảng Ninh năm 2003 là 1.058.752 ngƣời bằng 1,31% dân số cả nƣớc (dân số cả nƣớc năm 2003 là 80.902.400 ngƣời ). Sự phân bố dân cƣ không đồng đều, theo đơn vị hành chính thì thành phố Hạ Long có mật độ dân cƣ đông nhất 908 ngƣời/km2, tiếp đến là thị xã Cẩm Phả 469 ngƣời/km2, huyện Yên Hƣng 404 ngƣời/km2. thấp nhất là ở huyện Hoành Bồ 49 ngƣời/km2 và Ba Chẽ 30 ngƣời/km2. Cơ cấu nông thôn và thành thị năm 2003, dân số nông thôn có 569.446 ngƣời, chiếm 53, 78%; dân số thành thị 489.306 ngƣời, chiếm 46, 22%. Với tỷ lệ này, mức độ đô thi hoá của Quảng Ninh tƣơng đối cao, cao hơn nhiều so với mức trung bình trong cả nƣớc (25%). Cơ cấu dân số Nam-Nữ năm 2003 là 50,67-49,33%. [11]

Dân số tỉnh thuộc loại trẻ, nguồn lao động của tỉnh dồi dào, năm 2003 có 644, 8 nghìn ngƣời chiếm 61,3% so với dân số của tỉnh gần 50% dân số đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở bằng 1,6 lần bình quân cả nƣớc là điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo ngành nghề và tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật. số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm trên 25% là tỷ lệ cao so với các tỉnh đồng bằng Sông Hồng (chỉ sau Hà Nội) là lợi thế lớn của tỉnh. Song vấn đề đặt ra là tuy lực lƣợng lao động dồi dào nhƣng lại thiếu lao động giỏi có trình độ chuyên môn tay nghề cao, lao động trong lĩnh vực có hàm lƣợng khoa học cao. [37]

Dự báo năm 2010 dân số của tỉnh Quảng Ninh nếu tính cả tăng cơ học có khoảng 1.500 và năm 2020 khoảng 1800 nghìn ngƣời. Đến năm 2010 khoảng 713,8 nghìn ngƣời trong độ tuổi lao động và đến năm 2020 có khoảng 780 nghìn ngƣời, tăng thêm trong thời kỳ 2003-2010 khoảng 69 nghìn ngƣời thời kỳ 2011-2020 ít hơn khoảng 64 nghìn ngƣời. Nguồn lao động tăng thêm là lực lƣợng lao động dồi dào bổ sung cho các ngành kinh tế của tỉnh song cũng đặt ra vấn đề cần giải quyết việc làm và đào tạo cho lực lƣợng lao động tăng thêm này để đáp ứng với công cuộc phát triển theo hƣớng Công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. [37]

Đây là thuận lợi cho việc tuyển chọn lao động cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tổng số 644,8 nghìn ngƣời trong độ tuổi lao động hiện nay 63% đang làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có những nỗ lực nâng cao trình độ lực lƣợng lao động của mình, hầu hết tỷ lệ công nhân qua đào tạo tăng lên qua các năm trong tất cả các ngành. [37]

* Mặt bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Toàn tỉnh có 601.000 ha đất, trong đó có 57.364 ha đất nông nghiệp đang sử dụng, 342.557 ha chƣa sử dụng, 196.019 ha đất nông nghiệp, 44.000 ha bãi triều , 80% là đất đồi núi. Nhƣ vậy, quỹ đất dành cho sản xuất kinh doanh, sản xuất ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay vẫn còn nhiều. UBND tỉnh đã quy hoạch các khu, cụm nông nghiệp và làng nghề truyền thống để doanh nghiệp vừa và nhỏ sau khi thành lập có mặt bằng sản xuất và đã có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ tập trung về các khu, cụm công nghiệp có ở trên các địa phƣơng toàn tỉnh và chủ yếu là gần với trục đƣờng 18A thuận tiện cho vấn đề chuyên chở hàng hoá và các khu, cụm công nghiệp đều có hạ tầng cơ sở nhƣ điện, nƣớc, giao thông…). Quảng Ninh có bờ biền dài, nhiều khu vực kín gió, nƣớc sâu, ít lắng đọng để phát triển cảng biển, Quảng Ninh phát triển hệ thống cảng biến lớn: cảng Cái Lân, cảng than Cửa Ông, cảng nhà máy thép Cửa Ông, Hoành Bồ, Cầu trắng, núi Chùa, Đền

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)