Các biện pháp hỗ trợ phát triển doanhnghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 37)

Ninh

* Trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận các nguồn tín dụng vốn và vay vốn

Tiếp cận các nguồn tín dụng vốn và vay vốn luôn là một khó khăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho đến nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động. Tình trạng thiếu vốn đã làm cho các doanh nghiệp tƣ nhân gặp nhiều khó khăn trong việc quay vòng

để đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ, vốn thấp, số lƣợng lao động ít, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh không đủ điều kiện để cạnh tranh hiệu quả trên thị trƣờng với mức độ tự do hoá ngày càng tăng. Mặc dù đã có bƣớc tiến trong lĩnh vực tài chính song theo cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thì vẫn còn không ít chính sách tín dụng vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung kịp thời. Vi dụ nhƣ đối với chủ trang trại cho vay 30 triệu đồng, đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giống thuỷ sản 50 triệu đồng.

Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh chƣa thành lập Quỹ đầu tƣ phát triển bảo lãnh tín dụng, thành lập quỹ hiện nay vẫn dựa vào nguồn ngân sách địa phƣơng là chính, vì thế khó khăn về vốn để thành lập quỹ còn rất nan giải, gần đây chính phủ đã có quyết định 115 sửa đổi quy chế thành lập tổ chức các hình thức huy động vốn của quỹ sẽ đa dạng hơn và mức cấp vốn tối đa của địa phƣơng cho quỹ không còn bị giới hạn ở mức 30% ngân sách địa phƣơng nhƣ trƣớc nữa. Các doanh nghiệp sẽ khó tiếp cận với nguồn vốn mang tính hỗ trợ còn bởi những bất cập về mặt pháp lý. Số vốn mà khu vực tƣ nhân vay đƣợc từ quỹ này chiếm 8% tổng số vốn vay đƣợc từ quỹ. Thủ tục và các điều kiện cho vay còn quá chặt chẽ. Các thủ tục pháp lý về điều kiện cho vay của quỹ còn bất bình đẳng giữa khu vực nhà nƣớc và khu vực tƣ nhân.

Hiện tại, các doanh nghiệp ở Quảng Ninh mới đăng ký thành lập nguồn vốn chủ yêú huy động từ bản thân chủ doanh nghiệp, ngƣời thân, bạn bè…Nguồn vốn huy động đƣợc từ các tổ chức tín dụng là rất khó khăn. Theo thông tƣ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 69% doanh nghiệp sử dụng vốn tự tích luỹ, 45% doanh nghiệp vay vốn từ ngƣời thân, 21% doanh nghiệp và vốn đƣợc từ các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh, 11% vay từ ngân hàng thƣơng mại cổ phần. Nguồn vốn vay từ các ngân hàng thƣờng nhỏ và chủ yếu là vốn vay ngắn hạn. Nhƣ vậy, việc tiếp cận thị trƣờng tín dụng chính thức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất khó khăn do hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thấp không đủ tin cậy để các ngân hàng cho các doanh nghiệp vay vốn. Tài sản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ không lớn, lại khó khăn trong việc thuê đất làm mặt bằng sản xuất nên việc thế chấp còn ngặt nghèo, các doanh nghiệp khó đáp ứng đƣợc các điều kiện của ngân hàng đƣa ra. Thêm vào đó các doanh nghiệp thƣờng có vốn vay nhỏ, trong khi đó chi phí giao dịch, điều tra, giám sát lại cao. Vì vậy, ngân hàng thƣơng mại cho kinh tế khu vực nhà nƣớc vay là chính, do khu vực này thƣờng đƣợc nhà nƣớc bảo đảm. [39]

* Trợ giúp mặt bằng sản xuất

UBND tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng kinh doanh cùng các dịch vụ hạ tầng với thủ tục nhanh chóng và chi phí hợp lý, quy hoạch các khu cụm công nghiệp, có chủ trƣơng hỗ trợ và có cơ chế ƣu đãi đối với dự án đầu tƣ vào các khu công nghiệp. Các cơ sở sản xuất, dịch vụ khi di dời vào các khu công nghiệp theo chủ trƣơng của UBND tỉnh để chỉnh trang đô thị, bảo vệ môi trƣờng mà không đủ điều kiện để chuyển quyền sử dụng đất tại cơ sở cũ đƣợc xét hỗ trợ tiền thuê lại đất có hạ tầng trong thời hạn 3 năm tại khu công nghiệp với diện tích đƣợc xét hỗ trợ tƣơng ứng với diện tích đất tại cơ sở cũ theo đơn giá thuê đất trả tiền hàng năm.

Các nhà đầu tƣ đầu tƣ dự án vào các khu công nghiệp đƣợc ƣu tiên về đất đai, miễn tiền thuê đất (đất chƣa có hạ tầng ) tại các khu đô thị dịch vụ bên cạnh khu công nghiệp để xây dựng khu chung cƣ và công trình phúc lợi cho ngƣời lao động làm việc tại doanh nghiệp.

Để có cơ sở hạ tầng khang trang ở các khu công nghiệp thì UBND tỉnh Quảng Ninh có cơ chế ƣu đãi đối với doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh hạ tầng: đƣợc thuê đất với đơn gía thuê đất mức thấp nhất là 0,25% giá đất do UBND tỉnh ban hành, đƣợc hoàn trả và hỗ trợ chi phí bồi thƣờng, bồi thƣờng giải phóng mặt bằng trên diện tích khu công nghiệp. Việc hoàn trả và hỗ trợ đƣợc thực hiện bằng cách chủ đầu tƣ ứng vốn trƣớc, UBND tỉnh sẽ trừ vào tiền thuê đất, tiền sử dụng đất khu công nghiệp phải nộp cho nhà nƣớc; hỗ trợ khoản tiền tƣơng ứng với lãi vay ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam theo lãi suất thời điểm đối với phần chi phí bồi thƣờng giải phóng mặt bằng ứng trƣớc chƣa đƣợc hoàn trả. Tuy nhiên, đây là cơ chế để quy hoạch và kinh doanh tổng thể các khu cụm công nghiệp. Song UBND tỉnh vẫn chƣa có quy chế phân bố mặt bằng sản xuất ƣu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

* Trợ giúp thông tin cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

UBND tỉnh kết hợp với sở Kế hoạch và Đầu tƣ tổ chức triển khai trợ giúp cung cấp các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp hàng năm phối hợp tổ chức 3-4 lần hội thảo tập huấn và hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin trong kinh doanh, thị trƣờng chứng khoán, hội nhập kinh tế quốc tê… song nhìn chung kết quả đạt đƣợc còn hạn chế. Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ thông tin về sản phẩm thị trƣờng, công nghệ và các xu hƣớng phát triển, hạn chế khả năng cạnh tranh.

* Trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

UBND tỉnh Quảng Ninh liên tục mở các khoá đào tạo khởi sự doanh nghiệp tại địa phƣơng, cụm công nghiệp trong tỉnh để cung cấp những kiến thức cần thiết cho các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ và những ngƣời có ý định thành lập doanh nghiệp. Hàng năm, tỉnh Quảng Ninh phối hợp với phòng Thƣơng mại và Công nghiệp tổ chức 3 – 4 hội thảo tập huấn về hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin trong kinh doanh, thị trƣờng chứng khoán, hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, vì nhiều lý do cho nên số doanh nghiệp tham gia có hạn đặc biệt là doanh nghiệp tƣ nhân, đối tƣợng tham gia chủ yếu là doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nƣớc.

* Trợ giúp xúc tiến xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp đã tổ chức các cuộc hội thảo, toạ đàm, UBND tỉnh đã tổ chức đón tiếp và bố trí chƣơng trình làm việc cho nhiều đoàn với nhiều doanh nghiệp của nƣớc ngoài vào tỉnh nghiên cứu, khảo sát thị trƣờng và tìm hiểu cơ hội kinh doanh, đầu tƣ tổ chức cho các doanh nghiệp của tỉnh theo đoàn doanh nghiệp của Việt Nam ra nƣớc ngoài khảo sát thị trƣờng để góp phần duy trì xuất khẩu vào các thị trƣờng truyền thống nhƣ EU, Nhật Bản và các thị trƣờng mới ở Bắc Mỹ, Châu Phi, Trung Đông và nƣớc ta đã liên tục tổ chức các hội thảo triển lãm, tuần lễ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nƣớc vào tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia các hội trợ, triển lãm ở nƣớc ngoài nhƣ: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU…

* Trợ giúp về công nghệ và kỹ thuật cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nƣớc ta đã thành lập trung tâm hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp vừa và nhỏ có chức năng tƣ vấn do cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và là đầu mối tƣ vấn về công nghệ và kỹ thuật cải tiến trang thiết bị, hƣớng dẫn quản lý kỹ thuật vào bảo dƣỡng trang thiết bị, tạo điều kiện tiếp cận trang thiết bị công nghệ mới cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Song các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh hầu nhƣ chƣa nhận đƣợc sự trợ giúp về công nghệ và kỹ thuật. Phần lớn các công nghệ và kỹ thuật do các doanh nghiệp vừa và nhỏ tự tìm hiểu, trong khi các nguồn thông tin và khả năng tiếp cận lại hạn chế nên việc khởi nghiệp cũng nhƣ đổi mới công nghệ, trang thiết bị của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn và điều này đã kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cho nên năng suất lao động thấp dẫn đến tính cạnh tranh thấp.

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)