Sớm hình thành "vườn ươm" doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 70)

3.2.5 Sớm hình thành "vườn ươm" doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều hình thức hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có một loại hình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đang có xu hƣớng phát triển tại các nƣớc đó là loại hình "incubator" (Vƣờn ƣơm doanh nghiệp). Trong kinh tế học hiện đại, vƣờn ƣơm doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế hoạt động với nhiệm vụ hỗ trợ một cách có lựa chọn đối với một số doanh nghiệp vừa và nhỏ ở giai đoạn đầu hình thành để có thể phát triển nhanh, bền vững và có lợi nhuận. Đơn vị kinh tế này cung cấp hàng loạt những dịch vụ, nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động và tăng cƣờng sức mạnh trên thƣơng trƣờng.

Vƣờn ƣơm doanh nghiệp vừa và nhỏ là nơi tập hợp các doanh nghiệp mới hình thành, nhƣng có tiềm năng phát triển tốt để nuôi dƣỡng trƣớc khi đƣa ra hoạt động ngoài cộng đồng, giúp những chủ doanh nghiệp mới tiếp cận với các khoản vay, trợ giúp doanh nghiệp nhỏ về mặt quản lý và kỹ thuật, tạo

điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ thâm nhập vào thị trƣờng nội địa và quốc tế... Khi hội đủ các điều kiện, các doanh nghiệp nhỏ có thể ra khỏi vƣờn ƣơm để tự khẳng định khả năng hoạt động độc lập của mình trong cộng đồng các doanh nghiệp.

Các doanh nghệp hoạt động trong vƣờn ƣơm này có trách nhiệm thanh toán và trả tiền cho việc sử dụng các khoảng không gian và thiết bị, cũng nhƣ các dịch vụ hỗ trợ nhất định trong vƣờn ƣơm doanh nghiệp. Thời hạn trung bình mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ đƣợc nuôi dƣỡng và trợ giúp trong các vƣờn ƣơm là 3 năm.

- Các vƣờn ƣơm doanh nghiệp có 5 đặc điểm chủ yếu sau: + Cung cấp các dịch vụ tƣ vấn kinh doanh có hiệu quả. + Tập trung các doanh nghiệp vào một địa điểm.

+ Các doanh nghiệp có thể có chung các dịch vụ tƣ vấn kinh doanh cũng nhƣ dùng chung các thiết bị văn phòng.

+ Thúc đẩy doanh nghiệp tăng trƣởng và hoạt động có hiệu quả ngoài cộng đồng.

+ Tự hạch toán.

Việc hình thành vƣờn ƣơm doanh nghiệp vừa và nhỏ có những lợi ích rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, nó đem lại lợi ích cho tất cả các thành viên có liên quan cũng nhƣ cả cộng đồng xã hội.

- Lợi ích của "vƣờn ƣơm" đối với các doanh nghiệp:

Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển, nhằm giảm thiểu các rủi ro nhƣ tăng cƣờng năng lực quản lý cho các doanh nhân; giảm các chi phí đầu tƣ cơ sở hạ tầng ban đầu; cung cấp các dịch vụ tƣ vấn, làm cầu nối để giúp DN mở rộng thị trƣờng và tham gia vào các thị trƣờng mới. Điều này thể hiện trong các dịch vụ hỗ trợ về lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính, kế hoạch marketing...

Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoà đồng với mạng lƣới rộng lớn trong cộng đồng các nhà kinh doanh có cùng chung vấn đề và những mối quan tâm. Trên cơ sở đó, cùng nhau tìm ra các giải pháp chung để nâng cao hiệu

quả kinh tế. Xây dựng văn hóa kinh doanh trong cộng đồng các doanh nghiệp của địa phƣơng.

Tƣ vấn về cách làm việc và tiếp xúc với các cơ quan của chính phủ trong quá trình hoàn thành các thủ tục thành lập, cũng nhƣ tăng cƣờng mối quan hệ trong quá trình phát triển.

Tiết kiệm đƣợc chi phí thông qua việc chia sẻ các dịch vụ và nguồn lực cơ sở hạ tầng nhƣ máy photo, lễ tân, thiết bị vi tính, thiết bị viễn thông...

- Lợi ích của "vƣờn ƣơm" đối với kinh tế địa phƣơng:

Tăng việc làm cho các tầng lớp dân cƣ; Giảm bớt các ảnh hƣởng tiêu cực của việc phá sản, hoặc đóng cửa doanh nghiệp vừa và nhỏ ngay từ những ngày đầu thành lập; Phát triển các ngành nghề và sản phẩm mới do có đƣợc sự gắn bó trong việc hỗ trợ kinh doanh; Phát triển các kỹ năng và thái độ làm việc mới, xây dựng phong cách làm việc trên tinh thần hợp tác cùng tiến bộ; Thu hút vốn từ các nhà đầu tƣ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng sản phẩm cho nền kinh tế; Có các ảnh hƣởng tích cực đến các cơ quan chức năng, nhân viên làm việc trong các cơ quan chức năng của tỉnh, giúp họ có những thái độ hợp tác với các doanh nhân và ủng hộ các chủ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh trong vùng. Các vƣờn ƣơm doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp nhà nƣớc trong việc xây dựng và hoàn thiện các qui trình quản lý mới, giảm các tính quan liêu và thích ứng nhanh với các thay đổi của môi trƣờng, tạo ra sự phát triển bền vững cho cả cộng đồng. Giúp các nhà lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh nhanh chóng có đƣợc các phản hồi về tác động của các chính sách mà họ đƣa ra đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ . Qua đó, các nhà lập chính sách sẽ hiểu đƣợc chính sách đƣa ra có gây khó khăn cho doanh nghiệp hay không đẻ từ đó kịp thời điều chỉnh sao cho vừa đảm bảo sự phát triển thành công của doanh nghiệp, vừa đảm bảo lợi ích của cộng đồng và các nhu cầu của đất nƣớc.

KẾT LUẬN

1. Trong nền kinh tế thế giới hiện nay, loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng đƣợc mở rộng và phổ biến ở các nƣớc trên thế giới. Thực tế phát triển trong nhiều thập kỷ qua, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã chứng minh đƣợc

sức sống mãnh liệt của nó. Sở dĩ doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò to lớn trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội ở các nƣớc là do ƣu thế về quy mô vừa và nhỏ của nó: Có khả năng thích ứng nhanh với sự biến đổi của thị trƣờng. Ở những nƣớc phát triển hiện nay, cùng với quá trình tập trung hoá sản xuất, hình thành những doanh nghiệp quy mô lớn thì sự phát triển quy mô thì sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng ngày càng tăng trở thành "quĩ đạo", "vệ tinh" cho các doanh nghiệp lớn.

2. Ở Việt Nam từ sau đổi mới đến nay, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đƣợc Đảng và nhà nƣớc quan tâm. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là một chủ trƣơng lâu dài và đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc nhằm phát huy mọi nguồn lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc. Nhờ có chính sách đúng đắn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đạt đƣợc sự phát triển vƣợt bậc trong thời gian qua và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

3. Trên cơ sở thực hiện chủ trƣơng chính sách của Đảng và nhà nƣớc, tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực đẩy mạnh sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để góp phần khai thác mọi nguồn lực trong tỉnh. Trên thực tế sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh đã góp phần tích cực giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng nhƣ: đóng góp đáng kể vào tăng trƣởng kinh tế của tỉnh; góp phần giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp; góp phần tích cực xoá đói giảm nghèo, giảm tệ nạn xã hội trong tỉnh… Tuy nhiên sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng vốn có của nó.

4. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đƣơng đầu với cạnh tranh khắc nghiệt và biến độngdữ dội trên thị trƣờng. Nếu chỉ có sự nỗ lực đơn lẻ của bản thân các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chƣa đủ mà cần phải có sự hỗ trợ tích cực từ phía các cơ quan nhà nƣớc về môi trƣờng pháp lý, thể chế sản xuất kinh doanh thuận lợi, trợ giúp các doanh nghiệp về vốn, mặt bằng sản xuất kinh doanh , xúc tiến thƣơng mại, nguồn nhân lực…một cách hiệu quả nhất.

5. Trong những năm qua Quảng Ninh đã phát huy mọi nguồn lực, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên các phƣơng diện về: cơ chế chính sách, vốn, mặt bằng sản xuất kinh doanh, thông tin, dịch vụ thƣơng mại, kỹ thuật, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực…Nhƣng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh vẫn bị ràng buộc bởi: Còn có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nƣớc với doanh nghiệp vừa và nhỏ tƣ nhân nên sự hỗ trợ còn

nhiều bất cập, chƣa đánh giá đúng vai trò và tiềm năng của doanh nghiệp vừa và nhỏ; Môi trƣờng pháp lý và cơ sở hạ tầng sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn… Vì vậy, để thúc đẩy nhanh sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh cần quán triệt những phƣơng hƣớng chủ yếu sau: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của tỉnh; phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ phải hƣớng vào phục vụ, thúc đẩy phát triển công nghiệp và du lịch; hƣớng doanh nghiệp vừa và nhỏ vào phát triển các ngành nghề truyền thống để góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đang đặt ra; Doanh nghiệp vừa và nhỏ phải thực sự liên kết với doanh nghiệp lớn, trở thành "vệ tinh" của các doanh nghiệp lớn; Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ nhằm mục tiêu phát triển kinh tế mà cần phải đi đôi với bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

6. Với sự thực hiện đồng bộ các giải pháp trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ từ phía các cơ quan ban ngành chức năng của địa phƣơng về vốn, mặt bằng sản xuất, môi trƣờng kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp thông tin thị trƣờng, hình thành và phát triển vƣờn ƣơm doanh nghiệp…để khuyến khích vọng làm giàu chính đáng và sự quyết tâm, dũng cảm, năng động sáng tạo của đội ngũ chủ doanh nghiệp. Tất cả những giải pháp này cùng với tiềm lực và lợi thế về mặt tự nhiên của Quảng Ninh hiện nay, chắc chắn trong tƣơng lai doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh sẽ phát triển nhanh về số lƣợng và chất lƣợng, vƣơn lên tầm cao mới góp phần nhanh chóng thực hiện thành công mục tiêu chung mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XII (khoá 2006-2010) đã đề ra “… Phấn đấu xây dựng Quảng Ninh thực sự là một địa bàn động lực phát triển năng động trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2015".

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Trần Thị Vân Anh (2008), "vƣờn ƣơm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ" Tạp

chí Kinh tế quản lý (6), tr. 34.

2. Báo Kinh tế hợp tác Việt Nam (2007), "Liên minh HTX Quảng Ninh: Giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ vƣơn ra biển lớn", www.baokinhteht.com.vn. 3. Báo Quảng Ninh (2007), "Sự lớn mạnh của DNDD, phát triển công nghiệp phụ trợ ở Quảng Ninh" . www.baoquangninh.com.vn.

4. Báo Sài Gòn Giải Phóng (2008), "Doanh nghiệp nhỏ và vừa lớn nhƣng chƣa mạnh". (www.sggp.org.vn/kinh tế/2008).

5. Báo Việt Báo (15/5/2008), "Thành phố Hồ Chí Minh ƣu tiên phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ", www.vietbao.vn/chinh tri

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin (dùng cho các khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học, cao đẳng)(2006), NXB Chính trị Quốc gia.

7. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2006), Báo cáo tóm tắt đánh giá tình hình thi hành Luật doanh nghiệp (tài liệu phục vụ hội nghị sơ kết thi hành Luật

doanh nghiệp năm 2006), WWW.Mpi.gov.vn.

8. Chính phủ (2003), Báo cáo tình hình triển khai Nghị quyết số 90/2001/- CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.

9. Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (2007), "các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam", www.business.gov.vn.

10. Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (2008), "Các chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa". www.business.gov.vn

11. Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh (2004), Niên giám thống kê 2003, NXB

Thống kê.

12. Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh (2006), Niên giám thống kê 2005, NXB

Thống kê.

13. Nguyễn Cúc (1997), Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia.

14. Lƣu Khánh Cƣờng (2008), "Để doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển bền vững" Tạp chí Kinh tế quản lý (8), tr .23.

15. Hồ Tiến Dũng (1998), Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở

TP HCM. Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

16. Đảng Bộ tỉnh Quảng Ninh (1991), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng

Ninh lần IX.

17. Đảng Bộ tỉnh Quảng Ninh (1996), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng

Ninh lần X.

18. Đảng Bộ tỉnh Quảng Ninh (2001 ), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần XI.

19. Đảng Bộ tỉnh Quảng Ninh ( 2006), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần XII.

20.21. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản

Việt Nam toàn quốc lần VI, NXB Sự Thật, Hà Nội.

21. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt

Nam toàn quốc lần VII, NXB Sự Thật, Hà Nội.

22. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt

Nam toàn quốc lần VIII, NXB Sự Thật, Hà Nội.

23. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt

Nam toàn quốc lần XIX, NXB Sự Thật, Hà Nội.

24. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt

25.26. Phạm Thị Thu Hằng (2002), tạo việc làm tốt bằng chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ, NXB Chính trị Quốc gia.

26. Phạm Thị Thu Hằng (2005), "một số vấn đề pháp lý đối với sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam" Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (10)

Tr.27-32.

27.Hoàng Hải (2005), "Doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc gì", Tạp chí cộng sản (10), tr22.

28. Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội. www.hasmea.org.vn.

29. Nguyễn Đình Hƣơng (2002), Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và

nhỏ ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia.

30.30. Khoa quốc tế học trƣờng Đại học Quốc Gia Hà Nội (2005), Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh, kinh nghiệm trong nước và quốc tế, NXB Thế giới.

31. Đặng Danh Lợi (2003), Kinh tế tƣ nhân Việt Nam: Những thuận lợi khó khăn trong quá trình phát triển, Tạp chí Phát triển kinh tế (4), tr.22

32. Luật doanh nghiệp năm 2000 (2001), NXB Thống Kê. 33. Luật Doanh nghiệp 2005(2006), NXB Thông kê

34. Trịnh Thị Hoa Mai (2005), kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội

nhập, NXB Thế giới.

35. Nguyễn Minh Phong (2004), Phát triển kinh tế tư nhân tại Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

36. Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (2006), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2005 của Việt Nam, www.vcci.com.vn.

37. Sở Công Thƣơng Quảng Ninh (24/4/2004), Dân số Quảng Ninh; Lao động Quảng Ninh, www.quangninh.industry.gov.vn.

38. Sở Công Thƣơng Quảng Ninh (27/2/2005), ngành nghề, làng nghề truyền thống; Định hướng phát triển làng nghề - tiểu thủ công nghiệp thời kỳ 2006-2015 của tỉnh Quảng Ninh, www.quangninh.industry.gov.vn/new

39. Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Quảng Ninh (2007), Báo cáo về tình hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh trong 6 tháng cuối năm 2006.

40. Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Quảng Ninh (2008), Báo cáo về tình hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh 6 tháng đầu năm 2008.

41. Sở Thƣơng Mại Quảng Ninh(2007), "Doanh nghiệp dân doanh: lực lƣợng quan trọng của nền kinh tế", www.quangninhtrade.gov.vn.

42. Lê Văn Tâm (1996), Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia.

43. Vũ Quốc Tuấn, Hoàng Thu Hoà (2001), Phát triển doanh nghiệp vừa và

nhỏ; kinh nghiệm nước ngoài và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, NXB Thống kê.

44. Võ Thanh Thu (2008), "Doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc khu vực dân doanh sau một năm gia nhập WTO", Tạp chí Cộng Sản (5), tr.149.

45. Thủ tƣớng Chính phủ (23/1/2001), Nghị định 90/NĐ-CP về trợ giúp phát

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)