Phương hướng phát triển doanhnghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 58)

Ninh

* Định hướng phát triển vùng, ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp vừa và nhỏ có lợi thế. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ phải hướng vào phục vụ, thúc đẩy phát triển công nghiệp và du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh đã xác định cơ cấu kinh tế là một tỉnh công nghiệp, thƣơng mại và du lịch, trong đó ngành du lịch đƣợc xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Để thúc đẩy công nghiệp phát triển thì cần đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Đến năm 2010 Quảng Ninh trở thành trung tâm sản xuất than, nhiệt điện chạy than, xi măng, đóng tàu lớn hàng đầu của cả nƣớc. Để bốn ngành công nghiệp chủ lực này phát triển thì cần phát triển những ngành công nghiệp phụ trợ mặc dù công nghiệp phụ trợ đƣợc hiểu theo khái niệm bao hàm là những lĩnh vực sản xuất sản phẩm trung gian, nhƣng công nghiệp phụ trợ chính là ngành sản xuất nền tảng của ngành công nghiệp chính yếu. Đây là ngành rất cần, quy mô vốn của nó phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên đối với Quảng Ninh cho đến thời điểm hiện nay công nghiệp phụ trợ đang trong thời kỳ "thai ngén". Trên thực tế ngành công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đang có xu hƣớng phát triển mạnh với kim ngạch xuất khẩu, song nguồn đầu vào vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu do vậy giá trị gia tăng mới còn thấp. Điển hình là ngành dệt may của tỉnh có tới 70% tổng giá trị hàng xuất khẩu phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Ngành cơ khí sửa chữa, chế tạo máy mỏ và phƣơng tiện vận tải thuỷ bộ của Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam trên địa bàn tỉnh, mặc dù đã phát triển thành ngành có doanh thu đạt 20% và cũng chỉ cung cấp sản phẩm phụ trợ ở một số sản phẩm đơn giản, giá trị thấp nhƣ khung, gầm, bộ dây điện trong xe ghế ngồi, một số chi tiết kim loại, nhựa, cao su…còn 80% linh kiện và các thiết bị lắp ráp vẫn do nƣớc ngoài cung cấp. Đến năm 2007, công nghiệp phụ trợ trên địa bàn tỉnh mới chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 24% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành. Hầu hết, các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ là thuộc loại nhỏ và vừa, do vậy phải có chính sách ƣu đãi giúp cho họ mở rộng sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên kết với nhau cùng phát triển. [2]

Phát triển ngành du lịch, dịch vụ, thƣơng mại phát triển các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng dịch vụ mới chất lƣợng cao, dịch vụ du lịch, phát triển phong phú đa dạng các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch mới chất lƣợng cao, góp phần đƣa Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch có đẳng cấp khu vực và Châu Lục vào năm 2015 phát triển dịch vụ, thƣơng mại đặc biệt các dịch vụ thƣơng mại qua biên giới. Góp phần xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái trở thành cầu nối trong quan hệ Việt Trung. Mở rộng, đa dạng hoá các dịch vụ tài chính, phát triển các dịch vụ nhƣ giao dịch bất động sản tƣ vấn và bảo lãnh trái phiếu, cổ phiếu, dịch vụ trên thị trƣờng chứng khoán. Phát triển dịch vụ cho nuôi trồng thuỷ sản và hậu cần nghề cá, dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cung ứng máy móc, thiết bị, vật tƣ cho các ngành sản xuất, dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ xuất khẩu lao động.

* Phát triển làng nghề truyền thống góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội trong tỉnh

Ở Quảng Ninh có rất nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp đƣợc phân bố rộng khắp các địa phƣơng trong tỉnh và hoạt động hầu hết trong các ngành kinh tế chủ yếu nhƣ công nghiệp, nông lâm, thuỷ hải sản, thƣơng mại, chế biến lƣơng thực, thực phẩm…Làng nghề tiểu thủ công nghiệp hàng năm đã đóng góp một phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; nộp ngân sách, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Các công ty cổ phần, công ty TTHH có vốn kinh doanh lớn, lợi nhuận cao song thƣờng sử dụng ít lao động. Ngƣợc lại, các làng nghề - tiểu thủ công nghiệp có vốn đầu tƣ thấp nhƣng tạo đƣợc nhiều công ăn việc làm cho ngƣời lao động. Chẳng hạn nhƣ làng nghề gốm sứ thuỷ tinh vốn đầu tƣ 2 tỷ đồng có thể giải quyết việc làm cho 4000 lao động. Nghề thêu ren đầu tƣ ít chỉ cần 200 triệu đồng là tạo đƣợc việc làm cho 1800 lao động. [38]

Làng nghề-tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Ninh còn nhiều tiềm năng chƣa đƣợc phát huy. Trong thời gian tới trên cơ sở các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống đang hoạt động có hiệu quả, tỉnh Quảng Ninh sẽ khôi phục các làng nghề truyền thống bị mai một và tổ chức hình thành các làng nghề mới. Từng bƣớc phát triển công nghiệp làng nghề-tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ theo hƣớng công nghệ tiên tiến kết hợp với cổ truyền. Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Ninh chủ yếu nghề gốm sứ, thủ công mỹ nghệ nuôi trồng thuỷ hải sản, chế biến lâm sản – khoáng sản, sửa chữa đóng tàu thuyền nghề đúc rèn công cụ chế biến gỗ - đồ mộc, nghề thêu ren và sản xuất đũa tre. Quảng Ninh hình thành công nghiệp làng nghề vừa và nhỏ quy mô diện tích vài chục ha để từ đó có thể chuyền dịch cơ cấu kinh tế

nông nghiệp ở nông thôn trong toàn tỉnh. Xây dựng làng nghề mới, cải tạo làng nghề cũ gắn liền với làng nghề văn hoá – du lịch – sinh thái… phát triển nghề truyền thống phù hợp với quy mô nhỏ và vừa vì vốn đầu tƣ thấp song lợi nhuận của nó là góp phần xóa đói giảm nghèo ở các cùng miền tạo đƣợc nhiều việc làm, giải quyết các sản phẩm cần thiết cho sinh hoạt. UBND tỉnh Quảng Ninh cần có cơ chế ƣu đãi về vốn, mặt bằng, thuế suất đối với doanh nghiệp đầu tƣ phát triển ngành nghề truyền thống.

Phát triển ngành nghề truyền thống còn khắc phục hiện trạng lao động nông thôn di cƣ ra thành thị. Vì hiện nay hầu hết các doanh nghiệp thƣờng tập trung ở các đô thị lớn, ven đô, nơi có hạ tầng kinh tế phát triển nhƣ Móng Cái, Cẩm Phả, Hạ Long, Hòn Gai, Yên Hƣng, Uông Bí và Đông Triều. Ở những vùng nông thôn hoặc vùng sâu vùng sa nhƣ Ba Chẽ, Cô Tô, các quần đảo trên địa bàn tỉnh, Hoành Bồ…mặc dù chi phí thuê đất và lao động rẻ hơn nhƣng doanh nghiệp không muốn đầu tƣ. UBND tỉnh Quảng Ninh sớm hình thành chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tƣ vào những vùng khó khăn đặc biệt là những doanh nghiệp đầu tƣ phát triển hạ tầng, hình thành những cụm, khu công nghiệp nhỏ để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn từng bƣớc rút ngắn sự chênh lệch về mức sống thành thị và nông thôn tránh tình trạng lao động tập trung quá đông ở khu vực thành thị.

UBND tỉnh kết hợp các doanh nghiệp cùng đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng những vùng này và hỗ trợ chi phí vận chuyền cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi đầu tƣ vào khu vực vùng sâu, xa trên địa bàn tỉnh.

* Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Nền kinh tế nƣớc ta chuyển từ cơ cấu kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trƣờng nên các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ còn chƣa có nhiều kinh nghiệm về cơ chế thị trƣờng, sức ì còn lớn, tâm lý chụp giựt còn phổ biến, chƣa chú ý đến chiến lƣợc kinh doanh lâu dài. Trong tình hình đó phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tạo điều kiện cho một đội ngũ kinh doanh ra đời. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ khuyến khích và tăng cƣờng tính cạnh tranh, làm nên kinh tế năng động.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có ƣu thế tạo đƣợc nhiều công ăn việc làm. Điều này hết sức quan trọng đối với một tỉnh phát triển có tiềm năng về lao động đồng thời đây là gánh nặng cho tỉnh Quảng Ninh. Phát triển doanh nghiệp

vừa và nhỏ vừa góp phần thu hút thêm lao động, giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cải thiện đời sống cho ngƣời lao động, vừa góp phần sử dụng tốt hơn nguồn lực sẵn có nhất của nền kinh tế đó là lao động, để tạo điều kiện cho các giai đoạn phát triển sau.

Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ khai thác và tận dụng tối đa các nguồn lực vào phát triển kinh tế góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh giải quyết thất nghiệp, tăng thu nhập cho ngƣời lao động góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm dần khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, khu vực, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trƣởng kinh tế gắn với tiến bộ công bằng, xã hội…

* Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ phải tạo điều kiện thúc đẩy sự liên kết với doanh nghiệp lớn để giải phóng sức sản xuất,khai thác mọi tiềm năng trong tỉnh

Doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn đều có những lợi thế so sánh riêng trong quá trình sản xuất và phân phối. Nếu hệ thống sản xuất có thể kết hợp đƣợc những yếu tố thuận lợi giữa quy mô sản xuất lớn và lợi thế linh hoạt của các doanh nghiệp nhỏ thì các nguồn lực sẽ sử dụng hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp lớn chuyên môn hoá theo phƣơng thức bổ sung lẫn nhau, các doanh nghiệp nhỏ hoạt động chủ yếu nhƣ những nhà cung cấp, các doanh nghiệp nhỏ đƣợc nhƣợng quyền hoặc cung ứng dịch vụ cho các doanh nghiệp lớn và vừa các doanh nghiệp này có thể chuyên môn hoá sản xuất theo đơn đặt hàng nhỏ lẻ của các đối tƣợng nhất định. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ là bộ phận cơ bản trong cơ cấu sản xuất quốc gia hỗ trợ cho sản xuất quy mô lớn. Bằng việc chuyên môn hoá, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với dây truyền sản xuất tạo nên tính hiệu quả và năng lực cạnh tranh cho toàn bộ hệ thống. Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò là vệ tinh cho doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp lớn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo nhân lực mô hình liên kết giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ với doanh nghiệp lớn đã góp phần dẫn tới "kỳ tích kinh tế" của Đài Loan.

Các doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp lớn, khi một doanh nghiệp FDI đầu tƣ vào một nơi nào đó, họ thƣờng kỳ vọng vào thị trƣờng cung ứng nội địa của quốc gia đó. Trừ các ngành có ứng dụng công nghệ cao và các ngành dịch vụ, chi phí cho lao động vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí của sản phẩm nên họ đặc biệt chú trọng tới nguồn nguyên phụ liệu.Ở nhiều nƣớc, doanh nghiệp nhỏ chính là đơn vị cung cấp nguyên phụ liệu cho

những doanh nghiệp vừa và những doanh nghiệp này lại cung ứng cho những doanh nghiệp lớn hơn, tạo thành một chuỗi cung ứng hiệu quả. Khi tìm hiểu vì sao Trung Quốc có thể sản xuất ra những sản phẩm có giá thành rất thấp, vì họ rất chú trọng tới tính liên kết thông qua việc phát triển các cụm công nghiệp.

Trong một cụm công nghiệp, các doanh nghiệp trong một chuỗi cung ứng sẽ đƣợc cụm lại với nhau. Khi đó không chỉ tiết kiệm đƣợc chi phí vận chuyển mà việc tìm kiếm thị trƣờng, đáp ứng những đơn hàng lớn cũng sẽ đƣợc thực hiện dễ dàng hơn.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam cần coi những doanh nghiệp FDI là những khách hàng tiềm năng của mình và cần có sự liên kết lại để đáp ứng những đơn hàng lớn của những đơn vị này. Thực tế, các doanh nghiệp FDI rất muốn có đƣợc nguồn nguyên phụ liệu tại chỗ, đƣợc cung cấp bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa.

Bởi nhƣ vậy, họ không chỉ giải quyết đƣợc vấn đề giá thành mà còn giảm đƣợc rất nhiều thời gian cũng nhƣ chi phí vận chuyển, đồng thời việc sản xuất của họ cũng trở nên ít phụ thuộc hơn vào những vấn đề liên quan đến việc nhập khẩu, tỷ giá hối đoái…

Điều này cho thấy các doanh nghiệp FDI cũng sẽ đƣợc lợi rất nhiều nếu các doanh nghiệp nội địa lớn mạnh và họ cũng rất mong chờ các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ động tìm đến họ để “chào mời". Thậm chí họ sẵn sàng có những sự trợ giúp tích cực để các doanh nghiệp này đủ lớn. Doanh nghiệp vừa và nhỏ Quảng Ninh phải phát triển xứng tầm vóc là nhà cung cấp nguyên vật liệu và nhận gia công chi tiết sản phẩm cho loại hình công ty này. UBND tỉnh cần phải có chính sách ƣu đãi để thu hút FDI đầu tƣ vào Quảng Ninh, điều này mang lại rất nhiều lợi ích và góp phần thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ nhƣ (trợ giúp vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý) vừa là thị trƣờng đầu ra của doanh nghiệp vừa và nhỏ khi quy hoạch khu công nghiệp, không nên tách biệt hẳn doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo điều kiện cho sự liên kết giữa doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

* Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh phải đi đôi với bảo vệ môi trường

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh hiện nay thƣờng sử dụng công nghệ lạc hậu, chƣa có thiết bị sử lý chất thải vì vậy môi trƣờng ở Quảng

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)