Phát triển doanhnghiệp vừa và nhỏ ở Đài Loan

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 25)

Đài loan, một trong "bốn con rồng nhỏ Châu Á" doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò rất quan trọng trong kỳ tích đó. Phát huy tiềm năng to lớn của các xí nghiệp vừa và nhỏ trong tăng trƣởng kinh tế và phát triển kinh tế xã hội là một đặc điểm nổi bật của mô hình phát triển của Đài Loan trong quá trình công nghiệp hoá. Từ một nền kinh tế lạc hậu và bị tàn phá trong chiến tranh thế giới thƣ hai, trong một bối cảnh rất khó khăn về điều kiện thiên nhiên và sức ép xã hội, đã từng bƣớc phát huy nội lực, hoàn thành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tiếp tục phát triển nhƣ ngày nay. Những kinh nghiệm của Đài Loan trong vấn đề phát huy vai trò của các xí nghiệp vừa và nhỏ rất có nghĩa tham khảo đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đài Loan phát huy vai trò của các xí nghiệp vừa và nhỏ không chỉ có tác dụng thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, mà còn có ý nghĩa xã hội to lớn nâng cao mức sống của cƣ dân, thu hẹp chênh lệch giàu nghèo, hạn chế tỷ lệ thất nghiệp… Đài Loan đất hẹp, tài nguyên trên đảo nhanh chóng cạn kiệt, thị trƣờng trong đảo nhanh chóng bão hoà và trở thành chƣớng ngại của phát triển kinh tế, lối thoát duy nhất của sự phát triển kinh tế Đài Loan là vƣơn ra thị trƣờng thế giới, nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu hàng hoá chính các

xí nghiệp vừa và nhỏ đã đáp ứng và đóng góp to lớn cho yêu cầu nền kinh tế hƣớng ngoại của Đài Loan. Các xí nghiệp quy mô lớn của Đài Loan chủ yếu làm công nghiệp nặng, phục vụ nhu cầu bản địa, còn phục vụ xuất khẩu chủ yếu dựa vào các xí nghiệp vừa và nhỏ. Các mặt hàng xuất khẩu của các xí nghiệp vừa và nhỏ rất phong phú bao gồm nhiều ngành sản xuất. Thực phẩm và đồ uống, dệt may, đồ gỗ, giấy; da giầy, mặt hàng cao su, công nghiệp hoá chất, hàng nhựa, mặt hàng tạp phẩm, đồ dùng điện tử, công nghiệp cơ khí đều có tỷ lệ xuất khẩu trên 60%.Đồng thời, các xí nghiệp vừa và nhỏ đã đóng góp phần quan trọng vào sự trƣởng thành của các ngành sản xuất của Đài Loan. Năm 1976 giá trị sản lƣợng của các xí nghiệp vừa và nhỏ chiếm 44,88% tổng giá trị sản phẩm quốc dân, năm 1984 là 47, 56% riêng trong thƣơng nghiệp là 80%.[46, tr. 174-175]

Về mặt xã hội, sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đài Loan đã góp phần quan trọng vào việc rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động.

Một số nhân tố làm cho vai trò doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đài Loan vô cùng quan trọng đó là: Sự kết hợp hài hoà giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa các xí nghiệp quy mô lớn với xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ, kiểu xí nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò "Vệ tinh" cho các xí nghiệp lớn, xí nghiệp lớn và xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ vừa độc lập, vừa cạnh tranh nhau qua lại vừa hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau.

Sự tác động của kinh tế - xã hội thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đài Loan phát triển đó là nhờ giáo dục, đào tạo phát triển vì vậy Đài Loan đã có một nguồn nhân lực chất lƣợng cao cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đài Loan áp dụng thành tựu khoa học công nghệ, trong đó có khoa học quản lý vào trong quá trình cải tiến quản lý đạt hiệu quả cao.

Tiếp theo phải kể đến nguyên nhân đƣa đến thành công của doanh nghiệp vừa và nhỏ đó là do sự quan tâm và hỗ trợ của chính quyền. Chính quyền Đài Loan rất quan tâm giải pháp giải quyết các chính sách hỗ trợ cho phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nhƣ thành lập tổ công tác hƣớng dẫn các xí nghiệp vừa và nhỏ, Ban hành "điều lệ hƣớng dẫn các doanh nghiệp vừa và nhỏ". Nhu cầu doanh nghiệp vừa và nhỏ bao giờ cũng cần vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bộ tài chính Đài Loan đã thành lập "Quỹ tín dụng dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ". Có thể nói rằng chính sách đúng đắn thể hiện tầm nhìn xa của chính quyền Đài Loan đã góp phần dẫn tới "kỳ tích" kinh tế của Đài Loan trong quá trình phát

triển kinh tế của đất nƣớc.

Để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Ninh ta có thể tham khảo ở Đài Loan. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, vấn đề ƣu tiên hàng đầu ở đây là phải tìm cách tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp,về chất lƣợng nguồn lao động; thứ hai, phải có chính sách hợp lý, cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp. Trƣớc mắt ở tỉnh Quảng Ninh cần tập trung quan tâm giải quyết tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở là giải quyết nhanh thủ tục hành chính, tạo vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng nhiều cách khác nhau. Tìm giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất hàng hoá xuất khẩu, chính quyền lên là ngƣời tạo ra mối liên hệ giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ với doanh nghiệp lớn.

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 25)