Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các doanhnghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 68)

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006-2010, Chính Phủ đã chỉ đạo tỉnh Quảng Ninh "có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật và công nhân kỹ

thuật, để đến năm 2010 đạt từ 40-45% trong tổng số lao động trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ trong vùng này".

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 định hƣớng đến năm 2020. (tại quyết định số 269/2006/QĐ-TTg ngày 24/11/2006) thì năm 2005, dân số trong độ tuổi lao động của Quảng Ninh tính là 616.089 ngƣời chiếm 54,8% dân số toàn tỉnh. Nguồn nhân lực đã qua đào tạo 203.380 ngƣời (chiếm 33% tổng số lao động hoạt động kinh tế thƣờng xuyên, trong đó trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm trên 6%; trung cấp chuyên nghiệp chiếm trên 5,95%; công nhân nghề chiếm gần 21,2%); số lao động chƣa đƣợc đào tạo là 412.620 ngƣời (7%).[12]

Quảng Ninh nay có một trƣờng đại học Công Nghiệp, 6 trƣờng cao đẳng: cao đẳng sƣ phạm, cao đẳng văn hoá-nghệ thuật, cao đẳng y tế, cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng, cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm, trƣờng Cao đẳng nghề mỏ Hữu Nghị; 4 trƣờng trung học: trung học công nghiệp Cẩm Phả, Trung học Nông-Lâm-Ngƣ nghiệp, trung học Lâm nghiệp Trung Ƣơng 1, trung học kinh tế; ngoài ra còn có các trƣờng dậy nghề.

Nhƣ vậy, quy mô phát triển giáo dục đào tạo Quảng Ninh tƣơng đối rộng khắp, nhƣng vấn đề chất lƣợng đào tạo còn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của các doanh nghiệp. Một trong những khó khăn hiện nay mà nhiều doanh nghiệp gặp phải là thiếu đội ngũ lao động có trình độ có khả năng đáp ứng, yêu cầu phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế và khu vực. Có thể nói trình độ học vấn của cả ngƣời lao động và chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất thấp , để phát triển nguồn lao động phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ thì cần tập trung giải quyết vấn đề sau:

- Thực hiện quán triệt quan điểm của Đảng và nhà nƣớc ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho sự phát triển.

- Khuyến khích đầu tƣ vào lĩnh vực đào tạo, chuyển phần lớn các cơ sở đào tạo và dạy nghề và một phần các cơ sở giáo dục không đảm nhiệm vụ giáo dục phổ cập sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ. Tiếp tục thực hiện và bổ sung chính sách ƣu đãi thu hút nhân tài về công tác tại tỉnh, hỗ trợ, khuyến khích cán bộ, công chức học tập nâng cao trình độ.

- Khuyến khích liên kết giữa các trƣờng Đại học, Cao đẳng với doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn cho học sinh sinh viên khi ra trƣờng đáp ứng ngay đƣợc nhu cầu tuyển

dụng của doanh nghiệp không cần phải mất thời gian đào tạo lại.

- Khuyến khích liên kết trung tâm dạy nghề với các cơ sở sản xuất kinh doanh theo hƣớng đào tạo những ngành nghề mà các cơ sở sản xuất kinh doanh đang cần từ đó học sinh ở các trung tâm dạy nghề ra trƣờng đƣợc nhận vào làm việc ngay. Ban hành chính sách ƣu đãi đối với cơ sở dạy nghề, giáo viên dạy nghề, ngƣời học nghề, nhất là vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Tăng năng lực đào tạo thông qua việc tổ chức các khoá đào tạo giảng viên cấp tỉnh, cử đi học tập tìm hiểu kinh nghiệm, bổ sung kiến thức về tổ chức, chuyên môn và kỹ năng đào tạo. Từ đó các giảng viên về tập huấn để nâng cao trình độ cho ngƣời lao động.

- Khuyến khích các trƣờng trên địa bàn tỉnh liên kết với các trƣờng Đại học Trung ƣơng và Hà Nội nhƣ trƣờng Đại học kinh tế, Đại học luật, Đại học Bách khoa… để mở lớp học nâng cao trình độ cho đội ngũ quản lý doanh nghiệp và nhu cầu nâng cao trình độ học vấn của ngƣời lao động.

Đào tạo đội ngũ có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật cao, đội ngũ quản lý năng động tài ba, năng động, kinh nghiệm để giải quyết khó khăn về lao

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)