Hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở nước ta hiện nay

141 917 0
Hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở nước ta hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NGUYỄN THU BĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SAU CỔ PHẦN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SỸ Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Hồng Tiến Hà nội - 2008 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 4 Chƣơng 1. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC VÀ QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ Ở VIỆT NAM 8 1.1. Một số vấn đề lý luận về công ty cổ phần và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 8 1.2. Tình hình doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trước cổ phần hóa . 17 1.2.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhà nước 17 1.2.2. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trước cổ phần hóa 20 1.3. Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước ta 25 1.3.1. Cơ sơ lý luận và thực tiễn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 25 1.3.2. Quá trình hoàn thiện quan điểm của Đảng về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước ta 31 1.3.3. Quá trình thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước ta 36 1.4. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa 49 1.4.1. Những thành tựu đã đạt được 49 1.4.2. Những hạn chế của doanh nghiệp nhà nước và nguyên nhân của nó 55 1.4.3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở nước ta 63 1.5. Những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở nước ta 68 1.5.1. Nhận thức về mô hình doanh nghiệp cổ phần hoá 68 1.5.2. Doanh nghiệp cổ phần và môi trường hoạt động 71 1.5.3. Quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hoá 75 Chƣơng 2. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC SAU CỔ PHẦN HÓA Ở VIỆT NAM 86 2.1. Phương hướng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Việt Nam 86 2 2.1.1. Đảm bảo sự vận hành có hiệu quả của bộ máy quản lý và điều hành của doanh nghiệp cổ phần 86 2.1.2. Giải quyết các vấn đề liên quan đến cổ đông trong doanh nghiệp cổ phần 87 2.1.3. Tiếp tục cải thiện môi trường hoạt động của công ty cổ phần 89 2.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa trong thời gian tới ở Việt Nam 90 2.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa trong thời gian tới ở Việt Nam 90 2.2.2. Những giải pháp vi mô nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ở nước ta trong thời gian tới 104 KẾT LUẬN 128 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 130 Phụ lục: DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN TỚI SẮP XẾP LẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC 136 3 BẢNG QUY ƢỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CTCP: Công ty cổ phần CPH: Cổ phần hoá CNXH: Chủ nghĩa xã hội CNH, HĐH: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá DN: Doanh nghiệp DNCP: Doanh nghiệp cổ phần DNNN: Doanh nghiệp nhà nước HĐQT: Hội đồng quản trị TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TBCN: Tư bản chủ nghĩa UBND: Uỷ ban nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), nước ta đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, trên lĩnh vực kinh tế, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương về sắp xếp và đổi mới các DNNN. Hàng loạt các giải pháp đã được tiến hành, trong đó có giải pháp chuyển đổi một số DNNN thành CTCP hay CPH các DNNN. Đây được coi là trọng tâm của quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN ở Việt Nam. Vai trò của CPH DNNN đã được khẳng định cả về lý luận và thực tiễn, là nhân tố thúc đẩy phát triển của kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Quá trình thực hiện CPH DNNN đã đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng, khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo trong chủ trương sắp xếp, đổi mới DNNN của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, tốc độ CPH DNNN còn chậm so với yêu cầu đặt ra; bên cạnh những chuyển biến tích cực trong tổ chức hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty cổ phần, cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề vướng mắc cần tháo gỡ. Có những vấn đề mới phát sinh, nếu không giải quyết kịp thời, sẽ ảnh hưởng không chỉ đến các DNNN đã CPH mà còn ảnh hưởng đến tiến trình CPH những DNNN còn lại. Thực tiễn đang đòi hỏi Đảng và Nhà nước nói chung, bộ, ngành, các nhà nghiên cứu, các nhà kinh tế nói riêng tập trung công sức, trí tuệ để nâng cao chất lượng hoạt động của DNNN sau CPH. Do 5 đó “Hoạt động của doanh nghiệp nhà nƣớc sau cổ phần hóa ở nƣớc ta hiện nay” được chọn làm đề tài của luận văn này. 2. Tình hình nghiên cứu Tuy Việt Nam tiến hành thí điểm CPH DNNN từ năm 1992, nhưng hiện nay nó vẫn mang tính thời sự. Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề CPH DNNN. Như: “Cơ sở khoa học của việc chuyển một số DNNN thành CTCP ở Việt Nam”- Chương trình khoa học cấp Nhà nước mã số KX 03.07.05 do Bộ Tài chính chủ trì năm 1993; “CTCP và chuyển DNNN thành CTCP”- Sách chuyên khảo do PTS Đoàn Văn Hạnh biên soạn, NXB Thống kê, Hà Nội, 1998; “Tiến trình và triển vọng CPH DNNN ở Việt Nam” tác giả Trần Công Bảng đăng trên Tạp trí Kinh tế phát triển tháng 3/1998; “Thách thức và triển vọng đối với DNNN khi chuyển sang hoạt động theo luật DN (năm 2005)” của tác giả Hồ Xuân Hùng đăng trên Tạp Chí Cộng Sản tháng 7/2006; “Đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN ở nước ta”- Luận văn thạc sĩ của Đặng Ngọc Hiếu, 2006. Những công trình nghiên cứu đó tuy đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của quá trình CPH DNNN, nhưng tập trung nghiên cứu về tiến trình CPH DNNN; hoặc mang tính tổng kết theo giai đoạn của tiến trình CPH. Có rất ít công trình nghiên cứu, tổng kết những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của nó ở DNNN sau CPH, nhất là những vấn đề kinh tế, xã hội đặt ra cho DNNN đã thực hiện CPH ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu khoa học của các công trình nghiên cứu trước đây, luận văn tập trung làm rõ triển vọng và những vấn đề đặt ra đối với DNNN sau CPH. Từ đó, luận văn đề xuất những phương hướng; giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DNNN sau CPH ở nước ta. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn * Mục đích của luận văn: 6 Khái quát những thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra của DNNN trong và sau khi CPH; trên cơ sở đó luận giải những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN sau CPH ở nước ta hiện nay. * Nhiệm vụ của luận văn: - Đánh giá những thành tựu và hạn chế của DNNN sau CPH ở nước ta trong những năm qua. - Đề xuất những phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN sau CPH ở nước ta hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Quán triệt những vấn đề lý luận và thực tiễn; những vấn đề kinh tế và tổ chức, để nghiên cứu, phân tích dưới góc độ kinh tế chính trị học hoạt động của DNNN trong quá trình CPH. Đồng thời đề tài tập trung chủ yếu vào việc phân tích hoạt động của DNNN sau CPH ở nước ta hiện nay để đề xuất những phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của DNNN sau CPH ở nước ta hiện nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và những phương pháp đặc trưng của kinh tế chính trị học như phương pháp trừu tượng hóa khoa học, lôgíc kết hợp với lịch sử, phân tích và tổng hợp để thực hiện những nhiệm vụ của đề tài đặt ra. Phạm vi nghiên cứu của đề tài khá rộng, cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về CPH DNNN, các vấn đề nghiên cứu phức tạp, trong khi khảo sát, nghiên cứu thực tế, luận văn sử dụng các phương pháp như: phương pháp điều tra thống kê - so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp để làm sáng tỏ các nội dụng của đề tài. 7 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 6 tiết. Chương 1: Những thành tựu và hạn chế của các doanh nghiệp nhà nước và quá trình cổ phần hóa ở Việt Nam. Chương 2: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Việt Nam. 8 Chƣơng 1 NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC VÀ QUẤ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA Ở VIỆT NAM 1.1. Một số vấn đề lý luận về công ty cổ phần và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc Từ nửa cuối thế kỉ XIX trong lòng chủ nghĩa tư bản với chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đang thống trị đã bắt đầu xuất hiện một loại hình xí nghiệp mới - xí nghiệp cổ phần hay công ty cổ phần, mà sở hữu trong đó là của các cổ đông . Trong tập III Bộ “ Tư bản” [37] Mác và Ăng-ghen đã tiên đoán về hai khuynh hướng quan trọng của sự xuất hiện các công ty cổ phần trong xã hội tư sản : Thứ nhất, dưới chủ nghĩa tư bản, C.Mác chỉ ra rằng công ty cổ phần ra đời là sự manh nha của một hình thức sản xuất mới, sẽ đưa đến việc lập ra chế độ độc quyền và đưa đến sự can thiệp của nhà nước tư sản. Khi xuất bản tác phẩm này (1894) Ph. Ăng-ghen có bổ sung thêm một số ý như: Các-ten ra đời xoá bỏ tự do cạnh tranh. Trong một số ngành mà trình độ sản xuất cho phép làm được, người ta đi đến tập hợp toàn bộ sản xuất của ngành đó vào một công ty cổ phần lớn duy nhất có một sự lãnh đạo thống nhất ( ví dụ, sản xuất a-mô-ni-ắc của cả nước Anh vào tay một hãng duy nhất, tư bản lưu động được đưa ra mời công chúng góp). Chính trong quá trình này sẽ phát sinh ra một loại ăn bám mới,- “quí tộc tài chính” mới và cả một hệ thống “lừa đảo” và “bịp bợm” về việc sáng lập, phát hành và buôn bán cổ phiếu. Sự xuất hiện công ty cổ phần lần đầu tiên trong lịch sử của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm cho quyền sở hữu tư bản hoàn toàn tách rời 9 với chức năng của tư bản trong quá trình tái sản xuất thực tế. Tiền công lao động của người quản lý cộng với lợi nhuận doanh nghiệp về tay nhà tư bản cổ phần, tức là các cổ đông, được thu về dưới dạng lợi tức cổ phần.Thực chất đây là tiền thù lao trả cho quyền sở hữu tư bản, biến những người sở hữu tư bản thành những người sở hữu thuần tuý, nghĩa là những nhà tư bản - tiền tệ thuần tuý. Những đặc điểm cổ điển của nhà tư bản đã được biến đổi thành một người chỉ giản đơn điều khiển và quản lý tư bản của những người khác. Thứ hai, xuất hiện những tiền đề thủ tiêu tư bản với tư cách là sở hữu tư nhân ở ngay trong những giới hạn của bản thân phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Các công ty cổ phần là điểm quá độ để biến tất cả các chức năng của quá trình tái sản xuất hiện còn gắn liền với quyền sở hữu tư bản đơn giản thành những chức năng của những người sản xuất liên hiệp, tức là thành những chức năng xã hội. Công ty cổ phần ra đời là sự thủ tiêu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ngay trong lòng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ở đó, xuất hiện mâu thuẫn tự nó lại thủ tiêu nó và đây chính là giai đoạn quá độ sang một phương thức sản xuất mới: “ một phương thức sản xuất mới này phải nảy ra và phát triển trên cơ sở một phương thức sản xuất cũ”[38]. Theo C.Mác, chính bản thân những công ty cổ phần của công nhân như là một loại nhà máy hợp tác, và đây chính là một lỗ thủng đầu tiên trong hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa. Sự đối kháng giữa lao động làm thuê và chủ tư bản đã được xoá bỏ trong phạm vi những nhà máy hợp tác đó; mặc dầu ban đầu nó chỉ được xóa bỏ bằng cách biến những người lao động liên hiệp thành những “nhà tư bản” với chính bản thân mình. Nghĩa là cho họ“ có thể dùng tư liệu sản xuất để bóc lột lao động của chính họ”. Thực chất của quá trình hình thành các công ty cổ phần là sản xuất tư nhân không còn có sự kiểm soát của quyền sở hữu tư nhân. Những tư [...]... trình cổ phần hoá đang có tác động không thuận đến quá trình tiến hành cổ phần hoá trên thực tế với các biểu hiện như sau: Việc bán cổ phần thiếu công khai, minh bạch còn khép kín trong nội bộ doanh nghiệp ở một số trường hợp đã dẫn tới những yếu kém của doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa và chậm được khắc phục Chần chừ không muốn cổ phần hoá để cố trì hoãn sự tồn tại của doanh nghiệp Nhà nước với... quản lý 11 Ở nước ta, ngoài quá trình hình thành các công ty cổ phần từ những cổ đông là các chủ sở hữu vốn tư nhân lập nên theo Luật Doanh nghiệp, thì quá trình Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước, - một bộ phận rất quan trọng các công ty cổ phần được hình thành từ những Doanh nghiệp Nhà nước có chế độ sở hữu của toàn dân mà người đại diện cho chủ sở hữu toàn dân đó là Nhà nước Chủ trương của Đảng về... thức cổ phần hóa nêu trên đều có tỷ trọng sở hữu của nhà nước hoặc là nhà nước nắm giữ cổ phiếu không chế (tối thiểu 51%) hoặc không nắm giữ cổ phiếu khống chế, hoặc không cần nắm giữ cổ phần 14 Loại hình doanh nghiệp cổ phần hóa mà Nhà nước lấy lại toàn bộ vốn bằng cách bán toàn bộ doanh nghiệp cho người lao động Chúng ta biết rằng dù dưới hình thức nào khi chuyển sang công ty cổ phần là tạo ra các doanh. .. phần vốn của Nhà nước để lại cho doanh nghiệp trong quá trình bán nhằm tạo ra một lượng cổ phiếu không chia dành cho người lao động (nghĩa là vốn Nhà nước nhưng được hưởng cổ tức)… Theo đó Nhà nước giành 30% tài sản của doanh nghiệp để hình thành các cổ phần ưu đãi cho người lao động Điều này trong thực tế hiện nay các doanh nghiệp được cổ phần hoá thì tỷ lệ đó thậm chí còn cao hơn khi tạo ra các cổ. .. vững chắc cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước từ ĐHVIII của Đảng đã khẳng định cổ phần hoá “…không phải để tư nhân hoá” Thế nhưng, chính sự khác nhau về quá trình dẫn đến sự hình thành các Công ty cổ phần theo trình tự khách quan và trong thực tiễn cải cách doanh nghiệp nhà nước ở nước ta đã làm cho không ít người (kể cả trong và ngoài nước) lầm tưởng rằng, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là... trách nhiệm đầy đủ của người lao động, cổ đông, hội đồng quản trị của công ty cổ phần vừa bảo đảm quản lý một cách dân chủ, nâng cao hiệu quả sử dụng những tài sản của doanh nghiệp, trong đó có một phần đáng kể hay cổ phần chi phối sở hữu nhà nước Từ sở hữu của của một chủ sở hữu là nhà nước đối với tài sản của doanh nghiệp sau khi chuyển sang CTCP thì chuyển thành hình thức đa sở hữu, nhưng tựu chung... toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do DN quản lý Luật Doanh nghiệp nhà nước (năm 2003) định nghĩa: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn [43] Luật Doanh nghiệp (năm 2005) áp dụng chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, ... chỉ có một số hình thức cụ thể như sau: Các hình thức cổ phần hóa trong đó nhà nước đều có tham gia cổ phần, như giữ nguyên giá trị của doanh nghiệp, kêu gọi thêm vốn bằng cách phát hành cổ phiếu; hoặc vừa bán một phần vốn vừa phát hành thêm cổ phiếu; Bán một phần tài sản của doanh nghiệp dưới hình thức bán cổ phiếu; CPH một bộ phận của doanh nghiệp tuỳ theo đặc thù của quy trình công nghệ, CPH một công... nhân lên sở hữu tập thể của các cổ đông Còn ở nước ta, việc thiết lập mới các công ty cổ phần hay Cổ phần hoá một số doanh nghiệp Nhà nước hiện nay không phải là tư nhân hoá mà là sự hình thành các doanh nghiệp đa sở hữu cho mọi thành phần kinh tế có thể tham gia, hợp tác cùng chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ rủi ro thị trường và cùng hưởng lợi trong điều kiện có Đảng Cộng sản lãnh đạo, Nhà nước XHCN quản... động trong sản xuất, kinh doanh bị “bó buộc” bởi nhiều quy chế xuất phát từ quyền sở hữu của nhà nước Sự độc quyền của các DNNN được pháp luật bảo vệ Tất cả điều này đã làm triệt tiêu động lực kinh tế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DNNN, làm kết quả hoạt động của chúng yếu kém triền miên Hai là, do hoạt động kém hiệu quả nên các DNNN đã trở thành gánh nặng cho ngân sách nhà nước Nhà nước . điểm của Đảng về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước ta 31 1.3.3. Quá trình thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước ta 36 1.4. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau. nhà nước sau cổ phần hóa ở nước ta 63 1.5. Những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở nước ta 68 1.5.1. Nhận thức về mô hình doanh nghiệp cổ phần hoá 68 1.5.2. Doanh. quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa trong thời gian tới ở Việt Nam 90 2.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa

Ngày đăng: 09/07/2015, 17:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • BẢNG QUY ƯỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1. Một số vấn đề lý luận về công ty cổ phần và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

  • 1.2.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhà nước

  • 1.3. Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước ta

  • 1.4.1. Những thành tựu đã đạt được

  • 1.5.1. Nhận thức về mô hình doanh nghiệp cổ phần hoá

  • 1.5.2. Doanh nghiệp cổ phần và môi trường hoạt động

  • 1.5.3. Quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hoá

  • 2.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa trong thời gian tới ở Việt Nam

  • 2.2.2. Những giải pháp vi mô nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ở nước ta trong thời gian tới

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Phụ lục

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan