1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sự vận dụng những hạt nhân hợp lý của nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta hiện nay

8 1K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 72,5 KB

Nội dung

Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng khẳng định một trong năm quan điểm cơ bản tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa :“Quyền lực nhà nước

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước đã được hình thành và phát triển từ thời cổ đại Bước vào thời kì chuẩn bị cho cách mạng tư sản, lý luận phân quyền phát triển mạnh mẽ Học thuyết phân chia quyền lực do các nhà lí luận chính trị-pháp lí tư sản đưa ra khi giai cấp tư sản đang đẩy mạnh cuộc đấu tranh phá bỏ chế độ phong kiến Nó đã trở thành vũ khí tư tưởng có hiệu quả cho cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản Nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản

Vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước luôn là vấn đề phức tạp và có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ hệ thống chính trị, hình thức chính thể, cấu trúc tổ chức

bộ máy nhà nước và đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của quốc gia Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng khẳng định một trong năm quan điểm cơ bản tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa :“Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”

Để xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước theo quan điểm của Đảng, nhất thiết phải xác định rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, đồng thời xác định rõ sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước thống nhất

Nhằm góp phần nhận thức đúng đắn và đem lại những hiểu biết sâu sắc hơn

về nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước trong tổ chức và hoạt động của bộ

máy nhà nước Việt Nam hiện nay, em xin lựa chọn đề tài “Sự vận dụng những hạt nhân hợp lý của nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước trong tổ chức

và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta hiện nay”

Đây là lần đầu tiên làm bài tập lớn học kì, do điều kiện thời gian cũng như

trình độ am hiểu về vấn đề này còn hạn chế, nên bài viết chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót Em kính mong nhận dược những ý kiến phê bình, đánh giá của các thầy cô giáo để đề tài này được hoàn thiện hơn và đem lại những kinh nghiệm quý báu cho em trong những lần viết sau Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn đã giảng giải trong các tiết học

và trong các giờ tư vấn để giúp em hoàn thành tốt bài tập này

Trang 2

1 Nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước.

Quyền lực nhà nước là quyền lực của giai cấp (hoặc liên minh giai cấp) thống trị, được thực hiện bằng cả một hệ thống chuyên chính do giai cấp đó lập ra Quyền lực nhà nước được thực hiện bằng nhiều công cụ khác nhau Quyền lực nhà nước được tổ chức thành cả một hệ thống thiết chế và có khả năng vận dụng các công cụ của Nhà nước để buộc các giai cấp, tầng lớp xã hội khác phục tùng

ý chí của giai cấp thống trị

Quyền lực nhà nước được sinh ra từ những mâu thuẫn đối kháng giai cấp Không có đối kháng giai cấp thì không có quyền lực nhà nước Mặt khác, bản thân quyền lực nhà nước có mâu thuẫn bên trong của nó Trong quyền lực nhà nước có sự đan xen nhất định quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền với quyền lực chính trị của một số giai cấp khác trong xã hội

Trong lịch sử loài người, tổ chức quyền lực nhà nước luôn là vấn đề phức tạp nhất, là nguyên nhân và mục đích của hầu hết các cuộc chiến tranh, các cuộc cách mạng xảy ra trong xã hội, là vấn đề cơ bản của mọi nền chính trị thế giới Trong lịch sử đã hình thành hai nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức quyền lực nhà nước là nguyên tắc tập quyền và nguyên tắc phân quyền Theo quan điểm của các tác giả học thuyết phân quyền thì nội dung của nguyên tắc này thể hiện:

 Quyền lực nhà nước phải được phân chia thành các quyền khác nhau và

do các cơ quan nhà nước khác nhau nắm giữ

 Cần có sự chuyên môn hoá trong việc thực hiện quyền lực nhà nước, nghĩa là mỗi cơ quan công quyền chỉ chuyên trách và thu hẹp hoạt động của mình vào việc thực hiện chức năng riêng của mình, không xâm lấn sang hoạt động của các cơ quan khác Mục đích của việc tách biệt các quyền lực trên là nhằm ngăn chặn sự độc tài chuyên chế trong việc thực hiện quyền lực nhà nước

 Cần phải đảm bảo sự cân bằng quyền lực giữa ba cơ quan nhà nước tối cao nắm giữ ba nhánh quyền lực bằng một hệ thống kiềm chế và đối trọng, sao cho không một cơ quan nào thâu tóm toàn bộ quyền lực nhà nước, lấn át hoạt động của cơ quan khác và cũng không một cơ quan nào có thể nằm ngoài sự giám sát, kiểm tra của cơ quan khác Các cơ quan tối cao đứng đầu các nhánh quyền lực đều phải hoạt động trên cơ sở Hiến pháp

Quyền lực nhà nước gồm ba bộ phận chủ yếu cấu thành: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp

Quyền lập pháp là quyền làm luật và sửa đổi luật, huỷ bỏ, bãi bỏ luật, theo

nghĩa rộng, bao gồm cả quyền lập hiến (làm và sửa đổi hiến pháp) hay nói chung là quyền quyết định các công việc của cả nước dưới hình thức văn bản pháp luật Chủ thể của lập pháp là Nghị viện hoặc quốc hội Khi xã hội loài người phát triển đến chủ nghĩa tư bản, nghị viện mới xuất hiện và thực hiện chức năng lập pháp Việc làm luật là chức năng cơ bản nhất của cơ quan quyền lực nhà nước và để đảm bảo thực hiện chức năng làm luật, trên thực tế, song song với chức năng làm luật còn có chức năng giám sát việc thực hiện các văn bản luật mà Nghị viện thông qua

Từ khi Nghị viện ra đời, không có một đạo luật nào có thể được ban hành nếu không có sự xem xét, phê chuẩn của Nghị viện Về nguyên tắc, Nghị viện tư sản

Trang 3

có thể thông qua bất cứ một đạo luật nào để điều chỉnh bất cứ một quan hệ xã hội nào, nếu Nghị viện cho rằng việc điều chỉnh quan hệ xã hội đó bằng luật là cần thiết Tuy vậy, trong tình hình mới, quan điểm trên không còn đứng vững nữa Nghị viện chỉ được thông qua những đạo luật mà nội dung của nó không can thiệp qua sâu vào lĩnh vực hành pháp Hơn thế nữa, cơ quan lập pháp phải chịu sự giám sát của nhân dân và chịu sự tác động nhất định của cơ quan hành pháp và tư pháp để đảm bảo cho công tác lập pháp thể hiện đúng tinh thần pháp luật, phản ánh ý chí chung và mọi hoạt động của cơ quan lập pháp cũng phải tiến hành đúng chức năng, thẩm quyền trong khuôn khổ pháp luật

Quyền hành pháp là một trong ba bộ phận của quyền lực nhà nước, là khái

niệm chung dùng để chỉ một bộ phận (nhánh , loại) quyền lực đặc thù, quyền lực thi hành pháp luật và phản ánh mối quan hệ quyền lực ở cấp độ cao nhất giữa các bộ phận hợp thành của quyền lực nhà nước nói chung Chủ thể của quyền hành pháp là Chính phủ (nói đầy đủ là của cơ quan hành pháp ở trung ương), tính chất điển hình của cơ quan hành pháp là chấp hành Quyền hành pháp dù được quan niệm là quyền thi hành pháp luật và được trao cho Chính phủ thực hiện, nhưng trong chức năng của mình, Chính phủ và các cơ quan hành pháp còn có quyền lập quy Vai trò của các quan hành pháp còn thể hiện ở việc tham gia vào quá trình sáng tạo pháp luật

Quyền tư pháp là quyền nắm giữ pháp luật, bảo vệ công lý Sự độc lập của

Toà án trước lập pháp và hành pháp là một trong những bảo đảm quan trọng trong việc bảo đảm quyền bình đẳng, quyền tự nhiên của con người, nhất là trong việc chống lại tình trạng chuyên chế, tham nhũng, lợi dụng quyền lực của nhà cầm quyền Đối tượng của hoạt động xét xử dần dần được mở rộng Đến chủ nghĩa tư bản, hoạt động xét xử cũng được áp dụng cho các quan chức cao cấp, kể cả nguyên thủ quốc gia Phạm vi xét xử của Toà án không chỉ gồm các hoạt động thi hành luật, mà với sự phát triển ngày càng cao của dân chủ, Toà án còn xem xét cả những hoạt động ban hành các văn bản pháp luật Trong hoạt động xét xử của mình, các Thẩm phán phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc xét

xử gọi là thủ tục tố tụng và tuân theo triệt để nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Ngoải ra, với mục đích đảm bảo tính công bằng, còn có nguyên tắc hai cấp xét xử để tránh sự oan sai, hay nguyên tắc khi xét xử có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân, nghĩa là bảo đảm cho những người dân không phải là Thẩm phán cũng thừa nhận hành vi phạm tội của bị cáo

Như vậy, cần phải khẳng định rằng ba bộ phận của quyền lực nhà nước có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhưng vẫn có tính độc lập tương đối giữa chúng Nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước được coi là hòn đá tảng của nền dân chủ tư sản Mặt tích cực của học thuyết này thê hiện ở chỗ nó ngăn được sự chuyên quyền rất dễ phát sinh ở xã hội mà sự thống trị thuộc về thiểu số ít người trong xã hội Về mặt lịch sử, học thuyết này đã giúp giai cấp tư sản đấu tranh có hiệu quả để chống chế độ quân chủ chuyên chế trong điều kiện tương quan lực lượng chưa ngả hẳn về phía giai cấp tư sản Trong điều kiện hiện nay, thuyết phân chia quyền lực thực tế không phát huy được tác dụng trước đây của nó Xu hướng tập trung hoá quyền lực đã hạn chế mặt tích cực của học thuyết này

Trang 4

Trong các nhà nước tư sản hiện đại, khó có thể tìm thấy sự phân chia rạch ròi quyền lực nhà nước theo ba hệ thống như vậy Sự tồn tại của chế định quyền phủ quyết của nguyên thủ quốc gia đối với các quyết định của nghị viện có thể nói lên điều đó

2 Sự vận dụng những hạt nhân hợp lý của nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay.

Dựa trên những hạt nhân hợp lý của nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước, bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa được tổ chức theo nguyên tắc nhà nước

là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Tư tưởng này đã được thể chế hoá vào Hiến pháp 1992 (sửa đổi) tại Điều 2: “Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” Khác với nhà nước tư sản, Việt Nam tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc thống nhất quyền lực, không phân lập mà phân công hợp lý và phối hợp chặt chẽ các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Mỗi quyền lực phát huy hiệu lực của mình, không xâm phạm quyền lực khác và cũng không bị xâm phạm bởi quyền lực khác Xét từ góc độ

cơ cấu tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đòi hỏi phải thực hiện sự phân công, phân định rõ chức năng và lĩnh vực hoạt động của các cơ quan nhà nước Mỗi loại hình cơ quan phải có vị trí tương đối độc lập trong bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng, nhiệm

vụ của mình theo đúng Hiến pháp, các luật về tổ chức và hoạt động các cơ quan nhà nước Bản thân sự phân công quyền lực mang trong mình nó cơ chế tổ chức – pháp lý về mối liên hệ và ràng buộc lẫn nhau giữa các thiết chế quyền lực tối cao nhằm mục đích vừa bảo đảm cho mỗi loại hình cơ quan nhà nước tương đối độc lập, vừa bảo đảm sự thống nhất của quyền lực nhà nước Cơ chế phân công càng chặt chẽ, hợp lý thì quyền lực nhà nước càng thống nhất Ở đây cần nhấn mạnh ba khía cạnh trong cơ chế phân công quyền lực nhà nước:

 Một là, sự phân công quyền lực giữa các cơ quan nhà nước thể hiện ở sự phân định chức năng, nhiệm vụ của mỗi loại hình cơ quan nhà nước Sự phân định này càng rõ ràng, cụ thể thì hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước càng được nâng cao, không một cơ quan nhà nước nào có thể thâu tóm toàn bộ quyền lực nhà nước vào tay mình và cũng không cho pháp sự lấn át chức năng giữa chúng Vì vậy, sự phân công quyền lực nhà nước là cơ sở để thực hiện tốt nhất quyền lực nhà nước là thống nhất

 Hai là, sự phân công quyền lực nhà nước còn bao hàm cả sự phối hợp quyền lực Xét về bản chất, việc phối hợp các cơ quan nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước thống nhất cũng là sự phân công quyền lực Sự phân công ba

Trang 5

nhánh quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp) trong nhà nước Việt Nam thể hiện ở chỗ: quyền lực nhà nước là thống nhất, là sự thể hiện ý chí của nhân dân

và dựa trên chủ quyền của nhân dân, nhưng mỗi nhánh quyền lực được phân công thực hiện các dạng hoạt động độc lập là:

- Nhánh quyền lập pháp – hoạt động làm luật

- Nhánh quyền hành pháp – hoạt động thực thi pháp luật

- Nhánh quyền tư pháp – hoạt động xét xử nhằm bảo vệ pháp luật, bảo vệ các quyền tự do của công dân, các lợi ích của Nhà nước và xã hội

Sự phối hợp các nhánh quyền lực trong nhà nước pháp quyền được điều chỉnh một cách nhịp nhàng và đồng bộ trên cơ sở các quy định của pháp luật, chẳng hạn, các quyền của công dân được nhánh quyền lực lập pháp ghi nhận trong Hiến pháp, trong đạo luật bằng hoạt động lập pháp thì sẽ được thực thi trong đời sống hàng ngày thông qua hoạt động của nhánh quyền lực hành pháp

và được bảo vệ bằng hoạt động của nhánh quyền lực tư pháp

 Ba là, sự phân công quyền lực không thể thực hiện một cách cứng nhắc

mà luôn song hành với sự phối hợp tạo thành sự thống nhất quyền lực nhà nước

Sự phân công và phối hợp phải được xác định một cách uyển chuyển, linh hoạt, sinh động nhằm đạt được sự thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước

Nội dung của nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công

và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp ở Việt Nam thể hiện trước hết ở chỗ quyền lực nhà nước luôn thuộc về nhân dân Nhân dân là chủ thể duy nhất thực hiện quyền lực nhà nước Đây là cơ sở vững chắc nhất để chúng ta xác định tính thống nhất của quyền lực nhà nước Đây cũng là nền tảng để hình thành bộ máy nhà nước phục

vụ lợi ích của nhân dân và do đó, các cơ quan nhà nước được nhân dân trao quyền bằng cách cử những người đại diện cho mình đảm nhiệm các công việc của nhà nước

Mặt khác, quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân, nhưng lại thống nhất vào Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nhân dân thông qua phổ thông đầu phiếu trao quyền lực của mình cho Quốc hội Quyền lực nhà nước thống nhất tập trung vào Quốc hội nhưng được phân công cụ thể, rành mạch, trong đó:

- Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, “là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến

và lập pháp”, “thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước” (Điều 1 Luật tổ chức Quốc hội ngày 25/12/2001) Quốc hội do nhân dân trực tiếp bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, được phân công thực hiện quyền lập pháp

Trong sự phân công quyền lực, cần quan niệm đúng Quốc hội là cơ quan hiến định thống nhất các quyền nhưng không thực thi cả ba quyền Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền đồi hỏi Quốc hội phải tập trung thực hiện quyền lập pháp

Trang 6

Để phối hợp tốt trong hoạt động lập pháp, bảo đảm cho các đạo luật có chất lượng và khả năng thực thi trong cuộc sống, việc soạn thảo phần lớn các dự luật đều do Chính phủ đảm nhiệm, trình ra Quốc hội

- Chính phủ thực hiện quyền hành pháp Chính phủ là cơ quan hiến định nắm quyền hành pháp Sự phân công như vậy là phù hợp, bảo đảm quyền lực nhà nước thống nhất vào Quốc hội Sự phân công đố là rất cần thiết để xây dựng một nền hành chính quốc gia luôn luôn ổn định, thống nhất, thông suốt từ trung ương đến cơ sở và có hiệu lực Nền hành chính quốc gia phải thoả mãn được những yêu cầu của công dân trên mọi lĩnh vực, phục vụ công dân một cách không vụ lợi, bảo đảm cuộc sống của toàn xã hội trong khuôn khổ pháp luật, bảo đảm việc tôn trọng Hiến pháp và pháp luật Hệ thống cơ quan hành chính phải được tổ chức và điều hành theo một kỷ luật chung thống nhất từ trung ương xuống địa phương, cơ sở mới có thể giả quyết tốt những công việc cụ thể phục

vụ nhân dân như việc cho phép (kinh doanh, cấp đất, xây nhà, chứng thực ), việc kiểm tra (khám xét, kiểm kê, kiểm soát ), việc xử lý (phạt, đình chỉ, thu hồi, cấm,tịch thu ) Đây là những việc liên quan trực tiếp đến đời sống của từng công dân cụ thể

Sự phân công chặt chẽ rõ ràng đó chỉ có thể đạt được trên thực tế nếu có sự giám sát lẫn nhau Giám sát là rất cần thiết nhưng giám sát không phải là đối trọng, đối lập lẫn nhau Sự giám sát thể hiện: Chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội những hoạt động của mình, Quốc hội chất vấn và ra những nghị quyết về công tác của Chính phủ, Quốc hội có thể tín nhiệm hay không tín nhiệm Chính phủ hoặc cá nhân Bộ trưởng

- Toà án nhân dân cùng với Viện Kiểm sát nhân dân được phân công thực hiện quyền tư pháp Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của quyền lực nhà nước Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; không phụ thuộc vào các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội, cũng không phụ thuộc vào toà án cấp trên của mình.Việc Kiểm sát nhân dân thực hiện quyền công tố và kiểm soát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, góp phần cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất Đồng thời, trước khi quyết định những vấn đề quan trọng, cần có chế độ bàn bạc tập thể

Có thể mô hình hoá yêu cầu tổ chức quyền lực nhà nước chặt chẽ và phân công phối hợp giữa các nhánh quyền lực trong sự thống nhất quyền lực vào Quốc hội như sau: quyền lực nhà nước thống nhất vào Quốc hội và phân công Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, Toà

án và Viện kiểm sát thực hiện quyền tư pháp; Quốc hội giám sát hoạt động tối cao đối với những người lãnh đạo do mình bầu ra, Toà án và Viện Kiểm sát; Quốc hội chất vấn và tỏ thái độ tín nhiệm, không tín nhiệm đối với Chính phủ; Quốc hội bầu nhân sự cấp cao của Chính phủ, Toà án và Viện Kiểm sát; Chính phủ, Toà án và Viện Kiểm sát báo cáo hoạt động thường kỳ trước Quốc hội

Về các cơ quan nhà nước ở địa phương, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp đặt dưới sự chỉ đạo của các cơ quan chính quyền cấp trên, phải phục tùng mọi quyết định của chính quyền trung ương Trong phạm vi quyền hạn được pháp luật quy định, các cơ quan nhà nước ở địa phương có quyền chủ động

Trang 7

phát huy sáng kiến, đề ra các biện pháp để thi hành pháp luật, quyết định, chỉ thị cấp trên nhưng tuyệt đối không được đặt ra những quy định trái với văn bản pháp luật và các văn bản khác của chính quyền cấp trên Điều 123, 124 Hiến pháp 1992 (sửa đổi) quy định: “Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là

cơ quan chấp hành của Hội Đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp Uỷ ban nhân dân gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Uỷ viên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là đại biểu Hội đồng nhân dân Trong trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ có thể điều động, bổ nhiệm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên có thể điều động, bổ nhiệm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; trong trường hợp bổ nhiệm, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân

Hiện nay, để hoàn thiện cơ chế thực hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp,cần tiếp tục đổi mới bộ máy nhà nước theo các phương hướng cơ bản: bảo đảm các điều kiện để Quốc hội luôn được hình thành trên nền tảng dân chủ rộng rãi, có như thế Quốc hội mới thê hiện được đầy đủ tính chất đại biểu cao nhất của nhân dân và tính chất quyền lực nhà nước cao nhất, đồng thời mới thực hiện tốt nhất hoạt động lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước và thực hiện có hiệu quả chức năng giám sát; xác định rõ vị trí của Chính phủ, bảo đảm cơ cấu Chính phủ phải tinh, gọn, đủ khả năng thực hiện hoạt động hành pháp có hiệu lực và hiệu quả cao, xây dựng một nền hành chính hiện đại, mạnh mẽ, rộng khắp; quy định thẩm quyền của Toà án phù hợp hơn và đảm bảo các điều kiện để Toà án nhân dân tối cao tập trung thực hiện nhiệm vụ tổng kết, hướng dẫn Toà án nhân dân các cấp áp dụng pháp luật thống nhất trong cả nước

3 Kết luận

Việc tổ chức hệ thống quyền lực nhà nước theo nguyên tắc quyền lực thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp

là một đặc trưng cơ bản của Nhà nước Việt Nam Đó là sự phân công và phối hợp dựa trên cơ sở tổ chức lao động (quyền lực) khoa học để tránh sự trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn trong việc thực hiện ba quyền với những chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, bảo đảm sự vận hành nhịp nhàng, đồng bộ của cả bộ máy nhà nước trong quá trình thực thi quyền lực mà nhân dân trao cho nhà nước Như vậy, những hạt nhân hợp lý của nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước đã được vận dụng hiệu quả để đem lại hiệu quả trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay

Trang 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật - Nhà xuất bản công an nhân dân, 2009

2/ Hỏi đáp những tri thức cơ bản môn lý luận nhà nước và pháp luật - Nhà xuất bản tư pháp

3/ Những vấn đề cơ bản của môn học lý luận chung về nhà nước và pháp luật - Nhà xuất bản Công an nhân dân

4/ Hiến pháp Việt Nam 1992

5/ Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX

6/ Luật tổ chức Quốc hội 2001

7/ Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước – Nhà xuất bản tư pháp

8/ Thống nhất phân công và phối hợp quyền lực nhà nước ở Việt Nam – Nhà xuất bản tư pháp

9/ Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Nhà xuất bản Khoa học xã hội 2001 10/ Nguồn tin trên Internet

Ngày đăng: 10/08/2014, 09:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w