1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TƯ SẢN.

9 1,5K 24
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 129,5 KB

Nội dung

Nhà nước là một thiết chế đặc biệt của xã hội. Lịch sử đã chứng kiến rất nhiều công lao trong việc duy trì và phát triển xã hộ

Trang 1

A/ LỜI MỞ ĐẦU.

Nhà nước là một thiết chế đặc biệt của xã hội Lịch sử đã chứng kiến rất nhiều công lao trong việc duy trì và phát triển xã hội loài người cũng như sức mạnh đàn áp, nô dịch gây không ít đau đớn cho nhân loại của nhà nước Cùng với sự hình thành và phát triển của nó, việc nghiên cứu các tư tưởng về nhà nước luôn chiếm một vị trí quan trọng bậc nhất trong lịch sử tư tưởng chính trị loài người Trong số các

tư tưởng ấy, tư tưởng phân chia quyền lực của nhà nước luôn là một vấn đề phức tạp và nhận được nhiều

sự quan tâm từ các nhà khoa học, nghiên cứu

Bài tiểu luận của em sau đây nhằm mục đích đi tìm hiểu những nét bao quát nhất về tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước đề cập dưới góc độ vận dụng tư tưởng này trong tổ chức và hoạt động của

bộ máy nhà nước tư sản

B/ NỘI DUNG CHÍNH.

I/ KHÁI QUÁT CHUNG.

1 Quyền lực nhà nước.

a Khái niệm:

Quyền lực được hiểu là sức mạnh mà ở đó một chủ thể (1 cá nhân, tổ chức hay toàn xã hội) có thể

bắt các chủ thể khác phải phục tùng ý chí của mình Trong xã hội có giai cấp thì chủ thể có đủ khả năng chỉ huy và phối hợp hoạt động của tất cả các chủ thể khác chính là nhà nước nên quyền lực nhà nước là quan trọng nhất

Từ đây có thể hiểu rằng, quyền lực nhà nước chính là sức mạnh của nhà nước có thể bắt các chủ

thể khác trong quốc gia từ các cá nhân, tổ chức đến mọi tầng lớp hay giai cấp trong xã hội phải phục tùng ý chí của nó Vai trò của quyền lực nhà nước hết sức quan trọng, nó có thể điều hòa xung đột giữa các giai cấp cũng như thực hiện và bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị Thêm vào đó, nhà nước có thể điều hành, tổ chức và quản lí xã hội, thiết lập, bảo vệ và củng cố trật tự xã hội, làm xã hội phát triển theo chiều hướng mà mình mong muốn

b Cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước:

Cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước trong thực tế rất đa dạng tùy theo hình thức chính thể của mỗi nhà nước Song tựu chung lại có thể khái quát thành hai cơ chế cơ bản, đó là tập quyền

và phân quyền

Tập quyền là cơ chế mà quyền lực nhà nước thuộc về một cá nhân hoặc một cơ quan và cá nhân

hay chính cơ quan ấy có thể chi phối sự hình thành và hoạt động của các chức vụ nhà nước hoặc các cơ quan nhà nước khác

Phân quyền là cơ chế mà quyền lực nhà nước được phân tách thành các quyền lập pháp, hành

pháp và tư pháp và các quyền này được phân chia tương ứng cho các cơ quan nhà nước khác nhau Các

cơ quan ấy có thể có chung hoặc không có chung nhân viên với nhau, ngang bằng nhau và khá độc lập với nhau hoặc phụ thuộc nhau ở một mức độ nhất định, có thể chịu trách nhiện trước nhau; trong hoạt động có thể kiềm chế, kiểm soát hoặc đối trọng nhau để ngăn chặn sự lạm quyền, độc tài trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước song lại phối hợp với nhau để tạo nên sự thống nhất quyền lực nhà nước

2 Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước.

a Khái niệm:

Rõ ràng, cơ chế phân quyền nói trên chính là nền tảng, cơ sở của “tư tưởng phân chia quyền lực

nhà nước” (hay “tư tưởng phân quyền”) Nói cách khác, tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước chính là

tổng thể các quan điểm về việc chia tách quyền lực nhà nước thành các loại quyền lực khác nhau, về cơ chế vận hành của từng loại và mối quan hệ theo hướng ngăn cản, kiềm chế, kiểm soát hoặc đối trọng nhau giữa các loại quyền lực ấy trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước.

b Sự xuất hiện và phát triển:

Trang 2

Quá trình xuất hiện và phát triển của tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước là một quá trình hết sức lâu dài, trải qua các giai đoạn: thời kì cổ đại, thời kì cách mạng tư sản ở Tây âu và cho tới ngày nay,

tư tưởng này thể hiện ở trong bộ máy nhà nước của hầu khắp các nước tư sản trên thế giới

Mầm mống của tư tưởng phân quyền nảy sinh ở Hy Lạp, thể hiện qua những cải cách bộ máy nhà nước hết sức tiến bộ của Ephialtes (TK V tr.CN) và Pericles (495-429 tr.CN), 2 nhà chính trị tài ba Vào thời kì của Ephialtes ở Athens, quyền lập pháp thuộc về Hội nghị nhân dân, quyền hành pháp thuộc về Hội đồng nhân dân gồm 500 viên chức và quyền tư pháp thuộc về Toà án nhân dân gồm 6000 người Ở

La Mã từ TK VI dến TK I tr.CN, tình hình diễn ra tương tự như Athens, họ đã xây dựng 1 nền cộng hòa

áp dụng phương pháp chia quyền và phân quyền khéo léo nhờ xây dựng được 1 Hiến pháp riêng với 3 cơ quan quyền lực cao nhất là Hội nghị công dân (gồm 3 hội nghị khác nhau), Viện nguyên lão và Nhà nước La Mã Nói đến tư tưởng phân quyền thời cổ đại phải kể tới Aristote (384-322 tr.CN) Ông là nhà

tư tưởng đầu tiên trình bày một cách rõ ràng tư tưởng phân quyền và khái quát mối quan hệ giữa chúng Qua các giai đoạn của thời kì phong kiến với quyền lực đều theo cơ chế tập quyền, đến thời kì cách mạng tư sản ở Tây âu thì tư tưởng phân quyền của Aristote được “phục hưng”, kế thừa và phát triển

ở một trình độ cao hơn bởi các học giả như John Locke (1632-1704), Montesquieu (1689-1755) và các tác giả khác Tìm hiểu tư thưởng của John Locke, ta sẽ thấy đây là 1 tư tưởng được hình thành dựa trên

cơ sở 1 sự suy diễn pháp lí diễn dịch từ thực tế sinh động của lịch sử kết hợp với sự kế thừa từ các bậc tiền bối thì ở Montesquieu lại là “một quy tắc của nghệ thuật chính trị, một thủ đoạn chính trị, hơn nữa, một bí quyết chính trị và đồng thời, nguồn cảm hứng suy luận chính là sự quan sát Hiến pháp nước Anh, chính thể nước đó thời bấy giờ”, tất nhiên là trên cở sở kế thừa người đi trước Ngoài ra còn một số tác giả khác như Rousseau (1712-1778) hay Kant (1724-1804) đã góp phần hoàn thiện thêm tư tưởng này dù không cụ thể và toàn diện được như Montesquieu

Sau các tác giả trên đây cho đến ngày nay, dường như loài người chỉ quan tâm đến việc “vật chất hóa” hay “hiện thực hóa” tư tưởng phân quyền hơn là tiếp tục trình bày những lí luận về nó Dù thế, tư tưởng chia quyền quyền lực vẫn được thể hiện rõ nét và hoàn thiện trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản đương đại

c Ưu điểm và hạn chế:

Về ưu điểm, khái quát mà nói, đây là một tư tưởng dân chủ, nhân đạo và tiến bộ vì nó phục vụ đắc

lực cho cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài, chuyên chế, sự lạm quyền trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước, bảo vệ tự do cho con người Phân quyền là để đảm bảo cho quyền lực nhà nước không

những không tập trung trong tay một tổ chức hay cá nhân nào mà còn bị kiềm chế, kiểm soát Nhờ đó mà hạn chế được quyền lực của chính quyền, phát triển các kỹ năng chuyên môn, gia tăng tính hiệu quả và tác dụng của chính quyền Từ đó khẳng định được vị trí và vai trò của mỗi ngành trong cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước và việc đảm bảo tự do cho nhân dân Vì thế, phân quyền chỉ thích hợp với chế độ dân chủ, chỉ có thể hiện diện và tồn tại trong chế độ ấy Bằng chứng là nó được ghi nhận trong những văn bản có hiệu lực tối cao của nhiều nhà nước

Tuy nhiên, hạn chế của tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước là nó không thể áp dụng một cách

triệt để hay tuyệt đối trung thành với lí thuyết trong tổ chức bộ máy nhà nước Nếu như áp dụng triệt để

thì sẽ dấn đến sự cô lập, tách biệt hoàn toàn hoặc mâu thuẫn với nhau trong hoạt động của các cơ quan nhà nước Thực tế đã chứng minh điều này, thể thức cô lập hoàn toàn các quyền đã đưa đến tình trạng bế tắc hay mâu thuẫn giữa hành pháp và lập pháp như trong bối cảnh thời kì cách mạng Pháp Trong chính quyền đó, người ta đã áp dụng triệt để phân quyền tới mức không có công quyền nào tiếp xúc với công quyền nào Đây là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Pháp lúc bấy giờ Từ những lí do đó, việc áp dụng triệt để tư tưởng phân quyền khó có thể bảo đảm được sự thống nhất của quyền lực nhà nước – một tất yếu khách quan cho sự tồn tại của thiết chế này Ngoài ra, mỗi quốc gia có một điều kiện,

hoàn cảnh riêng nên việc áp dụng nguyên tắc phân quyền không thể theo nguyên mẫu mà phải có những

biến dạng của nó, tùy theo điều kiện và giai đoạn phát triển mỗi nước

II/ SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG TỔ CHỨC

VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TƯ SẢN.

Trang 3

1 Lí do vận dụng tư tuởng phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nuớc tư sản

Về mặt lí luận, các học giả tư sản coi tư tuởng phân quyền là hòn đá tảng của nền dân chủ tư sản và hết sức quán triệt nó trong bộ máy nhà nuớc Trong điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của thời đại mình, những nguời sáng lập ra thuyết phân chia quyền lực cho rằng cần phải hạn chế sự độc quyền bằng việc không tập trung quá nhiều quyền lực nhà nuớc vào tay một cơ quan nhất định bằng việc kiểm soát và khống chế lẫn nhau giữa các hệ thống cơ quan nhà nuớc khác nhau Đây là một điểm đáng ghi nhận của

tư tuởng phân chia quyền lực nhà nuớc

Về mặt lịch sử, học thuyết phân chia quyền lực nhà nuớc đã giúp cho giai cấp tư sản đấu tranh hiệu quả để chồng lại chế độ quân chủ chuyên chế trong điều kiện tuơng quan lực luợng chưa ngã hẳn về phía giai cấp tư sản Đến thời kì của chủ nghĩa tư bản, với những đóng góp to lớn của tư tuởng này, giai cấp

tư sản tiếp tục áp dụng tư tuởng phân quyền vào trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nuớc mình

2 Tư tưởng phân quyền trong bộ máy nhà nước tư sản nói chung.

Tư tưởng phân quyền đã xuất hiện từ thời cổ đại, trải qua một giai đoạn bị quên lãng khi chủ nghĩa tập quyền và tư tưởng phong kiến làm bá chủ đã được gây dựng trở lại vào thời kì cách mạng tư sản.

Song có lẽ đến tận ngày nay, cùng sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản hiện đại thì tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước mới trở nên toàn diện hơn cả

a Phân quyền ngang:

Hầu hết các nhà nước tư sản ở thời kì cách mạng tư sản và thời kì hiện đại đều có một điểm chung khi áp dụng tư tưởng phân quyền, thể hiện ở sự phân chia quyền lực nhà nước theo chiều ngang Theo cơ chế phân quyền thì quyền lực nhà nước được phân tách thành 3 loại quyền khác nhau là quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp và ba loại quyền này được chia tương ứng cho các cơ quan nhà nước khác nhau Trong đó, nghị viện là cơ quan đại diện cao nhất của nhà nước tư sản, nắm quyền lập pháp Quyền hành pháp nằm trong tay chính phủ cùng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước Còn lại, quyền tư pháp tập trung trong tay hệ thống cơ quan xét xử (tòa án) Tất nhiên sự phân quyền này phải bảo đảm quyền lực giữa các cơ quan có sự cân bằng, không có loại quyền lực nào vượt trội hơn; các cơ quan quyền lực có sự kiềm chế, giám sát và đối trọng nhau để không xảy ra tình trạng lạm quyền và bảo

vệ được các quyền tự do dân chủ của nhân dân

Ngày nay, tùy theo các hình thức chính thể của các nhà nước tư sản khác nhau mà dẫn tới việc áp dụng tư tưởng phân quyền ở những mức độ khác nhau Đại diện cho các mức độ ấy là sự mềm dẻo trong chính thể cộng hòa đại nghị, sự cứng rắn trong chính thể cộng hòa tổng thống và sự trung gian trong chính thể cộng hòa hỗn hợp Bên cạnh đó, thời kì hiện đại chứng kiến một số thay đổi trong phân quyền ngang ở một số bộ máy nhà nước tư sản: sự phát triển thêm các nhánh quyền lực mới thuộc quyền lực nhà nước Ví dụ ở một số nước Mĩ Latinh áp dụng hình thức tứ quyền, nghĩa là ngoài 3 quyền cơ bản kể trên còn xuất hiện thêm quyền “bầu cử” thuộc về Hội đồng bầu cử cấp độ toàn quốc Hoặc theo Hiến pháp Nicaragoa năm 1986, ngoài bốn quyền này còn thêm quyền “kiểm tra” do tổng thanh tra nhà nước

và bộ máy dưới quyền ông ta đảm nhận

b.Phân quyền dọc:

Sự phân quyền dọc này cũng là điểm tiến bộ của việc áp dụng tư tưởng phân quyền thời hiện đại so với thời kì cách mạng tư sản trước đây: quyền lực nhà nước được phân chia giữa các cơ quan trung ương với địa phương Theo đó, nhà nước trung ương chỉ giữ lại những thẩm quyền quan trọng nhất như các quyền về chủ quyền quốc gia, thực hiện và bảo đảm pháp luật hay đảm bảo sự thống nhất giữa chính quyền các địa phương, … Nhà nước sẽ xác định các thẩm quyền trao cho cơ quan địa phương với điều kiện phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định, trong đó có thể kể đến như: hoạt động của cơ quan địa phương phải thể hiện được ý chí, nguyện vọng của cộng đồng dân cư ở địa phương đó, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, chịu sự giám sát của chính quyền trung ương Ngoài các cơ quan quản lý còn

có các cơ quan do dân cư hợp thành, trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra cũng tham gia vào cơ chế vận hành

bộ máy chính quyền địa phương Việc tổ chức các cơ quan này mang nhiều tính chất tự quản Khi hoạt động, các đơn vị hành chính theo quy định của pháp luật có quyền thành lập các hội đồng tự quản của đia phương chịu sự kiểm tra của đại diện cơ quan quyền lực nhà nước cấp trên Ở những nơi theo cơ cấu

Trang 4

tự trị, chính quyền địa phương buộc phải có một cơ quan ra nghị quyết và một cơ quan thi hành các nghị quyết đó giống như mô hình nghị viện và chính phủ Nói cách khác, đây là cách chia quyền của chính quyền trung ương cho chính quyền địa phương dựa theo địa giới hành chính - lãnh thổ

Để xem xét cụ thể hơn, ta sẽ đi tìm hiểu sự thể hiện và áp dung tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước theo chiều ngang ở một số nhà nước tư sản có các hình thức chính thể khác nhau.

3 Sự phân quyền mềm dẻo ở những nước theo chính thể đại nghị.

Chính thể đại nghị (kể cả quân chủ và cộng hòa) là một mô hình nhà nước áp dụng tư tưởng phân chia quyền lực 1 cách mềm dẻo Nó được thể hiện ở chỗ lập pháp và hành pháp không hoàn toàn độc lập

mà có mối liên hệ mật thiết, song giữa chúng vẫn có sự phối hợp với nhau Tư pháp độc lập với hành pháp trong hoạt động song không hoàn toàn độc lập trong tổ chức và hoạt động với lập pháp Điển hình với mô hình này là các nước Đức, Áo, Phần Lan, Italia, Anh, Nhật, Thụy Điển, …

Quyền hành pháp do 2 bộ phận nắm giữ là nguyên thủ quốc gia (tổng thống hoặc nhà vua) và chính phủ (thủ tướng và nội các) Quyền lực nhà vua bị hạn chế trong cả 2 lĩnh vực hành pháp và lập pháp, chỉ còn mang tính chất hình thức, nghi lễ hay tượng trưng, ví dụ như ở Anh, Nhật ngày nay Tổng thống do nghị viện bầu ra được Hiến pháp quy định khá nhiều quyền song trên thực tế không có thực quyền, không trực tiếp tham gia giải quyết các công việc của nhà nước Tổng thống bổ nhiệm các thành viên của chính phủ không theo ý kiến từ mình mà từ đại diện của đảng hoặc liên minh các đảng có đa số ghế trong nghị viện Nguyên thủ quốc gia có đặc quyền “vô trách nhiệm” về chính trị đồng thời có quyền giải tán nghị viện trước thời hạn Do đó, chính phủ mới có thực quyền hành pháp Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ và cũng là người đứng đầu bộ máy hành pháp, là lãnh tụ của đảng cầm quyền, chủ trì các cuộc họp nội các, quy định các chính sách, lựa chọn nội các và toàn quyền chỉ huy quân sự Mọi hoạt động của nguyên thủ quốc gia chẳng qua là sự phê chuẩn các hoạt động đã rồi của chính phủ

Nghị viện có quyền lực tối cao, đặc biệt là quyền lập pháp Ví dụ, ở Đức, nghị viện Liên bang có độc quyền lập pháp trong một số lĩnh vực như: ngoại giao, quốc tịch, tụ do cư trú, đi lại, tài chính, thuế quan, bưu điện, … Bên trong nghị viện cũng có sự phân chia quyền lực Theo đó, quyền lập pháp của Hạ viện bị hạn chế trong phạm vi quyền lực của Thượng viện Nghị viện có toàn quyền trong việc làm luật

và xây dựng các đạo luật Ở Anh vào năm 1688, luật Hiến pháp quy định, nghị viện có thể “thông qua bất

cứ một đạo luật nào để điều chỉnh bất cứ một quan hệ xã hội nào, nếu Nghị viện cho rằng việc điều chỉnh quan hệ xã hội đó bằng luật là cần thiết” Ngoài ra, chính phủ do nghị viện lập ra và chịu sự giám sát của nghị viện Các bộ trưởng hay nội các phải chịu cả trách nhiệm liên đới lẫn cá nhân trước nghị viện Tuy nhiên, giữa 2 quyền này vẫn có sự phối kết hợp với nhau, thể hiện qua một số điểm sau Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nghị viện và lập pháp; chính phủ thành lập dựa trên cơ sở của lập pháp

và được trình bày dự án, chính sách trước lập pháp; cơ quan lập pháp và hành pháp có thể thể có chung nhân viên với nhau Đây chính là dấu hiệu của chế định chính phủ - cơ sở của chế độ đại nghị: lập pháp

là quan trọng nhất, hành pháp luôn phải có được sự tín nhiệm từ nghị viện và lập pháp Trong trường hợp không có được sự tín nhiệm này hoặc kết quả hoạt động của chính phủ không được nghị viện thông qua, điều này sẽ gây nên mâu thuẫn giữa chính phủ và nghị viện thậm chí hậu quả có thể là khủng hoảng chính trị Chính phủ phải ra đi để nghị viện thành lập một chính phủ mới Đây là chế định bất tín nhiệm chính phủ Cụ thể, hiến pháp tư sản quy định việc việc sử dụng chế định này rất khắt khe Ví dụ, sáng kiến đặt vấn đề tín nhiệm phải thu được số lượng chữ kí rất lớn so với các sáng kiến của pháp luật Ở Italia, phải có ít nhất 1 trên 10 tổng số hạ nghị sĩ đồng ý kí tên và trong mỗi khóa họp, Hạ nghị viên không được không được đặt vấn đề bất tín nhiệm quá 1 lần Mặt khác, chế định này được kìm chế bởi quy định giải tán nghị viện, trong trường hợp không tìm được chính phủ mới thì nghị viện, lập pháp sẽ bị giải tán Bởi lẽ, theo các nhà tư sản, nếu cứ để cho nghị viện có quyền lật đổ chính phủ mà không có sự chế ngự nào sẽ phát sinh ra một thứ độc tài mới như thứ độc tài cá nhân của chủ nghĩa phong kiến trước đây Hiến pháp một số nước tư sản đã quy định: nghị viện có thể bị nguyên thủ quốc gia với tư cách một người đứng đầu nhà nước giải tán theo yêu cầu của thủ tướng hoặc theo sáng kiến của mình sau khi tham

Trang 5

khảo ý kiến của thủ tướng Hoặc là, nếu một nghị sĩ muốn chất vấn hay đặt vấn đề gay gắt như bất tín nhiệm chính phủ thì rất có thể chính phủ lại đặt vấn đề giải tán nghị viện trước

Bên cạnh đó, quyền tư pháp thuộc về hệ thống tòa án, cơ quan xét xử Tòa án hoạt động theo nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Dựa vào pháp luật và Hiến pháp, tòa án có thể tác động tới hoạt động của chính phủ và nghị viện Ví dụ, ở Đức, tòa án Hiến pháp có thể kiềm chế lập pháp qua việc giải quyết kháng nghị chống lại quyết định của Hạ viện, kiềm chế hành pháp thông qua việc tước cương

vị Tổng thống liên bang hoặc quy định không cho tiếp tục giữ cương vị của mình khi xác định được rằng Tổng thống liên bang cố tình vi phạm Hiến pháp hoặc pháp luật Một mặt, tòa án độc lập trong hoạt động song vẫn chịu ảnh hưởng từ chính phủ trong tổ chức Đơn cử đó là việc bổ nhiệm, thăng chức cho các thẩm phán Và dĩ nhiên, vai trò kiềm chế của hành pháp với tư pháp cũng được thể hiện qua điều này

Tóm lại, ưu điểm của sự phân quyền mềm dẻo này là dễ dang tạo ra sự bình ổn trong đời sống chính trị đất nước nhưng nhược điểm lại là sự bị động, thiếu linh hoạt trong vai trò của nguyên thủ quốc gia và không đảm bảo được sự độc lập, cạnh tranh, kìm chế - đối trọng giữa hành pháp và lập pháp Từ

đó biến nghị viện và chính phủ từ chỗ thể hiện sự phân chia quyền lực thành hai cơ quan thực hiện chính sách của đảng cầm quyền.

4 Sự phân quyền cứng rắn ở những nước theo chính thể cộng hòa tổng thống.

Trong chính thể cộng hòa tổng thống, tư tưởng phân quyền được áp dụng ở mức độ cứng rắn với các đặc trưng là các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp độc lập với nhau trong hoạt động nhờ không

có sự chung nhân viên giữa chúng, đồng thời có sự ngăn cản, kiềm chế lẫn nhau theo nguyên tắc “quyền lực ngăn cản quyền lực” Hành pháp thuộc về nguyên thủ quốc gia và không phải chịu trách nhiệm trước lập pháp Sư phân quyền đã được ghi nhận trong Hiến pháp Đại diện điển hình cho mức độ áp dụng này là nhà nước Mỹ.

Ở Mỹ, Tổng thống vừa là người đứng đầu quốc gia, vừa là người đứng đầu chính phủ (không tồn tại thủ tướng) và là trung tâm của bộ mày nhà nước Quyền hành pháp nằm hoàn toàn trong tay Tổng thống Nghị viện có toàn quyền lập pháp, quyền làm ra mọi đạo luật cần thiết để thực hiện quyền lực của mình và đề nghị sửa đổi Hiến pháp Trong khi đó, quyền tư pháp thuộc về tòa án Điều này đã được chứng minh cụ thể trong Khoản 1 Hiến pháp Liên bang của Mỹ

Giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp ở Mỹ luôn có sự độc lập trong hoạt động của nhau Điều đó thể hiện trước tiên trong việc bầu cử Tổng thống Mỹ và nghị viện được bầu gián tiếp thông qua cử tri nên có thể độc lập với nhau Tổng thống chịu trách nhiệm trước cử tri mà không chịu trách nhiệm trước nghị viện Về mặt pháp lý, nghị viện có toàn quyền nêu sáng kiến xây dựng pháp luật còn tổng thống thì không Tổng thống không có quyền giải tán nghị viện trước thời hạn và nghị viện không có quyền lật đổ chính phủ Mặt khác, giữa các cơ quan này không bao giờ có chung nhân viên với nhau Tổng thống thành lập nội các từ số chính khách không phải là nghị sĩ để bảo đảm sự độc lập giữa nghị viện và chính phủ Tổng thống cũng tự mình lựa chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm các bộ trưởng còn nghị viện chỉ phê chuẩn các quyết định đó Nói cách khác, nghị sĩ không được kiêm nhiệm các chức sắc trong bộ máy hành pháp hay người muốn làm bộ trưởng phải nghỉ nghị sĩ hoặc ngược lại Bên cạnh đó, với tư cách là

cơ quan xét xử, hệ thống tòa án Mỹ được pháp luật trao quyền năng độc lập để giữ thế “kiềng ba chân” trong việc thực hiện quyền lực nhà nước, độc lập với hành pháp và lập pháp trong hoạt động, thậm chí

nó còn độc lập với cả dân chúng Bởi lẽ Thẩm phán được bầu ra bằng con đường bổ nhiệm và sau khi bổ nhiệm có thể được giữ chức vụ suốt đời nếu như Thẩm phán đó giữ được phẩm chất và đức hạnh xứng đáng Theo Hamilton, một trong những nhà sáng lập ra Hiến pháp Mỹ, cho rằng nhiệm kì suốt đời của Thẩm phán là một sự bảo đảm cho độc lập của ngành tư pháp

Tuy nhiên, việc phân quyền cứng rắn còn thể hiện ở cơ chế “kìm chế, đối trọng” giữa các loại quyền lực nhà nước

Như đã nói ở trên, Tổng thống không được quyền nêu sáng kiến luật pháp nhưng lại có quyền phủ quyết các dự luật mà nghị viện thông qua Ví dụ, quyền phủ quyết các dự án luật được Quốc hội thông qua tại điều 1, khoản 7 Hiến pháp Mỹ: “ Tất cả các dự án luật được Hạ viện và Thượng viện thông qua,

Trang 6

trước khi ban hành luật sẽ phải đệ trình lên Tổng thống Hợp chủng quốc Tổng thống tán thành dự luật sẽ

kí vào dự luật đó Nếu không, ông ta sẽ gửi trả lại với lời bác cho viện đã khởi xướng dựa án luật đó Viện này phải ghi lại tường tận các bác luận vào sổ hoạt động của nghị viện và xem xét lại dự luật đó Nếu sau khi đã xem xét lại, dự án luật sẽ được truyền đạt cùng với các điều bác luận của Tổng thống tới viện thứ hai và nếu 2 phần 3 viện này cùng tán thành thì dự án luật đó mới trở thành luật…” Mặt khác, điều 2, khoản 2 Hiến pháp Mỹ cũng ghi nhận rằng các quan chức cao cấp của Nhà nước liên bang, từ bộ trưởng đến thẩm phán tối cao hay đại sứ được Tổng thống bổ nhiệm, chỉ thực hiện nhiệm vụ khi có sự phê chuẩn của Thượng viện Bên cạnh đó, nghị viện có quyền khởi tố và xét xử Tổng thống hay các thành viên chính phủ theo thủ tục “đàn hạch” khi những người này vi phạm công quyền Năm 1974, do

vụ Watergate, Tổng thống Nixon đã xin từ chức sau khi ủy ban tư pháp của Hạ viện kiến nghị luận tội trước khi toàn bộ Hạ viện bỏ phiếu thông qua biên bản luận tội

Mặt khác, các Tòa án tối cao có quyền xét xử các hành vi vi hiến của quốc hội hay chính phủ Song trong lĩnh vực tư pháp, Thượng viện có độc quyền xét xử các vụ án nhân viên chính quyền (kể cả Tổng thống) lạm dụng công quyền Các vụ án ấy do Hạ viện khởi tố và xét xử, Thượng viện có quyền cách chức hoặc truất quyền đảm nhận chức vụ của bị cáo, sau đó trao trả lại cho 1 tòa án thuộc ngành tư pháp Trong lịch sử Mỹ, Hạ viện có 17 lần thông qua các biên bản luận tội, 13 trong số 17 người bị kết tội là Thẩm phán tối cao và 7 người bị Thượng viện luận tội Đôi khi, chiều theo ý Nghị viện và Tổng thống, với những vấn đề chính trị, quân sự, đối ngoại thì tòa án thường từ chối xét xử

Trên thực tế, không phải lúc nào nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước cũng được tuân thủ chặt chẽ Mặc dù được Hiến pháp quy định về toàn quyền lập pháp song Tổng thống Mỹ thường can thiệp rất sâu vào quá trình xây dựng pháp luật của nghị viện như việc vạch ra chu trình làm luật hàng năm hay yêu cầu các nghị sĩ thuộc đảng của mình trình bày dự án luật theo ý Tổng thống trước quốc hội Tuy vậy, mô hình này cũng đạt được nhiều ưu điểm Đó là hạn chế được sự làm dụng quyền lực của bất kì ngành quyền lực nào Hiến pháp đã chỉ ra được cơ chế kìm kẹp, đối trọng – một trong những hạt nhân hợp lí của tương tưởng phân quyền Lịch sử cho thấy, người Mỹ không bao giờ áp dụng thái quá

sự phân quyền hay cơ chế kìm nén, đối trọng để các ngành quyền lực mâu thuẫn, đi ngược lại lợi ích dân tộc Ngày nay, giữa lập pháp và hành pháp vẫn có sự nhường nhịn để tiếp tục điều chỉnh đất nước.

5 Sự phân quyền trong chính thể cộng hòa hỗn hợp.

Đây là dạng chính thể kết hợp giữa cộng hòa đại nghị và cộng hòa tổng thống Điển hình cho dạng chính thể này là các quốc gia: Pháp, Nga, Hàn Quốc, Singapore, Bồ Đào Nha, Phần Lan,…Ở đây, nguyên tắc phân chia quyền lực vừa được áp dụng một cách mềm dẻo vừa có sự điều hòa, phối hợp giữa các ngành quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp

Đặc trưng cơ bản là sự độc lập của hành pháp với lập pháp cao hơn trong chính thể cộng hòa đại nghị nhờ không có sự chung nhân viên giữa chúng Ví dụ như ở Pháp, khi nghị sĩ được cử làm bộ trưởng trong chính phủ thì họ có thời gian một tháng để chọn lựa giữa hai chức vụ bộ trưởng và nghị sĩ Hết thời gian này nếu họ được cử làm thành viên của chính phủ thì vị trí của họ tại thượng viện hay hạ viện sẽ được thay thế bằng người dự bị đã được bầu qua tổng tuyển cử

Tuy nhiên, sự độc lập giữa hành pháp và lập pháp lại thấp hơn trong chính thể cộng hòa tổng thống

vì chính phủ và quốc hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình làm luật Nghị viện có quyền giám sát hoạt động của chính phủ Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nghị viện và nghị viện có thể lật đổ chính phủ Ngược lại, nghị viện cũng có thể bị giải tán trước thời hạn hay bị kiểm soát ngân sách bởi chính phủ

Quan hệ hành pháp và lập pháp ở đây mật thiết hơn so với chính thể cộng hòa tổng thống vì quyền sáng kiến luật ở đây thuộc về cả chính phủ lẫn các nghị sĩ Ở Pháp, dự luật (do chính phủ đưa ra) hay đề nghị luật (do nghị sĩ đưa ra) có thể được đưa ra đệ trình trước thượng viện hay hạ viện Nếu như dự luật hay đề nghị luật ấy gặp phải mâu thuẫn giữa hai viện và sau 2 lần biểu quyết tại mỗi viện hoặc chính phủ tuyên bố tình trạng khẩn cấp thì Thủ tướng sẽ thiết lập Ủy ban hỗn hợp các nghị sĩ bằng nhau trong viện

đề nghị 1 phương án cho các điều khoản tranh luận Nếu như ủy ban trên không thống nhất thì chính phủ

Trang 7

sẽ kết thúc thảo luận bằng cách đề nghị nghị viện quyết định Hoặc chính phủ có thể rút lai các dự luật bất cứ lúc nào nếu không thấy thỏa mãn Ngoài ra, ở Pháp, nghị viện có thể đặt câu hỏi chất vấn các bộ trưởng, Tổng thống hay các thành viên chính phủ, thậm chí là khởi tố và xét xử Tổng thống, bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ khi họ phạm tội Việc xét xử thủ tướng chính phủ khi ông ta phạm tội còn nằm trong thẩm quyền của toà án và ngành tư pháp Ngoài ra, trong nội bộ chính phủ, tổng thống nắm quyền cao nhất của nhà nước, có ý nghĩa quyết định tới việc ban hành luật, nhưng trên thực tế, quyền lực nhà nước lớn hay không còn phụ thuộc vào việc ông ta và thủ tướng có cùng đảng phái hay không Nếu cùng đảng thì quyền lực Tổng thống là rất lớn do có sự hậu thuẫn của đa số trong quốc hội Ngược lại, khi khác đảng phái thì Tổng thống phải nhượng bộ thủ tướng trong vấn đề chính trị và cả hai phải chung sống hòa bình vì thủ tướng có chỗ dựa là đa số quốc hội Ví dụ ở Pháp là thế cân bằng giữa 2 loại chính thể nói trên thì ở Nga lại thiên về cộng hòa tổng thống

Có thể nói, chính thể cộng hòa lưỡng tính có ưu điểm là đảm bảo tính thực quyền, năng động quyết đoán và độc lập trong hoạt động của nguyên thủ quốc gia Nhờ thế mà tăng quyền lực và vai trò của hành pháp cũng như khẳng định năng lực của nguyên thủ quốc gia Từ đó tạo được sự độc lập, cạnh tranh và nâng cao vai trò tác dụng kiềm chế lẫn nhau giữa lập pháp và hành pháp Nhưng hạn chế của

nó là gây nên những biến động lớn trong đời sống chính trị đất nước khi 2 ngành quyền lực này vấp phải mâu thuẫn.

III/ MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.

Từ việc xem xét tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước ở các nước tư sản, ta có thể rút ra một số kết luận và bài học kinh nghiệm để áp dụng vào thực tiễn ở Việt Nam.

Việc phân chia quyền lực trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản là sự phân chia chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm hạn chế sựu lạm dụng quyền lực và bảo đảm cho sự hoạt động nhịp nhàng, không trùng lặp hoặc bỏ sót công việc của nhà nước Đây là một kinh nghiệm quý báu mà Việt Nam có thể học tập để tiến hành phân công rõ ràng đồng thời có sự điều hòa, phối hợp một cách chặt chẽ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước ta

Xu hương chung của các nước trên thế giới là xây dựng 1 quyền hành pháp mạnh và đề cao vai trò của người đứng đầu quyền này Cho nên để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, nhà nước

ta cũng phải tiến hành một cuộc cải cách để xây dựng một chính quyền hành pháp mạnh mẽ, tăng cường vai trò người đứng đầu nhà nước, đứng đầu chính phủ như vậy

Các cơ quan nhà nước, nhất là cơ quan hành pháp luôn luôn có nguy cơ lạm dụng quyền lực Vì thế, nhà nước ta cần tăng cường các thiết chế kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan hành pháp, đặc biệt là hoạt động của chính phủ Muốn vậy phải gấp rút hoàn thiện hai cơ quan thường trực quốc hội là thanh tra quốc hội và kiểm toán quốc hội

Mặt khác, để xây dựng nhà nước pháp quyền, tăng cường việc giám sát tính hợp hiến của văn bản pháp luật thì nhà nước ta cần thành lập Toà án Hiến pháp, Toà án xét xử các quan chức nhà nước vi phạm pháp luật Đồng thời, nhanh chóng xây dựng quốc hội thành quốc hội chuyên nghiệp, là cơ quan lập pháp hoạt động thường xuyên, của dân, do dân và vì dân

Phải mạnh dạn đổi mới luật bầu cử, theo đó nhân dân không những bầu cử trực tiếp các đại biểu quốc hội mà có thể bầu cử trực tiếp Chủ tịch nước Cần xem xét việc trao cho Chủ tịch nước nhiều quyền hạn hơn hay hợp nhất chức vụ Chủ tịch nước và Thủ tướng đảng cầm quyền

C/ KẾT LUẬN.

Trên đây là những nét khái quát nhất về tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước và sự áp dụng của

nó trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản Tư tưởng phân quyền này đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển hết sưc lâu dài, khởi nguồn từ thời kì cổ đại, bị lu mờ trong xã hội phong kiến rồi được phục hưng vào thời kì chủ nghĩa tư bản Đến ngày nay, nó vẫn là một nguyên tắc nòng cốt trong việc tổ chức và hoạt động của đa phần các bộ máy nhà nước Tùy từng quốc gia với những hình thức chính thể khác nhau mà tư tưởng phân quyền được áp dụng một cách hợp lí nhất Dù

Trang 8

cho còn tồn tài những điểm hạn chế nhưng tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước xứng đáng được coi

là một thành tựu trong lịch sử tư tưởng chính trị của nhân loại

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1 Giáo trình lí luận Nhà nước và Pháp luật – Trường đại học luật Hà Nội

(PGS TS Lê Minh Tâm – Chủ biên)

2 Nội dung cơ bản của môn học Lí luận Nhà nước và Pháp luật

(TS Nguyễn Thị Hồi và TS Lê Vương Long – Đồng chủ biên)

3 Giáo trình lí luận Nhà nước và Pháp luật

(PGS TS Nguyễn Văn Động)

4 Giáo trình lí luận chung về Nhà nước và Pháp luật – Khoa luật, Đại học QG Hà Nội

(PGS TS Hoàng Thị Kim Quế - Chủ biên)

5 Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước

(TS Nguyễn Thị Hồi – Nhà xuất bản Tư pháp)

6 Học thuyết phân chia quyền lực – sự áp dụng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước (Số 2/1998 – Tạp chí Nhà nước và Pháp luật)

7 Những hạt nhân hợp lí trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản

(Số 2/2004 – Tạp chí Nghiên cứu lập pháp)

8 Góp phần nhận thức về quyền lực nhà nước

(Số 1/2001 – Tạp chí Luật học)

9 Sự phân chia quyền lực nhà nước theo Hiến pháp của CHLB Đức

(Số 1(141)/2000 – Tạp chí Nhà nước và Pháp luật)

Ngày đăng: 11/04/2013, 17:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w