Đề tài về : Đặc điểm truyện ngắn Kim Lân
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐAI HỌC SƯ PHẠM - TP HỒ CHÍ MINH
±±±
ĐẶNG THỊ HUY LAM
ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN KIM LÂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 5.04.33
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PSG- TS TRẦN HỮU TÁ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH –2005
Trang 2DẪN NHẬP
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Làng Chợ Dầu, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là mảnh đất lắm nhân tài, nhiều văn nhân Chính mảnh đất tài hoa ấy đã đem đến cho văn học Việt Nam hiện đại một nhà văn có tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh ngày 1 tháng 8 năm
1920 Nhà văn ấy sau này lấy bút danh Kim Lân
Nhắc đến các cây bút nổi tiếng viết về nông dân và nông thôn Việt Nam, không thể không nhắc đến Kim Lân Ông đến với văn chương bằng sự say mê, ham thích như
lời ông tâm sự: “Viết văn, trước tiên tôi viết cho mình, cho những mơ ước, gửi gắm của chính mình Sau nữa, đó là những lời bộc bạch, tâm sự với bạn đọc những điều đang nhức nhối, đang thôi thúc” [19, 263] Tuổi thơ cơ cực, chịu nhiều thiệt thòi, Kim Lân
phải sớm vào đời để kiếm sống và ông viết văn cũng là để thể hiện mình Kim Lân viết văn khi vẫn còn là một anh thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong Kim Lân là người thông minh, ham hiểu biết và thích quan sát, do vậy ông đã tích luỹ được một vốn sống dày dặn, hiểu biết khá cặn kẽõ phong phú về nông thôn, đặc biệt là phong tục văn hoá của vùng Kinh Bắc quê hương ông Vốn sống ấy giúp Kim Lân sau này có những trang viết độc đáo, hấp dẫn nhưng mộc mạc, bình dị như chính cuộc sống
Kim Lân trình làng văn bằng truyện ngắn đầu tiên Đứa con người vợ lẽ đăng trên
tuần báo Trung Bắc chủ nhật (1942) và hơn hai mươi năm sau, ông có truyện ngắn
cuối cùng Bà mẹ Cẩn (1969) Đến nay, đã lâu lắm rồi, Kim Lân không sáng tác nữa
nhưng không ít độc giả vẫn tìm đến với các tác phẩm của ông vì nhiều lí do khác nhau Cả đời văn, Kim Lân chỉ chuyên viết truyện ngắn và viết về người lao động nghèo với tất cả tấm lòng đôn hậu của người con sinh ra từ đồng ruộng Trước Cách
Trang 3mạng tháng Tám, Kim Lân tạo được tiếng vang trên văn đàn văn học bằng một loạt truyện ngắn viết về phong tục tập quán và thú chơi đồng quê - mảng đề tài mà ông am
hiểu cặn kẽ Các truyện nổi tiếng như Con mã mái, Đôi chim thành, Đuổi tà, Chó
săn…… không chỉ giúp người đọc hiểu biết về những phong tục đất lề quê thói mà còn
yêu mến hơn những con người bình dị, trong sáng mà tài hoa Sau Cách mạng tháng Tám, Kim Lân ý thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của nhà văn Ông có những trang viết xuất sắc về sự đổi thay trong nhận thức, tình cảm cũng như sự đổi đời của người
nông dân, người lao động nghèo Truyện ngắn Làng và Vợ nhặt là hai truyện ngắn
viết sau Cách mạng tháng Tám Đó là hai truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại Hai tác phẩm này đã được tuyển chọn đưa vào dạy và học trong chương trình văn học ở các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông bên cạnh những tác phẩm của các tác giả văn học lớn
Tuy viết không nhiều nhưng “Quí hồ tinh bất quí hồ đa”, Kim Lân được xem là người có biệt tài viết truyện ngắn và đóng góp nhiều cho thể tài này Viết thay lời bạt trong Tuyển tập Kim Lân, nhà văn Trung Trung Đỉnh đã nhận xét độc đáo, sắc sảo về
truyện ngắn Kim Lân: “Những truyện ngắn Kim Lân thì quả là đặc sắc, tinh vi, ranh
mãnh, dồn nén và cả đáo để nữa” [62, 645] Một lời nhận xét như một sự gợi ý khiến
người yêu văn học, nghiên cứu văn học thích thú khám phá mà kiểm nghiệm cho nhận xét độc đáo đầy gợi mở này
II GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Để hoàn thành đề taì luận văn, chúng tôi đã khảo sát và nghiên cưú truyện ngắn
Kim Lân từ ba nguồn tài liêụ sau đây:
1-Tuyển tập Kim Lân do Lữ Huy Nguyên tuyển chọn, được nhà xuất bản Văn học ấn
hành năm 1996 Gồm 17 truyện ngắn
Trang 42- Kim Lân-Tác phẩm chọn lọc, ấn phẩm do nhà xuất bản Hội nhà văn mới phát hành
năm 2004 Gồm 23 truyện ngắn, nhiều hơn Tuyển tập Kim Lân 6 truyện nhưng lại
không có truyện Nỗi này ai có biết
3- Truyện Cô Viạ- một truyện ngắn do chúng tôi vừa sưu tầm được từ baó Trung Bắc
chủ nhật số 135, ngày 8-11-1942
Như vậy, tổng số tác phẩm Kim Lân được chúng tôi tập trung khảo sát và nghiên
cứu là 27 truyện ngắn, trong đó có 13 truyện viết trước Cách mạng tháng Tám và 14
truyện viết sau Cách mạng tháng Tám
III LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
3.1 Những ý kiến, nhận xét về truyện ngắn Kim Lân trước Cách mạng tháng Tám Trước Cách mạng tháng Tám, Kim Lân đến với làng văn bằng một loạt các
truyện ngắn như : Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Người kép già, Cô
Vịa… … Đó là những truyện ngắn viết về đề tài xã hội Nguyên Hồng - người bạn văn
của Kim Lân đã nhận xét về những truyện ngắn Kim Lân thời kì nàyï trong Những
nhân vật ấy đã sống với tôi rằng: “Từ giữa năm 1943- 1944 ấy, tôi được đọc mấy
truyện của Kim Lân Thoạt nhiên tôi chẳng những không để ý mà còn thấy cái tên Kim
Lân chương chướng thế nào ấy … Nhưng rồi, chỉ bập vào mấy truyện của anh mà tôi
thấy không phải loại ướt át một cách bợm bãi, trái lại nó có một cái gì chân chất của
đời sống và con người nghèo hèn, khổ đau, giọng văn nhiều rung cảm thắm thiết, đặc
biệt lại gần gũi với mình”[42,10] Xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa hiện thực
khách quan - nhà văn - tác phẩm, Nguyên Hồng đã có những nhận xét xuất sắc, chính
xác cảø về phương diện nội dung, tư tưởng lẫn giọng điệu văn chương của Kim Lân
Văn của Kim Lân có cái gì rất gần gũi, bình dị Đó là văn của một người viết về
chính cuộc sống mình, hàng xóm mình Kim Lân viết văn với ý nguyện rất đỗi giản dị
như lời nhận xét của nhà nghiên cứu văn học Trần Hữu Tá trong Từ điển Văn học, tập
Trang 51: “Kim Lân quan niệm viết văn như cách đòi cho mình một nhân phẩm, một chỗ đứng
trong cuộc sống nhỏ bé quẩn quanh của quê hương”[113,369}
Trong Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường phổ thông ( Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1997), Vũ Dương Quỹ đã nhận xét khá sắc sảo về nội dung, tư tưởng của
truyện ngắn Kim Lân: “Những truyện ngắn Kim Lân viết trước Cách mạng tháng Tám, bên những thân phận con người lam lũ vất vả, vẫn phập phồng trái tim yêu đời, những mong muốn tuy mơ hồ nhưng da diết, con người đối xử với nhau bao dung, nhân hậu hơn”
Trước Cách mạng tháng Tám, Kim Lân được đánh giá cao khi viết về mảng đề tài sinh hoạt văn hoá và phong tục làng quê Vũ Bằng khi đọc các truyện của Kim Lân đã
khen và khuyên Kim Lân nên viết về thú chơi thôn quê Các truyện Con Mã mái, Đôi
chim thành, Đánh vật, Chó săn… … lần lượt được đăng trên các Báo Trung Bắc chủ
nhật và Tiểu thuyết thứ bảy Nhận xét truyện ngắn viết về đề tài phong tục và thú chơi đồng quê của Kim Lân sau khi so sánh với truyện của các tác giả khác cùng chung đề
tài, Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định rõ: “ Văn Kim Lân tỏ ra độc đáo, hấp dẫn hơn khi ông viết về những cái gọi là “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng” và ông tiếp tục lí giải: “Sở dĩ có sự hấp dẫn, không phải vì ở đấy, những tập quán ngộ nghĩnh kì lạ, những thú chơi phiền phức, cầu kì được trình bày cặn kẽ, mà chính là nhờ nhà văn đã hiển hiện lên được những con người ở làng quê Việt Nam độc đáo kia, tuy nghèo khổ,
thiếu thốn mà vẫn yêu đời” [73, 64 ] Kim Lân thật may mắn khi được sinh ra và lớn
lên từ vùng quê Bắc Ninh, một vùng văn vật nổi tiếng của đất Kinh Bắc Chất tài hoa, sự lịch lãm, nề nếp cổ xưa dường như in đậm dâú ấn trong văn chương của ông Đọc truyện ngắn Kim Lân, chúng ta dễ bị cuốn hút bơỉ một thứ chất đồng bằng Bắc bộ kín đáo, dung dị và chín chắn Truyện ngắn Kim Lân vì thế cũng rất có ích cho những nhà
xã hội học muốn nghiên cưú, tìm hiểu về mảnh đất Kinh Bắc giàu truyền thống văn hóa
Trang 6Trong Tổng tập văn học Việt Nam, Nguyễn Đăng Mạnh một lần nữa nhận xét
tổng quát hơn về đặc điểm truyện ngắn Kim Lân trước Cách mạng tháng Tám và tấm
lòng nhân hậu của nhà văn: “Đó là những trang số phận của các đầu thừa đuôi thẹo được đưa từ các xó xỉnh tối khuất lên mặt giấy trắng chứa chất nhân thế, nhân tình, hoặc những trang tuy nghiêng nhiều về phía phong tục, trình bày cặn kẽ những thú chơi lành mạnh nhưng vẫn biểu hiện được một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám - những người sống vất vả, khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, thông minh, tài hoa”[73, 369]
Thành công của Kim Lân chủ yếu là do năng khiếu tài hoa và một vốn sống tự
nhiên mà theo Nguyên Hồng - tác giả cuốn Bước đường viết văn (năm 1970) đã từng khẳng định đó là một con người luôn luôn: “Một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thuỷ” của cuộc sống nông thôn trước Cách mạng tháng Tám
3.2 Những ý kiến đánh giá - nhận xét về truyện ngắn
Kim Lân sau Cách mạng tháng Tám
Trên báo Văn nghệ số 34 (1991), Trần Ninh Hồ đã có nhận xét thật xúc động:
“Tuy tầm vóc, vị trí mỗi nhà văn một khác nhưng Kim Lân cũng là một nhà văn thường đến với ta trong những khoảng chợt nhớ của đời người khó mà diễn đạt thành lời… Mỗi lần mở những trang viết ít ỏi ấy, ta lại cảm thấy không một bước ngoặt, một chặng đường nào của con người Việt Nam trong gần nửa thế kỷ qua mà Kim Lân không đả động tới dẫu chỉ bằng sự chạm trổ hết sức khiêm tốn: truyện ngắn” Đây có lẽ là lời
nhận xét của một người hiểu và cảm nhận sâu sắc truyện ngắn Kim Lân để rồi thấy rõ vai trò, tác dụng của những tác phẩm ấy với hiện thực khách quan
Trong Tác giả văn học Việt Nam, tập 2, với cái nhìn biện chứng sắc sảo và quan
điểm lịch sử, Nguyễn Đăng Mạnh đã đưa ra những lời nhận xét thuyết phục về đặc
điểm, vị trí của truyện ngắn Kim Lân: “Sau Cách mạng tháng Tám, ngòi bút Kim Lân tập trung vào phương diện xã hội chính trị, của đời sống nông dân gắn liền với vận
Trang 7truyện ngắn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại” [77, 49] Như vậy, cũng
giống bao văn nghệ sĩ khác, Cách mạng đã đem đến cho Kim Lân cảm hứng mới, ý thức hơn về trách nhiệm nhà văn trước cuộc sống cũng như tầm nhìn, tầm nghĩ của chính bản thân
Truyện Làng được viết và in năm 1948 trên Tạp chí Văn nghệ số đầu tiên ở
chiến khu Việt Bắc Tác phẩm này nhanh chóng được khẳng định và là một trong số không nhiều truyện ngắn thành công sớm nhất của văn học thời kì kháng chiến chống
Pháp (1946-1954) Cùng với Đôi mắt cuả Nam Cao, Thư nhà của Hồ Phương, Làng
của Kim Lân đã khai phá và mở ra những triển vọng tốt đẹp cho văn học kháng chiến
chống Pháp Làng là một truyện ngắn xuất sắc Kim Lân miêu tả và ca ngợi sự đổi mới
về nhận thức và tình cảm của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám
Sau truyện ngắn Làng, Kim Lân tiếp tục nổi tiếng với Vợ nhặt Tác phẩm được
nhà văn viết với sự xúc động mãnh liệt từ nạn đói khủng khiếp của dân tộc năm 1945 - nạn đói đã cướp mất một phần mười dân số ít ỏi của Việt Nam lúc bấy giờ Trong
Tiếng nói tri âm viết 1994, Trần Đồng Minh đã đánh giá, khẳng định vị trí của truyện
ngắn Vợ nhặt bằng sự so sánh văn học: “ Kim Lân chọn bối cảnh ấy (nạn đói 1945) cho truyện Vợ nhặt không nhiều dòng miêu tả trực tiếp nhưng là những dòng rất hiếm trong
văn chương từ đó đến nay Cái nghèo ở Ngô Tất Tố, cái đói ở Nam Cao khiến ta thương cảm muốn rơi nước mắt Cái đói và cái chết ở Kim Lân, khiến ta khiếp sợ, rụng rời”
[82,126]
Đặt trong mối liên hệ biện chứng và sự phát triển chung của văn học thời kì này,
Vũ Dương Quỹ đánh giá chân xác: “Vợ nhặt dường như đã mang nét mới của thời đại,
vượt lên trên chủ nghĩa nhân văn trong dòng văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám 1945” [89, 125] Đúng vậy, truyện ngắn này không một dòng tố cáo mà sức mạnh
tố cáo cứ dậy lên trên từng con chữ Số phận bi thảm của những con người nghèo đói,
Trang 8cuộc hôn nhân lạ lùng của Tràng chính là bản án đanh thép tố cáo tội ác hủy diệt của Pháp- Nhật
Trong Nghề văn cũng lắm công phu ( tái bản năm 2003), Nguyễn Khải, một
nhà văn nổi tiếng của văn học Việt Nam hiện đại tâm sự: “Về văn xuôi là nghề của tôi, trước sau tôi thần phục có ba người là ông Nguyễn Tuân, Nam Cao và Kim Lân Sau này viết lách được cái gì thường cũng lấy văn của ba ông làm chuẩn” Theo cách nói
của Nguyễn Khải, nhà văn Kim Lân được xếp vào hàng những nhà văn xuất sắc của
thế kỷ XX Chẳng thế mà Nguyễn Khải khi đọc Làng và Vợ Nhặt của Kim Lân đã
ngạc nhiên mà thốt lên rằng: “Đó là thần viết, thần mượn tay người để viết nên những trang sách bất hủ”
Khẳng định về tài năng viết truyện ngắn của Kim Lân, Hà Minh Đức viết trong
Nhà văn nói về tác phẩm : “Kim Lân là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc
của văn học Việt Nam hiện đại Kim Lân đã tạo được cách viết độc đáo Phải nói rằng Kim Lân viết không nhiều nhưng những sáng tác của ông đã gây ấn tượng với bạn đọc”
[19,31] Cả đời văn Kim Lân chỉ chuyên tâm viết truyện ngắn Truyện của ông thường tập trung miêu tả sinh hoạt làng quê và hình tượng người nông dân Nhưng thế giới
nghệ thuật của ông không vì vậy mà bị giảm sức sống và sự hấp dẫn Dù bao lớp bụi
phủ mờ thời gian, truyện ngắn Kim Lân đã và đang có vị trí xứng đáng trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
Sau khi dừng lại ở một số ý kiến nhận xét, đánh giá đáng chú ý của các nhà nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn, chúng tôi thấy về cơ bản các nhà nghiên
cứu đều có chung nhận xét: Kim Lân chỉ chuyên viết truyện ngắn và viết không nhiều nhưng nói đến những nhà văn viết truyện ngắn xuất sắc ở nước ta không thể không nhắc đến Kim Lân Mặc dù Kim Lân được đánh giá là người có tài viết truyện ngắn nhưng
những công trình nghiên cứu về tác phẩm của ông còn quá ít ỏi và mới chỉ là những bài viết, những ý kiến nhận xét chung chung hoặc chỉ tập trung nhận xét về hai truyện
Trang 9có hệ thống đặc điểm truyện ngắn Kim Lân Do đó luận văn chúng tôi không hẳn là hoàn toàn mới mẻ nhưng hi vọng sẽ góp thêm tiếng nói khẳng định vị trí xứng đáng của truyện ngắn Kim Lân trong văn học Việt Nam hiện đại
Luận văn của chúng tôi đã tiếp thu, vận dụng những ý kiến, đánh giá của các nhà nghiên cứu, đặt chúng vào trong một hệ thống chung khi khảo sát, phân tích, nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn Kim Lân
IV MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Khảo sát và nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn Kim Lân, trước hết có ý nghĩa thiết thực cho việc dạy và học tác phẩm Kim Lân trong nhà trường phổ thông Đồng thời nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn Kim Lân cũng chính là góp phần nghiên cứu phong cách một tác giả cụ thể của văn học Việt Nam hiện đại Trên cơ sở khảo sát, phân tích và nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn Kim Lân, chúng tôi hy vọng luận văn góp một phần nhỏ khẳng định vị trí, vai trò của Kim Lân đối với sự nghiệp phát triển truyện ngắn Việt Nam hiện đại nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung
V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Phương pháp loaị hình
Để có thể xác lập được những luận điểm, những nhận định có sức thuyết phục,
luận văn sẽ chú ý tới phương pháp loại hình để phân loại, thống kê các số liệu cụ thể một cách có hệ thống Tất nhiên chúng tôi hiểu rằng, mọi con số trong nghiên cứu văn học nói chung và nhất là nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn chỉ mang tính chất tương đối
5.2 Phương pháp so sánh
Nhằm phát hiện, khẳng định bản sắc riêng của truyện ngắn Kim Lân, luận văn của chúng tôi không thể không so sánh đối chiếu đặc điểm truyện ngắn của Kim Lân với đặc điểm truyện ngắn của một số nhà văn khác cùng thời, cùng viết về nông dân và nông thôn Việt Nam
Trang 105.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Đây là một phương pháp cơ bản và phổ biến trong nghiên cứu văn học nói chung
Chúng tôi đã vận dụng phương pháp này để phân tích, tổng hợp từ cấp độ câu văn, đoạn văn có tính chất tiêu biểu, điển hình để minh họa cho các luận điểm tổng hợp, trong luận văn
VI CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Cấu trúc luận văn ngoài phần dẫn nhập và phần kết luận, còn có phần nội dung gồm
ba chương:
+ Chương 1: Người lao động nghèo ở làng quê và
tấm lòng của nhà văn Kim Lân
+ Chương 2 : Nghệ thuật dựng truyện và xây dựng
nhân vật
+ Chương 3 : Ngôn ngữ và giọng điệu
Trang 11
Chương một:
NGƯỜI LAO ĐỘNG NGHÈO Ở LÀNG QUÊ VIỆT NAM
VÀ TẤM LÒNG CỦA NHÀ VĂN KIM LÂN
1.1 Hiện thực về làng quê Việt Nam và người lao động nghèo
Xã hội Việt Nam những năm 1940 – 1945 có rất nhiều biến động Đây là thời kì tiền khởi nghiã, là đêm trước của Cách mạng tháng Tám Hơn nữa, Nhật nhảy vào Đông Dương cấu kết với Pháp đàn áp phong trào cách mạng, bóc lột nông dân nên mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp trong xã hội trở nên gay gắt, quyết liệt Hoàn cảnh lịch sử - xã hội đầy biến động ấy đã tác động lớn vào tất cả các khuynh hướng văn học, trong đó có văn học hiện thực Thời kì này, các nhà văn hiện thực không thể phản ánh xã hội một cách trực diện mà phải lưạ chọn cách đi riêng : viết về phong tục, tập quán địa phương, đi sâu vào mối quan hệ làng xóm, gia đình với những câu chuyện thường ngày, thông qua số phận cá nhân khám phá thế giới nội tâm con người Bên cạnh những cây bút già dặn như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, trên văn đàn đã xuất hiện một đội ngũ nhà văn trẻ như Nam Cao, Nguyên Hồng, Bùi Hiển, Tam Kính, Phi Vân, Mạnh Phú Tứ, Tô Hoài và Kim Lân….…
Tuy nhiên, mỗi nhà văn ở mỗi hoàn cảnh, chịu sự ảnh hưởng của chủ nghĩa Lê Nin ở mức độ khác nhau, có cách nhìn, cách cảm khác nhau Do đó, các nhà văn khi viết về cuộc sống của dân quê đều có những cách tiếp cận riêng rẽ Các nhà văn trên mỗi người một vẻ đã đem lại sự phong phú đa dạng và nhiều màu sắc mới cho văn học hiện thực 1940- 1945
Kim Lân cũng chọn và viết về đời sống của nông thôn Việt Nam nhưng ông không dẫm đạp lên lối mòn xưa cũ mà những đàn anh như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan đã đi Kim Lân chủ yếu tiếp cận làng quê từ bình diện phong tục, sinh hoạt văn hoá và
Trang 12những câu chuyện bình dị hằng ngày Nhà văn đã có những trang viết mô tả rất chân thực, tinh tế và sống động những thuần phong mỹ tục của người làng quê sau luỹ tre làng Ông đã làm cho truyện ngắn của mình có cách hấp dẫn riêng từ chính những khám phá các giá trị văn hoá cổ truyền của vùng đất Kinh Bắc, quê hương ông
1.1.1 Phong tục và sinh hoạt văn hoá làng quê
Bất kì một nhà văn nào khi viết về hiện thực làng quê không nhiều thì ít đều đề cập, miêu tả đến những yếu tố phong tục, sinh hoạt văn hóa làng xã Bởi vì phong tục tập quán là cái đời thường, là đời sống tinh thần tồn tại và chi phối cuộc sống của người dân quê trong suốt chiều dài của thời gian, chiều rộng của không gian Trong văn học hiện thực Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, người đọc rất thú vị khi tìm thấy những nét văn hóa riêng biệt, những phong tục tập quán mang đậm sắc màu địa phương trong các tác phẩm văn học Đó là một Hải Phòng náo nhiệt trong tác phẩm của Nguyên Hồng; một vùng ven đô Hà Nội của nhà văn Tô Hoài; một Bùi Hiển với tập tục cổ hủ của người dân chài xứ Nghệ; một xứ Huế mộng mơ, dịu dàng, với giọng hò ngọt ngào của nhà văn Thanh Tịnh và một vùng sình lầy tận cùng phía Nam Tổ quốc của Phi Vân Kim Lân cũng góp một mảng màu vào bức tranh phong tục dân tộc bằng những nét văn hóa đặc trưng đậm màu sắc dân gian từ chính cuộc sống, sinh hoạt thường ngày của xứ sở Kinh Bắc quê hương ông
Truyện ngắn Kim Lân đã đem đến cho người đọc những thú vị bất ngờ và độc đáo Tiếp cận hiện thực làng quê từ hướng phong tục, ông đã đưa những chuyện hàng ngày, những sinh hoạt văn hóa bình dị và cả những thói tục vốn có của làng quê nghìn đời trở thành đối tượng phản ánh và khám phá trong truyện ngắn của mình Có thể nói trước Cách mạng tháng Tám, Kim Lân đã khẳng định mình trên văn đàn bằng những truyện ngắn viết về phong tục, sinh hoạt văn hoá làng quê Chính sự tiếp cận này đã thể hiện ý thức nghệ thuật sâu sắc của nhà văn Ý thức về giá trị văn hóa cổ truyền, ý thức bảo vệ, ngợi ca và tôn vinh sức sống, sức mạnh của văn hóa dân tộc Việt Nam
Trang 13Người Việt không ai không biết sự tích cây nêu nhưng tập tục đuổi tà trừ ma sống động, tươi rói sắc màu dân gian chỉ có thể được thưởng lãm qua trang viết của Kim
Lân Truyện ngắn Đuổi tà, ngay tựa đề cũng đã gợi lên sự tò mò về một tập tục kì lạ, ngộ nghĩnh nhưng lại rất quen thuộc của cư dân đồng bằng Bắc bộ Bằng sự quan sát
sắc sảo, cái nhìn hóm hỉnh và cảm thông, Kim Lân dường như hoá thân vào trang viết Ông miêu tả khá tỉ mỉ, tường tận từ việc sắp đặt đồ lễ cúng tế cho đến việc tiến hành
lễ nghi Việc đuổi tà hàng năm “có ảnh hưởng đến sự thịnh đạt, suy vi của dân làng sang năm mới tới đây” Rõ ràng đây là một thuần phong mĩ tục vì một mục đích cao
cả, thể hiện ước muốn về một cuộc sống bình an, thịnh vượng trong tương lai Một tập tục đã trở thành cố hữu mà dân làng ai cũng vui vẻ đóng góp thì tập tục đó đã gắn bó, ăn sâu bám rễ vào đời sống tâm linh, đời sống tinh thần của người dân quê Chẳng thế
mà khi buổi lễ tiến hành, mọi người đều hào hứng tham gia “ông Tự Năm cầm cành phan chạy ra đường cái Bốn cậu nhà oản với bốn chiếc bùa cái cũng lẽo đẽo theo sau Mấy bác tuần vừa quất vừa ném gạo muối đuổi Trẻ con, người lớn à à theo sau reo hò ầm ĩ Có người lượm đất, gạch ném theo sau Họ tin như thế là đang trục ma đói, ma khát ra khỏi làng, năm mới tới đây dân làng làm ăn mới thịnh đạt ” [62, 133]
Đuổi tà không phải là một truyện ngắn có đề tài phục cổ như Bút nghiên của Chu Thiên, Thanh đạm của Nguyễn Công Hoan cũng không phải là tác phẩm có ý nghĩa đả phá hủ tục như Việc làng, Tập án cái đình của Ngô Tất Tố Cái hay của truyện ngắn Đuổi tà chính là tập tục độc đáo được Kim Lân miêu tả gắn liền với niềm vui,
nỗi háo hức trong không khí thiêng liêng đón tết cổ truyền của dân tộc “Mọi người như yên lặng kính cẩn đón chờ cái năm mới rỡ ràng” Yêu quê hương, gắn bó và tự hào về
quê hương, nhà văn Kim Lân đã hiểu hết ý nghĩa sâu sắc của tết Nguyên đán đối với mỗi người dân đất Việt Tết là khoảng thời gian thể hiện đời sống tâm linh trong quan niệm tín ngưỡng đa thần của người Việt Việc đuổi tà đầu năm là một thuần phong mĩ tục có ý nghĩa nhân văn cao cả, là sợi dây vô hình gắn kết tình cảm của các thành viên
Trang 14trong cộng đồng với một niềm tin thiêng liêng không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân quê
Đi vào hiện thực làng quê từ bình diện phong tục, Kim Lân đã tiếp cận với con người làng quê mang bản sắc văn hóa làng truyền thống Hình ảnh người nông dân trên trang viết của Kim Lân khác xa với hình ảnh người nông dân dưới ngòi bút miêu tả của Tự lực Văn đoàn Họ không phải là những con người nghèo đói đến mức ngu
dốt, bẩn thỉu như Nhất Linh đã viết trong Hai vẻ đẹp: “Mỗi lần nhìn những người nhà
quê nhem nhuốm ngồi bệt xuống đất, bên những đống rác hôi hám, hàng bán lèo tèo mấy thứ quà vặt bẩn thỉu, đầy cát bụi và mỗi lần ngửi thấy mùi quần áo, mùi mồ hôi người lẫn với trăm nghìn thức mùi khác ở các hàng xông lên, Doãn có cái cảm tưởng khó chịu về sự bất di bất dịch của những xã hội quê, bao giờ cũng khốn nạn, cũng xơ xác” Đó là cái nhìn miệt thị có pha chút thương hại của tác giả Tự lực Văn đoàn
Những người vốn là các nhà văn Tây học, sống và lớn lên ở đô thị, trách sao được khi họ có cái nhìn phiến diện như thế đối với người nông dân Do vậy tiểu thuyết luận đề mà họ đưa ra cũng chỉ mang tính chất cải lương nửa vời
Với Kim Lân thì hoàn toàn khác, ông viết về người nông dân bằng những tình cảm
chân thật, tha thiết của “người con vốn sinh ra từ đồng ruộng” Người nông dân trên trang viết của Kim Lân không chỉ là người lao động suốt ngày “đầu tắt mặt tối”, “cày sâu cuốc bẫm” mà họ còn là những con người thông minh, tài hoa, say mê, vui nhộn
trong những sinh hoạt văn hoá, những thú chơi lành mạnh chốn hương thôn
Khác với những nhà văn cũng viết về phong tục như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Bùi Hiển, truyện ngắn Kim Lân trình bày miêu tả những sinh hoạt văn hóa ngộ nghĩnh, đáng yêu Ở đó người đọc không bắt gặp cái lo âu, sợï hãi vì gánh nặng của lệ làng, của hủ tục Người nông dân hòa vui vào không khí tưng bừng của lễ hội, đình đám để quên hết mọi âu lo, vất vả của cuộc sống thường ngày
Đọc truyện ngắn Cầu đánh vật, Thượng tướng Trần Quag Khải - Trạng vật, Ông
Trang 15làng quê nhàn nhạt buồn thường thấy trong các tác phẩm của Khái Hưng, Nhất Linh Với tài viết truyện ngắn của mình, Kim Lân đã giới thiệu đến bạn đọc những chiêu võ đẹp, thế võ hay của môn đấu vật cổ truyền dân tộc Hòa mình vào không khí lễ hội
náo nức, sôi động để thưởng lãm, để bình xét Hội vật tổ chức ở Kinh đô thì: “cờ xí, tàn quạt rợp trời Nam phụ lão ấu đứng vây quanh xem đông như kiến cỏ” [62,118] Hội vật ở làng tỉnh cũng đông vui rộn ràng: “Tiếng trống vật nổi lên dồn dập Người tứ xứ đổ về đông như nước chảy Người ta chen lấn nhau, quây kín quanh sới vật” [62, 287]
Nếu tranh dân gian đấu vật của làng Đông Hồ là bức tranh tĩnh thì những trang viết của Kim Lân về môn vật lại là bức tranh động, rực rỡ sắc màu dân gian, rộn rã âm
thanh, đa dạng về góc cạnh: “Dưới mái tam quan đền, những vuông nhiễu điều bay đỏ rực Các đô vật trong tỉnh cởi trần đóng khố ngồi hai bên xới Trên thềm cao, ông Cản Ngũ ngồi xếp bằng trên chiếc chiếu đậu trắng cạp điều Người ông đỏ như đồng tụ, to lớn, lẫm liệt Đầu ông buộc một vuông màu xanh lục giữ tóc, mình trần đóng khố, bao khăn vắt ” [62,288] Không chỉ miêu tả chân thực, sống động cách thức, trang phục mà Kim Lân còn am hiểu cả cử chỉ, hành động đầy khí khái của đô vật:“bước ra sới, xóc lại mảnh khố nhiễu xanh, tiến lên thềm tam đền, giơ bàn tay thô vụng vuốt dài trên mấy vuông giải nhất, miệng cừơi rất tươi ” [62, 288] là dấu hiệu thách thức, quyết tâm
giành giải của đô vật trước khi vào kèo
Nếu ngòi bút Nam Cao chủ yếu thiên về kể hơn là miêu tả, Thạch Lam ngược lại tả nhiều hơn kể, thì Kim Lân lại khéo léo hài hoà vừa tả vừa kể Những keo vật đẹp mắt, những thế vật bất ngờ hồi hộp được Kim Lân miêu tả như khắc như chạm Ngòi
bút của Kim Lân như một ống kính quay cận cảnh rõ nét đến từng chi tiết: “ Quắm Đen như con cắt luồn qua hai cánh tay ông Cản Ngũ ôm lấy một bên chân ông bóc lên Nhưng ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen mồ hôi mồ kê nhễ nhại dưới chân Lúc lâu, ông mới thò tay nắm lấy khố Quắm Đen nhấc bỗng anh ta lên, coi nhẹ như ta giơ một con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng vậy” [62,290] Mượn ngôn ngữ
Trang 16âu, mừng vui như đang trực tiếp tham gia cổ vũ cho những keo vật đẹp mắt Tác giả
như hoá thân vào những đô vật để đem tới những cảm nhận rất thực: “Trạng Sặc lúng túng xoay xoả Chỉ một lúc là ù tai hoa mắt Mồ hôi đổ ra như tắm Chân tay cuống quýt, đánh gỡ lạo chạo Trạng Kế nhanh cơ hội đưa tay phải lên bấu chặt lấy quai xanh, còn tay trái vít gáy kẻ địch ghìm xuống Trạng Sặc vùng vẫy cố gỡ nhưng không sao thoát được năm ngón tay như thép nguội kẹp chặt lấy xương quai xanh Da dẻ trạng Sặc tái dần tái dần và toàn thân run lên bần bật” [62, 120] Không am hiểu và yêu môn vật
truyền thống, tác giả khó có thể miêu tả được như thế!
Trân trọng nâng niu các giá trị văn hoá cổ truyền, Kim Lân không thể để mất đi những thú chơi lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc Những truyện ngắn Kim Lân viết về môn võ vật như món quà quê giúp bạn đọc thưỡng lãm một thú chơi dân dã của
người Việt, vừa để cổ vũ khích lệ cho môn vật cổ truyền của dân tộc Truyện Cầu
đánh vật, Thượng tướng Trần Quang Khải – Trạng vật, Ông Cản Ngũ là những
truyện ngắn Kim Lân lấy cảm hứng từ đề tài lịch sử, với tinh thần suy tôn những gía trị văn hóa dân gian đậm màu sắc dân tộc Cách khai thác truyện thông minh, tài hoa, kết hợp hài hoà giữa qúa khứ và hiện đại, ngôn từ vừa trau chuốt, vừa giản dị bình dân đã đem đến cho những truyện ngắn trên của Kim Lân vẻ đẹp riêng độc đáo
Kim Lân là người con của xứ sở Kinh Bắc, được thụ hưởng và nuôi dưỡng bởi dòng sữa ngọt của văn hóa làng quê, ý thức về giá trị văn hoá cổ truyền luôn tuôn chảy trong sáng tác của ông Kim Lân hiểu việc cần phải làm để giữ gìn và phát huy văn hoá cổ truyền của dân tộc Ngoài những truyện ngắn viết về đánh vật, Kim Lân đi sâu thể hiện những thuần phong mĩ tục qua những thú chơi đồng quê khác như: trồng
cây cảnh, nuôi gà chọi, thả chim bồ câu v.v… Có thể nói các truyện ngắn Đôi chim
thành, Con mã mái, Chó săn là những truyện ngắn thành công nhất viết về đề tài này
Nhận xét những truyện ngắn viết về các thú chơi của Kim Lân, nhà nghiên cứu văn
học Trần Hữu Tá trong Từ điển Văn học khẳng định: “Tuy nghiêng nhiều về phía
Trang 17đẹp tâm hồn của người dân trước Cách mạng- những người sống cực nhọc, khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, thông minh và tài hoa” [113,360]
Truyện ngắn viết về phong tục và các thú tiêu khiển nếu không khéo sẽ dễ sa vào những trang khảo cứu Khác với Toan Aùnh, Kim Lân không khảo sát phong tục mà mô tả phong tục bằng con mắt cuả một nhà văn Đằng sau những sinh hoạt văn hóa, những thú chơi đồng quê là cuộc sống sinh động như vốn có, chằng chịt nhiều mối quan hệ trong cộng đồng làng xã Truyện ngắn Kim Lân viết về đề tài trên mang phong vị riêng độc đáo, hấp dẫn bởi vì trong đó còn có sự thấp thoáng, ẩn hiện “cái tôi” nhà
văn tài hoa, thông minh hóm hỉnh Trong An ninh cuối tháng số 34 – năm 2004, trả lời
phỏng vấn báo chí, Kim Lân cho rằng: “Trước tôi cứ nghĩ những truyện mà tôi viết có tính chất xã hội thì tôi cho là hay Còn những truyện mà viết những cái chơi chim, chơi gà, chơi chó săn, chơi này nọ là không hay Thế nhưng, bây giờ tôi đọc lại cái mình viết về chim, về chó lại tử tế vì mình hiểu nó và yêu nó” Thật vậy, truyện viết về thuần
phong mĩ tục qua các thú chơi đồng quê, Kim Lân viết bằng tất cả vốn sống dày dặn, sự tài hoa và đam mê nhiệt tình của mình Nhà văn hóa thân, nhập vai vào nhân vật khá tài tình khiến người đọc băn khoăn tự hỏi đâu là nhân vật, đâu là nhà văn? Ở
truyện ngắn Con mã mái, là hình ảnh ông cả Chuẩn - một nhà nho nghèo “danh lợi bất
như nhàn” yêu thích thú chơi cây cảnh nhàn nhã thanh tao Tuy gia cảnh nghèo túng,
chỉ có một “mảnh sân nhỏ, ba gian nhà tranh lụp xụp” nhưng “bần thanh còn hơn trọc phú” Với bàn tay khéo léo, óc thẩm mĩ và tài sáng tạo, ông đã tạo nên “một hòn non bộ sần sùi, gân guốc Cỏ tóc tiên mọc um tùm giữ một vẻ hoang vu, bí mật đối với bọn người sành nhỏ bé đặt theo điển tích Nào chùa, nào tháp, cầu, quán chênh vênh hiểm trở, nào ngư, tiều, canh, độc, cầm kì thi tửu, nào Bá Nha ngộ Tử Kì, tất cả ngụ một vẻ
an nhàn thư thái, gác đường danh lợi ra ngoài” [62,58] Một thế giới ảo nhưng sinh
động kì thú Sơn, thuỷ, canh, tiều, ngư, độc, cận kề sum vầy bên nhau Cảnh vật dẫu vô tri vô giác nhưng sống động bởi gửi gắm vào đó tâm hồn tình cảm của chủ nhân Cả
Trang 18thể tạo nên được một hòn non bộ đẹp như thế Rồi lại còn tạo một dáng cây “kiểu long cuốn thuỷ” mà ai cũng trầm trồ thán phục
Trong truyện ngắn của Kim Lân, ta bắt gặp hình ảnh người nông dân không chỉ biết “cày sâu cuốc bẫm” vì cơm no áo ấm mà ở họ còn dậy lên một khát vọng mãnh liệt về cuộc sống tinh thần phong phú, lành mạnh và tươi đẹp Cuộc sống trở nên đáng yêu, có ý nghĩa hơn khi Cả Chuẩn, Trưởng Thuận, Cả Nội đặt hết niềm tin vào thú
chơi cầu kì, công phu của mình Ông Cả Chuẩn “mê thích gà chọi suốt ngày chỉ lăn lóc với gà”, Cả Nội “nổi tiếng là tay chơi chó săn lão luyện” còn Trưởng Thuận thì khéo
léo tài hoa trong cách nuôi và thả chim bồ câu Dường như những người nông dân này đã gửi gắm tất cả niềm vui, nỗi buồn vào các thú chơi tao nhã, lành mạnh như những nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật Cụ Tú, ông Trưởng Thuận tinh từơng, tài nghệ ngay
từ việc lựa chọn giống chim hay: “Tinh! Trưởng Thuận tinh lắm! Cào bị ấy kháp với nhau không tách ra được Ngừng một chút, cụ Tú tiếp: Phàm giả cái giống chim Văn Giàng này cứ con nào “cào” nhọn là bay cao, con nào “bị” to là đông đen Đôi chim này được cả “cào” lẫn “bị” [62,36] Sự khen thưởng, thán phục của cụ Tú chính là sự
đồng điệu của nhân vật cụ Tú, ông Trưởng thuận và cả nhà văn Kim Lân Họ gặp nhau ở điểm chung đều say mê, tài hoa, am hiểu tường tận thú chơi tao nhã Chỉ ngắm nhìn mã bên ngoài của đôi chim mà biết được lối bay, cái hay cái dở của giống chim Văn Giàng Chơi chim bồ câu đòi hỏi người chơi phải là người kiên nhẫn, lanh lẹ, khéo
léo Hãy quan sát cách thả chim của Trưởng Thuận: “Đặt lồng chim xuống vệ đường, ông Trưởng cởi dây, rút ống nước đâu đấy, rồi mới quày tay ra sau lưng rút chiếc quạt cạp quần, se sẽ đập vào nan lồng Đàn chim xô về một phía Đập mạnh thêm mấy chiếc nữa, ông mở bật nắp lên Đàn chim bay ra một loạt, cánh vỗ phanh phách” [62, 39]
Bằng sự quan sát và vốn sống thực tế, Kim Lân đã cho người đọc thấy được sự điệu
nghệ, khéo léo trong cách thả chim của Cả Thuận Bởi nếu không biết cách thả“một hai con chim sẽ bị vướng vào lồng hoặc do chủ nhân đập mạnh vào lồng, con chim có
Trang 19thể bị choáng váng đứng lại ở đế lồng không bay kịp theo đàn, lẽ tất nhiên đàn chim này không bao giờ trúng giải” [1,198]
Thả chim bồ câu là một thú chơi có từ xa xưa Các cụ ta ngày xưa yêu chuộng thú
thả chim bồ câu vì chúng là loại “nghĩa điểu” trung thành, có tình có nghĩa Hội thi thả
chim bồ câu là một thú chơi đồng quê có ý nghĩa giáo dục sâu sắc và tế nhị về tinh thần tập thể, về đức tính chung thuỷ của con người Vì lẽ đó Kim Lân say mê và muốn san sẻ niềm đam mê ấy để mọi người cùng thưởng thức về thú chơi thanh tao này
Xưa nay, trong các tác phẩm viết về nông thôn Việt Nam, người đọc thường chỉ
thấy hình ảnh người nông dân lam lũ, nghèo khổ và dốt nát Bên cạnh cuộc sống đói nghèo của họ, Kim Lân phát hiện ra đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh của họ Nhà văn không hề tô hồng, trau chuốt hình ảnh người nông dân trên trang viết của mình Ông viết rất thật về họ như viết về chính bản thân mình Kim Lân viết từ vốn sống, sự am hiểu, gắn bó gần gũi của một người con làng quê với những người làng quê Có thể nói, Kim Lân là cây bút truyện ngắn gắn bó sâu sắc và am hiêủ tường tận cuộc sống nông thôn, truyện của ông thường giàu chất liệu hiện thực Cảnh nông thôn với không khí sinh hoạt văn hoá đầm ấm, đậm đà tình làng nghĩa xóm hiện lên bình dị
trong từng trang viết của ông Ngay sau khi “cái tiếng quần chim của Trưởng Thuận ăn khao liên tam trúng, nức cả hàng phủ”, dân làng kéo đến nhà ông Trưởng rất đông “họ cười nói xôn xao cả năm gian nhà khách” Cũng như nhà Trưởng Thuận, nhà ông Cả Chuẩn trước khi chuẩn bị đem gà đi thi “hội Nhân Thọ”cũng nườm nượp “khách mỗi lúc mỗi thêm đông” Gian nhà tuy lụp xụp, chật chội nhưng vui vẻ ồn ào “tiếng cười, tiếng nói xôn xao ầm ĩ” Dẫu cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, vất vả nhưng đời sống tinh thần của người dân quê thật phong phú, tươi tắn Họ có thể ngồi “ngửa mặt lên trời xem mê man” và say sưa ngắm nhìn đàn chim bay “quên cả sức nóng thiêu người của trưa mùa hạ” Họ có thể mải mê bàn tán chuyện chọn gà, chăm gà, luyện gà trong một không khí vui vẻ, giòn giã tiếng cười hóm hỉnh: “ Con sám miến hồng mới
Trang 20thành cần cao Đầu cong thon thon né đòn rất tài,… chao bên này! Chao bên này! Cứ thoăn thoắt ! Coi sướng lạ !” [62,85] Ở đây, người đọc bắt gặp trong trang viết của
Kim Lân hình ảnh người nông dân hiền lành, chất phác nhưng không kém phần thông minh, tài hoa và dí dỏm
Tiếp cận hiện thực làng quê từ bình diện phong tục, Kim Lân đã khẳng định sức sống của truyền thống đạo lý dân tộc qua những sinh hoạt văn hoá làng quê Kim Lân hiểu rằng nền tảng gia đình là gốc rễ, là điều kiện để người dân quê thực sự sống với
niềm vui của chính mình qua những thú chơi tao nhã Ở truyện Con mã mái, nếu
không có sự chịu thương chịu khó của bà Cả và cô Tưởng thì làm sao ông Cả Chuẩn
“mê gà chọi” sống hết mình cho thú chơi ấy Hình ảnh bà Cả Chuẩn không khỏi làm người đọc liên tưởng đến hình ảnh người vợ chu toàn, đảm đang “nuôi đủ năm con với một chồng” của Tú Xương Trong hơn 37 trang sách của truyện, Kim Lân chỉ dành một câu nói về bà: “Đầu tối mặt tắt, ngược xuôi tần tảo lấy tiền về nuôi gia đình”[62,60]
Chỉ một câu cũng đủ ca ngợi đức tính chịu thương chịu khó, cần mẫn của bà Cả Chuẩn Với phong cách của một nhà văn phong tục, Kim Lân hiểu rất rõ cái tình, cái cội rễ lâu bền trong truyền thống tình cảm, đạo lý phu thê của người Việt Nếu không có sự tận tụy, hi sinh của vợ làm sao Cả Chuẩn thảnh thơi để tiêu khiển bên cây cảnh và thú
chọi gà Ở truyện Đôi chim thành, bà Trưởng Thuận cũng vậy, chưa bao giờ than vãn
trước thú chơi chim bồ câu đến quên ăn, quên nghỉ của Cả Thuận Nếu có cũng chỉ
một câu trách móc nhẹ nhàng, chứa chan tình yêu thương dành cho chồng: “Chim với chả cò Đày nắng suốt ngày, không trách cảm được!”[62.47]
Từ tình cảm, quan hệ trong gia đình, Kim Lân đi sâu khám phá tình cảm cộng đồng, tình làng nghĩa xóm vốn bền chặt của người nông dân ở làng quê qua hội hè và
những thú vui tiêu khiển Trong truyện Đôi chim thành, ông Trưởng Thuận dẫu biết
trời hôm đó chắc sẽ có dông vì trời xấu “vừa oi vừa có gió Tây”, tiết trời như thế nếu
thả chim, mưa gió có thể làm đàn chim lạc mất Nhưng vì nể nang tình cảm chân tình,
Trang 21ngưỡng mộ quần chim hay của bà con dân làng, ông đã “không ngần ngại thả đàn chim” để mọi người được thưởng lãm và bình giá Việc làm của Cả Chuẩn thể hiện nét
đẹp trong cư xử thân tình của người dân quê Tình cảm tốt đẹp đó của người làng quê được Kim Lân thể hiện sắc sảo không phải chỉ bằng sự quan sát tinh tế mà bằng cả tâm hồn và trái tim nhân hậu của một người con sinh ra từ đồng ruộng
Trong bức tranh phong tục dân gian với những tập quán ngộ nghĩnh, những thú chơi tao nhã như đánh vật, chọi gà, thả chim, nhà văn Kim Lân đã thể hiện niềm tự tôn, tự hào về văn hoá cổ truyền của dân tộc một cách kín đáo và tinh tế Truyện ngắn của Kim Lân đã giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc về sợi dây ràng buộc giữa những thành viên trong cộng đồng làng xã qua sinh hoạt văn hoá, qua những phong tục tập quán Đây chính là nét riêng độc đáo của Kim Lân so với các nhà văn cũng tiếp cận làng quê từ hướng phong tục Kim Lân theo thời gian, không gian của những làng quê thân quen để tìm hiểu con người, đời sống tinh thần của người dân quê qua lối cũ nếp
xưa nhuần nhụy Chẳng thế, mà trong lời giới thiệu Tuyển tập Kim Lân, Lữ Huy
Nguyên đã đánh giá: “Kim Lân là người đã thành công trong một loạt truyện về thú chơi Đặc biệt ông nổi tiếng với các truyện viết về phong tục làng quê” [62,19]
1.1.2 .Những mảnh đời “đầu thừa đuôi thẹo”
Con người bao giờ cũng là đối tượng chính trong tác phẩm văn học Cuộc sống thiên hình vạn trạng, niềm vui luôn đi đôi với nỗi buồn, ánh sáng luôn tồn tại bên cạnh bóng tối và cái xấu len lỏi giữa cái tốt, hạnh phúc xen lẫn nỗi đau Và những khổ đau, bất hạnh của con người xưa nay vốn là nỗi bức xúc lớn nhất thôi thúc người nghệ sĩ cầm bút
Kim Lân đã bước vào con đường văn học với một sự thôi thúc như thế Khi Kim Lân đến với văn chương chính là lúc xã hội Việt Nam ngột ngạt, bế tắc và đầy biến động Đời sống người nông dân khốn đốn trăm bề Nạn đói, nạn sưu thuế, lũ lụt, hạn hán, dồn dập ập xuống thân phận bé nhỏ của ngừơi lao động nghèo Xuất thân trong
Trang 22một hoàn cảnh éo le, con một người vợ lẽ thứ ba nghèo túng, không ruộng đất, làm thuê làm mướn khắp nơi, Kim Lân ý thức rất rõ về cuộc sống mòn mỏi, lắt lay, cơ cực của những người lao động nghèo trước Cách mạng tháng Tám Nhà văn chú tâm vào những cảnh đời cụ thể, chọn một khoảng khắc tiêu biểu trong cuộc sống của nhân vật để miêu tả nhưng chất liệu hiện thực cứ ngồn ngộn trong từng trang viết của ông Kim Lân đã đem đến cho người đọc sự cảm thông, tình yêu thương xen lẫn nỗi chua xót, đắng cay về thân phận của những con người bé nhỏ dưới chế độ cũ Ông thấy rõ họ là:
“ Những con người bị cái đói nghèo đoạ đầy cho đến thành tàn tật, thành ngớ ngẩn”
Kim Lân sáng tác truyện ngắn của mình bằng cảm hứng dạt dào yêu thương của một trái tim nhận hậu và tấm lòng rộng mở vì những người lao động nghèo Truyện ngắn
của ông đúng như lời nhận xét của Nguyễn Đăng Mạnh: “Là những trang số phận của các đầu thừa đuôi thẹo, được đưa từ khắp các xó xỉnh tối khuất lên mặt giấy trắng chất chứa nhân thế, nhân tình” [73,369]
Đứa con người vợ lẽ là truyện ngắn đầu tay, khẳng định chỗ đứng của nhà văn trên
văn đàn Tác phẩm mang tính chất tự truyện Cuộc đời đói nghèo, thận phận hẩm hiu của mẹ con Tư chính là phiên bản về cuộc đời, thân phận của hai mẹ con nhà văn Mẹ của Tư là người phụ nữ cần mẫn, chịu thương chịu khó nhưng lại là nạn nhân của chế độ đa thê Bà là người vợ lẽ thứ ba, cuộc hôn nhân của bà không có tình yêu Thân phận lẽ mọn của chế độ đa thê đã cay cực, tủi nhục mà ngay đến con cái họ cũng bị ruồng bỏ hắt hủi Tư sống giữa gia đình mà như không có gia đình, anh em, họ mạc đều thờ ơ với Tư Cái đói quay, đói quắt không chỉ hành hạ Tư về thể xác mà còn xoáy
sâu vào tâm can Tư một ý nghĩa chua chát về thân phận bèo bọt của mình: “Làm một thằng con người vợ lẽ, không phải vì hương khói, chỉ là một thằng thừa trong gia đình” [62, 27] Quả là cuộc đời thật oái oăm ! Hiện thực cuộc sống luôn hiền hòa, ưu ái với
một số ít người giàu sang nhưng lại khắc nghiệt, tàn nhẫn với số đông người nghèo Chính cuộc đời khổ đau, chịu thiệt thòi như nhân vật trong tác phẩm tự truyện này, mà
Trang 23Kim Lân đã ý thức sâu sắc hơn về thân phận cơ cực của những ngừơi lao động nghèo trước Cách mạng
Từ thân phận hẩm hiu của mẹ mình, Kim Lân thấu hiểu và thông cảm với số phận của những người phụ nữ bất hạnh trong xã hội cũ Họ là “nô lệ của nô lệ”, họ thường là nạn nhân của chế độ đa thê bị tước đoạt quyền quyết định hạnh phúc của mình Không chỉ những thân phận làm lẽ phải chịu thiệt thòi cay đắng, mà ngay cả khi làm vợ cả cũng phải chịu bao nhiêu tủi nhục vì số phận hẩm hiu Đó là tình cảnh của Cẩn
trong truyện ngắn Bà mẹ Cẩn Cuộc đời chồng con của Cẩn chịu nhiều đau khổ, dở
dang Người ta cưới Cẩn về không phải để làm vợ, mà thực chất làm một con hầu
không công Chồng Cẩn là: “Một thằng bé sún răng và mũi lúc nào cũng chảy tận mồm”[62, 509] Suốt ngày Cẩn quần quật, đầu tắt mặt tối lo hầu hạ bố mẹ chồng, chăm bẵm chồng Đến khi chồng trở thành “anh lực điền, khoẻ mạnh” lại chê Cẩn già xấu xí, “bỏ đi cưới vợ lẽ” Trong một lần, ngoài ý muốn, người chồng đã để lại cho
Cẩn một đứa con Thế là Cẩn phải chịu bao nhiêu khổ sở vì đòn ghen tuông trái ngược của người vợ lẽ Chế độ đa thê và nạn tảo hôn là cái ách đã trói buộc cuộc đời Cẩn vào trong khổ đau, nhục nhã
Tiếp nối mạch cảm xúc về những mảnh đời khổ đau của người phụ nữ là nhân vật cô Vịa trong truyện ngắn cùng tên Vịa chịu nhiều thiệt thòi, thiếu thốn tình cảm gia đình ngay từ lúc còn bé nhỏ Mẹ chết, cha lấy kế mẫu Cô phải sống kiếp mẹ ghẻ con
chồng, bị hành hạ khổ sở “dưới quyền hành độc ác” của người mẹ kế Năm 10 tuổi, người cha - chỗ dựa tinh thần của cô cũng rời bỏ cô sau một trận ốm ngã nước “rừng thiêng nước độc” Mới 10 tuổi đầu, cô bị đánh đập hành hạ “da diết suốt ngày”, cơm
ăn không đủ no, đêm ngủ không tròn giấc May nhờ có ông anh họ đem về cưu mang Rồi cô cũng có một gánh hàng xén nho nhỏ tuy không dư dả cũng đủ nuôi sống qua ngày Nhưng sự đời nào đâu có thể bình lặng với những ước muốn, khát khao bình dị của cô Thiếu thốn tình cảm gia đình từ thuở nhỏ, cô khao khát một mái ấm gia đình
Trang 24Nhưng cô đã rơi vào bẫy tình của một chàng họ Sở Cú sốc bị lừa tình đã cướp hết ở cô
cái xuân thì tuổi hai mươi Cô trở nên thân tàn ma dại: “Mắt trắng dã giương lên lại nhìn xuống, da vàng xủm bấm ra nước Cái váy đụp cũn cỡn để hở mấy vết chó cắn Nước vàng rỉ ra loang lổ đọng lại trên cặp chân gầy guộc” [53, 25] Nhưng nấc thang
về cuộc đời khổ đau của Vịa chưa dừng lại ở đó Sau lần vấp ngã, cô được gia đình anh họ tìm về lo lắng thuốc thang, cô luôn có ảo tưởng được làm vợ Phán Đường, sống một cuộc sống giàu sang, hạnh phúc Nhưng khát khao của cô cũng chỉ là một giấc mơ, nó cũng giống như lời nói đùa của Ứng, không bao giờ là sự thật Con đường tìm đến hạnh phúc gia đình tắt ngấm, cô trở nên điên dại Bộ dạng lúc nào cũng lôi thôi lếch thếch,
miệng nghêu ngao hát: “Ăn mày là ai ? Ăn mày là ta Đói cơm rách áo hoá ra ăn mày, xừ xang xê ứ ư ” [ 53,25]
Truyện kết thúc trong cái chết tội nghiệp của Vịa trên con đường kiếm tìm hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc của một mái ấm gia đình Cái chết của Vịa như một hồi chuông nguyện cầu hãy rủ lòng yêu thương con người Nếu không có tình yêu thương, con người sẽ dễ dàng rơi vào hố thẳm chông chênh của cái chết mà lằn ranh mỏng manh là kiếp sống ăn mày lang thang
Có thể nói, nhân vật nữ trong truyện ngắn Kim Lân đại diện cho những mảnh đời xót xa, cay đắng của phụ nữ nông thôn bị “quan niệm”, lề thói xã hội “ăn cắp” mất bản ngã của mình
Hiện thực cuộc sống đa dạng phong phú, nên có khá nhiềâu “lát cắt”, khá nhiều những mảnh đời khổ đau khác nhau trong truyện ngắn Kim Lân Dường như các nhân vật “đầu thừa đuôi thẹo” đều gửi đại diện của họ vào trong truyện ngắn của Kim
Lân Ở truyện Anh chàng hiệp sĩ gỗ những mảnh đời khốn khó được hiện lên qua
giọng văn đầy trăn trở, yêu thương của nhà văn Đó là cảnh đời cô đơn, nghèo khó của ông lão làm nghề múa rối rong Năm tận tháng cùng, một mình côi cút thân già
“đẩy cái xe gỗ lọc cọc đi tha phương cầu thực” Đó là nỗi niềm ai oán, cùng cực của
Trang 25lão ăn mày mù loà Lão có một con chó vàng rất khôn ngoan Ngày ngày con chó
“vẫn dắt ông lang thang khắp chợ ăn xin, đêm về hai thầy trò lại ôm nhau ngủ dưới gốc
đa ngoài quán trọ” [62,35] Con chó là người bạn chung thuỷ của ông, cùng ông kiếm sống và giúp ông vượt qua những tháng năm cuối cùng của tuổi già Nhưng một “kẻ ác tâm nào đó” đã đánh bả con chó của ông lão “cướp đi cái nguồn sống và tình yêu thương cuối cùng của con người tàn tật ấy”[62,35]
Tài năng của một nhà văn thường là ở chỗ cảm được, nghe được, nhìn thấy được
ý nghĩa sâu xa trong những việc bình thường nhỏ nhặt Đúng vậy, truyện ngắn Kim
Lân không viết về những vấn đề to tát mà truyện của ông bắt nguồn từ những cái vụn vặt, bình thường trong cuộc sống của người lao động nghèo Nhưng chính từ những cái bình thường, vụn vặt ấy lại là những cái chân thực nhất của cuộc sống Truyện của Kim Lân vì thế đem đến sự gần gũi và đồng cảm sâu sắc Đó cũng chính là nét độc đáo, hấp dẫn riêng của tác phẩm Kim Lân
Trước Cách mạng tháng Tám, thân phận bé nhỏ của người lao động nghèo trở nên
rẻ rúng, khốn khổ hơn trong cảnh đói Cái đói đeo bám, hành hạ họ khổ sở về mặt thể xác, đắng cay về mặt tinh thần Ngô Tất Tố, Nam Cao có nhiều tác phẩm viết về cái
đói Trong những truyện ngắn Một ổ chó và một đứa con, Cái bánh chưng, Mớ rau
trong hòm, Ngô Tất Tố viết cảnh đói khát tuyệt vọng ở quê hương ông Nhà văn cất
lên tiếng kêu đầy đau xót phẫn nộ: hãy cứu đói cho người nông dân Với những truyện
ngắn Một bữa no, Tư cách mõ, Trẻ em không ăn được thịt chó, Nam Cao đã viết về
miếng ăn của những người đói Và tác giả đã gióng lên hồi chuông hãy cứu lấy nhân phẩm, nhân cách con ngừơi đang bị cái đói và miếng ăn huỷ hoại, tha hóa đi Truyện ngắn Kim Lân cũng xoay quanh nỗi khốn khổ vì đói của những người lao động nghèo, những người nông dân thấp cổ bé họng Cái đói trong truyện ngắn Ngô Tất Tố, Nam Cao làm chúng ta xót xa thương cảm Cái đói và cái chết trong truỵên ngắn Kim Lân lại làm ta rụng rời, khủng khiếp
Trang 26Trong nền văn học Việt Nam, nhiều nhà thơ, nhà văn đã viết về cái đói với một
sự xúc động, thương cảm sâu sắc Nhưng dường như chưa có ai khắc họa rõ nét nạn đói trong một thời gian cụ thể, một không gian đậm màu thê lương ảm đạm như Kim Lân
Ở truyện Tìm em, cái đói quay cuồng đã cướp đi mạng sống của năm người trong gia
đình Viên Còn lại hai anh em cũng không thể nuôi nổi nhau khiến em của Viên phải
“ra phố lê la trên những đống rác nhặt nhạnh những miếng xương trâu, xương bò thối gặm ăn” Và rồi Viên hốt hoảng “đi tìm em suốt buổi sáng trên những đống rác thối, trên những đống xác người chết đói tái ngắt” [63, 261]
Còn khi đọc truyện Vợ nhặt, chúng ta như đang cảm nhận, đang chứng kiến cảnh
làng xóm, cỏ cây, nhà cửa nhuộm trắng trong sắc lạnh của chết chóc Một không khí khủng khiếp, ghê rợn khi khắp nơi ngổn ngang xác người chết đói Con người như đang mấp mé bên bờ vực thẳm, tranh giành từng gang tấc giữa cái sống và cái chết Miêu tả
chi tiết, sinh động nạn đói trong một không gian, thời gian cụ thể, Vợ nhặt của Kim
Lân đã làm nổi bật số phận thê thảm, khốn cùng của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám Họ sống mà chẳng khác nào những ngọn đèn leo lét, vật vờ trước gió
Vợ nhặt đã khẳng định tài năng viết truyện ngắn của Kim Lân Không một lời tố
cáo, một lời kết tội, chỉ là những dòng miêu tả, khắc họa chi tiết, sinh động cái đói ghê gớm và chuyện lấy vợ khác người của Tràng, vậy mà sức nặng tố cáo của tác phẩm cứ dậy lên từng câu từng chữ Tố cáo tội ác bóc lột, tố cáo tội ác hủy diệt bắt dân nhổ lúa trồng đay của Pháp - Nhật đã khiến hàng triệu người lao động nghèo rơi vào cảnh chết đói thảm thương Gía trị con người trong nạn đói trở nên rẻ rúng như “rơm rác” có thể
“nhặt” được đầu đường xó chợ Vợ nhặt xứng đáng là một truyện ngắn xuất sắc nhất
của Kim Lân và cũng là một truyện ngắn hay nhất viết về cái đói và thân phận của người lao động nghèo trong văn xuôi hiện thực Việât Nam
Với tấm lòng yêu thương, luôn quan tâm, xúc động trước những cảnh đói khổ của người lao động nghèo, Kim Lân đã có được một chùm sáng tác liền mạch trong cả hai
Trang 27giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám Trước Cách mạng tháng Tám, truyện ngắn Kim Lân viết về người lao động nghèo chủ yếu trong mối quan hệ làng xóm, gia
đình ( Cô Vịa, Câơm con, Đứa con người vợ lẽ, Đưá con người cô đâù ) Sau Cách mạng
tháng Tám, Kim Lân vẫn chung thuỷ vơí làng quê và người lao động nghèo nhưng ngòi bút nhà văn đã có ý thức xã hội rõ rệt hơn Kim Lân đã thâý rõ mâu thuẫn gay gắt giữa người nông dân và tầng lớp áp bức bóc lột, hiêủ rõ nguyện vọng thiết tha có ruộng, có đất cuả người nông dân Trước Cách mạng tháng Tám, người nông dân bị bọn địa chủ, cường hào tước đoạt hết ruộng đất, họ trở thành những ngừơi cày thuê cuốc mướn dưới sự bóc lột cuả bọn chúng Họ phải lià bỏ quê cha đất tổ, tha phương cầu thực tìm đất để sinh sống Khát vọng có ruộng đất là khát vọng mãnh liệt nhất trong những khát vọng khác của người lao động nghèo trước Cách mạng Khát vọng đó được Kim Lân thể hiện rõ trong câu chuyện tìm đất cuả gia đình ông Tư Mủng ở
truyện ngắn Bố con ông lão gác máy bay trên núi Côi Kê Không thể từ đời này sang
đời khác sống kiếp nhà nông không có ruộng Gia đình ông Tư quyết định rơì bỏ làng quán, lang thang đi tìm đất Nhưng con đường lên mạn ngược vẫn mù mịt, vô định Đói
rét bệânh tật đã cướp đi sinh mạng của họ:“ Người chết dọc đường, kẻ phải đi ở, người
bị bán làm lẽ thứ bốn, thứ năm” Cuôí cùng, khi tìm được đất sinh cư lập nghiệp, cả gia
đình mười một con người khốn khổ ấy chỉ còn độc nhất một mình Tư Mủng Số phận li tán, tha phương cầu thực cuả gia đình ông Tư Mủng cũng là số phận của hàng vạn gia đình nông dân khác bị tước đoạt hết ruộng đất, bị đẩy vào con đường bần cùng hoá
Nhiều gia đình phải lìa bỏ quê cha đất tổ, xiêu bạt khắp nơi kiếm sống qua ngày (Nên
vợ nên chồng, Chị Nhâm, Tìm em ) Trong số họ không ít người bị rơi vào con đường
tha hóa hoặc rơi vào thân phận cuả những kẻ hành khất bỏ mạng nơi xứ ngươì Thế mơí biết, trước Cách mạng tháng Tám, người lao động nghèo phải chống chọi, gánh chịu bao nhiêu cay cực vất vả Sức nặng cuả ngheò đói, cùng cực cứ mãi chất đầy lên tấm thân còm cõi của họ
Trang 28Tiếp nối những trang viết về cuộc sống mòn mỏi, lắt lay, bất hạnh của những người lao động nghèo trước Cách mạng, Kim Lân dành tấm lòng nhân hậu với những con người tài hoa, phận bạc, thất cơ lỡ vận Đó là thân phận đáng thương của ông
Trạch trong truyện ngắn Người kép già Một thời, ông sống hào hoa, phù phiếm, hào
nhoáng bởi ánh đèn sân khấu Thời gian trôi đi, nghề hát tuồng trở nên thứ nghệ thuật cổ, lạc hậu tàn theo năm tháng Sau những tháng ngày rày đây mai đó, hóa thân vào
những vai tuồng với đủ cả “ái, ố, hỉ, dục, nộ, ai, lạc” Người kép già tài giỏi, sắc sảo
một thời trở về với vai diễn cuối cùng của đời mình : vai một người tài bị sốâ phận dập vùi, ôm tài nuốt tiếng sống cô đơn, trơ trọi trong sự hoài niệm về một qúa khứ rực rỡ Cuộc đời ông như thứ ánh sáng hào nhoáng của đèn sân khấu vụt sáng vụt tắt Cuối cuộc đời, người kép già đành thu mình đón nhận lòng thương hại của người cháu họ:
“Như biết thân biết phận, ông chỉ thậm thụt trong gian buồng lụp xụp, ẩm thấp” Cứ tối đến lại “leo lét ánh dầu lạc” như thân phận bé nhỏ sắp tàn của ông Ngay cả trong tiếng cười của ông cũng héo hắt “bao hàm một nỗi gì như tức giận, lép vế”[63, 28]
Cùng chung thân phận bé nhỏ của người nghệ sĩ nghèo dưới xã hội cũ là nhân vật
ông lão trong truyện ngắn Ông lão hàng xóm Ông không có nổi một cái tên dẫu là
quê mùa hay xấu xí Nhân vật hiện ra bất ngờ như trong một cảnh quay của bộ phim dài Chỉ đôi nét phác thảo, Kim Lân đã tái hiện lên cả cuộc đời cơ cực khốn khổ của
ông: “Một cụ già đầu trọc nhẵn đang ngồi la đà uống rượu một mình trên ổ rơm Ông lão mặc chiếc áo bông cũ vá chằng vá đụp, đắp lên không biết bao nhiêu là mụn xanh, trắng, nâu đỏ… Ông lão vốn là một tay kép tuồng đã về già, không có vợ, không có con, sống một thân một mình trong cái nhà thờ họ đổ nát bỏ hoang” [62, 64] Cuộc đời ông
lão cứ thế tàn đi, lụi đi trong ngôi nhà thờ đổ nát, xiêu vẹo Trước Cách mạng, thân phận của người nghệ sĩ nghèo phải chịu nhiều bất công, dường như họ không có chỗ đứng trong xã hội, không được tôn vinh lại luôn bị khinh khi Cuộc đời ông lão cũng chỉ là một trong bao nhiêu cuộc đời bèo bọt của người nghệ sĩ nghèo dưới chế độ cũ
Trang 29Khép lại những trang viết về những mảnh đời mòn mỏi, lắt lay, bất hạnh của người lao động nghèo trước Cách mạng là mảnh đời cay đắng của Nhâm trong truyện
ngắn Chị Nhâm, số phận cuả Mộc trong truyện ngắn Người chú dượng Cuộc đời
Nhâm cũng như bao người lao động nghèo khác dươí chế độ cũ Cô không chỉ bị bóc lột dã man sức lao động, bị hành hạ khổ sở về mặt tinh thần mà cô còn là nạn nhân cuả chế độ thần quyền, mê tín dị đoan Sau ba năm đi ở chịu bao khổ cực tủi nhục, đến
năm mười sáu tuổi, Nhâm lại bị Tổng Đáng rắp tâm :“đem đi chôn sống làm thần giữ cuả” [63, 276] May nhờ bà Kiểm mách bảo, Nhâm luồn theo ống cống trốn thoát lên
rừng Từ đó cô sống chui nhủi nơi chốn rừng sâu mịt mù Nếu không có Dung –một chàng trai tốt bụng giúp đỡ, chắc cô đã phải bỏ mạng nơi rừng thiêng Còn cuộc đời của Mộc dường như tụ hội tất cả những oan ức, khốn đốn của người lao động nghèo trước Cách mạng tháng Tám Thiên tai, mất mùa đói kém, sưu cao thuế nặng đã khiến gia đình Mộc phải lìa bỏ quê hương lên tận miền bán sơn địa kiếm sống Ở vùng đất
mới, “Chồng cày mùa, vợ tát nước, đi cấy, làm cỏ” quanh năm không hết việc cho nhà
Bạ Dưỡng Nhưng ở nhà Bạ Dưỡng, vợ chồng anh Mộc không những bị bóc lột sức lao động mà nơi đó là cội nguồn gieo rắc tai hoạ, bi kịch xuống gia đình anh Con trai Bạ
Dưỡng tìm cách tán tỉnh, vuốt ve vợ đỏ Mộc để thoả mãn ham muốn dục vọng “thấy gái thì chơi chứ thiết gì đứa con gái nghèo khổ, có chồng ấy” Trong một cơn ghen
tuông của người đàn ông mê vợ, Mộc đã chém nhầm vào vai vợ thay vì chém chết kẻ tình địch Bi kịch cuộc đời Mộc bắt đầu từ đây Dân làng cứ thế một đồn năm, năm
đồn mười, thêu dệt đủ chuyện xấu xa, tàn ác về Mộc “tay chơi can án giết người vừa vượt ngục” nào là “đâm chém cha con bạ Dưỡng” nào là “trộm lúa bị người ta cắt gân chân” Thôi thì đủ thứ xấu xa, tàn ác ở đời đều ném vứt vào con người Mộc Sau khi
người vợ bị bệnh, sinh con rồi chết, người ta cũng dựng lên bao nhiêu chuyện “giết vợ
tàn ác” của Mộc Người ta biến Mộc thành một “quỉ dữ ác độc” mà ngay đến bản
thân Mộc cũng không biết Họ xa lánh, sợ sệt Mộc chẳng khác nào dân làng Vũ Đại
Trang 30xa lánh Chí Phèo “người ta nhắc đến tên Mộc gù bằng một giọng thì thầm sợ sệt Cả trại Han, không ai giao dịch với hắn, thấy hắn từ xa người ta đã rẽ sang lối khác” Càng
bị xã hội xa lánh, Mộc lại càng khát thèm tình cảm xóm giềng, khát khao tình cảm bạn
bè để được chia sẻ, tâm sự, nhưng “mỗi bận bế con vào xóm thì cả xóm hôm ấy nháo lên Người ta thì thầm bảo nhau rằng: “Hôm nay thằng Mộc gù nó vào đấy” Khốn nạn, người ta lại cứ nghĩ tưởng rằng tôi vào đó là để ăn trộm hay thăm đất dắt cướp” [62, 489] Khát khao muốn được làm bạn với mọi người nhưng không được chấp nhận làm cho Mộc “điên lên, căm thù tất cả mọi người! Tưởng có thể cầm dao đâm người được thật” May mà cái sự “tha hoá” của Mộc mới chỉ là trong tư tưởng, mới chỉ là giả định
“tưởng có thể… được thật” Từ suy nghĩ đến hành động chỉ là gang tấc Và chính giữa
gang tấc khủng khiếp ấy, lòng nhân đạo của Kim Lân đã kịp ra tay cứu vớt Khác với Chí Phèo của Nam Cao, Mộc chỉ “tha hoá” trong tư tưởng, trong lời đồn thổi của mọi người Một khi anh có thể làm người ta tin, yêu thì sự “tha hoá giả tạo” bị gắp bỏ ấy của anh sẽ được hóa giải Nếu so với Chí Phèo - hình tượng nhân vật điển hình của Nam Cao thì nhân vật Mộc của Kim Lân vẫn còn nhiều điểm chưa tới Hình tượng nhân vật Mộc tuy không phải là đại diện cho cá nhân anh ta, nhưng cũng chưa đủ để khái quát thành một hình tượng mang tính qui luật về sự tha hoá của người nông dân dưới chế độ thực dân phong kiến
Bi kịch của cuộc đời Nhâm, Mộc là bi kịch của những người lao động nghèo không làm chủ được cuộc đời mình, họ chịu nhiều oan ức, khổ sở, khốn đốn về vật chất lẫn tinh thần dưới chế độ thực dân phong kiến
Một trong những đặc điểm nổi bật của ngòi bút Kim Lân là đã đưa những chuyện đời thường nhiều khi rất nhỏ nhặt, vụn vặt vào trong tác phẩm của mình một cách tự nhiên Nhưng sự thực cuộc sống cứ hiện rõ mồn một trong từng truyện ngắn của ông Một sự thật không nhẹ nhàng, thanh thản mà qui tụ chất chứa bao đắng cay, chua xót về những mảnh đời “đầu thừa đuôi thẹo” từ khắp các xó xỉnh khuất lấp của cuộc sống
Trang 31Đại diện văn học cho mảnh đời “đầu thừa đuôi thẹo” trong truyện ngắn Kim Lân quả thật đa dạng, phong phú Họ bước vào truyện ngắn Kim Lân từ chính cuộc sống đầy đắng cay, tủi nhục của họ Đọc truyện ngắn Kim Lân, ta dường như thấy thấp thoáng thế giới nhân vật bất hạnh trong truyện cổ tích hiển hiện lên trong từng tác phẩm Họ là những người lao động già nua, bệnh tật, mồ côi không nơi nương tưạ hoặc phải sống nhờ vào sự cưu mang của người khác, hoặc đói khổ cùng quẫn, đi tha phương cầu thực Liên kết và xâu chuỗi những truyện ngắn của Kim Lân qua những mảnh đời, những thân phận bé nhỏ, khốn khổ, đói nghèo, chúng ta thấy cả một bức tranh xã hội thu nhỏ
1.1.3 Cuộc sống mới của người lao động nghèo sau Cách mạng tháng Tám
Cách mạng tháng Tám thành công chưa được bao lâu thì kháng chiến chống Pháp bùng nổ Những sự kiện lịch sử trọng đại như thế đã tác động không nhỏ đến đội ngũ văn nghệ sĩ, họ đã bắt đầu “dấn thân nhập cuộc” vào cuộc sống mới để tìm nguồn cảm hứng cho những sáng tác mới
Sau Cách mạng tháng Tám, Kim Lân vẫn viết về làng quê yêu dấu, về những người lao động nghèo Những vấn đề xã hội rộng lớn chưa thấy xuất hiện trong truyện ngắn trước Cách mạng tháng Tám thì nay đã có mặt trong nhiều tác phẩm Các vấn đề như tản cư, kháng chiến,cải cách ruộng đất, xây dựng hợp tác xã đã được thể
hiện khá thành công trong các truyện ngắn Làng, Vợ nhặt, Người chú dượng, Ông Cả
Luốn gốc me, Chị Nhâm…… Với kinh nghiệm viết truyện ngắn vững vàng trước Cách
mạng, giờ đây ông đã có những cái nhìn mới mẻ về những đổi thay trên mọi phương diện cuộc sống của làng quê Việt Nam Truyện ngắn của Kim Lân thời kì này ánh lên niềm vui hồ hởi, tự hào về sự hồi sinh của đất nước và hào hứng xúc động trước cảnh sắc tươi trẻ, tràn trề sự sống của quê hương Đất trời không còn cảnh tàn lụi, tối tăm,
đâu đâu cũng tràn đầy nắng ấm và bầu trời xanh trong vời vợi Cảnh vật chan chứa niềm vui, đó đây “dưới chân đồi, những thửa ruộng xanh mượt, uốn quanh co dưới trời
Trang 32nắng, lấp loáng như một khúc sông” [62, 184], làng quê thanh bình với hình ảnh những
“đàn cò xoải cánh bay miết về những cánh rừng xa tít” làm xôn xao cả lòng người đọc
Hiện thực cuộc sống bao giờ cũng được khúc xạ qua lăng kính “tâm hồn, tình cảm” của nhà văn “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, truyện ngắn Kim Lân viết về cuộc sống trước Cách mạng, ta thường bắt gặp cảnh đời éo le, lay lắt, mòn mỏi
trong những không gian đói khát, tối tăm Những “buổi chiều tàn lụi”, “những đêm đông lạnh giá”, những ngôi nhà “lụp xụp”, tồi tàn, những mảnh sân “lổn nhổn” cỏ dại
lại càng làm rõ hơn sự xơ xác, khốn khổ của những mảnh đời đáng thương Cách mạng về, cuộc sống nông thôn nay đã bắt đầu đổi mới Mặc dù vết tích của cuộc sống lam lũ, vất vả vẫn còn vương sót đó đây nhưng cuộc sống ấm no, sung túc đã bắt đầu hiện
hình rõ nét: “những con trâu đen trùi trũi” “những đàn trâu, bò rầm rập”, “Những con nghé hoa ngưả cổ kéo dài những tiếng nghé ọ”, “những cánh đồng lúa rập rờn” [62,
420] Cuộc sống tấp nập buôn bán sầm uất rất hiếm có trong truyện ngắn của Kim Lân trước Cách mạng, nay được thể hiện sinh động với tất cả dáng vẻ vốn có của hiện thực
“xe đạp, xe thồ, xe ngựa ào ào lao vào phố… măng, chè, nâu vỏ từ Bắc Cạn, Tuyên Quang, Phú Thọ rầm rập đổ về Gà lợn ngô khoai, than củi từ Võ Nhai, Bắc Sơn kĩu kịt gánh qua Thuyền bè tới tấp qua lại trên sông, hàng họ từ trên bờ chuyển xuống, từ dưới thuyền chuyển lên rầm rập”[62, 350] Quang cảnh họp chợ vùng Trung du góp thêm
một nét vẽ để tô đậm cho bức tranh đổi đời ở nông thôn Việt Nam Khả năng quan sát và miêu tả của Kim Lân chẳng khác gì con mắt lành nghề của một nhà điện ảnh tài
ba Cảnh được miêu tả từ những không gian rộng lớn, không gian chung của cả cộng đồng đến không gian bé nhỏ trong từng gia đình, đâu đâu cũng no đủ, lạc quan yêu
đời Gia đình ông Tư Mủng mỗi chiều về lại rộn ràng “nào gà, nào lợn, nào ngan,
ngỗng, bồ câu chen chúc, tranh cướp thức ăn, âm sầm vui vẻ” Cái đói nghèo không
còn là nỗi ám ảnh với bố con lão Mộc Cả ngôi nhà nhỏ của họ chỗ nào cũng ngồn
Trang 33ngộn những thóc “thóc treo trên xà nhà, thóc đổ dưới nền đất, thóc đầy căng trong một lá cót mới, thóc đựng trong ba bốn chiếc thúng chồng nhau ở một góc tường” [62,471]
Làng quê Việt Nam đã mang màu sắc mới - màu của yên bình và ấm no Tâm hồn nhà văn trở nên đầm ấm, thiết tha khi nhận ra sự đổi thay trong từng cảnh vật Kim Lân đặc biệt xúc động trước những thân phận bèo bọt, đói nghèo nay đã có cuộc sống mới Cách mạng thành công, công cuộc cải cách ruộng đất đã xoá bỏ ách áp bức bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến mang lại ruộng đất cho những người nông dân nghèo như : Dì Bản, ông Mộc, ông Cả Luốn, ông Tư Mủng, bà Cẩn… … Không chỉ có thế, cuộc Cách mạng dân chủ còn trả lại cho họ quyền làm chủ bản thân, làm chủ
cuộc đời, đem hạnh phúc và tình yêu đến với họ Thế đã lấy được vợ (Nên vợ nên
chồng), Nhâm và Dung đã kết thành một đôi vợ chồng hạnh phúc( Chị Nhâm ), Viên
tìm được em sau 5,6 năm trời thất lạc Trong Người chú dượng, ông Mộc đã tìm lại
được cuộc đời chính mình “ông không phải là tên đầu trộm đuôi cướp”, ông chỉ là một
người đau khổ Xưa kia ông sống lầm lũi, đói nghèo, cô độc nay ông đã thực sự làm chủ cuộc sống-một cuộc sống thực sự của con người Cải cách ruộng đất cũng đã thổi một luồng sinh khí mới vào cuộc đời héo úa của ông Ông và dì Bản đã lấy nhau và tìm được hạnh phúc mới
Miêu tả cuộc sống mới của ngừơi lao động nghèo sau Cách mạng, Kim Lân rất
tinh tế khi phát hiện những con người của thế hệ mới Đó là những “em bé quàng khăn đỏ, dáng nghiêm chỉnh, chững chạc như ngừơi lớn”, có những em “mặc áo sơ mi màu lơ nhạt, vai khoác túi vải, quần tây gụ ” Hai cô bé học trò con ông Mộc thì “tay xách nón trắng, vai đeo túi vải hoa, nhanh nhẹ bước lên đồi” [62, 479] Ở các em không còn
dáng vẻ rách rưới, đói nghèo, thất học, tất cả đều vui vẻ hớn hở, tự tin và yêu đời Cái tài miêu tả và kể chuyện của Kim Lân thật khéo léo Hình ảnh bé Sen trong truyện
ngắn Người chú dượng vừa là một cô bé rất giống mẹ nhưng lại rất khác xa người mẹ
khốn khổ của cô Cái khác ở Sen là cái khác do được thừa hưởng những “gien xã hội
Trang 34mới” Vẫn khuôn mặt, nụ cười, ánh mắt của mẹ nhưng ở Sen “đều tươi hơn hớn lên, linh hoạt, duyên dáng, lại vừa bạo dạn, lém lỉnh” Sen là hiện thân của con người mới
- thế hệ trẻ sống cuộc đời làm chủ “ không còn dấu tích sự đau khổ, tủi nhục” mà chỉ thấy “sự háo hức, vui tin tràn đầy trong khoé mắt, tiếng cười tiếng nói”[62,480]
Bằng sự tìm tòi, sáng tạo và cách thể hiện riêng, Kim Lân đã thổi vào truyện ngắn
của mình không khí thời đại mới Kim Lân không ngợi ca sự đổi mới của làng quê một cách sáo rỗng Nhà văn hiểu rằng người nông dân đã được đổi đời nhưng đồng thời cũng thấy rõ vết tích, tư tưởng bảo thủ cố hữu ngàn đời của họ vẫn còn Trong truyện
ngắn Ông Cả Luốn gốc me, mọi người ai ai cũng tự giác, hồ hởi vào hợp tác xã nhưng
riêng ông vẫn một mực không chịu vào Ông như một tảng đá lớn nếu không tự bản thân chuyển dời thì khó có ai có thể làm thay đổi Sau bao nhiêu đêm trằn trọc, tính
toán hơn thiệt, cuối cùng ông Cả Luốn đã nhận ra vấn đề: “Đường lối, chính sách Đảng đề ra cũng là mong cho nông dân đi đến con đường no ấm” Và ông đã thực sự có được niềm tin với Đảng “Thời thế bây giờ Đảng chả để ai đói đâu!” Có thể nói đây là
chuyển biến trong tư tưởng ở một lão nông bình thường như ông Cả Luốn Cuối cùng ông Cả Luốn quyết định vào hợp tác xã chính là vì ông nhận thấy làm ăn theo kiểu tập thể sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho gia đình ông Ở truyện ngắn này, Kim Lân đã làm nổi bật sự gắn bó của người nông dân với đồng ruộng và qúa trình suy tính, đắn đo của họ khi vào hợp tác xã
Sự đổi thay được Kim Lân nói nhiều nhất, thiết tha nhất không phải là sự hồi sinh
ở thế giới bên ngoài mà là sự đổi thay diệu kỳ đã diễn ra trong tình cảm, tư tưởng của người lao động nghèo Trong nhiều truyện ngắn của Kim Lân, những người lao động nghèo đã thực sự làm chủ cuộc đời, làm chủ quê hương và giác ngộ lý tưởng tiên tiến của thời đại Họ đã trở thành những con người mới, sống có ý nghĩa, ý thức rõ rệt trách nhiệm của mình đối với cuộc sống, đối với đất nước
Trang 35Viết về sự đổi mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân, Làng là một
truyện ngắn xuất sắc Chính tình yêu sâu sắc của Kim Lân đối với làng, đối với Cách mạng đã khơi nguồn sáng tạo giúp tác giả viết thành công tác phẩm này vào năm
1948 Với truyện ngắn Làng, Kim Lân đã rất xuất sắc trong việc thể hiện hình ảnh
ngừơi nông dân nghèo khổ có những nét rất mới không giống bất kỳ người nông dân nào trong các tác phẩm văn xuôi trước đó và cùng thời Đó là nhân vật ông Hai - người nông dân của thời đại Cách mạng, sống cuộc sống tự do, bình đẳng Ở ông Hai, không còn bóng dáng thấp hèn, nhẫn nhục, cam chịu trước những bất công tàn bạo đã vùi dập người nông dân trước kia Tình yêu làng ở ông Hai vừa mang nét chung rất tiêu biểu cho tình cảm, tâm lý yêu làng của tất cả mọi người dân quê,lại vừa mang những nét
riêng rất độc đáo Đó là tính “thích khoe làng”, với ông Hai, cái làng Chợ Dầu của
mình thật là “hơn người”, không đâu bằng Ông thích khoe làng bởi làng chính là ông, là những gì tốt đẹp, gắn bó sâu sắc với ông Nhưng sự khoe làng của ông cũng thay đổi theo thời cuộc hay nói cách khác nó thay đổi theo sự thay đổi trong nhận thức của ông
Hồi trước Cách mạng “mỗi bận đi đâu xa, khoe làng ông chỉ khoe cái sinh phần của tổng đốc làng ông Ông có vẻ hãnh diện cho làng có được sinh phần ấy lắm” [62, 173] Và Cách mạng về, ông đã nhận thấy cái lăng mộ ấy là “một phần xương máu của dân làng, ông thấy thù thấy khổ vì nó” Nhận thức chính trị của người nông dân này tuy đơn
giản mà dứt khoát rành rọt Điều đó thể hiện sự thức tỉnh một cách tự giác của “cái tôi cá nhân cá thể” đã hoà với “cái ta” chung của cộng đồng Không chỉ yêu làng bằng tình cảm tự nhiên, ông Hai yêu làng bằng sự nhận thức sâu sắc của ngừơi nông dân Việt Nam tự nguyện đi theo kháng chiến, gắn bó với cuộc chiến đấu chung của dân
tộc Nhân vật ông Hai trong Làng của Kim Lân cũng giống như nhiều nhân vật trong
tác phẩm văn xuôi sau Cách mạng tháng Tám, họ đều là những nhân vật sử thi trong thời đại cách mạng mới Những nhân vật này thường nói tiếng nói chung của cộng đồng, họ thường quan tâm đến những vấn đề lớn lao của dân tộc của đất nước Ở họ,
Trang 36quyền lợi và tình cảm cá nhân hòa lẫn trong quyền lợi, tình cảm của cộng đồng Ông Hai đi tản cư vừa vì thương vợ thương con nhưng cũng vừa chấp hành chủ trương chung
của chính phủ kháng chiến Ở nơi tản cư, niềm vui ngây ngất của ông Hai là được
chuyện trò, nghe ngóng tin tức thời sự chính trị Trong văn học Cách mạng Việt Nam đã có nhiều tác phẩm thể hiện tình cảm gắn bó của nông dân với kháng chiến, với đất
nước nhưng có lẽ truyện ngắn Làng của Kim Lân ở trong số ít những tác phẩm thành
công Kim Lân đã đưa vào văn học một bức chân dung sống động mang một vẻ đẹp riêng về người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp Đó là người nông dân bình thường nhưng tha thiết yêu quê hương, luôn quan tâm đến vận mệnh đất nước
Trong những truyện ngắn Kim Lân viết trước Cách mạng, vai trò đấu tranh xã hội cuả nhân vật là người lao động nghèo chưa cao, ý nghiã xã hội của truyện còn rất mờ nhạt Nhưng những truyện viết sau Cách mạng, Kim Lân đã hiểu rõ nguồn căn những đói khổ cuả họ, nhà văn đã thổi một luồng sinh khí mới vào tác phẩm Những người lao động nghèo đã đứng lên giành lấy quyền sống, quyền làm chủ cuộc đời mình Họ đã trở thành những con người mới của thời đại mới, viết về họ Kim Lân giành tất cả tình cảm yêu thương xen lẫn sự trân trọng và tự hào
1.2 Tấm lòng của nhà văn Kim Lân
Sáng tác nghệ thuật trước hết là một nhu cầu tự ý thức của nhà văn, là khát vọng muốn được sẻ chia, giãi bày những xúc động mãnh liệt tràn đầy trong tâm hồn người nghệ sĩ Một tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng thể hiện rõ mối quan hệ biện chứng giữa hiện thực và tấm lòng nhà văn
1.2.1 “Cái tôi “giàu lòng nhân ái của nhà văn
Văn học là phương tiện để chuyển tải tư tưởng, tình cảm và gửi gắm ước nguyện
của nhà văn Trong truyện Anh chàng hiệp sĩ gỗ, Kim Lân từng khát khao mong ước:
“Mặt đất sẽ không còn có người mù loà tàn tật, không còn tiếng than vãn, khóc lóc Trẻ
Trang 37em có áo mới mặc trong ngày Tết, người già mùa rét có chăn đắp, mẹ con được thương nhau dưói mái nhà ấm cúng của mình” [62,324] Đây chính là ước nguyện chân thành,
cao đẹp của một nhà văn giàu lòng yêu thương con người Nhà văn tha thiết mong trên đời này luôn tràn đầy yêu thương, công bằng.Và đây cũng chính là khát vọng mong mỏi con người sống trong sạch và cao đẹp hơn
Sinh ra và lớn lên từ đồng ruộng, Kim Lân trả ơn mảnh đất sinh thành và nuôi dưỡng mình bằng những truyện ngắn chuyên viết về làng quê Viết về những người lao động nghèo là chạm đến đường tơ sâu nặng nghĩa tình của Kim Lân - nhà văn suốt đời gắn bó với làng quê Trái tim nhân hậu của Kim Lân luôn rộng mở, dành nhiều chỗ đứng cho những thân phận đói nghèo, thấp hèn Họ là người vợ lẽ, con người vợ
lẽ, con người cô đầu, người ăn mày, người không nơi nương tựa như: cô Vịa, Đứa con
người vợ lẽ, Ông lão hàng xóm, Đưá con người cô đâù Họ là những người ngụ cư bị
coi khinh: Tràng trong Vợ nhặt, dì Bản trong Người chú dượng Hoặc họ là những
người nông dân bị cướp hết ruộng đất phải tha phương cầu thực như mẹ con Thế trong
Nên vợ nên chồng, gia đình anh Mộc trong Người chú dượng, gia đình ông Tư Mủng
trong Bố con ông lão gác máy bay trên núi Côi Kê Hoặc họ là những người già cô đơn như ông lão làm nghề rối rong, lão ăn mày mù loà trong Anh chàng hiệp sĩ gỗ, người hát tuồng thất nghiệp trong Người kép già Kim Lân viết về họ với tất cả nỗi niềm cảm
thông và xót xa một cách chân thành vì chính ông cũng đã từng chịu cảnh đói nghèo,
cơ cực
Thừa hưởng văn hoá Việt truyền thống cùng với tấm lòng nhân hậu, Kim Lân giành nhiều tình cảm ưu ái, xót xa đến những số phận bạc bẽo, bất hạnh của người phụ nữ Hơn thế nữa, Kim Lân từ nỗi đau thân phận vợ lẽ của mẹ mình để đồng cảm chia sẻ với những người phụ nữ là nạn nhân của chế độ phong kiến Đó là những nhân vật
mẹ của Tư trong Đứa con người vợ lẽ, Tần trong Trạng vật, cô Vịa trong Cô Vịa, Lan trong Nỗi này ai có biết, Nhâm trong Chị Nhâm Kim Lân đã vượt lên trên cả sự yêu
Trang 38thương, đồng cảm nhập thân vào nhân vật để cảm nhận hết nỗi bất hạnh mà người phụ nữ dưới chế độ cũ phải hứng chịu Tình cảm yêu thương mà Kim Lân dành cho những người phụ nữ bất hạnh, chính là thước đo gía trị nhân đạo trong truyện ngắn của ông
Kim Lân là con người vợ lẽ thứ ba, tuổi thơ cơ cực thiếu thốn tình cảm ngươiø cha, ảnh hưởng của người cha đối với Kim Lân cũng khá mờ nhạt Có lẽ để bù đắp lại những tình cảm thiếu thốn đo,ù trong truyện ngắn của mình, Kim Lân có nhiều trang viết miêu tả rất cảm động tình cảm sâu sắc, cao cả của những người cha nghèo Đó là
tình cảm của ông Cả Nhiêu (Cơm con), cụ Chắt Dự (Ông lão hàng xóm), ông Tư Mủng
( Bố con ông lã gác máy bay trên núi Côi Kê) Họ là những người cha giàu lòng yêu
thương, hi sinh cả cuộc đời vì con cháu Kim Lân viết về họ với tình cảm chân tình của người con Câu văn của ông như còn nóng hổi và lấp lánh những giọt nước mắt yêu
thương, kính trọng Ở truyện Bố con ông lão gác máy bay trên núi Côi Kâê, ông Tư
Mủng đã đổi hiểm nghèo, gian khổ, cái chết để lấy cái an toàn, cái sự sống cho đứa
con Đứa con trai như báu vật, như một nguồn sáng đối với ông “từ cái khuôn mặt trẻ thơ ấy sáng rực lên một niềm tin, một nguồn an ủi làm dịu đi những đau khổ, tủi nhục, cay đắng hàng ngày”[62,370] Mỗi lần nhìn vào gương mặt con, ông Tư Mủng chỉ thấy
lòng mình dâng lên một tình yêu cao cả, một niềm tin mãnh liệt không thể gì so sánh nổi
Tấm lòng nhân ái của nhà văn không đồng nghĩa với việc nhà văn chỉ biết ca ngợi cái tốt, chỉ nói đến lòng thương, sự thông cảm Nhà văn còn phải gợi lên ở người đọc sự đau đớn, dằn vặt về những cái xấu, cái ác để con ngừơi tự ý thức về mình, roi
sọi và thức tỉnh lương tâm, sống tốt hơn, nhân ái hơn Truyện Cơm con nghẹn ngào
đắng chát như câu thành ngữ: “Cơm vợ thì ngon, cơm con thì đắng” Đôi khi ở đời chỉ
vì lòng tham lam, ích kỉ, nhỏ nhen mà con người đánh mất nhân cách vốn quí của mình Vợ chồng cả Anh lợi dụng lòng yêu thương của cha mình - cụ Nhiêu để thỏa
Trang 39mãn ý đồ tham lam bằng một cú lừa ngoạn mục Cụ Nhiêu vốn là người lo xa, sau
những năm tháng đằng đẵng “gà trống nuôi con, làm nhà gả vợ cho con, cụ cũng tậu được ít ruộng dưỡng già”ø Vợ chồng cả Anh biết thế nên hôm nào cũng rượu thịt thết đãi, ngon ngọt dỗ dành: “Ông cứ về với chúng con cho vui cửa vui nhà Còn mấy mẫu ruộng đấy! Chả trước thì sau, cũng là của chúng con, nhưng ý con muốn ông cứ sang tên ngay cho chúng con” [62,550] Cụ Nhiêu ưng thuận vì cho đó là lẽ phải, của mình cũng là của con Nhưng trớ trêu thay: “Sang mấy mẫu ruộng cho cả Anh được ít lâu thì vợ chồng hắn ra ý khủng khỉnh với ông cụ ngay” [62,551] Vợ chết sớm, cụ Nhiêu đã
hy sinh cả thời trai tráng của mình để chăm bẳm nuôi nấng hai anh em cả Anh lớn
khôn Cụ không dám tơ tưởng đến đường vợ lẽ con thêm, thương con cụ “sợ con khổ sở vì cảnh mẹ ghẻ con chồng” Nhưng giờ đây trong con mắt cả Anh, ông bố giàu lòng
hi sinh ấy chỉ là “ông bố già vô dụng Thôi thì móm mém, thôi thì cập kèm, đủ các thứ bẩn mắt” Vẫn cứ giọng văn bình thản, lạnh lùng, Kim Lân đưa người đọc đến tận
cùng nỗi chua chát, ê chề của cụ Nhiêu Trong một lần cụ ngồi đút cơm cho cháu, thằng bé muốn ăn thịt từ mâm rượu của bố Nhưng làm sao cụ có thể gắp thịt ở đó cho cháu Thằng cháu đích tôn ngây thơ làm sao hiểu được thân phận ông nội và quyền uy của bố nó Cứ thế nó rãy rụa gào to đòi thịt bằng được Vợ cả Anh xót con, giậm chân đành đạch mà đay nghiến chồng Thế là tất cả cơ sự, bực dọc, cả Anh dồn hết cho bố
già tội nghiệp: “Khổ lắm ! Nó đòi thì cho nó ăn hộ tôi một tí Giữ làm gì Rõ cái nợ!”
Cứ thế cả Anh vừa chửi, vừa đập phá đồ đạc và nằm vạ để uy hiếp tinh thần người bố già tội nghiệp
Tác phẩm chất chứa trong lòng người đọc bao đắng cay, chua xót về tình người, đạo lý làm người Ẩn giấu đằng sau câu chữ là nỗi lòng trĩu nặng cảm thương, xót xa của nhà văn Hình ảnh cụ Nhiêu và bài học đạo lí ở cuối truyện cứ xoáy sâu vào lòng
người đọc: “Chiều đã tàn Cụ Nhiêu ngồi âm thầm ở xó thềm Những giọt lệ vẫn âm thầm lăn trên gò má răn reo Trong khi ấy, ở mãi góc nhà, bên ngọn đèn hoa kỳ vàng
Trang 40đối a với a cha mẹ Cha mẹ nuôi a con bằng a giời bằng bể, con nuôi a cha mẹ con kể từng ngày” [62, 552]
Không chỉ trong những truyện ngắn viết về người lao động nghèo mà ngay cả những truyện ngắn viết về phong tục hoặc viết cho thiếu nhi, ngòi bút Kim Lân cũng
luôn hướng về cái thiện Ở truyện ngắn Anh chàng hiệp sĩ gỗ là những trăn trở, dằn
vặt trước những mảnh đời khổ đau bởi “cái tâm” cao cả, thánh thiện của chàng hiệp sĩ-
nhà văn Chàng luôn khao khát được “hóa thành ngừơi thực” để em chiếc gươm công lý đi khắp nơi “san bằng mọi bất công, oan trái ở đời” Chàng hiệp sĩ gỗ nhất quyết
không tàn bạo, độc ác giết người vô tội để đổi lấy khát vọng “trở thành người” Chàng thà mãi làm đời hiệp sĩ gỗ mà giữ lòng trong sạch Trong giây phút giằng xé giữa cái ác và thiện, chàng đã vượt lên sự yếu đuối của mình để kiên quyết chống lại mụ phù thuỷ- chống lại cái ác Chàng có trái tim nhân hậu vì thế chàng chiến thắng cái ác và được trở thành một “con người thực sư”ï Ở đây Kim Lân đã đưa ra triết lí nhân bản sâu sắc: làm con người, nhất là nhà văn ngoài cái tài điều cốt yếu phải có
“cái tâm”
Sau Cách mạng tháng Tám, Kim Lân đã có ý thức sâu sắc hơn về trách nhiệm, tầm nhìn tầm nghĩ của nhà văn với cuộc sống Tấm lòng yêu thương, cảm thông của tác giả đối với những người lao động nghèo giờ đây càng trở nên đằm thắm, sâu sắc và mang ý nghĩa nhân bản cao rộng hơn Truyện ngắn Kim Lân thực sự là những bản tố khổ chân thực và cảm động về số phận cuả những ngươì lao động ngheò Tác phẩm cuả Kim Lân đặc biệt gây ấn tựơng sâu đậm chính bởi những lay động từ trái tim nhà văn đến trái tim bạn đọc Truyện của ông ẩn giấu đằng sau những sự thật phũ phàng, những hoàn cảnh bi đát, những cảnh ngộ đáng thương là những tia sáng lấp lánh, ánh
lên tình yêu thương và niềm tin Truyện ngắn Vợ nhặt có thể ám ảnh về một cái đói
thê thảm nhưng đọng lại sâu lắng trong mỗi chúng ta vẫn là cách nhìn đời, nhìn người đầy xót thương và cảm thông của nhà văn Bằøng tài năng viết truyện ngắn và một trái