Độc thoại nội tâm

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Kim Lân (Trang 69 - 74)

NGHỆ THUẬT DỰNG TRUYỆN & XÂY DỰNG NHÂN VẬT

2.2.2.3 Độc thoại nội tâm

Trong truyện ngắn của mình, Kim Lân thường đi sâu vào thế giới bên trong để

khám phá, mổ xẻ những cung bậc kì diệu của tâm lí con người. Một trong những cách thức miêu tả tâm lí nhân vật được đánh giá là hiệu quả hay được Kim Lân sử dụng đĩ là độc thoại nội tâm. Ở đây khơng phải là sự phân tích tâm lí nhân vật từ một chủ thể kể vơ hình, cũng khơng phải là sự thể hiện tâm lí từ bên trong nội tâm nhân vật mà là sự tự vận động của dịng tâm trạng. Thơng qua độc thoại nội tâm, nhân vật đã cĩ những phút giây bộc bạch chân thật mọi nỗi niềm sâu kín tự đáy lịng mình.

Ở Vợ nhặt, tác giả đã thể hiện rất chân thực, sinh động tâm lí nhân vật bà cụ Tứ qua độc thoại nội tâm. Trước cảnh tối sầm vì đĩi khát, người con trai duy nhất của cụ Tứ đã đưa vợ về. Kim Lân đã đặt bà cụ Tứ vào một tình huống khĩ xử như thế để theo dõi, phân tích tâm lí nhân vật. Nếu như Tràng-lâng lâng vui sướng với cuộc hơn

này. Bà cụ khơng thể tin con trai mình lại cĩ thể cĩ vợ dễ dàng như thế, bởi vậy bà vơ cùng ngạc nhiên khi thấy cơ con dâu trong nhà. Diễn tả sinh động, cụ thể nét tâm trạng này là những dịng độc thoại nội tâm : “Quái sao lại cĩ người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Khơng phải con cái Đục mà? Sao lại chào mình bằng u? Ai thế nhỉ?”

Trong truyện Làng, ơng Hai là người yêu làng đến độ mê say. Yêu làng, tự hào về làng bao nhiêu, ơng càng đau khổ, tủi nhục bấy nhiêu khi nghe tin làng theo giặc. Cuộc đấu tranh nội tâm đầy bão tố của ơng Hai được nhà văn diễn tả qua những dịng tranh luận: “Ơng kiểm điểm từng người trong ĩc. Khơng mà, họ tồn là những người cĩ tinh thần cả mà. Quyết tâm một sống một chết với giặc, cĩ đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy !”[62,187]. Đĩ là một cuộc đấu tranh phức tạp giằng xé đan xen giữa niềm tin và sự nghi ngờ, ơng Hai tiếp tục cật vấn và lí giải: “Khơng cĩ lửa làm sao cĩ khĩi ?Ai người ta hơi đâu bịa tạc chuyện ấy làm gì” [62,188]. Khi khơng cịn nghi ngờ gì nữa ơng Hai trở nên tuyệt vọng, đau đớn, tủi nhục vơ cùng : “ Cực nhục chưa, cả làng Việt gian !.. Suốt cả cái nước Việt Nam này, người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước” [62,188]. Cĩ lẽ trong cuộc đời, ơng Hai chưa bao giờ phải nếm trải nỗi đau tinh thần đến tột cùng như thế, nỗi đau của một người yêu làng buộc phải từ bỏ làng với một nhận thức rõ ràng:“ Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nĩ theo Tây rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ” [62,192]. Tình yêu làng trong ơng giờ đây hồ quyện trong tình yêu nước- một tình yêu cĩ ý thức rõ ràng: “ Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”[62,193]. Qua những dịng độc thoại nội tâm, Kim Lânđã lột tả hết sự khổ sở, sự nghi ngờ, dằn vặt của nhân vật ơng Hai. Cĩ lẽ trong nỗi đau tê dại nhất về làng của mình, trong tâm hồn người nơng dân chất phác này đang diễn ra một cuộc đấu tranh đầy bão táp để khẳng định tình yêu, niềm hi vọng, lịng trung thành với làng quê và phủ nhận sự phản bội đớn hèn. Trong tình huống đầy thử thách, nhà văn Kim Lân đã phát hiện và miêu tả thành cơng nét

nội tâm của nhân vật. Với nhân vật ơng Hai, Kim Lân đã khẳng định tài năng của mình trong việc miêu tả tâm lí nhân vật. Nhà văn cũng tạo nên một bước ngoặt mới, lần đầu tiên trong văn học hình ảnh người nơng dân kháng chiến khơng cịn là những nét vẽ đơn giản, sơ lược mà họ đã cĩ một quá trình tâm lí với những biểu hiện nội tâm phong phú, đa dạng, nhiều cung bậc tình cảm khác nhau.

Ơng lão hàng xĩm, Đồn là một đảng viên bao năm “vào sinh ra tử” lăn lộn

cùng kháng chiến, bỗng nhiên trong đợt cải cách ruộng đất anh bị vu oan là “ Quốc dân đảng”. Đau đớn tuyệt vọng, trong Đồn dồn dập bao nhiêu là câu hỏi chất vấn: “

Làm sao cải cách ruộng đất lại cứ nhằm Đảng viên mà bắt như thế này? Làm sao? Làm sao vậy? Cải cách ruộng đất chưa đầy ba tháng, chi bộ Đảng tơi bời, tan tác như cánh đồng lúa qua một cơn bão lụt! Chao ơi ! Chua xĩt biết bao nhiêu. Tình cảnh này khơng biết trung ương cĩ rõ cho khơng?” Và rồi Đồn cĩ ý nghĩ tiêu cực muốn tìm đến cái chết nhưng ngay lập tức: “Đồn thấy tự xấu hổ với mình và thấy những ý định ấy hết sức vơ lí, dại dột và hèn nhát nữa. Đồn chết đi thì khĩ khăn này bỏ lại cho ai? Vợ con Đồn sẽ ra sao? Ơng bố già suốt một đời trơng mong ở Đồn sẽ ra sao? Và Đồn chết đi liệu đã thốt chưa? Hay là rồi đây người ta sẽ cho rằng Đồn trốn đấu tranh? Khơng, Đồn phải sống!” Anh vẫn nuơi hi vọng và tin tưởng vào Đảng: Cho dẫu hồn cảnh cĩ đen tối đến chừng mực nào Đồn vẫn là một Đảng viên. Đồn cịn cĩ Đảng, Đồn cịn cĩ thể chịu đựng được và nhất định vượt qua được” [62,259]. Những dịng độc thoại đứt nối, thay đổi và vận động đã cho chúng ta thấy một phen sĩng giĩ dữ dội đang nổi lên trong nội tâm của Đồn. Một cuộc đấu tranh đơn thương độc mã trước những oan ức, trước những sự bất cơng để tự khẳng định mình và tìm ra lẽ phải.

Trong truyện Con chĩ xấu xí, sau khi nghe vợ kể con chĩ xấu xí lết về nhà để

gặp chủ rồi mới chết, nhân vật “tơi” ân hận và day dứt vơ cùng:“ Tơi tối sầm mặt lại, vừa thương xĩt con chĩ vừa xấu hổ. Quả thật tơi chỉ là một thằng tồi. Một thằng ích kỷ.

Tơi chỉ nghĩ đến mình và vợ con mình. Đến như con chĩ mình nuơi, mình đối xử với nĩ cĩ được như cái tình nghĩa của nĩ đối xử với mình đâu?” [ 62, 283]

Cịn đây là những dịng độc thoại cuả nhân vật tơi trong truyện ngắn Người chú

dượng: “Tơi đốn ngđàn ơng ấy là ơng Mạc, nhưng khơng hiểu sao tơi vẫn cĩ cảm giác

chờn chợn, ngài ngại muốn lui trở ra ? Cĩ lẽ vì mấy gian nhà lạnh lẽo, trống trải quá mà ơng ta thì ngồi lầm lì một mình trên chiếc giường tre kê giữa nhà, ngay lối cửa tơi vừa chợt bước chân vào? Cĩ lẽ vì cái vẻ cục súc của ơng? Cĩ lẽ vì hai con mắt đỏ ngầu ngâù ơng nhìn tơi cứ thấy ánh lên những tia nhọn hoắt, hằn học, khĩ chiụ ? Cũng cĩ lẽ vì cái vẻ đau khổ chìm lịm đang đeo trên người ơng, trên từng mỗi nếp răn khía sâu trên mặt ơng, trong ánh mắt ơng nhìn và trong cái vẻ hờn giận vơ cớ của ơng nữa. Một nỗi đau khổ chìm lặng khĩ hiểu bao phủ lấy người ơng.

Cĩ lẽ, cĩ tất cả những điều tơi nhận thấy. Nhưng tất cả những điều ấy tơi vẫn thấy là chưa đúng. Điều mà khiến tơi chỉ vừa mới chợt nhìn thấy ơng đã muốn quay trở ra, đã thấy chờn chợn, ngài ngại hình như cịn những bí ẩn mà tơi chưa tìm được” [62, 466 ]. Nhân vật tơi băn khoăn tự lí giải cho chính thái độ, cảm giác kì lạ và những phán đốn chủ quan cuả mình khi gặp chồng dì mình.

Độc thoại nội tâm là một cách thức miêu tả tâm lí con người bằng cách để cho dịng nội tâm ấy tự vận động và phát triển mà khơng cĩ sự can thiẹâp cuả bất kì đối tượng nào. Đĩ chính là tính hiện đại cuả văn xuơi hiện thực được thể hiện rõ trong truyện ngắn Kim Lân. Khắc hoạ tâm lí nhân vật bằng những dịng độc thoại mà nhân vật tự ý thức, tự phê phán, lí giải hành động, tư cách của mình, Kim Lân đã khẳng định cái tài của nhà viết truyện ngắn am hiểu sâu sắc tâm lí con người. Đây cũng là bút pháp miêu tả được Nam Cao sử dụng rất thành cơng trong các truyện ngắn viết về người trí thức nghèo. Nếu như nhà văn Nam Cao luơn cĩ sự đồng cảm và miêu tả rất sắc sảo tâm lí của người trí thức nghèo, thì Kim Lân lại khác. Với vốn sống dày dặn về làng quê, Kim Lân lại cĩ khả năng miêu tả và biểu hiện rất tinh tế, chân thực tâm

Nam Cao luơn dằn vặt, day dứt trong sự cùng quẫn, bế tắc, tuyệt vọng. Ngược lại, nhân vật của Kim Lân trước những tình huống éo le của cuộc đời, họ băn khoăn, trăn trở chọn cho mình cách sống tốt nhất để vượt qua những nghịch cảnh mà khơng rơi vào bế tắc, tuyệt vọng.

Đọc truyện ngắn Kim Lân, chúng ta luơn thú vị với những phát hiện tâm lí vừa chân thực vừa bất ngờ, giúp cho tính cách nhân vật trở nên rõ nét và hồn thiện trong những tình huống truyện đầy thử thách. Kim Lân đã kết hợp hài hồ các cách thức miêu tả tâm lí nhân vật : khi thì miêu tả tâm lí qua các biểu hiện bên ngồi, lúc lại đi sâu bĩc tách và khám phá thế giới nội tâm bằng những dịng miêu tả trực tiếp hoặc bằng độc thoại nội tâm. Thủ pháp nghệ thuật cuả Kim Lân khơng đơn thuần là những dịng miêu tả sắc sảo tâm lí nhân vật mà cịn do nhà văn am hiểu sâu sắc và đồng cảm thực sự với nhân vật. Tâm lí nhân vật trong truyện ngắn của ơng thường được xây dựng gắn với một dấu mốc nào đĩ cĩ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân quê: nạn đĩi khủng khiếp năm 1945, những ngày đầu kháng chiến chống Pháp phải rời làng đi tản cư, cơng cuộc cải cách ruộng đất, chuyện vào hợp tác xã. Mỗi dấu mốc là một tâm trạng được miêu tả sắc sảo đến từng cốt lõi. Chẳng thế mà nhà văn Trần Ninh Hồ đã từng viết “Nếu như cho rằng văn chương là lịch sử tâm trạng con người thì Kim Lân quả là nhà văn đích thực trên cái ý nghĩa ấy” [40,4].

Tâm lí nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân thường cĩ một quá trình diễn biến phức tạp chứ khơng giản đơn sơ lược. Chúng ta cĩ thể bắt gặp sự biến đổi từ trạng thái tâm lí này sang trạng tâm lí khác trong cùng một nhân vật. Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, Kim Lân đã đặt con người vào mơi trường sống bình thường, miêu tả cụ thể, sắc saỏ khơng chỉ ngoại hình mà cịn đi sâu khám phá thế giới nội tâm đa dạng, vi diệu vơí nhiều cách thức khác nhau. Điều đĩ chứng tỏ truyện ngắn Kim Lân cĩ một sự thay đổi khơng nhỏ về thi pháp xây dựng nhân vật. Và đĩ cũng chính là đĩng gĩp cuả nhà văn trong việc đổi mới nghệ thuật xây dựng nhân vật cho thể tài truyện ngắn.…

Chương ba:

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Kim Lân (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)