NGƠN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU
3.3.2 Câu văn mộc mạc, ngắn gọn
Kim Lân khơng ưa lối viết dài dịng, cầu kì, kiểu cách dùng nhiều từ Hán Việt, ơng thích lối viết ngắn gọn, bình thường, giản dị phù hợp với tâm tư, tình cảm của người lao động nghèo. Nét phong cách chủ yếu mà Kim Lân đã lựa chọn là viết những câu đơn ngắn gọn, thường là loại câu kể chỉ cĩ một nịng cốt chủ- vị khơng rối rắm phức tạp. Đĩ là loại câu cơ bản của ngơn ngữ, dễ dàng biến đổi để tạo nên nhiều loại câu khác nhau về mục đích phát ngơn, về cấu trúc ngữ pháp tuỳ thuộc vào ý nghĩa cần diễn đạt. Xin đơn cử một vài ví dụ:
“ Giĩ núi rì rào. Những hoa mua hoa sim nghiêng ngả, sáng rực trong nắng. Trời xanh và cao vịi vịi. Tiếng một đơi chim bồ câu gụ nhau trên nĩc chuồng. Khơng khí buổi chiều dìu dịu” [62,403].
Các câu văn tuy rất ngắn gọn nhưng đã vẽ nên một bức tranh thanh bình của vùng trung du Bắc bộ. Cảnh được miêu tả qua con mắt yêu đời, lạc quan của bác phĩ cạo và ơng Tư Mủng giữa những giờ phút hiếm hoi khơng tiếng ì ầm của máy bay, khơng cĩ tiếng kẻng báo động dồn dập. Tất cả hồ mình trong một khơng gian êm dịu, hài hồ giữa màu xanh da trời, màu tím ngát của hoa rừng và bản tình ca ấm cúng của đơi chim câu.
Hoặc chỉ hai câu văn ngắn gọn cũng đủ làm chúng ta xúc động trước tấm lịng yêu thương con của bà cụ Tứ:
-“ Ừ, thơi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau. U cũng mừng lịng” [62, 211].
Câu văn đơn giản, ngắn gọn nhưng gĩi ghém cả tấm lịng yêu thương, nỗi tủi phận, mừng và lo của bà cụ. Trước hạnh phúc của con trai, bà lão nghẹn ngào như khơng thốt nên lời “ Ừ, thơi thì…” bình thường thì hai câu văn trên cĩ thể nhập một. Nhưng Kim Lân đã ngắt câu một cách nghệ thuật. Câu thứ hai chỉ cĩ bốn từ và từ “ mừng” thay cho từ “ bằng”
là một dụng ý nghệ thuật sâu sắc của nhà văn. Nếu “bằng lịng” cĩ nghĩa bà cụ Tứ chấp nhận cuộc hơn nhân của con một cách bình thản, khơng chút băn khoăn, day dứt. Cịn “mừng lịng” cĩ nghĩa bà cụ mừng cho duyên kiếp của con, nhưng mừng thì ít mà lo lắng, trăn trở thì nhiều. Làm sao bà lão cĩ thể “yên lịng” cho được khi con trai lấy vợ ngay cái đận trời đất tối tăm vì đĩi khát ấy.
Ngồi kiểu đơn ngắn gọn, Kim Lân thường hay dùng kiểu câu nước đơi bắt đầu bằng: “ Hình như”, “ Cĩ lẽ”. Về mặt hình thức đây là kiểu câu cĩ tính chất phỏng đốn hoặc tìm tịi, phát hiện một điều gì đĩ. Nhưng về mặt nội dung, theo chúng tơi khi đặt chúng trong ngữ cảnh bên cạnh những câu văn khác, khi dùng những kiểu câu này Kim Lân muốn tìm ở người đọc một sự cộng cảm, một sự đồng y,ù đồng tình nào đĩ. Và như thế trong những trường hợp này khoảng cách giữa tác giả và bạn đọc dường như được rút ngắn. Xin đơn cử một vài trường hợp:
-“ Biết khơng cĩ gì anh vẫn tìm xem trong nhà cĩ cịn sĩt tí ngơ đỗ nào chăng. Hình như lúc tìm tịi ấy, anh đỡ đĩi đi chút ít” [62,25].
-“ Bà lão săm sắm thu dọn, quét tước nhà cửa. Hình như ai nấy đều cĩ ý nghĩ rằng thu xếp nhà cửa cho quang quẻ, nề nếp thì cuộc đời họ cĩ thể khác đi, làm ăn cĩ cơ khấm khá hơn
[62, 214].
- “Từ ngày cải cách ruộng đất, bắt bớ giam cầm những người hoạt động cũ ở đây, ơng cụ càng hay hát. Hình như ơng lão hát cho đỡ hiu quạnh [62, 248].
-“ Ơng kêu đủ thứ, hình như tất cả mọi sự khơng may ở trên đời này đều dồn lại cho ơng chịu đựng. Từ lâu, tơi đã biết cái tính nết của ơng chú họ tơi là thích than thở. Hình như ơng nghiện than thở thì phải… Hình như cuộc đời nghèo khổ, bấp bênh, cuộc đời của một người khơng vai vế gì trong dân trong xã trước kia đã làm ơng lúc nào cũng sợ sệt nghi ngờ” [62,425].
-“ Hình như lúc nào bà lão cũng cĩ ý chờ đợi thằng con thứ hai đi bộ đội về” [62, 400].