NGƠN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU
3.3.3 So sánh tu từ
Ngơn ngữ nghệ thuật là ngơn ngữ của sự liên hội và so sánh nghệ thuật là đơi cánh giúp chúng ta bay vào thế giới của cái đẹp, của tưởng tượng. Theo nhà phong cách học Đinh Trọng Lạc : “ So sánh là phương thức diễn đạt tu từ, khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác, khi giữa hai sự vật cĩ một nét tương đồng nào đĩ, để gợi ra hình ảnh cụ thể, những xúc cảm thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe” [51, 189].Trong văn chương, so sánh là phương thức tạo hình và gợi cảm. Nĩi đến văn chương là nĩi đến so sánh. Một so sánh đẹp là so sánh tạo sự bất ngờ với những phát hiện độc đáo mà người khác khơng nhận thấy.
Hồ Dzếnh, Thạch Lam, Nguyên Hồng, Kim Lân đều là những nhà văn ưa thích sử dụng so sánh tu từ. Hiệu quả của phép so sánh phụ thuộc trước hết vào tương quan so sánh, thĩi quen dùng chuẩn để so sánh, tài năng và cách nhìn độc đáo của mỗi nhà văn.
Đọc truyện của Hồ Dzếnh, ta thấy tác giả thường dùng tâm trạng buồn thương làm chuẩn để so sánh với các vật thể vơ tri hay những âm sắc vơ hình nhằm tạo ra những so sánh rất ấn tượng:
-“Tiếng xay lúa ồ ồ nhiều lúc đến hai giờ sáng như những nhịp đời thương nhớ âm vọng trong thời khắc và lịng người” [ 14-42].
-“Tơi nhớ từng mảnh sân, từng hịn ngĩi, từng chuồng chim, rành rọt như một con chiên xét lại tội lỗi của mình trước chúa” [14-64].
-“Mai và Tuấn bàng hồng như người trong mộng” [ 49-71].
-“Tiếng sáo của Tiến đã theo giĩ đưa vào, một âm điệu não nùng và tha thiết như một lời than ai ốn dài”[ 49-139].
Cịn nhà văn Nguyên Hồng, ơng thường dùng đặc điểm, màu sắc của sự vật, của hiện tượng thiên nhiên làm chuẩn để so sánh:
- “Những lùm cỏ tĩc tiên mềm mại như mớ len bạc”[ 73,166-30b].
-“Sĩng lúa trắng xố như những bờm ngựa bạch” [ 73,108].
-“Đường nhựa sáng loé như giát bằng vàng diệp” [73, 109].
- “Nắng nhạt hẳn vàng hoe hoe như mạ úa” [73, 242].
So sánh tu từ là một trong các phương tiện tu từ được Kim Lân sử dụng với tần số cao trong tác phẩm của mình. Khảo sát và thống kê qua 25 truyện ngắn của Kim Lân, chúng tơi thấy cĩ đến 472 lần nhà văn sử dụng so sánh tu từ. So sánh tu từ trong truyện ngắn Kim Lân xuất hiện với nhiều kiểu dạng khác nhau: A như B, A là B, A bằng B. Nhưng chủ yếu là dạng so sánh mang tính giả định A như B chiếm tỉ lệ cao : 94%, trong khi hai loại so sánh cĩ tính chất khẳng định A là B, A bằng B chỉ chiếm 6%.
Một so sánh tu từ đầy đủ bao giờ cũng cĩ 4 yếu tố : đối tượng được so sánh, phương diện so sánh ( đặc điểm, thuộc tính, hoạt động…), từ so sánh( như, tựa, là, bằng) và đối tượng so sánh. Dạng so sánh A như B ngồi nhĩm so sánh đầy đủ 4 yếu tố như:
-“Đặng là một tay bợm rượu. Cái miệng/ chảy thễu ra lúc nào cũng đánh tĩp ta tĩp tép/ như/ cĩc thèm muỗi”[62, 263].
-“Vầng trăng cuối tháng/ mỏng/ như/ cái lưỡi liềm buồn tênh giữa trời” [62, 367]. Truyện ngắn Kim Lân cịn cĩ dạng so sánh A như B, vắng phương diện so sánh:
-“ Những hố bom/ như/ những vết thương đâm trên da thịt con người” [62,347].
-“ Bĩng đêm/ như/ người khốc cái áo chồng đen rộng, lặng lẽ, êm ả đi trên các thung
Những so sánh tu từ vắng phương diện so sánh bao giờ cũng đem đến cho người đọc sự liên tưởng phong phú, đa dạng.
Kim Lân- nhà viết truyện ngắn của chúng ta cĩ những so sánh tu từ nhiều khi rất hĩm hỉnh:
-“ Aùi chà chà, vườn sắn nhà này nom sướng mắt quá! Mới hơm trước lên bận này đã khác hẳn rồi. Mơn mởn như gái mười tám ấy! [62,395].
-“ Những nếp răn trên khuơn mặt khơ xác, bềnh bệch của bác hoạt động một cách kì lạ. Chúng nĩ co vào, giãn ra, ngọ nguậy đuổi nhau như đàn cá mương đĩi vớ được mồi’[ 62, 412].
Lại cĩ những so sánh mà sự phát hiện được nẩy ra từ chính tình cảnh hẩm hiu mà nhà văn đã từng trải qua:
-“ Khốn nạn cái con mực nhà ta ấy, thực ra từ lúc mua đến lúc chết, nĩ phải chịu sự ghét bỏ, hắt hủi của mọi người trong nhà tơi y như đứa trẻ, con một người làm lẽ thứ 5, thứ 7 trong một gia đình giàu cĩ đơng con mà bố mẹ chết rồi phải ở với anh chị con bà cả vậy” [62, 261] .
Các đối tượng so sánh càng khác loại thì so sánh ấy càng độc đáo hấp dẫn. Truyện ngắn Kim Lân cĩ những cấu trúc so sánh bất ngờ : cái được so sánh là những âm sắc vơ hình, những cảm giác trừu tượng cịn cái so sánh là những hoạt động, những động tác hoặc những cảm nhận rất cụ thể của thị giác, của xúc giác :
-“ Trong lúc bên ngồi tối tăm, lạnh lẽo, ngồi uống chén rượu đêm ở chốn ấm áp, cĩ mùi hương trầm và khĩi pháo, họ thấy ngây ngất như cĩ chất men xuân phừng phừng trong huyết quản” [62, 129].
-“Từng tiếng chuơng chùa từ gác tam quan chùa Dận buơng ra khơng trung, vọng xa xa, ngân nga và buồn não nuột. Nhưng cũng chưa buồn bằng cái giọng rì rầm của chú tiểu tụng kinh, non nớt và run rẩy như tiếng chim non chưa ra giàng”[62,135].
-“Chị quát rất to soe soé như xé vải “[64, 226].
-“Cĩ lúc chị nĩi liên liến một hồi như cái máy khâu đạp cố”[ 64, 273].
-“Từ những ánh đèn quỷ quái ấy tiếng chửi cứ rú lên những tiếng nanh ác, sắc nhọn như mũi dao đâm vào da thịt” [62, 318].
- “ Mụ nhìn anh rất lâu bỗng mụ cười lên khành khạc, khành khạc. Mụ cười nghe như hai miếng xương khơ cọ vào nhau” [62, 334].
-“Tiếng khĩc lĩc kể lể của bà đã im bặt từ lâu nhưng sao ơng vẫn nghe lanh lảnh bên tai, tiếng khĩc như từng lưỡi dao mỏng lách vào tim gan ơng khía từng nhát” [62, 376].
Nhà văn phải cĩ một thính giác nhạy bén, một tâm hồn tinh tế, một trí tưởng tượng phong phú mới cĩ được những so sánh chính xác và độc đáo như trên. “ Sức mạnh của so sánh là nhận thức”, những so sánh của Kim Lân đã đem đến cho người đọc những cảm giác thật cụ thể, những nhận thức mới mẻ về đối tượng. Cái mới mẻ trong so sánh tu từ của Kim Lân là phát hiện và chỉ ra những điểm tương đồng giữa những sự vật rất xa lạ với nhau. Chẳng hạn như: “ Thời buổi bây giờ đào được cái hầm cái hố tốt sao nĩ lại sướng thế nhỉ? Bằng ơng Lưu Bị vớ được cụ Gia Cát Lượng đấy nhá!”[62,397].
Một lối kể chuyện tự nhiên mộc mạc, từ ngữ câu văn bình dị mà phong phú, lấp lánh nhiều hình ảnh sinh động nhờ cách sử dụng khéo léo từ láy, thành ngữ, tục ngữ và những cấu trúc so sánh độc đáo, Kim Lân đã tạo cho mình một phong cách riêng khĩ lẫn với các nhà văn cùng thơì như Tơ Hồi, Mạnh Phú Tứ, bùi Hiển, Tam Kính…..
Kết luận
Trong đội ngũ nhà văn hiện đại Việt Nam, Kim Lân thuộc nhĩm các nhà văn viết ít. Tuy viết khơng nhiều nhưng “Quý hồ tinh bất quí hồ đa”, Kim Lân được xem là người cĩ biệt tài viết truyện ngắn và đã đĩng gĩp cho văn xuơi Việt Nam hiện đại những truyện ngắn xuất sắc.
Cả đời văn, Kim Lân một mực thủy chung viết về nơng thơn, viết về cuộc sống của người lao động nghèo. Đây chính là một phẩm chất đáng quí của những văn nghệ sĩ chân chính. Kim Lân sáng tạo văn chương bằng tất cả lịng đam mê và sự tài hoa của người con xứ Kinh Bắc. Theo quan niệm của Kim Lân, nhà văn ngồi cái tài cần cĩ một trái tim, phải dũng cảm lên tiếng trước những cái xấu xa, bất cơng. Sáng tác văn chương với ơng như một cuộc chơi, ơng viết hay viết tốt khi ơng cĩ cảm hứng và đam mê. Và ơng dừng cuộc chơi khi mình muốn viết nhưng lại khơng cĩ cảm hứng.
Bắt đầu xuất hiện trên văn đàn từ năm 1941, truyện ngắn Kim Lân khơng tránh khỏi nhược điểm chung của văn học hiện thực Việt Nam thời kì 1940-1945. Truyện ngắn của ơng trước Cách mạng tháng Tám khơng miêu tả những vấn đề xã hội nĩng bỏng. Truyện chủ yếu xĩay sâu vào những quan hệ nhỏ hẹp trong gia đình, họ tộc, làng xĩm và những phong tục, thú chơi làng quê. Ở giai đọan này, Kim Lân đã tạo được tiếng vang trên văn đàn bằng một lọat các truyện ngắn nổi tiếng về sinh họat văn hĩa làng quê như: Con Mã
Mái, Đơi chim thành, Đuổi tà, Chĩ săn…
Sau Cách mạng tháng Tám, Kim Lân vẫn tiếp nối mạch cảm xúc viết về làng quê và người lao động nghèo nhưng ngịi bút nhà văn đã cĩ ý thức xã hội rõ rệt hơn. Với ý thức và trách nhiệm của một nhà văn yêu nước, tác phẩm Kim Lân thời kì này đã cĩ những cái nhìn mới mẻ về số phận con người, về tương lai dân tộc và vận mệnh đất nước. Làng, Vợ nhặt,
cạnh những tác phẩm xuất sắc đĩ, Kim Lân vẫn cĩ một số truyện ngắn hơi non nớt về nghệ thuật, sơ lược về nội dung, Lá thư phát động là một ví dụ.
Một trong những đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Kim Lân là đã đưa những chuyện đời thường nhiều khi rất nhỏ nhặt, vụn vặt vào trong tác phẩm của mình một cách tự nhiên. Hiện thực cuộc sống đa dạng phong phú, nên cĩ khá nhiều “ lát cắt”, khá nhiều những mảnh đời đau khổ, lay lắt trong truyện ngắn Kim Lân. Dường như các nhân vật “ đầu thừa đuơi thẹo” đều gửi đại diện của họ vào trong tác phẩm Kim Lân. Đọc truyện ngắn của ơng, ta dường như thấy thấp thĩang thế giới nhân vật truyện cổ tích hiển hiện trong từng tác phẩm.
Kim Lân sáng tác truyện ngắn của mình với cảm hứng dạt dào yêu thương bằng một trái tim nhân hậu và tấm lịng rộng mở vì những người lao động nghèo. Nhà văn đã đem đến cho người đọc một sự cảm thơng, tình yêu thương xen lẫn nỗi chua xĩt, đắng cay về thân phận của những con người bé nhỏ, mong manh trước Cách mạng tháng Tám. Truyện của Kim Lân ẩn dấu đằng sau những sự thật phũ phàng, những hịan cảnh bi đát, những cảnh ngộ đáng thương là những tia sáng lấp lánh, ánh lên tình yêu thương và niềm tin. Trong tác phẩm của nhà văn xứ Kinh Bắc, vẻ đẹp tâm hồn của người lao động nghèo được bộc lộ rực rỡ hơn trong những hịan cảnh bất thường, của cuộc sống. Ở đĩ giưã cái chết và cái sống, giữa cái xấu và cái tốt, giữa sự ích kỉ và bao dung chập chờn kế cận, họ đã vượt qua ranh giới cái chết, cái xấu, cái ích kỉ để khẳng định vẻ đẹp nhân bản vốn cĩ trong mỗi con người.
Thành cơng của truyện ngắn Kim Lân khơng chỉ dựa vào vốn sống dày dặn, sự am hiểu tinh tế mà cịn phụ thuộc rất nhiều vào tài biến hĩa chữ nghĩa, vào nghệ thuật dựng truyện và xây dựng nhân vật theo phong cách riêng.
Cốt truyện của Kim Lân khơng li kì, gay cấn mà đơn giản ít sự kiện, phù hợp với việc thể hiện những cái bé nhỏ, vụn vặt đời thường của cuộc sống làng quê. Kim Lân quan niệm chi tiết là những hình tượng nghệ thuật mà qua đĩ người đọc cảm nhận được những điều nhà văn muốn nĩi. Truyện ngắn của ơng dày đặc chi tiết nhưng tất cả đều được tác
Kim Lân cịn để lại ấn tượng sâu sắc trong lịng người đọc bởi sức sáng tạo tài tình trong cách tạo nên những tình truyện độc đáo, bất ngờ mang dấu ấn riêng của nhà văn. Quan tâm và phát hiện ra những tình huống truyện độc đáo, bất ngờ nhưng lại cĩ thật trong cuộc sống người dân quê, phân tích cách ứng xử của ho,ï nhà văn đã miêu tả xuất sắc con người bình thường ngay trong tác phẩm cuả mình.
Đọc truyện ngắn Kim Lân, chúng ta luơn thú vị với những phát hiện tâm lí vừa chân thực, vừa bất ngờ giúp cho tính cách nhân vật trở nên rõ nét, hồn thiện hơn trong những tình huống truyện đầy thử thách. Nhà văn đã kết hợp hài hịa nhiều cách thức miêu tả tâm lí nhân vật. Thủ pháp nghệ thuật của Kim Lân khơng đơn thuần là những dịng miêu tả sắc sảo thế giới nội tâm mà cịn do nhà văn am hiểu sâu sắc, đồng cảm thực sự với nhân vật. Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, Kim Lân đã đặt con người vào mơi trường sống bình thường, miêu tả cụ thể, sắc sảo, rõ nét về cả ngoại hình lẫn nội tâm nhân vật. Thủ pháp này đã gĩp phần vào sự đổi mới nghệ thuật xây dựng nhân vật cho thể tài truyện ngắn. Văn Kim Lân mộc mạc, giản dị và tự nhiên. Đọc tác phẩm của ơng, người đọc luơn cảm nhận được sự gần gũi thân mật, khơng chau chuốt, giả tạo trong cách kể chuyện.
Kim Lân là nhà văn cĩ tài vận dụng rất linh họat, sáng tạo ngơn ngữ bình dân. Ơng biết cách cải biến, gọt dũa đem màu sắc, hương vị lời ăn tiếng nĩi tơ điểm cho từng tác phẩm theo phong cách riêng của mình. Ngơn ngữ văn xuơi của ơng là ngơn ngữ đời sống được sử dụng một cách nghệ thuật mang vẻ đẹp của sự giản dị và tự nhiên.
Chất tài hoa, sự lịch lãm, nề nếp cổ xưa dường như in đậm dấu ấn trong văn chương Kim Lân. Đọc truyện ngắn Kim Lân, chúng ta dễ bị cuốn hút bởi một thứ chất đồng bằng Bắc bộ kín đáo, dung dị và chín chắn.
Tất cả những vấn đề chúng tơi trình bày trong luận văn này chỉ mới là bước đầu tìm hiểu, nghiên cứu về đặc điểm truyện ngắn Kim Lân. Do hạn chế về khả năng chuyên sâu, về trình độ cảm thụ tác phẩm và khĩ khăn về tư liệu, về thời gian, luận văn của chúng tơi
chắc chắn sẽ khơng khỏi thiếu sĩt và cĩ những nhận định chủ quan. Do vậy, rất thành thực chúng tơi mong muốn nhận được những lời gĩp ý quí báu của các chuyên gia, bạn bè và đồng nghiệp.