1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm truyện ngắn Trang Thế Hy

118 903 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc điểm truyện ngắn Trang Thế Hy
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hoa
Người hướng dẫn PGS. TS. Trần Hữu Tá
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Văn học Việt Nam
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2008
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Đề tài về : Đặc điểm truyện ngắn Trang Thế Hy

Trang 1

Nguyễn Thị Thanh Hoa

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN TRANG THẾ HY

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS TRẦN HỮU TÁ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2008

Trang 2

Nhà văn Trang Thế Hy

(tranh sơn dầu do họa sĩ Nguyễn Trung vẽ tặng năm 2008)

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

đời mình trên mảnh đất văn chương Trước khi ông cầm bút, miền Nam đã phải trải qua những ngày nóng bỏng của hiểm họa xâm lăng Trong hoàn cảnh ấy, cũng như nhiều người lúc bấy giờ, ông đã sống, đã tranh đấu, đã làm việc và đã viết văn với một nhiệt huyết sục sôi, với một khát khao mãnh liệt và duy nhất: giành lại độc lập,

tự do cho dân tộc Ông viết để sống, để hoạt động Trong số những người cùng nghiệp viết nơi mảnh đất Nam Bộ, ông viết với một vẻ riêng, không giống ai Ông viết về số đông - những con người bất hạnh, và như ông quan niệm, đứng về phía những con người bất hạnh là đứng về phía của đạo lý Nhưng đã không có nhieu người biết đến ông Quả là đáng tiếc!

Thời gian gần đây, nhiều nhà nghiên cứu, phê bình cũng đã chú ý đến Trang Thế Hy Có lẽ là khi người ta bình tĩnh hơn, thận trọng hơn … thì cũng là lúc người

ta dễ nhận ra những giá trị đích thực mà trong khi vội vã chưa kịp nhận ra Văn chương Trang Thế Hy nằm trong số những giá trị được nhận ra muộn mằn như thế Một phần lý do khiến giới nghiên cứu chậm để ý đến văn chương của Trang Thế

Hy có lẽ là vì văn của ông lặng lẽ quá, lặng lẽ như chính cách sống mà ông đã chọn! Thế nên, tìm hiểu truyện ngắn của Trang Thế Hy, người viết cũng tự nhủ mình phải chừng mực, hết sức tránh ồn ào, tránh đao to búa lớn, sợ sẽ phá hỏng không khí văn chương của nhà văn xứ Dừa này

Văn học miền Nam nằm trong dòng chảy chung của văn học cả nước Nhưng

do điều kiện lịch sử đặc biệt của đất nước, một phần do điều kiện địa lý ngăn trở, và

cả những khác biệt về văn hoá, về cảm quan nghệ thuật của từng vùng miền … nên chúng ta chưa có được một cái nhìn thật đầy đủ, toàn diện về bộ phận văn học đặc sắc này Vì vậy, rất cần một sự bổ khuyết cho bức tranh toàn cảnh của văn học thế

kỷ XX như PGS TS Trần Hữu Tá – một nhà nghiên cứu văn chương Nam Bộ - đã từng thiết tha bày tỏ, trong đó cần một sự ghi nhận đầy đủ và công bằng cho những

Trang 4

tác giả có cuộc đời lao động nghệ thuật nghiêm túc với nhiều cống hiến đáng trọng Điều đó có nghĩa là tên tuổi của Trang Thế Hy cũng như một số ít những nhà văn Nam Bộ khác rất cần phải được xem xét và đánh giá một cách trân trọng trong các công trình văn học sử Chính điều này, cùng với việc chưa có một công trình nào

khắc hoạ đầy đủ chân dung nhà văn, đã thôi thúc chúng tôi đến với đề tài Đặc điểm

truyện ngắn Trang Thế Hy Hy vọng, với việc làm này, chúng tôi có thể góp phần

bé nhỏ vào việc bổ khuyết cho bức tranh toàn cảnh của văn học miền Nam nói riêng, văn học Việt Nam thế kỷ XX nói chung, đưa văn chương độc đáo của nhà văn này đến gần hơn với mọi người

2 Lịch sử vấn đề

Cuốn sách đầu tiên viết về Trang Thế Hy là cuốn Địa chí văn hóa thành phố

Hồ Chí Minh (1988) Các tác giả của cuốn địa chí đã ghi nhận những đóng góp của

Trang Thế Hy cho phong trào đấu tranh ở nội đô Sài Gòn giai đoạn kháng chiến chống Mỹ với một loạt các truyện ngắn, có cả thơ nữa Nhưng cuốn địa chí này mới chỉ làm công việc giới thiệu và ghi công của nhà văn trong phong trào đấu tranh chung Dĩ nhiên, trong khuôn khổ một cuốn địa chí, được như vậy đã là điều đáng quý

Tiếp đó là cuốn Địa chí Bến Tre (1991) của nhà xuất bản Khoa học xã hội

Trong cuốn sách này, Trang Thế Hy xuất hiện với tư cách là một nhà văn của địa phương giai đoạn từ CMT8-1945 đến tháng 4-1975 Đầu tiên là cái tên Võ Trọng Cảnh trong Đoàn văn hoá kháng chiến tỉnh Sau đó là Trang Thế Hy (thời kỳ chống Mỹ1954-1975) Trong cuốn địa chí này, Trang Thế Hy chỉ được giới thiệu mấy dòng rất sơ lược về quá trình sáng tác, quá trình hoạt động chứ không giới thiệu tên

các tác phẩm của ông như cuốn Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh đã làm

Cuon sách này cũng đã giới thiệu một tác phẩm của Trang Thế Hy được giải

thưởng của Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam: Anh Thơm râu rồng (giải thưởng

văn học Nguyễn Đình Chiểu 1960-1965)

Trang 5

Trang Thế Hy mới được giới nghiên cứu, phê bình chú ý trong thời gian gần đây Trên các trang web báo điện tử, đặc biệt là những chuyên trang văn học nghệ thuật và các trang web cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này, cái tên Trang Thế Hy

đã xuất hiện nhiều Tuy thế, những nghiên cứu về sáng tác của ông chưa nhiều, đặc biệt là chưa có một công trình nào lớn để giới thiệu đầy đủ chân dung văn học này Những gì giới nghiên cứu đã nói, chúng tôi cố gắng trình bày ở mức ngắn gọn nhất

để có thể đảm bảo một sự đầy đủ các nhận định, cũng từ đó mà thấy rõ hơn công việc của mình phải làm

của các thành viên tham dự buổi tọa đàm về tập truyện ngắn Nợ nước mắt của

Trang Thế Hy vào sáng 23-5-2002 Nhân dịp này, vì không tham dự được, nhà văn

đã gửi đến ban biên tập báo Văn nghệ bức thư với những lời tỏ bày thành thực:

trên báo chí, tuyển tập chung và sách in riêng, do đó cũng ít được giới phê bình chú ý đánh giá, cho nên cuộc toạ đàm này được tôi coi là lần đầu tiên tác phẩm của tôi được thẩm định nghiêm túc theo tiêu chuẩn học thuật…

truyện đã được đưa ra Đáng chú ý nhất là bài viết của nhà văn Lê Minh Khuê Đây

là bài mà nhà văn Trang Thế Hy tỏ ra rất tâm đắc vì theo nhà văn, Lê Minh Khuê đã

“đọc” được ông, “đọc” đúng ông, dù chưa “đọc” hết ông Với bài Phong cách

Trang Thế Hy, nhà văn Lê Minh Khuê đã đưa ra những nhận định khá tinh tế,

chứng tỏ một cảm quan nhạy bén, một cách đọc khá kỹ lưỡng, nghiêm túc Lê Minh Khuê đã viết:

“Ông là tác giả Nam Bộ, văn chương Nam Bộ dường như một mình ông một phong cách Ông không bình dân, không nhiều sôi nổi Ông hiện lên trong các trang viết với sự tinh tường, thấu hiểu và điềm tĩnh trước cuộc sống, trước cảnh sắc (…) Ôngviết về tâm sự của những con

Trang 6

người bé nhỏ mà trong sạch (…) Họ cũng là con người không giản đơn Nhân vật trí thức- nghệ sĩ chiếm phần lớn trong tác phẩm của ông Nhiều nhân vật sống qua các thứ “mốc” giữa hôm nay và hôm qua Bao giớ tác giả cũng lựa cho họ cách sống thanh thản nhất

(…) Truyện ngắn của ông không có sự thay đổi hình thức Các truyện kể với phương pháp như nhau – dường như ông luôn có cách bắt đầu câu chuyện bằng giọng nhẩn nha, nhưng luôn báo hiệu ngay từ những dòng đầu rằng đây là câu chuyện thú vị (…) Truyện của ông không có tình huống phức tạp Tình huống ẩn chứa trongcảm xúcvà chữ nghĩa Nhiều câu chuyện khiến ta hồi hộp Đó là cách viết khó Cách viết của một người trọng nghề, trọng chữ…”

Thật tiếc là nhà văn Lê Minh Khuê không phân tích, không đưa ra một dẫn chứng cụ thể nào cho những nhận định của mình Nhưng dẫu sao, những nhận xét đắt giá trên đây cũng đã chỉ ra được một số khía cạnh đặc sắc chính trong truyện ngắn của Trang Thế Hy Đó la một bài viết có giá trị và mang tính định hướng cao cho những độc giả chưa biết đến Trang Thế Hy

lưỡng như thế này đã nhận xét:

Văn của Trang Thế Hy không đọc nhanh được, không đọc vội được Ông viết bình tĩnh, ngẫm ngợi, và ta cũng phải bình tĩnh đọc Mỗi truyện của ông là một gửi gắm, một nỗi niềm Ông nặng lòng với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nặng lòng với những người những cảnh vùng sông nước quê hương Bến Tre và những nơi ông đã qua của đồng bằng Nam Bộ (…) Ông viết, những hồi ức chiến tranh và thực tại bây giờ đan dệt vào nhau…

Nhận xét của tác giả này mới chỉ đề cập đến một mảng nhỏ trong sáng tác

của Trang Thế Hy (giọng điệu và đề tài chiến tranh, con người và cảnh sắc Nam Bộ) chứ chưa nói được bao quát về sáng tác của nhà văn

Trang 7

Nhà văn Trần Huy Quang, trong mấy nhận xét khá ngắn gọn ở bài Tôi học

được nhiều ở Trang Thế Hy về nghề văn cũng tỏ ra đồng tình với nhận định của nhà

văn Nguyễn Khắc Trường Trần Huy Quang viết: “Văn Trang Thế Hy kỹ càng, đẹp,

đầy tính triết lý, nên đọc chậm thì mới hiểu hết, mới hưởng hết được cái hay” Có lẽ

trong khuôn khổ của một buổi toạ đàm với việc hạn chế về mặt thời gian, lại cùng lúc có nhiều ý kiến đóng góp, nên những người tham gia đã không nói nhiều (để tránh trùng lặp chăng?) và cũng không đi vào phân tích cụ thể các sáng tác của Trang Thế Hy Nhưng dù thế, những ý kiến được đưa ra trong buổi toạ đàm thật sự

có ích đối với chúng tôi khi thực hiện đề tài này

Cũng đồng tình với các nhà văn vừa kể trên, nhà văn Trịnh Đình Khôi trong

bài Truyện ngắn của Trang Thế Hy toát lên vẻ đẹp văn hoá đã viết: “Văn Trang Thế

Hy điềm đạm (…) Trang Thế Hy không cố ý triết lý Tính triết lý toát lên từ nhân vật, từ ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật”

Nhưng cũng trong bài viết này, Trịnh Đình Khôi đã có một đánh giá khá cao

về Trang Thế Hy Ông viết: “Trang Thế Hy là một nhà văn hoá viết văn Trong ông

có văn hoá Á Đông kết hợp với những ý tưởng phương Tây hiện đại” Nhận định

này đã làm cho chính Trang Thế Hy, nhà văn khiêm nhu và rất đỗi bình dị của chúng ta, cảm thấy ngại ngùng Có thể nhiều người đọc thấy chất văn hoá tiềm tàng

trong văn của Trang Thế Hy, nhưng ông không phải là “nhà văn hoá viết văn” Đây

là điều mà nhà văn luôn phải đính chính miệng với những ai đã biết đến bài viết này Ông là một người có tầm văn hoá, là một người viết văn có tầm văn hoá, ai cũng hiểu như thế Nhưng đề cao quá mức một nhà văn có lòng tự trọng trong trường hợp như thế này thường chỉ làm cho người được đề cao cảm thấy ái ngại hơn là hãnh diện Có lẽ khi đưa ra nhận xét này, tác giả đã không kìm được sự nồng nhiệt vì yêu mến nhà văn chăng?

Cũng trong cuộc toạ đàm này, nhận định của nhà nghiên cứu Trần Đình Sử

cũng không khác những người cùng tham dự là mấy Trong Nên đọc kỹ để thấy

công phu của tác giả, nhà nghiên cứu nhận thấy: “Truyện của Trang Thế Hy đề cao

Trang 8

tình nghĩa, khẳng định tình nghĩa là giá trị lâu bền nhất, nhắc người đời đừng quên tình nghĩa (…) Truyện của Trang Thế Hy triết lý nhiều, cả nhân vật bình thường cũng triết lý, đó là nét độc đáo Đó là triết lý của nhân dân” Đây là một nhận xét

không hề cảm tính của một nhà nghiên cứu có tầm cỡ Cũng đã có người cho rằng Trang Thế Hy hay “triết lý vặt” Nhà văn đã tỏ ra khá buồn khi nghe điều này Buồn, chỉ vì người đó không “đọc” ra được dụng ý của nhà văn khi ông để cho nhân vật của mình triết lý, chứ không phải buồn vì “bị chê” Nhưng rốt cuộc cũng

đã có những người hiểu ông Và trong số đó, có những nhà nghiên cứu vừa có tâm, vừa có tầm Hy vọng điều đó có thể làm nhà văn và những người hiểu ông, yêu mến văn chương và con người thực của ông cảm thấy yên lòng!

rằng Trang Thế Hy thường tâm đắc với hai đề tài chính là đời sống cách mạng và trách nhiệm của nhà văn, văn nghệ sĩ Nhận xét về văn phong của Trang Thế Hy, Hồng Diệu viết:

giả kể, hoặc do nhân vật kể – Đó là những cách kể chuyện có duyên, nhiều khi hóm hỉnh, với những triết lý giản dị, có sức thuyết phục (…)

Truyện Trang Thế Hy giàu lòng nhân ái Văn ông hiểu rõ bản sắc của một vùng đất, từ ngôn ngữ địa phương đến cảnh sắc thiên nhiên, cây

cỏ, và con người ở đấy (…)”

Đó cũng là những nhận định xác đáng dù chưa bao quát được đầy đủ nội dung và hình thức các sáng tác của Trang Thế Hy Nhà phê bình đã tỏ ra hiểu và cảm truyện của Trang Thế Hy ở một mức độ cao Tuy vậy, Hồng Diệu lại có chỗ

chưa đồng cảm được với nhà văn khi viết: “Hình như nhà văn đã tham sử dụng hơi

nhiều chủ đề phụ, những đưa đẩy, luyến láy, do đó làm loãng cái chính?” Thực ra,

đây là một điểm khá đặc biệt trong phong cách của nhà văn mà người đọc nếu không tinh sẽ không dễ nhận ra Đó là do kiểu tự sự của ông: tự sự phi cốt truyện,

Trang 9

chú ý đến vấn đề hơn là chú trọng xây dựng cốt truyện Hong Diệu đã quá chú tâm bám vào cốt truyện để tìm chủ đề nên không nhận ra điểm này

nhọc của nhà văn lại chú ý đến nhân vật xưng “tôi” – một điều dễ thấy trong truyện

của Trang Thế Hy Ông viết: “Nhân vật của ông đều là chỗ bạn bè tình nghĩa Họ

là bạn đời của ông trước khi ông nhập vào trang viết, cho nên tôi thấy ông dùng ngôi thứ nhất rất đắc địa”… Trung Trung Đỉnh cũng nhận thấy Trang Thế Hy “đau đáu với nghề, căm ghét thứ văn chương nghệ thuật bịa tạc khoa trương ồn ã Các nhân vật là nghệ sĩ của ông đều bộc lộ quan điểm sáng tác của ông rất rõ…” Tác

giả có minh hoạ bằng một vài dẫn chứng khá tiêu biểu cho những luận điểm của mình

Cũng thế, nhà phê bình Bùi Việt Thắng cho rằng Trang Thế Hy kể chuyện có

duyên Cái duyên này được nhà phê bình nhận ra từ việc nhà văn sử dụng ngôi kể

thứ nhất “Đây là cách kể chuyện có hiệu quả mà nhà văn thường vận dụng vì đứng

kể ở ngôi vị ấy, người kể chuyện sẽ tự do hơn, dễ chân thành hơn Tuy nhiên trong những truyện còn lại, dù kể ở ngôi thứ ba và có khi “giả tên” “đóng vai khác” thì cái Tôi vẫn cư ngụ trong đó” Ai đọc truyện của Trang Thế Hy cũng không khó

khăn gì để nhận ra điều này Và đây cũng là điều đặc biệt tạo nên nét riêng trong cách viết của nhà văn

Nguyên Ngọc Trong Người hiền của văn chương Nam Bộ, bài viết đã được đăng

lời mở đầu cho tuyển tập Truyện ngắn Trang Thế Hy ( Nhà xuất bản Văn hoá Sài

Gòn, 2006), nhà văn của Tây Nguyên này đã đánh giá Trang Thế Hy rất cao Bài viết dù chưa bao quát đầy đủ các sáng tác của nhà văn, nhưng đã chứng tỏ một cái nhìn có chiều sâu về các sáng tác của nhà văn Nam Bộ này, đồng thời thể hiện một tấm tình tri âm Nguyên Ngọc chú trọng tới nét độc đáo cả về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Trang Thế Hy Ông đã so sánh Trang Thế Hy với Nguyễn

Trang 10

Tuân, một nhà văn tài hoa và độc đáo vào bậc nhất trên văn đàn Việt Nam, về những độc đáo ấy Ông viết:

(…) Có lẽ đọc thật kỹ Trang Thế Hy, sẽ thấy anh gần Nguyễn Tuân chính ở chỗ này Anh cũng là người chơi trò chơi thanh nhã ấy, (nghĩa là tiếp tục cái truyền thống của các bậc tao nhân mặc khách xưa, cho nên, nhìn kỹ mà xem, ở Trang Thế Hy vừa có cái gì đó rất hiện thực, hiện đại, vừa có cái gì đó rất xưa, thậm chí có phần cổ kính nữa)…

(…) Trang Thế Hy là người chăm chút đi tìm những cái đẹp nhỏ nhoi, lẩn khuất, bị bỏ quên, hoặc ở trong những góc hẻo của cuộc đời, hoặc bị vùi trong bùn đất nghèo khốn…

(…) Và bây giờ, thử trở lại với so sánh ban đầu: Trang Thế Hy và Nguyễn Tuân Nguyễn Tuân đi tìm cái đẹp ở chỗ cầu kỳ, (…), Trang Thế

Hy, cũng tinh vi không kém, nhưng anh đi tìm cái đẹp trong sự giản dị của cuộc đời thường, (…), ở những con người “thường”, (…), và ở tận đáy nữa của cuộc đời ấy… Ở hai hướng khác nhau, nhưng đều vì cái đẹp, và như vậy, họ khiến cho thế giới phong phú ra rất nhiều

Về ngôn ngữ của Trang Thế Hy, Nguyên Ngọc cũng đưa ra một nhận xét khá

thú vị: “Ta đã biết Nguyễn Tuân độc đáo trong ngôn ngữ Việt của ông như thế nào

Ông “chơi” rất tinh, đến cầu kỳ nhiều khi, trên từng con chữ Trang Thế Hy kỹ chẳng kém, tài hoa chẳng kém, cũng chơi trên từng con chữ, nhưng ông rất Nam

Bộ, rất “miền Tây””…

Đây quả là những nhận xét tinh tế Văn chương Trang Thế Hy không phải chỉ có bấy nhiêu, nhưng đó là nét độc đáo, nét nổi bật nhất Và nhà văn Nguyên Ngọc đã bắt được hồn vía của nó Ông không phân tích nhiều, chỉ lẩy ra một vài dẫn chứng nhưng sức thuyết phục rất cao

Thế Hy (trang web này do nhà văn Lý Lan thiết kế và thực hiện), cũng như trang

www.vietbao.vn, www.angiang.gov.vn, chúng tôi được tham khảo một số bài viết

Trang 11

nhận định về sáng tác của nhà văn Một bài viết khá bao quát về sự nghiệp văn

chương của Trang Thế Hy chính là Đọc Trang Thế Hy của nhà nghiên cứu Trần

Hữu Tá (Trong Từ điển Văn học (bộ mới) do nhà xuất bản Thế giới ấn hành năm

2004 cũng đã có mục từ Trang Thế Hy Đây cũng là phần do PGS.TS Trần Hữu Tá đảm nhiệm nhằm giới thiệu nhà văn Trang Thế Hy nên không có khác biệt nhiều so với một số thông tin trong bài viết này.Vì thế, chúng tôi xin không nói tới để tránh lặp lại) Dù không dài, nhưng bài nghiên cứu đã có chức năng tổng hợp những nét chính trong quá trình sáng tác của Trang Thế Hy về mọi mặt, thêm vào đó là những dẫn chứng được phân tích cụ thể để minh chứng cho các nhận định PGS TS Trần Hữu Tá đã chia quá trình sáng tác của Trang Thế Hy làm hai giai đoạn căn cứ vào những biến đổi về nội dung vấn đề mà nhà văn quan tâm: trước và sau 1975

Nhận xét về sức viết của nhà văn trước 1975 trên tuần báo Nhân loại (bộ mới), nhà nghiên cứu đã viết:

(…) Dưới những bút danh khác nhau: Trang Thế Hy, Văn Phụng

Mỹ, Phạm Võ…, ông liên tục xuất hiện trên hầu hết các số báo Sức viết của ông thời kỳ này thật đáng nể

Có lẽ vì đang lúc niên tráng lực cường, nhưng chủ yếu theo tôi, là

vì sự thôi thúc không ngừng của tinh thần công dân – chiến sĩ chân chính Đất nước đang lâm nạn, kẻ sĩ đâu có thể tọa thị điềm nhiên!

Cũng về giai đoạn sáng tác này, nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá đã chú ý đến

cả nội dung và hình thức thể hiện trong tác phẩm của Trang Thế Hy:

(…) Tiếp nối Hồ Biểu Chánh, Phi Vân…, Trang Thế Hy đã dựng lên những cảnh trí Nam Bộ với đặc trưng khó lẫn (…) Khác với Hồ Biểu Chánh, Phi Vân…, cảnh trí và con người Nam Bộ trong tác phẩm Trang Thế Hy đang bị quay cuồng trong dông bão, ngày ngày rỉ máu do thế lực ngoại xâm…

(…) Cách viết kín đáo xa xôi, mượn xưa nói nay, mượn ngoài nói trong, thậm chí mượn chuyện hoang đường hư huyễn để gửi gắm những

Trang 12

ý tưởng cháy bỏng của mình, giai đoạn sáng tác này của Trang Thế Hy (…) đã sử dụng rất nhuyễn, và đã tác động sâu sắc đến tư tưởng người đọc thành thị miền Nam

Thế nhưng khi có điều kiện, ông cũng không ngần ngại đề cập đến mặt trái của xã hội Sài Gòn đang trượt dài trên dốc của lối sống vật chất chủ nghĩa

Nhà nghiên cứu đã phân tích thật gọn về nhân vật Hường, người con gái tội

nghiệp trong truyện Một thiếu nữ không đáng kể cũng như đề cập đến các truyện

Nắng đẹp miền quê ngoại, Ao lụa giồng… để làm sáng rõ những nhận định của

mình Tác giả cũng đã so sánh Trang Thế Hy với những cây bút gạo cội như Hồ Biểu Chánh, Phi Vân để thấy những khác biệt trong văn chương của nhà văn quê Hữu Định Dường như tác giả bài viết đã không hề ngẫu nhiên khi đem so sánh các nhà văn này với nhau!

Về sáng tác của Trang Thế Hy giai đoạn sau 1975, nhà nghiên cứu nhận thấy:

“Sau năm 1975 là một giai đoạn sáng tác mới, rất có chất lượng của Trang Thế Hy Nhu cầu của cách mạng không còn quá thúc bách, ông có điều kiện viết kỹ hơn (…) Chắc chắn không phải vì “lão lai tài tận”, mà tôi tin là do đã trải nghiệm nhiều trong cuộc sống, (…), ông đã

tự kiềm chế để chắt lọc từng dòng chữ, mang lại cho người đọc những trang văn tinh khiết, thẳm sâu, giàu sức ám ảnh

(…) Trong giai đoạn sáng tác mới này, Trang Thế Hy đã tự đổi mới rất nhiều trong sáng tác nghệ thuật Vẫn nhất quán trong việc tìm cảm hứng từ những con người và những cảnh đời quen thuộc quanh mình nhưng giờ đây, ông chú ý đến vấn đề nhiều hơn cốt truyện, quan tâm nhiều đến tâm trạng hơn là khắc hoạ tính cách.”

Thế Hy, để làm dẫn chứng khá thuyết phục

Trang 13

Nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá cũng đề cập đến một phương diện khá đậm

trong sáng tác của Trang Thế Hy Đó là việc “ông trăn trở với nhiều vấn đề muôn

thuở nhưng luôn có giá trị thời sự của lĩnh vực nghệ thuật cao quý như nhân cách người cầm bút, khát vọng chân chính của người nghệ sĩ”… PGS Trần Hữu Tá đã

phân tích thật ngắn mà thật hay truyện ngắn Tiếng hát và tiếng khóc – một truyện

ngắn hay mà nhà nghiên cứu coi như tuyên ngôn nghệ thuật của Trang Thế Hy – để làm rõ điều ấy

Kết thúc bài viết của mình, tác giả đưa ra lời tổng kết ngắn gọn mà chính xác cho cả nội dung và hình thức thể hiện của truyện ngắn Trang Thế Hy:

Rõ ràng, kêu gọi hướng thiện là tư tưởng nghệ thuật xuyên suốt các giai đoạn sáng tác của Trang Thế Hy Tư tưởng đó đã được tác giả chuyển tải bằng giọng điệu bình dị, từ tốn, đôi khi pha chút hài hước kín đáo, thông minh, tạo nên cái duyên riêng, sức hấp dẫn riêng Sức hấp dẫn ấy không mãnh liệt nhưng thấm sâu, bền chắc

thấy tác giả bài viết đưa ra Đó cũng là phần đất trống mà chúng tôi hy vọng có thể khai phá Trong khuôn khổ một bài viết ngắn, như tác giả đã trình bày từ đầu, là để mừng sinh nhật thứ tám mươi của nhà văn, bấy nhiêu đó là quá nhiều Đây là một bài viết có nhiều gợi ý quan trọng giúp cho chúng tôi tìm ra hướng đi cơ bản trong việc nghiên cứu đề tài này

Một bài viết khác cũng được nhiều trang web đăng tải (www.baodientusonla.com.vn, www.cinet.gov.vn, …), đó là bài viết về tập Truyện

ngắn Trang Thế Hy do nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn ấn hành năm 2006: Đọc

“Truyện ngắn Trang Thế Hy” để thấy quý trọng cuộc sống Chúng tôi đã cố gắng

tìm nhưng không thấy tên tác giả đi kèm bài viết Đây là một điều đáng tiếc Tác giả bài viết đã đưa ra những nhận xét sâu sắc về lời thoại, về hệ thống nhân vật và về thiên nhiên trong truyện của Trang Thế Hy kèm theo một số dẫn chứng khá tiêu biểu Tác giả đã viết về Trang Thế Hy với một lòng ngưỡng mộ không hề che giấu:

Trang 14

… “với những độc giả yêu văn của cây bút vừa qua tuổi bát thập, từng trang viết

của ông là sự hòa hợp kỳ lạ giữa kiến thức uyên bác về văn hóa – ngôn ngữ – phong tục – vô số loài cây ngọn cỏ đồng bằng sông Cửu Long”

Tháng 12 – 2007 vừa qua, trong dịp được diện kiến nhà văn tại tư gia của ông, chúng tôi được ông cung cấp một cuốn tài liệu do nhà thơ Cao Xuân Sơn tuyển chọn Đây là cuốn sách lưu hành nội bộ mừng nhà văn Trang Thế Hy 80 tuổi Cuốn sách này có hầu hết những bài viết chúng tôi đã đề cập trên đây Tuy nhiên chúng tôi còn thấy có những bài viết khác có giá trị chưa được công bố rộng rãi

Trước tiên là bài Trang Thế Hy, nhà văn chắt chiu từng chữ từng câu của

nhà văn Nguyễn Quang Sáng Trong bài viết này, Nguyễn Quang Sáng đã nhận thấy ngòi bút của Trang Thế Hy nghiêng về những con người không may mắn Ong cũng cho rằng đọc văn Trang Thế Hy phải đọc chậm mới thấy được cái hay, cái đặc sắc của mỗi câu, mỗi chữ nhà văn này viết ra Nhà văn Nguyễn Quang Sáng cũng đưa ra nhận xét về nhân vật xưng “tôi” khá đặc biệt trong truyện của Trang Thế Hy

Ông viết: “cái “tôi” trong truyện của anh chính là anh, anh không né tránh, anh là

nhà văn, là nhà văn đối thoại với nhân vật của mình” Ông cho rằng Trang Thế Hy

chọn cách thể hiện này vừa độc đáo, vừa rõ ràng, vừa thuận tiện vì là một nhà văn đối thoại với nhân vật, cái “tôi” ấy cho phép nhà văn toàn quyền với nhân vật của mình Ông cũng đọc thấy tính dự báo trong văn của Trang Thế Hy Đó là điều không phải ai cũng nhìn thấy

Tiếp theo là tham luận tại bàn tròn văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long 10 –

9 – 2004 của PGS.TS Phạm Quang Trung dưới tựa đề Bài học sáng tạo từ văn

nghiệp của Trang Thế Hy Ở bài này, PGS Phạm Quang Trung đã viết về Trang

Thế Hy: “ ( ) so với nhiều nhà văn Nam Bộ, ông tách riêng ra một cõi, vừa nghiêm

cẩn vừa sâu lắng, vừa Nam Bộ vừa Việt Nam, thậm chí có những nét gặp gỡ nhân loại bao la ở tầng thẳm sâu nhất” Ông đã rút ra bốn bài học cụ thể dành cho những

người chọn nghiệp viết thông qua một số truyện ngắn tiêu biểu của Trang Thế Hy

Đó là chữ “tinh” trong nghề viết; là phải thấu hiểu đến tận gốc gác, ngọn nguồn bề

Trang 15

sâu của bao tấn bi kịch mà con người trong đời từng trải qua; là sự khám phá về mặt

tư tưởng bộc lộ qua cách nhìn, cách nghĩ của nhà văn; là việc giải quyết mâu thuẫn giữa tính chân thực của nghệ thuật và tính hiện thực của đời sống trong giai đoạn chiến tranh vừa kết thúc Rút ra được bốn bài học đó là nhà nghiên cứu đã thấu hiểu tâm tư cũng như những tiêu chí “làm nghề” nghiêm túc của nhà văn

Với nhà văn Hoàng Đình Quang, trong bài “Trang Thế Hy – thầy tôi”, anh

đã có nhận xét tỏ ra rất ấn tượng về câu văn của Trang Thế Hy: “Đọc truyện ngắn

của Trang Thế Hy thấy câu văn dài mướt như cả truyện chỉ có một câu văn mà thôi Cái lạ của câu văn ông là dài mà không khó hiểu, những mệnh đề rất rạch ròi, đọc hết câu, ngẩn ra, đọc lại thấy hay hơn” Đây là một nhận xét đúng với tất cả những

truyện ngắn của Trang Thế Hy Ai đã đọc văn của nhà văn lão thành này cũng có thể thấy điều đặc biệt ấy

đưa ra nhiều nhận định có giá trị về truyện ngắn của Trang Thế Hy Bằng việc phân tích khá hay một số truyện ngắn tiêu biểu, Hoài Anh đã thấy được Trang Thế Hy thường đi vào cảnh đời u uẩn của những con người kém may mắn trong xã hội nhưng luôn giữ được lòng tự trọng Truyện của Trang Thế Hy thường kết hợp nhiều bình diện trong cùng một truyện nên tạo ra sự đa nghĩa, đa thanh, giàu sắc thái Hoài Anh cũng đã đề cập đến vấn đề khá nổi cộm trong truyện của Trang Thế Hy,

đó là vấn đề phẩm chất của người nghệ sĩ trong đời sống

tượng, nhà thơ La Quốc Tiến đã phác ra được đôi nét đặc điểm truyện ngắn của Trang Thế Hy Đầu tiên là sự thành công của nhà văn trong việc khắc họa nên hình

tượng nhân vật nghệ sĩ, “những kẻ có tài, có tâm nhưng lại thiếu chút may mắn (?)

hoặc đánh mất chữ thời trong ghềnh thác cuộc đời” Tiếp đó là tư tưởng hướng

thiện trong sáng tác của Trang Thế Hy:

Cái Ác được Trang Thế Hy hình tượng hóa như là những “lỗ đen” của tâm hồn, chứng “thiểu năng” của nhân cách, do vậy nên khoan thứ

Trang 16

hơn là chấp nệ hoặc đòi hỏi trả giá Trong truyện ngắn của ông, cái Thiện không hề được vinh danh ở bất kỳ mô-típ nào, ông cũng không dám vạch nẻo thiên lương, thế nhưng người đọc vẫn cảm nhận được tiếng gọi trầm thống của sự quay về với ĐẠO, vượt lên trên những điều răn thông tục mà phù phiếm

Ngoài ra, chúng tôi còn thấy có những bài phỏng vấn nhà văn và một số bài

viết bày tỏ sự yêu mến, ngưỡng mộ dành cho ông như Trò chuyện với nhà văn

Trang Thế Hy (Phan Tấn Hà, báo Tuổi trẻ Chủ nhật, ngày 29/4/2001) Một buổi sáng Trang Thế Hy (Sa Nam, báo Sài Gòn giải phóng online, ngày 12/5/2007), Trang Thế Hy: Tôi chung thủy nhưng hờ hững… ( Thúy Nga, báo Tuổi Tre online,

ngày 11/3/2007), …Thông qua những bài viết ấy, chúng ta có thể thấy được nhân cách của nhà văn, sự lịch lãm và cách sống của một người thông tuệ mà khiêm nhu Cũng từ những bài viết ấy, chúng ta thấy niềm tin yêu, nể phục của nhiều người dành cho ông là có thật Và ông rất xứng đáng với những tình cảm ấy Những bài viết này không cung cấp thông tin về các sáng tác của Trang Thế Hy nhưng là những khơi mở để chúng ta có thể hiểu hơn về con người cũng như quan niệm nghệ thuật của nhà văn, từ đó có được cái nhìn thấu đáo hơn trong khi tiếp cận các truyện ngắn của ông

trên đều đã đề cập đến nhiều khía cạnh, nhiều nét đặc sắc khác nhau trong sáng tác của Trang Thế Hy Tất cả những nhận định quý báu đó sẽ là cơ sở cần thiết để chúng tôi tiếp cận và tìm hiểu kỹ lưỡng về những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Trang Thế Hy

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài khảo sát các truyện ngắn của nhà văn Trang Thế Hy (thuộc cả hai giai đoạn trước và sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng) để tìm ra những nét độc đáo về nội dung cũng như nghệ thuật trong các sáng tác của nhà văn Do nhiều truyện đã thất lạc qua thời gian, chúng tôi chỉ có thể tìm hiểu 33 truyện ngắn còn lại

Trang 17

trong tuyển tập mới nhất là Truyện ngắn Trang Thế Hy ( Nxb Văn hóa Sài Gòn, 2006) và phần tuyển chọn của PGS Trần Hữu Tá trong chuyên luận Nhìn lại một

chặng đường Văn học (Nxb TP Hồ Chí Minh, 2000) Tuy không đầy đủ, nhưng

chúng tôi cảm thấy an tâm khi được chính nhà văn khẳng định rằng những truyện ngắn còn lưu giữ được cũng là những truyện tiêu biểu trong sự nghiệp của ông Quan trọng hơn, nội dung tư tưởng cũng như bút pháp nghệ thuật của các truyện này đã biểu hiện đầy đủ những nét chính trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của nhà văn Điều này có nghĩa là chúng ta hoàn toàn có căn cứ để khẳng định các đặc điểm truyện ngắn Trang Thế Hy thông qua những truyện ngắn nói trên mà không sợ phiến diện

Để đi vào tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn của một tác giả, chúng tôi cũng đi theo con đường mà các nhà nghiên cứu khác từng đi Đó là lần lượt xem xét các bình diện như quan niệm nghệ thuật, nội dung tự sự, phương thức tự sự, ngôn ngữ

nghệ thuật Với đề tài Đặc điểm truyện ngắn Trang Thế Hy cũng vậy Đây là những

bước đi không có gì mới mẻ, nhưng là những bước căn bản và cần thiết để có thể hiểu đúng về một tác giả cũng như những đặc điểm chính trong sáng tác của tác giả

ấy

4 Đóng góp của luận văn

phẩm ông dành tặng cho cuộc đời không nhiều (chỉ trên dưới năm mươi truyện ngắn), bởi ông viết rất chậm, rất khó Mỗi khi đặt bút viết là một lần ông bày tỏ những trở trăn, day dứt của một con người nặng lòng với nhân sinh Thế nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình nào khảo sát về nhà văn bình dị mà độc đáo này một cách kỹ lưỡng, đầy đủ

Luận văn này muốn góp phần nhỏ bé khẳng định những đóng góp của Trang Thế Hy, nhà văn của mảnh đất Nam Bộ màu mỡ, của những con người Nam Bộ bộc trực mà chan chứa nghĩa tình, bằng việc:

Trang 18

- Phát hiện những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật qua phân tích những

biểu hiện cụ thể, tiêu biểu trong các truyện ngắn của Trang Thế Hy

- Khẳng định sự thống nhất chặt chẽ giữa bút pháp nghệ thuật và tư tưởng, cảm hứng trong các sáng tác của ông

- Đặt những sáng tác của nhà văn trong tiến trình vận động của văn học yêu nước thành thị miền Nam 1954 – 1975 nói riêng, văn học Nam Bộ nửa sau thế kỷ

XX nói chung để thấy rõ những đóng góp của người nghệ sĩ này

5 Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp sau:

đặc điểm nghệ thuật trong tác phẩm của Trang Thế Hy Đặc điểm nghệ thuật của một tác giả thường trải dài trong suốt sự nghiệp của tác giả đó chứ ít khi thể hiện

đầy đủ trong một hay một vài tác phẩm (trừ một vài trường hợp đặc biệt như Truyện

Kiều (Nguyễn Du) hay Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)) Truyện ngắn của

Trang Thế Hy cũng không là ngoại lệ Cần có một cái nhìn xuyên suốt để chỉ ra được đầy đủ những đặc điểm đáng chú ý trong sự nghiệp của ông

- Phương pháp phân tích: Tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn Trang Thế Hy,

việc trước tiên phải làm là đi vào phân tích chính các sáng tác của nhà văn này Trên cơ

sở đó chúng ta sẽ có cái nhìn đầy đủ, toàn diện về các đặc điểm đáng chú ý

- Phương pháp thống kê: Trong quá trình tìm hiểu tryện ngắn của Trang Thế

Hy, có những đặc điểm được khái quát dựa trên sự phân tích, tổng hợp, và đương nhiên, cần một sự thống kê để của chúng ta có cơ sở nhận định chắc chắn, giàu sức thuyết phục

- Phương pháp so sánh - lịch sử: Song song với việc phân tích, chúng tôi cố

gắng so sánh chính những sáng tác của Trang Thế Hy trước và sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng để thấy sự biến đổi về bút pháp cũng như nội dung thể hiện của ông Một số nhà văn Nam Bộ cùng lý tưởng với ông và một số nhà văn ở miền

Trang 19

Bắc thế hệ trước cũng có những điểm gặp gỡ ông trong sáng tác Vì thế, chúng tôi cũng so sánh sáng tác của họ với các sáng tác của ông để thấy được nét riêng của nhà văn trong việc thể hiện tài năng cũng như quan niệm nhân sinh

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, thư mục và phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, phần cơ bản của luận văn gồm có ba chương:

Chương 1: TRANG THẾ HY - NGÒI BÚT CẢM THÔNG, BÊNH VỰC NHỮNG CON NGƯỜI BẤT HẠNH (xét từ bình diện quan niệm nghệ thuật của nhà văn) Chương 2: CON NGƯỜI VÀ VÙNG ĐẤT NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN TRANG THẾ HY ( xét từ bình diện nội dung tự sự)

Chương 3: NHỮNG TRANG VIẾT ĐẬM CHẤT TRỮ TÌNH SÂU LẮNG (xét theo phương thức tự sự)

Trang 20

Chương 1

TRANG THẾ HY NGÒI BÚT CẢM THÔNG, BÊNH VỰC NHỮNG CON NGƯỜI BẤT HẠNH 1.1 Vài nét về nhà văn và quá trình sáng tác

1.1.1 Vài nét về nhà văn:

Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre

Võ Trọng Cảnh rời quê lên Sài Gòn kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau như làm kiểm vé xe điện, làm thủ kho … Mảnh đất Sài thành không ngờ lại là một nơi nhiều duyên nợ với nghiệp văn chương của người thanh niên đang dở dang học vấn này Cũng như bao thanh niên cùng thế hệ, Võ Trọng Cảnh tham gia cách mạng

từ ngay sau Cách mạng tháng Tám với một nhiệt huyết yêu nước sục sôi Thời gian

ấy, ông vẫn còn ở quê nội là Hữu Định Sau đó ông bắt đầu công tác tại Ty thông tin tuyên truyền tỉnh Bến Tre Năm 1951, Võ Trọng Cảnh được rút về Sở thông tin Nam Bộ; sau đó chuyển về Ty thông tin Cần Thơ cho đến ngày ký kết hiệp định Genève tháng 7-1954

Võ Trọng Cảnh lúc này cũng có làm dăm bài thơ nhưng hoạt động văn nghệ thực sự

thì chưa có gì Tháng 7.1954 ông có làm một bài thơ dài mang tên Thanh gươm

tháng Tám in trên báo Nhân dân của tỉnh Bài thơ nói lên tâm sự của người đi

kháng chiến nhớ về một người bạn cũ đã rời bỏ đội ngũ, sống bơ vơ, không mục đích Chủ đích của ông khi viết bài thơ đơn giản chỉ là phục vụ cho công tác binh vận Dù vậy, đây là bài thơ được Trang Thế Hy ghi nhớ bởi nó là dấu mốc đầu tiên trong ý thức sử dụng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu

Sau 1954, trong khi nhiều người chọn nguyện vọng tập kết ra Bắc thì Võ Trọng Cảnh xin được ở lại bám quê, mai phục đấu tranh chờ ngày thống nhất đất

Trang 21

nước Cho đến 1956, ông vẫn làm công tác tuyên huấn tại Thị uỷ Bến Tre, phụ trách việc ra một tờ thông tin (cũng chỉ là viết tay trên bản kẽm và in những tờ tin nhỏ)

Từ cuối 1956, tình hình bắt đầu cam go, cán bộ cách mạng bị địch săn đuổi rất gắt gao Lúc bấy giờ, tỉnh có chủ trương đưa những cán bộ bị truy đuổi ráo riết lánh đi, rồi hoạt động công khai, tạo thế hợp pháp mới Ông được lệnh đi “điều lắng” và được chọn Sài Gòn là địa bàn hoạt động mới Điều này cũng có ít nhiều thuận lợi cho ông bởi hơn mười năm trước đó ông đã từng lăn lộn kiếm sống ở mảnh đất phồn hoa phức tạp này Thời gian đầu, ông phải tự xoay sở kiếm sống Đầu tiên là dạy kèm trẻ tại tư gia Tiếp đó là sửa bản in ở các nhà xuất bản nhỏ Nhờ những năm tháng dạy học mà con người hiếu học, đầy ý chí phấn đấu ấy tiếp tục tự học (vì ông chưa học hết bậc Trung học)và tự học thêm tiếng Pháp Ông đã tìm đọc, tìm mua nhiều sách cũ bằng tiếng Pháp để nâng cao vốn ngoại ngữ của mình Cũng chính từ đây, ông có cơ hội tiếp xúc với các nền văn học thế giới, “gặp gỡ” được những nhà văn lớn của thế giới như Tchekov, Gorki, Dostoievski, Hemingway, Lỗ Tấn… Công việc sửa chữa bản in cũng là một nhịp cầu đầy duyên

nợ đem ông đến với văn chương Ông được đọc nhiều tác phẩm của các tác giả đương thời và nhận ra được nhiều điều bổ ích Chính từ đây, sự tự tin của một con người ham học hỏi, sự quyết tâm của một cán bộ tuyên huấn đã khiến ông nảy sinh

ý tưởng: mượn văn chương để làm công tác tuyên truyền Dù trước đó không có thiên hướng lắm về văn chương nhưng ông tự tin vào khả năng, vào mục đích của mình và tự nhủ: mình sẽ viết được! Và ông bắt đầu viết với sự động viên, khuyến khích của các “đàn anh” trong nghề như Viễn Phương, Sơn Nam, Lý Văn Sâm…

Vài truyện ngắn đầu tiên của ông đã ra đời và được đăng trên báo Nhân loại với

bút danh Văn Phụng Mỹ (tức Văn chương phụng sự cái đẹp) Những truyện ngắn

sau đó như Nguồn cảm mới, Nắng đẹp miền quê ngoại, Vầng trăng bên kia

sông…đã nhanh chóng làm ông nổi tiếng Năm 1959, ông chính thức lấy bút danh

Trang Thế Hy vì ông thấy bút danh Văn Phụng Mỹ đã “quê” rồi, không còn phù hợp nữa Ngoài truyện ngắn, Trang Thế Hy còn viết tiểu thuyết Tiểu thuyết của

Trang 22

ông xuất hiện trên nhật báo Thủ Đô và tuần báo Chị cùng em dưới hình thức

feuilletons

Cũng như số phận không may của những trí thức yêu nước, những cán bộ cách mạng chân chính khác cùng thời, từ năm 1960 đến 1962, ông bị chính quyền ngụy bắt giam Trong tù, con người ham học ấy lại tranh thủ học thêm ít chữ Hán của các giáo sư bị giam chung chứ nhất quyết không chịu để thời gian trôi qua vô ích

Năm 1963, ông vào khu giải phóng và ở trong biên chế của Ban Tuyên huấn đặc khu Sài Gòn – Gia Định, công tác trong Tiểu ban văn nghệ thuộc Trung ương cục miền Nam Trong thời gian ấy, ông đã gặp gỡ và hoạt động cùng với các văn nghệ sĩ như Giang Nam, Lý Văn Sâm, Trần Hiếu Minh Và ông tiếp tục viết văn

Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông trở về Sài Gòn và sống tại căn hộ tập thể 190 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (thuộc quận 3 Thành phố Hồ Chí Mnh ngày nay) Có nhiều thời gian cũng như vốn sống thực tế, ông viết đều và đã xuất

bản các tập truyện: Mưa ấm, Người yêu và mùa thu, Vết thương thứ mười ba Tập truyện ngắn Tiếng khóc và tiếng hát của ông do Hội văn nghệ Bến Tre xuất bản đã

được giải thưởng Hội nhà văn năm 1998

thế nhưng sau đó ông đã gần như không viết nữa Có lẽ ông đã bị trầm cảm Cũng

có thể ông muốn dành nhiều thời gian để chiêm nghiệm lẽ đời Năm 1992 đến nay, ông trở về sống lặng lẽ tại quê nhà, theo cách nói của ông là để chuẩn bị “đi chỗ

khác chơi” Truyện ngắn cuối cùng mà Trang Thế Hy viết chính là truyện Hai

người nhìn mưa dầm, một truyện ông rất yêu mến bởi ông viết về một người bạn

mà ông mến yêu, về những kỷ niệm hằn sâu trong đời ông

điều ông chiêm nghiệm – những điều giản dị mà rất đỗi nhân văn Ngoài ra ông cũng là một dịch giả khá thành công với những bài thơ hay của thi hào Rabindranath Tagore Và cho dù là truyện ngắn, tiểu thuyết hay những bài thơ tự

Trang 23

do, những bài thơ dịch, văn chương Trang Thế Hy vẫn toát lên nét thâm trầm, sâu lắng của một ngòi bút luôn trăn trở tìm cách để bảo vệ, gìn giữ cái đẹp của cõi người

1.1.2 Quá trình sáng tác:

1.1.2.1 Các giai đoạn sáng tác:

Như chúng ta đã biết trong phần tiểu sử, Trang Thế Hy sáng tác từ cuối 1956

cho đến mãi những năm 90 của thế kỷ XX (cụ thể: truyện ngắn cuối cùng Hai

người nhìn mưa dầm của ông viết năm 1993) Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy quá

trình ấy có những khác biệt đáng chú ý Điều này được thể hiện ngay trong những truyện ngắn của ông Đó là sự thay đổi về nội dung tự sự và đặc trưng nghệ thuật

Chúng ta tạm thời chia làm hai giai đoạn trong quá trình ấy

quyền Ngô Đình Diệm Giai đoạn này, như phần đông các nhà văn thời bấy giờ, Trang Thế Hy thường sử dụng lối viết mang tính ẩn dụ, với những biểu tượng hai mặt, những hình ảnh mang tính biểu trưng cao Lòng yêu nước thiết tha, sự căm thù giặc mãnh liệt, niềm tin vào con người, tin vào sức mạnh của truyền thống văn hóa, quyết tâm bảo vệ, gìn giữ đến cùng hồn dân tộc … được nhà văn thể hiện một cách khá uyển chuyển trong tình thế chính trị hết sức khó khăn lúc đó Ông lấy khá nhiều bút danh khác nhau để dễ bề hoạt động dưới sự kìm kẹp của kẻ thù Các bút danh

ông đã sử dụng là: Phạm Võ, Văn Phụng Mỹ, Triều Phong, Vũ Ái, Văn Minh Phẩm, nhưng Trang Thế Hy chính là bút danh được nhà văn sử dụng nhiều nhất (Nhà văn

cho hay, ông đã sử dụng bút danh Trang Thế Hy từ năm 1959 đến tận bây giờ)

đến những năm 90 của thế kỷ trước Tình thế đã thay đổi Từ trạng thái bị nô lệ, mất

tự do, đất nước đã chuyển sang một thời kỳ mới: thời kỳ của hòa bình, độc lập, tự

do đích thực Nhà văn không còn phải đối mặt với những ngăn trở, cấm đoán như giai đoạn trước nữa, nghĩa là ngòi bút được tự do tung hoành Nhưng cũng ngay sau chiến tranh, một mảng hiện thực mới đã phơi lộ, để lại trong lòng nhà văn vốn đa

Trang 24

cảm những trăn trở khôn nguôi Và những trăn trở về thời cuộc ấy đã được ông kín đáo thể hiện trong những sáng tác ở giai đoạn sau này

nhiều những đặc trưng truyện ngắn của ông đều có sự nhất quán từ đầu đến cuối trong các sáng tác như cách viết ẩn dụ, dựng truyện phi cốt truyện, giọng trữ tình… (chúng ta sẽ nói rõ ở phần sau), đặc biệt, cho dù viết ở giai đoạn nào, vấn đề cần nhấn mạnh là gì đi chăng nữa thì Trang Thế Hy vẫn luôn dành những dòng tâm huyết cho số đông những con người bất hạnh luôn thầm lặng của ông Có khác chăng là càng ngày, với nhiều trải nghiệm, tay bút này càng vững hơn, vấn đề đưa

ra nhiều hơn, sâu hơn, nhất là những vấn đề mới của thời cuộc

Kể từ khi bắt đầu sáng tác đến nay, nhà văn của chúng ta đã có bảy tập

truyện ký được xuất bản, bắt đầu với tập Nắng đẹp miền quê ngoại (1964) và gần đây nhất là Truyện ngắn Trang Thế Hy (2006) Các tập còn lại lần lượt là:Mưa ấm (1981), Người yêu và mùa thu (1981), Vết thương thứ mười ba (1989), Tiếng khóc

và tiếng hát (1993), Nợ nước mắt và những truyện ngắn khác (2001) Trong các tập

truyện ký kể trên, tập sau có in lại một số tác phẩm tiêu biểu của tập trước

Trang Thế Hy được biết đến với tư cách một nhà văn, nhưng những bài thơ ông sáng tác cũng có một sức nặng đáng kể Một trong số ít ỏi những bài thơ của ông đã được bình chọn là một trong 100 bài thơ hay của thế kỷ trong năm 2007 Đó

là bài Lời nói dối nhân ái Những bài thơ khác của ông được người đọc biết đến là:

Dấu răng, Định lý và định lý, Lời dạy của mẹ về thời gian và văn minh, Bứt đứt sợi chỉ hồng, Tấm vé số và những thiên đường có sẵn, Người bạn đường có tên là hy vọng, …

- Giải thưởngvăn học Nguyễn Đình Chiểu của Hội Văn nghệ giải phóng

miền Nam (1960-1965) cho truyện ngắn Anh Thơm râu rồng

Trang 25

- Tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1994 với tập truyện Tiếng

khóc và tiếng hát

- Tặng thưởng loại A của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ

thuật Việt Nam năm 2001 cho tập truyện Nợ nước mắt

1.2 Quan niệm nghệ thuật của Trang Thế Hy

ấy được thể hiện thông qua sáng tác của chính ông

Ngay từ đầu, ông không hề có ý định “lập thân” bằng văn chương Giản dị

và cao quý thay cái duyên cớ mà nhà văn cầm bút: để phục vụ cách mạng và …kiếm sống! Và trong hành trình lặng lẽ của ngòi bút thâm trầm ấy, nhà văn của chúng ta

nhận ra trách nhiệm của mình là: viết văn để bênh vực những con người bất hạnh

Nhà văn đã từng tâm sự:

Có nhiều người hỏi tôi và tôi cũng tự hỏi: Cái gì làm nên ngòi bút Trang Thế Hy? Có lẽ là điều này: ngòi bút của tôi dùng để bênh vực những bất hạnh trong cuộc đời này (…) Tôi nghĩ trong xã hội nào cũng

có người tốt người xấu, có người chân thật, kẻ giả dối, có cái ác đan cài với cái thiện…, nhưng người bất hạnh thì nhiều lắm Họ kém may mắn trong đời sống xã hội đang đổi thay, họ bị vùi dập trong cuộc đời nghiệt ngã nhưng vẫn giữ được chút lòng tự trọng của con người Tôi nghĩ những con người như thế rất xứng đáng đưa lên những trang sách Và công việc của nhà văn là phải bênh vực người thất thế [2, tr.85]

thường cũng như trong các sáng tác của ông Trong các sáng tác, quan niệm này được thể hiện ở sự tự ý thức của một nhà văn chân chính.Đó trước hết là sự tự ý thức về trách nhiệm của người cầm bút, thứ đến là tự ý thức về nhân cách của người nghệ sĩ

Trang 26

Đọc Trang Thế Hy, chúng ta gặp lại quan niệm của đại thi hào Nguyễn Du: chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài Nhà văn của chúng ta đã tiếp nhận quan niệm nhân sinh sâu sắc ấy một cách khá thành kính Trong các sáng tác của mình, Trang Thế Hy đã nhiều lần, trực tiếp cũng có, mà gián tiếp cũng có, đề cập đến nó

Trước khi đặt bút viết văn, Trang Thế Hy đã lựa chọn thế đứng của mình: đứng về phía số đông những con người bất hạnh, “số đông của đạo lý”, như ông vẫn quan niệm (Cũng có người cho rằng nhà văn của chúng ta đã quá cực đoan khi quan niệm như vậy và cũng đã viết như vậy Điều đó không khỏi làm cho ông có chút băn khoăn, trăn trở, nhưng ông không muốn nghĩ khác đi, như ông từng tâm

sự Và thực tế cuộc sống cũng đứng về phía ông: số đông đã không phủ nhận quan niệm này) Trong tranh đấu, người nghệ sĩ phải dùng tài năng của mình để hoàn thành sứ mệnh của một nghệ sĩ Sứ mệnh đó không gì khác hơn là hoàn thành trách nhiệm của một công dân chân chính trong cảnh ngộ nước mất nhà tan Ông không bao giờ chấp nhận thái độ nửa vời Ông phản đối đến cùng ý nghĩ “làm một người

chân chính cỡ nhỏ” như hoạ sĩ Diệp trong Mưa ấm Ông đòi hỏi người nghệ sĩ phải

biết dấn thân bằng cả trái tim sục sôi lửa yêu mến chứ không phải bằng trí óc tỉnh táo của một con người luôn toan tính thiệt hơn cho bản thân Và ông đã dứt khoát

để người con gái tên Thu dứt tình khỏi con người nghệ sĩ chỉ chăm chăm làm một

“người chân chính cỡ nhỏ” kia

nhìn thấy những góc tối trong một bộ phận những con người nghèo khổ Đó là

những cô gái giang hồ chấp nhận bán thân để tồn tại Nhưng nhà văn “chủ tâm xác

định cái chiến thắng tất yếu, sau cùng của đạo lý trước cái chiến thắng tạm thời của dục vọng xấu xa”[16, tr.25] bởi trong đám người sống cảnh sống tối tăm ấy ,

ông nhìn ra được những con người tốt đẹp, và những con người ấy đã củng cố niềm tin trong ông cho thêm vững chắc Ông muốn nhắn nhủ rằng: Người cầm bút không được vội vàng bi quan khi chỉ mới nhìn thấy một mặt của thế sự, ngược lại phải

Trang 27

thêm mạnh mẽ để tranh đấu cho cái đẹp, cho đạo lý, vì cái đẹp, vì đạo lý, và phải đặc biệt tin tưởng vào truyền thống cao đẹp từ ngàn xưa ông bà ta đã răn dạy cháu con: đói cho sạch, rách cho thơm

Cũng thế, trong Một thiếu nữ không đáng kể, Trang Thế Hy đã đứng về số

đông những con người nghèo khổ, bất hạnh Đã có lúc người nghệ sĩ trong ông và cũng là nhà viết tiểu thuyết trong truyện ngắn ấy cảm thấy thất vọng, mất niềm tin vào những con người mà ông đã để tâm thương mến Ấy thế nhưng ông cũng đã kịp nhìn ra cái phần tốt đẹp nhất của những con người tội nghiệp ấy, cái phần “thiện căn” của con người Hường đã bán mình cũng chỉ để lo cho đứa em côi cút đáng thương khỏi phải thất học và tránh được nguy cơ đánh mất nhân cách của mình trong cái thời cuộc nhộn nhạo ấy Và khi người em không may mất đi, Hường đã không ngần ngại huỷ hoại mạng sống của mình, không phải chỉ vì sự hy sinh của cô không còn cần thiết, mà lý do chủ yếu chính là vì Hường không thể kéo dài thêm cuộc sống tủi nhục ấy nữa Nhà văn trẻ trong truyện cuối cùng đã nhận rõ được giá trị của những cô gái như Hường để thêm vững tay khi viết về những con người đáng thương vẫn từng ngày, từng giờ sống quanh mình

gái giang hồ trong truyện của mình một tấm áo choàng đẹp đẽ, cao trọng của tâm hồn Vũ, chàng thi sĩ cô đơn trong truyện đã từng nhờm tởm Loan cũng như những

cô gái chơi bời khác mà chàng từng gặp Ấy là khi Vũ chưa thực sự “nghe” những con người ấy “nói” Trang Thế Hy cho rằng, số đông những con người bất hạnh là những con người thầm lặng, họ biết nói nhưng làm thinh không nói Và bổn phận của chúng ta – những người cầm bút - là phải nghe cho được những điều mà họ

không nói ra thành lời ấy Vũ cảm thấy bất ngờ bởi chợt nhận ra “không phải chỉ có

những người trong trắng mới biết hoài niệm những cái đẹp của tuổi thơ”[16, tr.56]

Một cô gái chơi bời cũng biết “thèm thơ” như ai, và “khám phá” ấy đã khiến cho

“Trong lòng Vũ, một niềm vui mỏng manh cũng đang trỗi dậy Đã lâu, Vũ mới thèm

làm thơ một cách đáng gọi là làm thơ” [16, tr.62] Nhà thi sĩ cuối cùng cũng đã tìm

Trang 28

thấy nguồn cảm hứng thơ chân chính của mình: nguồn cảm hứng có được từ chính những con người khổ sở, bất hạnh xung quanh

Có khi nhà văn của chúng ta cảm thấy ray rứt, thấy có lỗi vì không nhận ra đâu là “tiếng hát”, đâu là “tiếng khóc” của những con người cơ khổ xung quanh Bằng việc tạo ra một cuộc đối thoại có vẻ lan man giữa một nghệ sĩ viết tuồng và một người phụ nữ nghèo bán quán trong một chiều mưa buồn về thân phận của

những con người cùng khổ, qua truyện Tiếng khóc và tiếng hát, Trang Thế Hy đã muốn nhắn nhủ với chính mình và những người cùng nghề rằng “nếu như em thật

sự yêu nghề… thì em phải lắng nghe cho được ngôn ngữ lặng thầm của những người đau khổ biết nói mà làm thinh không nói” Nhà văn chân chính phải nhận ra

được “đó là lời răn dạy rất nghiêm, có giá trị thức tỉnh cao của một hiện thực đau

buồn nhắc nhở người cầm bút đừng bao giờ đánh mất cái điểm tựa đáng tin cậy của mình là nỗi đau khổ lớn của số đông thầm lặng”[16, tr.450]

Truyện này được viết sau hơn ba mươi năm cầm bút (1990) chứng tỏ đây là một đúc kết nghiêm túc cho cái nghiệp mà nhà văn đã chọn Nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá đã rất tinh khi nhận ra đây chính là tuyên ngôn nghệ thuật của Trang Thế

Hy Chính nhà văn cũng đã khẳng định tôn chỉ nghệ thuật của mình được thể hiện trong truyện ngắn này

Thực ra, không phải chỉ có Trang Thế Hy mới chọn cho mình hướng đi này Nhưng trăn trở nhiều như nhà văn này về trách nhiệm của người cầm bút đến mức nói lên thành tiếng mọi nơi mọi lúc thì không có mấy Chúng ta nhớ đến Nam Cao, Nguyên Hồng, những nhà văn tài hoa của miền Bắc thế hệ đi trước của Trang Thế

Hy, cũng đã chọn con đường nghệ thuật vì những người cùng khổ Nam Cao cũng nhiều lần nói lên quan niệm nghệ thuật của mình thông qua hình tượng những văn

sĩ chân chính: “nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh

trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than…” [4, tr.131] Còn Nguyên Hồng, cứ lầm lũi viết để “trả nghĩa” cho những con người cùng khổ mà ông mến thương Giữa các nhà văn vừa kể, họ có sự đồng

Trang 29

điệu Nhưng riêng Trang Thế Hy, ta thấy cái chất Nam Bộ thẳng thắn, bộc trực đã thể hiện rất rõ trong cách nhìn, cách viết của ông

1.2.2.Tự ý thức về nhân cách của người nghệ sĩ

thường được xem là người phát ngôn cho đại chúng Ở một vị thế như vậy, nếu nhân cách của người cầm bút không được chú trọng bồi đắp thì sẽ là điều tối nguy cho xã hội

án thứ văn nghệ bá láp trong xã hội nhiễu nhương lúc bấy giờ Trong tình thế đòi hỏi, người nghệ sĩ cầm bút có lương tâm sẽ viết khác hẳn những kẻ đội lốt văn nhân

để bán rẻ nghệ thuật Nhà văn đã để cho một độc giả quan tâm đến văn chương bày

tỏ thái độ của mình:

(…)Chàng trai trong tác phẩm của ông ba năm về trước thật là dồi dào sức sống nội tâm, ít nói, suy tư nhiều, hơi quê mùa một chút, nhưng khinh bạc với phù hoa, có cái hào hùng trầm lặng của một người dám nhìn rất xa về phía trước để mà cười được trên những đắng cay đau xót của hiện tại

Còn chàng trai trong tác phẩm của ông bây giờ thì thế nào? Đó là một anh chàng hoặc là chải chuốt hào hoa trong bộ cánh diêm dúa hợp thời trang hoặc xốc xếch một cách giả tạo cho có cái bề ngoài nghệ sĩ,

ưa làm như khinh bạc với mọi thứ tiện nghi nhưng tâm địa lúc nào cũng

bị sự khao khát hưởng thụ triền miên dằn vặt, ưa chửi đổng lối trang phục khiêu dâm mà không tự thấy mình là con mồi thảm hại của những ham muốn nhục dục không được thoả mãn.[16, tr.41-42]

tinh hoa cảm nghĩ của mình, chứ không phải chỉ bằng kỹ xảo, bởi kỹ xảo chỉ để đánh lừa một bộ phận người đọc nhẹ dạ chứ không thay thế được nghệ thuật chân chính Nhà văn phải cảnh giác với chính mình, chớ để thời cuộc dẫn mình đi vào

Trang 30

con đường sa đoạ, nhẹ hơn cũng trở thành kẻ giả dối – giả dối với mọi người và giả

dối với chính mình Văn nghệ sĩ phải là những người hết sức tránh tình trạng “Lúc

còn nghèo khổ, hễ mở miệng ra là binh vực người nghèo khổ, tới khi ngồi nhà hàng, uống rượu Tây, đi xe hơi, nghĩa là khi đã chen lấn, bươi quào thoát ra khỏi kiếp nghèo rồi thì những người nghèo khổ không còn có mặt trong cuộc đời này nữa”

năng…”[16, tr.311], dù biết sống vất vả như thế sẽ bị nhiều kẻ cơ hội nhiếc là ngu,

thậm chí còn bị nhạo báng nữa, nhưng người nghệ sĩ đích thực sẽ chọn thứ mà mình đam mê, dù cho thế sự được bằng an hay đảo điên gì cũng thế Đam mê rồi thì phải

tìm vốn sống “Vốn sống gián tiếp không phải là vốn sống” [16, tr.505] Cái cắc cớ

của nghệ thuật lại nằm ngay ở chỗ: nghèo lại là một vốn sống đáng quý và khá dồi

dào Bởi “trong văn học, sự hẩm hiu chưa hẳn là một điều bất hạnh” [16, tr.249]

Thực tế cũng chứng minh: những nhà văn, những nghệ sĩ nổi tiếng với những cống hiến lớn lao lại là những con người sống trọn kiếp nghèo khổ, thanh đạm Một nghệ

sĩ hát bội đã khuyên nhà thơ, người em tinh thần của mình rằng “Em ráng chịu

nghèo để làm thơ đi, đừng để ông tổ thơ ổng hành tới bịnh, không nên…”.[16,

tr.325]

Đam mê thôi chưa đủ, nghệ sĩ còn phải là người có tài Điều đó thì đã hẳn Nhà văn cực lực công kích những kẻ thiếu tài năng mà ham hư danh, từ đó mà sinh

ra bao giả dối, lọc lừa Một người anh họ, nguyên là cán bộ huấn học, gặp lại cậu

em là một nhà văn Người anh đã nhắc lại chuyện ngày thơ cậu em rất ham bắn chim, vì không bắn được nên bèn nghĩ cách bỏ công vò đạn đổi chim chết của người khác bắn để lấy tiếng Kỷ niệm cũ chỉ là cái cớ để người anh bộc trực này nhắc nhở người em về một thực tế đáng buồn trong giới văn nghệ sĩ: có những bữa

Trang 31

tiệc tay đôi giữa người nghệ sĩ và người thuộc giới chức trách có vai trò quyết định khá lớn đối với số phận của một công trình nghệ thuật có thể sẽ được xuất hiện hay

là không Đại khái đó cũng là một kiểu vò đạn đổi chim như kiểu của cậu em bé thơ

năm nào Người anh muốn nhắc nhở em mình đừng viết những truyện “tròn như

cục đạn để phản ánh một cái hiện thực vốn không tròn” [16, tr.251]

Nhân cách của người cầm bút còn là việc “phải tự lượng sức mình và phải

chân thực” [16, tr.370], nếu không sẽ rơi vào “nỗi cô độc bi thảm của người cầm bút nuôi nhiều tham vọng lớn bằng một tài năng nhỏ và muốn thu hoạch sự mến mộ của người khác bằng những xúc động giả của chính tâm hồn mình, nói nôm na là bằng sự lường gạt” [16, tr.371]

Người cầm bút có nhân cách cũng là người không bao giờ “tự huyễn hoặc

rằng mình có những cống hiến lớn trong khi những thành đạt của mình thực ra là hết sức nhỏ nhoi” [16, tr.370]

Trong 33 truyện chúng tôi khảo sát thì có đến 15 truyện trực tiếp đề cập đến trách nhiệm, đến nhân cách của người cầm bút (chiếm gần 45,5%) Đây là một con

số không hề nhỏ, nó phản ánh một quan niệm rất nhân bản rằng: người nghệ sĩ muốn bênh vực người thất thế thì phải xác định rõ trách nhiệm của mình, và phải

là những người có nhân cách

Với quan niệm trên, nhà văn Trang Thế Hy đã lựa chọn cho mình một thái

độ sống và viết thật đáng trọng!

1.2.3.Thế giới nghệ thuật của Trang Thế Hy

1.2.3.1 Vài nét về bức tranh xã hội và nhân sinh

Lúc bắt đầu cầm bút cũng chính là lúc Trang Thế Hy ý thức sâu sắc những gì đang diễn ra quanh mình

buộc phải sống dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới Mỹ và chính quyền Sài Gòn ra sức chống phá cách mạng, đàn áp nhân dân bằng nhiều mưu mô, thủ

Trang 32

đoạn khác nhau Chủ nghĩa chống cộng được coi là “Quốc sách” Chúng liên tục gây ra những cuộc chém giết vô nhân đạo trên khắp miền Nam Dưới chế độ ấy, xã hội bị phân hóa một cách sâu sắc Một số kẻ đã phất lên nhanh chóng nhờ những

mưu mô, thủ đoạn hợp thời Còn lại số đông, họ bị đẩy vào cuộc sống bần cùng

“Bất cứ ai có lương tri không thể không day dứt trước hai cảnh sống trái ngược nằm sát bên nhau: những biệt thự, cao ốc tráng lệ và những khu nhà ổ chuột tối tăm; một số kẻ hàng ngày tiền vô như nước và những người thường xuyên phải bán máu, bán thân xác; những cuộc hưởng lạc “nhất dạ đế vương” tốn phí bạc triệu và

sự chầu chực ngoài vỉa hè các nhà hàng, khách sạn của các binh đoàn hành khất nhằm kiếm miếng cơm để cầm hơi…”[31, tr.16]

Cuộc sống tăm tối của người dân đã đẻ ra những hậu quả tai hại Người ta sẵn sàng bán thân nuôi miệng, sẵn sàng biến mình thành kẻ đầu trộm đuôi cướp, thậm chí có kẻ bán mình làm chó săn cho địch… Trong cảnh sống đó, cùng là người Việt Nam, sống cùng trên một mảnh đất, ấy thế mà người ta phải cảnh giác nhau, đề phòng nhau, thậm chí xa lánh nhau vì sợ mình có thể sẽ bị mang vạ Biết bao gia đình phải chịu cảnh ly tán Biết bao cảnh giết chóc, bắt bớ, cầm tù xảy ra hàng ngày Người ta buộc phải lựa chọn thật quyết liệt, phải hy sinh cả những điều đáng quý nhất của cuộc sống: hy sinh hạnh phúc, tình yêu, và thậm chí cả tính mạng

Cuối cùng thì cảnh sống như địa ngục ấy cũng chấm dứt, nhường chỗ cho những ngày hoà bình Nhưng hoà bình không có nghĩa là cuộc sống riêng của mỗi con người bình thường cũng sẽ được yên ổn Không còn ngoại xâm, không còn bè

lũ bán nước nhưng trong lòng nhiều người, bão giông đang nổi lên Có những kẻ trong chiến đấu có chút công trạng, mới được cất nhắc đã vội quên những ngày gian khổ, quên hết nghĩa tình… Có những bà mẹ mất con, mất chồng phải sống trong cảnh chờ đợi hết năm này qua năm khác với biết bao thủ tục nhiêu khê để người thân của mình được công nhận là liệt sĩ… Lại có những người trong gian khó của cuộc chiến tranh không hề chùn bước, nhưng khi trở về với cuộc sống bình thường lại bỏ chạy trước những việc nghĩa rất nhỏ… Nhà văn đã không thể dửng dưng

Trang 33

trước “những điều trông thấy” Nhờ đó, chúng ta hôm nay được tiếp xúc với những

trang viết trĩu nặng ưu tư của ông

1.2.3.2.Những con người bất hạnh trong truyện ngắn Trang Thế Hy

Đọc Trang Thế Hy, chúng ta cứ liên tưởng đến Nguyên Hồng, một nhà văn của những người cùng khổ Trang Thế Hy không chú tâm viết về nỗi thống khổ của con người như Nguyên Hồng (dù điều này cũng xuất hiện trong văn ông) nhưng ông viết nhiều về những con người bất hạnh với những nỗi niềm đa diện đa chiều

Đó là những con người bất hạnh vì chiến tranh, vì nhân tình thế thái, vì nghèo đói

và vì lầm lạc, bất lực trước cuộc đời

Bất hạnh vì chiến tranh

Chiến tranh là nỗi kinh hoàng của loài người Sức phá huỷ của nó không gì

có thể đo đếm được, nhất là sự hủy diệt con người Ở đâu có chiến tranh, ở đó có những con người bất hạnh Chiến tranh đã tràn lên quê hương miền Nam hiền hòa

và gieo rắc đau thương, bất hạnh cho bao con người Những nhà văn cầm bút giai đoạn này đều lên án chiến tranh một cách mạnh mẽ bằng cách phơi trần bộ mặt quỷ

sứ của thế lực cướp nước và chính quyền tay sai Riêng Trang Thế Hy, nhiều mặt của nỗi đau vì chiến tranh những con người bé nhỏ, bất hạnh mà ông luôn quan tâm

đã được nhà văn mở lòng ôm lấy Ông không chỉ quan tâm đến những nỗi đau thấy được bằng mắt, nghe được bằng tai mà còn đặc biệt chú ý đến những nỗi đau thầm kín trong lòng, những nỗi đau chỉ người trong cuộc mới thấu Sắc thái riêng trong truyện của Trang Thế Hy cũng nằm ở những chỗ này

Trước tiên là việc mất người thân Đó là nỗi bất hạnh khó tránh khỏi ở những nơi chiến tranh loạn lạc Sự dấn thân không ngại phải bỏ mình vì Tổ quốc xem như

là điều đương nhiên Mất mát ấy dù đớn đau nhưng được trân trọng và dễ chấp nhận Nhưng có biết bao cái chết oan uổng, vô lý làm cho chúng ta thấy nhức nhối, căm hận Sự “xuất quỷ nhập thần” của những chiến sĩ biệt động thành đã làm cho bọn cướp nước và bán nước phải kinh sợ Cũng chính vì thế, chúng nhìn ai cũng ra

…Việt cộng Chúng thẳng tay bắt bớ, thủ tiêu bất kỳ ai chúng nghi ngờ Biết bao

Trang 34

con người hiền lành, lương thiện chỉ mong yên phận làm ăn đã bị chúng bắt đi rồi

thành ra “mất tích” như người thợ cưa trong truyện Nguồn cảm mới Biết bao người

phải trốn chạy khỏi quê hương bản quán, chỉ mong giữ được tấm thân, cũng đã phải

bỏ mạng giữa đường vì trúng bom đạn của giặc (Áo lụa giồng) Biết bao cô gái xinh đẹp bị chúng tìm cách hãm hiếp đã chọn cái chết để giải thoát (Nắng đẹp miền quê

ngoại) Và biết bao người bị ép lao động nặng nhọc cho đến chết để làm lợi cho bọn

quan quyền (Anh Thơm râu rồng)… Nỗi đau đớn, oan ức ấy đã được nhà văn hiểu

thấu, cảm thông chân thành

Tuổi thơ của những đứa trẻ sống trong một đất nước đang giặc giã, từng ngày từng giờ đối mặt với cái chết là một tuổi thơ không bình thường Nói đúng ra, tuổi thơ của chúng đã bị tước đoạt một cách tàn nhẫn nhất Chúng bỡ ngỡ lớn lên giữa cuộc chém giết mà không hiểu nổi duyên cớ vì tâm hồn chúng còn quá non dại Mới mấy tuổi đầu, thay vì được tự do rong chơi, chúng lại phải theo người thân

đi tản cư mong thoát khỏi bom đạn (Áo lụa giồng) Mới chừng mười lăm tuổi mà từ

trước đó rất lâu, giữa một thành phố đầy cạm bẫy thời giặc giã, một cô bé đã phải đi làm thuê làm mướn đủ thứ việc để nuôi thân và chăm sóc cho người cha bệnh tật

(Nguồn cảm mới) Có những đứa trẻ lớn lên lăn lóc một mình như củ khoai, củ sắn

vì người thân đã bị chết dưới bàn tay tàn bạo của bọn vô nhân (Anh Thơm râu

rồng) Cũng có đứa phải đau lòng bởi cái chết oan uổng của người cha vì quá tin

vào “đồng minh”, cái chết ấy lại trở thành trò cười cho thiên hạ và cứ đeo đẳng, ám ảnh nó vì bọn trẻ trong xóm vô tâm cứ diễn đi diễn lại cái tấn tuồng bi kịch ấy trước

mắt nó (Trong trắng)… Biết bao đứa trẻ đã trải qua một tuổi thơ như thế! Nhà văn

đã không thể dửng dưng trước những cảnh đời tội nghiệp ấy Đưa những đứa trẻ ngây thơ, vô tội đặt trước bộ mặt tàn bạo của chiến tranh, Trang Thế Hy đã vẽ lên một bức tranh đối lập kinh khủng giữa ánh sáng và bóng tối, giữa thiên thần và ác quỷ, giữa mầm sống và sự huỷ diệt… Bức tranh ấy tự nó đã thừa sức tố cáo thế lực bạo tàn mà không cần nhà văn phải nhiều lời thuyết minh

Chiến tranh cũng đã cướp đi biết bao điều quý giá của con người: sự thanh

thản của người phụ nữ nhân hậu như trường hợp của chị Châu (Vết thương thứ

Trang 35

mười ba); sự trinh trắng của người con gái hiền lương như Hường (Một thiếu nữ không đáng kể); hạnh phúc gia đình như ông bà Nghiệp (Những người lấp hố bom);

hy vọng về một tình yêu đẹp, về một người tình lý tưởng như Thu (Mưa ấm), như

“tôi” (Mỹ Thơ) …

Tuy có khác nhau, nhưng những con người vừa nói trên đây đều phải chịu một nỗi đau chung mà tất cả những con người chân chính cùng phải chịu trong giai đoạn rối ren ấy, đó là phải sống kiếp sống của những người dân mất nước Nhà văn

là một trong số những con người thời bạo loạn ấy, đã thấy và đã cảm được những nỗi đau mà những người sống quanh ông phải chịu

Bất hạnh vì nhân tình thế thái

Thời nào và ở đâu cũng thế, luôn có những nỗi đau vì sự ngược ngạo của

tình đời (chữ dùng của Trang Thế Hy) Người ta càng sống giàu tình nghĩa thì lại

càng đớn đau trước những thay đổi của lòng dạ con người Con người ta ai cũng cảm thấu điều ấy, nhưng nghệ sĩ lại là người nhạy cảm nên càng “thính” hơn nữa

Và cũng vì đa đoan, người nghệ sĩ đã cất lên tiếng kêu chung cho đồng loại của mình

Đó là chị Ba Hường trong “Nợ nước mắt” Chị (cũng như bà con ấp Vàm

Kinh) đã hết lòng bảo bọc cho một vị cán bộ có cỡ trong những ngày nguy khốn của cuộc chiến, để cuối cùng nhận lại nơi con người ấy sự hờ hững, lạnh lùng bởi

ông ta là người dễ dàng “ quên cái tình, cái nghĩa, cái tấm lòng, quên miếng cay,

miếng đắng người khác chia sẻ với mình trong hoạn nạn”[16, tr.192] Đó là “tôi”

trong Mỹ Thơ “Tôi” đã bị người yêu xưa phản bội lý tưởng cao đẹp Đó còn là

người thiếu phụ trong Nghệ thuật làm bố dượng Chị đã bị người yêu bỏ rơi với cái

bụng bầu đang ngày càng lớn Nhà văn đã viết về cuộc đời của người thiếu phụ lỡ lầm với một sự cảm thông và một tình cảm ưu ái Trong những trường hợp thế này, cái nhìn chê bai thường dành cho người phụ nữ Nhân tình vốn vẫn thế Riêng nhà văn đã nhìn khác đi, và ông cũng đã hướng cho chúng ta biết mở lòng ra trước những lỡ lầm như thế Tấm lòng nhà văn thật nhân hậu!

Trang 36

Sự phản bội không phải chỉ có như thế Có những kiểu phản bội gây ra nỗi khổ cho không chỉ một người Đó là sự phản bội của một số nghệ sĩ:

Lúc còn nghèo khổ, hễ mở miệng ra là binh vực người nghèo khổ, tới khi ngồi nhà hàng, uống rượu Tây, đi xe hơi, nghĩa là khi đã chen lấn, bươi quào thoát ra khỏi cái kiếp nghèo rồi thì những người nghèo khổ không còn có mặt trong cuộc đời nầy nữa Hóa ra cái khối người nghèo khổ trước kia đâu lưng lại làm diễn đàn để họ đứng lên đó mà kêu

ca rên xiết cho cái thân phận riêng của chính họ mà thôi.[16, tr.445]

Và như thế, những người bất hạnh ở đây thuộc về số đông những con người nghèo khổ

khổ, cơ cực luôn xô đẩy con người vào cái thế dễ bán rẻ nhân phẩm của mình Nhà văn nhìn thấu những cảnh đời bất hạnh, đến bước đường cùng phải đem thân mình

mà đổi lấy miếng ăn Ông hiểu một chân lý vô cùng giản dị mà không phải ai cũng

nữ để có thể làm gái điếm nuôi thân [16, tr.25-26]

bằng việc bán trôn nuôi miệng, bằng chứng là ngay trong truyện này, ông đã cho nhân vật nữ chính của mình cái máu “dám chết” để thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo Nhưng tác giả muốn bày tỏ một cái nhìn cảm thông đối với những con người bị cuộc đời xô đẩy Họ là những con người bất hạnh, dù nhìn từ góc độ

Trang 37

nào đi chăng nữa Nhà văn muốn họ được người đời nhìn nhận một cách công bằng hơn, cảm thông hơn chứ không phải bằng con mắt cay nghiệt, đầy phán xét bởi ai chẳng mong một cuộc sống sung túc, ấm êm, được nể trọng, được hạnh phúc!

Cũng ngay trong truyện Nguồn cảm mới này, nhà văn cho ta thấy một cách

bán rẻ nhân cách nữa của con người Đó là cái cách người cha âm thầm nhận tiền của một phú thương ở Chợ Lớn để bán con gái ruột của mình Dẫu biết tình cảnh của hai cha con cực kỳ khốn đốn, dẫu biết rằng việc làm cạn nghĩ của người cha có thể làm cho mọi người thông cảm, nhưng sao cứ thấy thật bất nhẫn

Cũng có trường hợp không phải vì miếng cơm manh áo mà vì một mục đích cao đẹp hơn (nhưng cũng đau đớn hơn): để có tiền lo cho em ăn học, người chị đã

chấp nhận bán mình (Một thiếu nữ không đáng kể)

Vậy mới thấy sức mạnh ghê gớm của đồng tiền trong mọi thời, mọi xã hội! Tất cả những con người kể trên đều là những nạn nhân tội nghiệp của sự nghèo khổ, quẫn bách Nhà văn nhìn họ với một cái nhìn đầy nhân hậu, không chút rẻ rúng, dẫu trong con mắt vô tình của người đời, họ luôn bị xem là những cặn bã của xã hội Nhà văn đã truy tìm căn nguyên của vấn đề để trả lại cho họ sự công bằng, dẫu ông không đem lại cho họ cơm ăn áo mặc, không giải thoát được họ khỏi con đường sai lạc đó Nhà văn muốn chúng ta thấy rằng, từ trong bản chất, họ không phải là những con người đáng lên án Trái lại, họ là những người đáng thương, đáng được nâng đỡ, thậm chí đáng được trân trọng Nhà văn của chúng ta đã không ngần ngại bày tỏ lòng thương đối với những con người như thế Lòng thương ở đây xuất phát

từ sự đồng cảm, thấu hiểu nguồn cơn chứ không phải tình thương của sự ban phát

Mà hiểu như thế, làm như thế, ông đã là tri âm của họ rồi

Thói thường, những người lầm lạc luôn bị coi như kẻ tội phạm, luôn bị rẻ rúng, xa lánh Với nhà văn thì không như thế Theo ông, con người lầm lạc là con người bất hạnh, đáng thương, đáng được cảm thông, nâng đỡ Và quả thật, với những con người như thế, nhà văn không hề kết tội họ

Trang 38

Những cô gái giang hồ lấy cuộc đời chơi bời làm lẽ sống, dẫu biết là nhơ bẩn vẫn không thoát ra được Đó là Loan, cô gái luôn cảm thấy tủi hổ trong truyện ngắn

Thèm thơ Cô gái nghèo trong Người bào chế thuốc giảm đau cũng thế Là sinh

viên hẳn hoi, nhưng cô lại chọn làm “con mèo hoang” (chữ dùng của chính nhà văn) vì cuộc sống áo cơm Cô hiểu rất rõ thân phận của mình nhưng không hề tự ti

và không bao giờ chấp nhận một kiểu “thương vay”(chữ dùng của Xuân Diệu) giả tạo

Thế giới nhân vật của Trang Thế Hy còn là vô số những con người “làm thinh” khác Họ là những anh chàng bán sách ở vỉa hè, là chị công nhân thu gom rác, là cô bán đậu hũ, là anh thợ sửa xe, là người bố dượng, là anh bộ đội xuất ngũ,

là đứa trẻ mồ côi hoặc bị bỏ rơi, là bà mẹ già lam lũ, là ông già cô đơn, là người nghệ sĩ hết thời… Nhà văn nhìn họ, cố lắng nghe tiếng lòng của họ để mong đạt được tâm nguyện của một người cầm bút nguyện gắn bó với những người thất thế

Và dù gì chăng nữa, như nhà văn Nguyên Ngọc từng nhận xét, Trang Thế Hy vẫn luôn âm thầm chắt lọc những vẻ đẹp bị che khuất ở những chốn tối tăm Nhà văn không ngại kiếm tìm, nhặt nhạnh cho đời những sắc màu giản dị nhưng đầy ý nghĩa Đó cũng là niềm vui của chính ông, nhà văn luôn tìm kiếm cái đẹp trong cõi nhân sinh thăng trầm, ngổn ngang này

Từ việc tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của nhà văn Trang Thế Hy, chúng tôi xác định bước tiếp theo phải làm là phân tích các sáng tác của ông để có thể rút ra những đặc điểm riêng thông qua nội dung tự sự cũng như phương thức tự sự

Trang 39

Chương 2

CON NGƯỜI VÀ VÙNG ĐẤT NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN TRANG THẾ HY 2.1 Những con người bị đặt trước sự lựa chọn quyết liệt

Chưa bao giờ con người bị đặt trước sự lựa chọn quyết liệt như trong truyện ngắn Trang Thế Hy Để sống, con người buộc phải lựa chọn Tình thế của nhân dân miền Nam dưới chế độ thực dân kiểu mới buộc phải vậy Nhưng trong cuộc sống của những ngày hòa bình, cũng có không ít những cám dỗ, những thử thách đòi hỏi con người phải lựa chọn Lựa chọn là một cách bộc lộ mình chân thật nhất Con người hoàn toàn tự do trong việc lựa chọn Chính điều này lại làm cho việc lựa chọn trở nên khó khăn hơn gấp nhiều lần

Vấn đề Riêng và Chung không chỉ là vấn đề của thời chiến mà là vấn đề của mọi thời Sự vị kỷ luôn khiến cho con người chỉ lựa chọn những gì có thể đảm bảo cho lợi ích riêng, thoả mãn nhu cầu của cá nhân mình

Trang Thế Hy rất chú ý đến điều này Nhà văn đã để cho con người tự do lựa

chọn (cũng là tự do bộc lộ mình) Nhân vật “tôi” trong Bây giờ là mùa thu đã lựa chọn cho mình một người yêu theo “tiêu chuẩn” khá cao: Con người ấy góp phần

làm nên ý nghĩa cuộc đời bằng sức mạnh của bàn tay, bằng ý thức sáng tạo của bộ

óc, bằng sự yêu thương trong trái tim và hình ảnh Tổ quốc trong đường gân mạch máu [16, tr.33] Chính vì thế, khác với lẽ thường, người ta sợ người yêu rời bỏ

mình, nhân vật “tôi” ở đây lại “sợ hãi cái ngày mà tôi không còn yêu em được

nữa” [16, tr.34] Chính vì thế, nhân vật “tôi” nhận thức được rằng:

Ở thời đại chúng ta, không có tình yêu đơn thuần Tình yêu là một thứ đẹp không tách rời với cái Đẹp thanh cao làm rạng rỡ hình ảnh Tổ quốc trong tim ta Hình ảnh đó mà lu mờ thì sự thương yêu mà nó nuôi dưỡng sẽ bám vào đâu để sống? [16, tr.38]

Trang 40

Nhân vật của Trang Thế Hy không hô khẩu hiệu mà thiết thực hành động

Nhân vật của ông, vì thế, rất sống, rất thật Thu trong Mưa ấm đã bày tỏ lòng mình

với người yêu:

Vấn đề của chúng ta không phải cường độ tình yêu mà là quan niệm về tình yêu (…) Nhiều khi thương anh quá, em muốn quên hết, muốn trở thành mê muội để chỉ thuộc về anh thôi nhưng không được Em không phải chỉ là người yêu của anh Em còn là con của ba má em bị giặc thảm sát Em còn là thành viên của một tổ chức mà em phải chấp hành mệnh lệnh Em còn là bạn đường của một số đông người đau khổ cùng chung một lý tưởng mà em đã thề nguyền hiến dâng cuộc sống…[16, tr.210]

Người con gái này yêu một cách mãnh liệt nhưng biết đặt tình yêu của mình đúng chỗ Cô xác định được đâu là tình yêu, đâu là lẽ sống Lẽ sống của cô không

hề mâu thuẫn với tình yêu, thứ tình yêu chân chính trong khi Tổ quốc đang cảnh nước sôi lửa bỏng Phải từ bỏ tình yêu lứa đôi của mình, với Thu, nỗi đau đó không

dễ nguôi ngoai Nó đeo đẳng cô mãi đến cuối cuộc đời Con đường cô chọn quả thật không dễ đi chút nào Thu đã phải lựa chọn cái chung, từ bỏ cái riêng, nhất là khi cái riêng nhỏ bé ấy không hòa hợp được với cái chung lớn lao Đó là sự lựa chọn của một con người rất người, tình cảm lắm nhưng cũng thật khôn ngoan, tỉnh táo, chứ không phải của một cỗ máy đơn giản, một chiều như những tác giả non tay khác đã vẽ nhân vật của mình trong chiến tranh

Ở truyện Vết thương thứ mười ba, nhà văn cho ta một hình ảnh đau đớn

khác Đó là hình ảnh chị Châu, một người phụ nữ suốt thời gian sống là niềm tự hào của mọi người, của gia đình, nhất là của người chồng rất mực thương yêu chị Chỉ trước lúc nhắm mắt, điều chị trăn trối lại được với chồng là chị đã thất tiết, đã lỗi đạo làm vợ với anh Chị không hề biện hộ cho mình dù việc chị làm là vì cái chung,

vì lý tưởng Chị đã cho tên ác ôn điều hắn muốn, đổi lại hắn đã làm được nhiều việc

có ích cho cách mạng Cũng chính tay chị đã chấm dứt sự tồn tại của hắn trên cõi

Ngày đăng: 11/04/2013, 15:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Ái (chủ biên)(1994), Từ điển phương ngữ Nam Bộ, NXB Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển phương ngữ Nam Bộ
Tác giả: Nguyễn Văn Ái (chủ biên)
Nhà XB: NXB Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 1994
2. Vũ Tuấn Anh (2001), “Điểm tựa tin cậy của người viết là nỗi đau khổ của số đông thầm lặng…”, Tạp chí văn học số 10 – 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điểm tựa tin cậy của người viết là nỗi đau khổ của số đông thầm lặng…”
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Năm: 2001
3. Lại Nguyên Ân (biên soạn) (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB ĐH Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân (biên soạn)
Nhà XB: NXB ĐH Quốc Gia
Năm: 1999
4. Nam Cao (2005), Tuyển tập Nam Cao, Tập 1 & 2, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Nam Cao
Tác giả: Nam Cao
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2005
5. Tân Chi (tuyển chọn) (1999), Thạch Lam – Văn và đời, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thạch Lam – Văn và đời
Tác giả: Tân Chi (tuyển chọn)
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 1999
6. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 2004
7. Nguyễn Đức Đàn (1972), “Chủ nghĩa nhân đạo và một số khuynh hướng văn học công khai trong vùng tạm bị chiếm miền Nam”, Tuyển tập 40 năm Tạp chí Văn học 1960 – 1999, Tập 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa nhân đạo và một số khuynh hướng văn học công khai trong vùng tạm bị chiếm miền Nam”, "Tuyển tập 40 năm Tạp chí Văn học 1960 – 1999
Tác giả: Nguyễn Đức Đàn
Năm: 1972
8. Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Công Bình (chủ biên) (1988), Địa chí Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, II. Văn học, NXB Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, II. Văn học
Tác giả: Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Công Bình (chủ biên)
Nhà XB: NXB Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 1988
9. Nhiều tác giả (2004), Từ điển Văn học (Bộ mới), NXB Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Văn học (Bộ mới)
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2004
10. Nhiều tác giả (2006), Trò chuyện với 100 nhà văn Việt Nam, NXB Văn hóa Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trò chuyện với 100 nhà văn Việt Nam
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB Văn hóa Sài Gòn
Năm: 2006
11. Nhiều tác giả (1988), Tuyển tập Văn 1945 – 1975, NXB Văn hóa Thông tin Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Văn 1945 – 1975
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 1988
12. Hoàng Ngọc Hiến (2006), Văn học … gần và xa (Tái bản lần thứ nhất), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học … gần và xa (Tái bản lần thứ nhất)
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
13. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của truyện
Tác giả: Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
14. Bạch Văn Hợp (2002), Đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng, Luận án Tiến sĩ ngữ văn, ĐH SP Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng
Tác giả: Bạch Văn Hợp
Năm: 2002
15. Trang Thế Hy (1993), Tiếng hát và tiếng khóc (Truyện ngắn và hồi ức), Hội văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng hát và tiếng khóc (Truyện ngắn và hồi ức)
Tác giả: Trang Thế Hy
Năm: 1993
16. Trang Thế Hy (2006), Truyện ngắn Trang Thế Hy, NXB Văn hóa Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn Trang Thế Hy
Tác giả: Trang Thế Hy
Nhà XB: NXB Văn hóa Sài Gòn
Năm: 2006
17. M.B. Khravchenko (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học
Tác giả: M.B. Khravchenko
Nhà XB: NXB Tác phẩm mới
Năm: 1978
18. Tôn Phương Lan (2002), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu
Tác giả: Tôn Phương Lan
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 2002
19. Phương Lựu (chủ biên) (2004), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Phương Lựu (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
20. Nguyễn Đăng Mạnh (2005), Nhà văn Việt Nam hiện đại – Chân dung và phong cách, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Nhà văn Việt Nam hiện đại – Chân dung và phong cách
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2005

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1 : Nhà văn Trang Thế Hy - Đặc điểm truyện ngắn Trang Thế Hy
Hình 1 Nhà văn Trang Thế Hy (Trang 111)
Hình 2 : Nhà văn Trang Thế Hy - Đặc điểm truyện ngắn Trang Thế Hy
Hình 2 Nhà văn Trang Thế Hy (Trang 111)
Hình 3 & 4  : Nhà văn Trang Thế Hy tại tư gia - Đặc điểm truyện ngắn Trang Thế Hy
Hình 3 & 4 : Nhà văn Trang Thế Hy tại tư gia (Trang 112)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w