0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

thức về trách nhiệm của người cầm bút.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN TRANG THẾ HY (Trang 26 -31 )

Trước khi đặt bút viết văn, Trang Thế Hy đã lựa chọn thế đứng của mình:

đứng về phía số đơng những con người bất hạnh, “số đơng của đạo lý”, như ơng vẫn quan niệm. (Cũng cĩ người cho rằng nhà văn của chúng ta đã quá cực đoan khi quan niệm như vậy và cũng đã viết như vậy. Điều đĩ khơng khỏi làm cho ơng cĩ chút băn khoăn, trăn trở, nhưng ơng khơng muốn nghĩ khác đi, như ơng từng tâm sự. Và thực tế cuộc sống cũng đứng về phía ơng: số đơng đã khơng phủ nhận quan niệm này). Trong tranh đấu, người nghệ sĩ phải dùng tài năng của mình để hồn thành sứ mệnh của một nghệ sĩ. Sứ mệnh đĩ khơng gì khác hơn là hồn thành trách nhiệm của một cơng dân chân chính trong cảnh ngộ nước mất nhà tan. Ơng khơng bao giờ chấp nhận thái độ nửa vời. Ơng phản đối đến cùng ý nghĩ “làm một người chân chính cỡ nhỏ” như hoạ sĩ Diệp trong Mưa ấm. Ơng địi hỏi người nghệ sĩ phải biết dấn thân bằng cả trái tim sục sơi lửa yêu mến chứ khơng phải bằng trí ĩc tỉnh táo của một con người luơn toan tính thiệt hơn cho bản thân. Và ơng đã dứt khốt

để người con gái tên Thu dứt tình khỏi con người nghệ sĩ chỉ chăm chăm làm một “người chân chính cỡ nhỏ” kia.

Trong Nguồn cảm mới, Trang Thế Hy bộc lộ là một nhà văn biết nhìn và nhìn thấy những gĩc tối trong một bộ phận những con người nghèo khổ. Đĩ là những cơ gái giang hồ chấp nhận bán thân để tồn tại. Nhưng nhà văn “chủ tâm xác định cái chiến thắng tất yếu, sau cùng của đạo lý trước cái chiến thắng tạm thời của dục vọng xấu xa”[16, tr.25] bởi trong đám người sống cảnh sống tối tăm ấy , ơng nhìn ra được những con người tốt đẹp, và những con người ấy đã củng cố niềm tin trong ơng cho thêm vững chắc. Ơng muốn nhắn nhủ rằng: Người cầm bút khơng

thêm mạnh mẽ để tranh đấu cho cái đẹp, cho đạo lý, vì cái đẹp, vì đạo lý, và phải

đặc biệt tin tưởng vào truyền thống cao đẹp từ ngàn xưa ơng bà ta đã răn dạy cháu con: đĩi cho sạch, rách cho thơm.

Cũng thế, trong Một thiếu nữ khơng đáng kể, Trang Thế Hy đã đứng về số đơng những con người nghèo khổ, bất hạnh. Đã cĩ lúc người nghệ sĩ trong ơng và cũng là nhà viết tiểu thuyết trong truyện ngắn ấy cảm thấy thất vọng, mất niềm tin vào những con người mà ơng đã để tâm thương mến. Ấy thế nhưng ơng cũng đã kịp nhìn ra cái phần tốt đẹp nhất của những con người tội nghiệp ấy, cái phần “thiện căn” của con người. Hường đã bán mình cũng chỉ để lo cho đứa em cơi cút đáng thương khỏi phải thất học và tránh được nguy cơ đánh mất nhân cách của mình trong cái thời cuộc nhộn nhạo ấy. Và khi người em khơng may mất đi, Hường đã khơng ngần ngại huỷ hoại mạng sống của mình, khơng phải chỉ vì sự hy sinh của cơ khơng cịn cần thiết, mà lý do chủ yếu chính là vì Hường khơng thể kéo dài thêm cuộc sống tủi nhục ấy nữa. Nhà văn trẻ trong truyện cuối cùng đã nhận rõ được giá trị của những cơ gái như Hường để thêm vững tay khi viết về những con người

đáng thương vẫn từng ngày, từng giờ sống quanh mình.

Khi viết Thèm thơ, nhà văn của chúng ta đã khơng ngần ngại khốc cho cơ gái giang hồ trong truyện của mình một tấm áo chồng đẹp đẽ, cao trọng của tâm hồn. Vũ, chàng thi sĩ cơ đơn trong truyện đã từng nhờm tởm Loan cũng như những cơ gái chơi bời khác mà chàng từng gặp. Ấy là khi Vũ chưa thực sự “nghe” những con người ấy “nĩi”. Trang Thế Hy cho rằng, số đơng những con người bất hạnh là những con người thầm lặng, họ biết nĩi nhưng làm thinh khơng nĩi. Và bổn phận của chúng ta – những người cầm bút - là phải nghe cho được những điều mà họ

khơng nĩi ra thành lời ấy. Vũ cảm thấy bất ngờ bởi chợt nhận ra “khơng phải chỉ cĩ những người trong trắng mới biết hồi niệm những cái đẹp của tuổi thơ”[16, tr.56]. Một cơ gái chơi bời cũng biết “thèm thơ” như ai, và “khám phá” ấy đã khiến cho “Trong lịng Vũ, một niềm vui mỏng manh cũng đang trỗi dậy. Đã lâu, Vũ mới thèm làm thơ một cách đáng gọi là làm thơ” [16, tr.62]. Nhà thi sĩ cuối cùng cũng đã tìm

thấy nguồn cảm hứng thơ chân chính của mình: nguồn cảm hứng cĩ được từ chính những con người khổ sở, bất hạnh xung quanh.

Cĩ khi nhà văn của chúng ta cảm thấy ray rứt, thấy cĩ lỗi vì khơng nhận ra

đâu là “tiếng hát”, đâu là “tiếng khĩc” của những con người cơ khổ xung quanh. Bằng việc tạo ra một cuộc đối thoại cĩ vẻ lan man giữa một nghệ sĩ viết tuồng và một người phụ nữ nghèo bán quán trong một chiều mưa buồn về thân phận của những con người cùng khổ, qua truyện Tiếng khĩc và tiếng hát, Trang Thế Hy đã muốn nhắn nhủ với chính mình và những người cùng nghề rằng “nếu như em thật sự yêu nghề… thì em phải lắng nghe cho được ngơn ngữ lặng thầm của những người đau khổ biết nĩi mà làm thinh khơng nĩi”. Nhà văn chân chính phải nhận ra

được “đĩ là lời răn dạy rất nghiêm, cĩ giá trị thức tỉnh cao của một hiện thực đau buồn nhắc nhở người cầm bút đừng bao giờ đánh mất cái điểm tựa đáng tin cậy của mình là nỗi đau khổ lớn của sốđơng thầm lặng”[16, tr.450].

Truyện này được viết sau hơn ba mươi năm cầm bút (1990) chứng tỏ đây là một đúc kết nghiêm túc cho cái nghiệp mà nhà văn đã chọn. Nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá đã rất tinh khi nhận ra đây chính là tuyên ngơn nghệ thuật của Trang Thế

Hy. Chính nhà văn cũng đã khẳng định tơn chỉ nghệ thuật của mình được thể hiện trong truyện ngắn này.

Thực ra, khơng phải chỉ cĩ Trang Thế Hy mới chọn cho mình hướng đi này. Nhưng trăn trở nhiều như nhà văn này về trách nhiệm của người cầm bút đến mức nĩi lên thành tiếng mọi nơi mọi lúc thì khơng cĩ mấy. Chúng ta nhớ đến Nam Cao, Nguyên Hồng, những nhà văn tài hoa của miền Bắc thế hệ đi trước của Trang Thế

Hy, cũng đã chọn con đường nghệ thuật vì những người cùng khổ. Nam Cao cũng nhiều lần nĩi lên quan niệm nghệ thuật của mình thơng qua hình tượng những văn sĩ chân chính: “nghệ thuật khơng cần phải là ánh trăng lừa dối, khơng nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật cĩ thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thốt ra từ những kiếp lầm than…” [4, tr.131]. Cịn Nguyên Hồng, cứ lầm lũi viết để “trả nghĩa” cho những con người cùng khổ mà ơng mến thương. Giữa các nhà văn vừa kể, họ cĩ sựđồng

điệu. Nhưng riêng Trang Thế Hy, ta thấy cái chất Nam Bộ thẳng thắn, bộc trực đã thể hiện rất rõ trong cách nhìn, cách viết của ơng.

1.2.2.Tự ý thức về nhân cách của người nghệ sĩ

Nhân cách của người nghệ sĩ là vấn đề quan trọng của mọi thời bởi nhà văn thường được xem là người phát ngơn cho đại chúng. Ở một vị thế như vậy, nếu nhân cách của người cầm bút khơng được chú trọng bồi đắp thì sẽ là điều tối nguy cho xã hội.

Trong truyện Xứ xa và xứ mơ, nhà văn đề cao văn nghệ thuần lương và lên án thứ văn nghệ bá láp trong xã hội nhiễu nhương lúc bấy giờ. Trong tình thế địi hỏi, người nghệ sĩ cầm bút cĩ lương tâm sẽ viết khác hẳn những kẻđội lốt văn nhân

để bán rẻ nghệ thuật. Nhà văn đã để cho một độc giả quan tâm đến văn chương bày tỏ thái độ của mình:

(…)Chàng trai trong tác phẩm của ơng ba năm về trước thật là dồi dào sức sống nội tâm, ít nĩi, suy tư nhiều, hơi quê mùa một chút, nhưng khinh bạc với phù hoa, cĩ cái hào hùng trầm lặng của một người dám nhìn rất xa về phía trước để mà cười được trên những đắng cay đau xĩt của hiện tại.

Cịn chàng trai trong tác phẩm của ơng bây giờ thì thế nào? Đĩ là một anh chàng hoặc là chải chuốt hào hoa trong bộ cánh diêm dúa hợp thời trang hoặc xốc xếch một cách giả tạo cho cĩ cái bề ngồi nghệ sĩ, ưa làm như khinh bạc với mọi thứ tiện nghi nhưng tâm địa lúc nào cũng bị sự khao khát hưởng thụ triền miên dằn vặt, ưa chửi đổng lối trang phục khiêu dâm mà khơng tự thấy mình là con mồi thảm hại của những ham muốn nhục dục khơng được thoả mãn.[16, tr.41-42]

Nhà văn phải biết mình đang đứng ở đâu giữa thế cuộc để viết bằng chính tinh hoa cảm nghĩ của mình, chứ khơng phải chỉ bằng kỹ xảo, bởi kỹ xảo chỉ để đánh lừa một bộ phận người đọc nhẹ dạ chứ khơng thay thế được nghệ thuật chân chính. Nhà văn phải cảnh giác với chính mình, chớ để thời cuộc dẫn mình đi vào

con đường sa đoạ, nhẹ hơn cũng trở thành kẻ giả dối – giả dối với mọi người và giả

dối với chính mình. Văn nghệ sĩ phải là những người hết sức tránh tình trạng “Lúc

cịn nghèo khổ, hễ mở miệng ra là binh vực người nghèo khổ, tới khi ngồi nhà hàng, uống rượu Tây, đi xe hơi, nghĩa là khi đã chen lấn, bươi quào thốt ra khỏi kiếp nghèo rồi thì những người nghèo khổ khơng cịn cĩ mặt trong cuộc đời này nữa”

[16, tr.445]

Người nghệ sĩ cĩ nhân cách là một nghệ sĩ chọn cho mình cuộc sống như số đơng vẫn sống, dù đĩ cĩ thể là cuộc sống vất vả, nhưng nhất định khơng chịu đem “chút đỉnh tinh hoa nghệ thuật” tìm cách bán. Đĩ là trường hợp của Vũ trong Bơ vơ, cũng là của một nhà thơ nghèo chuyên đi bỏ mối nước đá cục trong Một nghệ sĩ. Dù biết “đời bây giờ người ta sống bằng sự khơn ngoan, đâu phải bằng tài năng…”[16, tr.311], dù biết sống vất vả như thế sẽ bị nhiều kẻ cơ hội nhiếc là ngu, thậm chí cịn bị nhạo báng nữa, nhưng người nghệ sĩđích thực sẽ chọn thứ mà mình

đam mê, dù cho thế sựđược bằng an hay đảo điên gì cũng thế. Đam mê rồi thì phải tìm vốn sống. “Vốn sống gián tiếp khơng phải là vốn sống” [16, tr.505]. Cái cắc cớ

của nghệ thuật lại nằm ngay ở chỗ: nghèo lại là một vốn sống đáng quý và khá dồi dào. Bởi “trong văn học, sự hẩm hiu chưa hẳn là một điều bất hạnh” [16, tr.249].

Thực tế cũng chứng minh: những nhà văn, những nghệ sĩ nổi tiếng với những cống hiến lớn lao lại là những con người sống trọn kiếp nghèo khổ, thanh đạm. Một nghệ

sĩ hát bội đã khuyên nhà thơ, người em tinh thần của mình rằng “Em ráng chịu nghèo để làm thơ đi, đừng để ơng tổ thơ ổng hành tới bịnh, khơng nên…”.[16,

tr.325]

Đam mê thơi chưa đủ, nghệ sĩ cịn phải là người cĩ tài. Điều đĩ thì đã hẳn. Nhà văn cực lực cơng kích những kẻ thiếu tài năng mà ham hư danh, từđĩ mà sinh ra bao giả dối, lọc lừa. Một người anh họ, nguyên là cán bộ huấn học, gặp lại cậu em là một nhà văn. Người anh đã nhắc lại chuyện ngày thơ cậu em rất ham bắn chim, vì khơng bắn được nên bèn nghĩ cách bỏ cơng vị đạn đổi chim chết của người khác bắn để lấy tiếng. Kỷ niệm cũ chỉ là cái cớ để người anh bộc trực này nhắc nhở người em về một thực tếđáng buồn trong giới văn nghệ sĩ: cĩ những bữa

tiệc tay đơi giữa người nghệ sĩ và người thuộc giới chức trách cĩ vai trị quyết định khá lớn đối với số phận của một cơng trình nghệ thuật cĩ thể sẽđược xuất hiện hay là khơng. Đại khái đĩ cũng là một kiểu vị đạn đổi chim như kiểu của cậu em bé thơ

năm nào. Người anh muốn nhắc nhở em mình đừng viết những truyện “trịn như cục đạn để phản ánh một cái hiện thực vốn khơng trịn” [16, tr.251].

Nhân cách của người cầm bút cịn là việc “phải tự lượng sức mình và phải chân thực” [16, tr.370], nếu khơng sẽ rơi vào “nỗi cơ độc bi thảm của người cầm bút nuơi nhiều tham vọng lớn bằng một tài năng nhỏ và muốn thu hoạch sự mến mộ của người khác bằng những xúc động giả của chính tâm hồn mình, nĩi nơm na là bằng sự lường gạt” [16, tr.371].

Người cầm bút cĩ nhân cách cũng là người khơng bao giờ “tự huyễn hoặc rằng mình cĩ những cống hiến lớn trong khi những thành đạt của mình thực ra là hết sức nhỏ nhoi” [16, tr.370].

Trong 33 truyện chúng tơi khảo sát thì cĩ đến 15 truyện trực tiếp đề cập đến trách nhiệm, đến nhân cách của người cầm bút (chiếm gần 45,5%). Đây là một con số khơng hề nhỏ, nĩ phản ánh một quan niệm rất nhân bản rằng: người nghệ sĩ

muốn bênh vực người thất thế thì phải xác định rõ trách nhiệm của mình, và phải là những người cĩ nhân cách.

Với quan niệm trên, nhà văn Trang Thế Hy đã lựa chọn cho mình một thái

độ sống và viết thật đáng trọng!

1.2.3.Thế giới nghệ thuật của Trang Thế Hy

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN TRANG THẾ HY (Trang 26 -31 )

×