L ựa chọn giữa RIÊNG và CHUNG

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Trang Thế Hy (Trang 39 - 42)

B ất hạnh vì nhân tình thế thái.

2.1.1. L ựa chọn giữa RIÊNG và CHUNG

Vấn đề Riêng và Chung khơng chỉ là vấn đề của thời chiến mà là vấn đề của mọi thời. Sự vị kỷ luơn khiến cho con người chỉ lựa chọn những gì cĩ thểđảm bảo cho lợi ích riêng, thoả mãn nhu cầu của cá nhân mình.

Trang Thế Hy rất chú ý đến điều này. Nhà văn đã để cho con người tự do lựa chọn (cũng là tự do bộc lộ mình). Nhân vật “tơi” trong Bây giờ là mùa thu đã lựa chọn cho mình một người yêu theo “tiêu chuẩn” khá cao: Con người ấy gĩp phần làm nên ý nghĩa cuộc đời bằng sức mạnh của bàn tay, bằng ý thức sáng tạo của bộ ĩc, bằng sự yêu thương trong trái tim và hình ảnh Tổ quốc trong đường gân mạch máu [16, tr.33]. Chính vì thế, khác với lẽ thường, người ta sợ người yêu rời bỏ

mình, nhân vật “tơi” ở đây lại “sợ hãi cái ngày mà tơi khơng cịn yêu em được nữa” [16, tr.34]. Chính vì thế, nhân vật “tơi” nhận thức được rằng:

Ở thời đại chúng ta, khơng cĩ tình yêu đơn thuần. Tình yêu là một thứ đẹp khơng tách rời với cái Đẹp thanh cao làm rạng rỡ hình ảnh Tổ quốc trong tim ta. Hình ảnh đĩ mà lu mờ thì sự thương yêu mà nĩ nuơi dưỡng sẽ bám vào đâu để sống? [16, tr.38]

Nhân vật của Trang Thế Hy khơng hơ khẩu hiệu mà thiết thực hành động. Nhân vật của ơng, vì thế, rất sống, rất thật. Thu trong Mưa ấm đã bày tỏ lịng mình với người yêu:

Vấn đề của chúng ta khơng phải cường độ tình yêu mà là quan niệm về tình yêu. (…). Nhiều khi thương anh quá, em muốn quên hết, muốn trở thành mê muội để chỉ thuộc về anh thơi nhưng khơng được. Em khơng phải chỉ là người yêu của anh. Em cịn là con của ba má em bị giặc thảm sát. Em cịn là thành viên của một tổ chức mà em phải chấp hành mệnh lệnh. Em cịn là bạn đường của một số đơng người đau khổ cùng chung một lý tưởng mà em đã thề nguyền hiến dâng cuộc sống…[16, tr.210]

Người con gái này yêu một cách mãnh liệt nhưng biết đặt tình yêu của mình

đúng chỗ. Cơ xác định được đâu là tình yêu, đâu là lẽ sống. Lẽ sống của cơ khơng hề mâu thuẫn với tình yêu, thứ tình yêu chân chính trong khi Tổ quốc đang cảnh nước sơi lửa bỏng. Phải từ bỏ tình yêu lứa đơi của mình, với Thu, nỗi đau đĩ khơng dễ nguơi ngoai. Nĩ đeo đẳng cơ mãi đến cuối cuộc đời. Con đường cơ chọn quả thật khơng dễđi chút nào. Thu đã phải lựa chọn cái chung, từ bỏ cái riêng, nhất là khi cái riêng nhỏ bé ấy khơng hịa hợp được với cái chung lớn lao. Đĩ là sự lựa chọn của một con người rất người, tình cảm lắm nhưng cũng thật khơn ngoan, tỉnh táo, chứ khơng phải của một cỗ máy đơn giản, một chiều như những tác giả non tay khác đã vẽ nhân vật của mình trong chiến tranh.

Ở truyện Vết thương thứ mười ba, nhà văn cho ta một hình ảnh đau đớn khác. Đĩ là hình ảnh chị Châu, một người phụ nữ suốt thời gian sống là niềm tự hào của mọi người, của gia đình, nhất là của người chồng rất mực thương yêu chị. Chỉ

trước lúc nhắm mắt, điều chị trăn trối lại được với chồng là chị đã thất tiết, đã lỗi

đạo làm vợ với anh. Chị khơng hề biện hộ cho mình dù việc chị làm là vì cái chung, vì lý tưởng. Chịđã cho tên ác ơn điều hắn muốn, đổi lại hắn đã làm được nhiều việc cĩ ích cho cách mạng. Cũng chính tay chị đã chấm dứt sự tồn tại của hắn trên cõi

đời này. Tất cả chỉ một mình chị biết, một mình chị hay. Nhưng sự đau đớn, day dứt vì mặc cảm cĩ lỗi với chồng đã ám ảnh, dằn vặt chị từđĩ cho đến tận khi nhắm mắt. Nỗi dằn vặt, day dứt ấy càng lớn vì chị khơng thể thổ lộ cùng người suốt đời

đầu kề tay ấp. Sống cùng nỗi day dứt ấy, chị héo hon, gầy mịn và đâm ra “dịứng” với chiến tranh, với những ai nhắc đến chiến tranh. Chị Châu cho rằng: “Muốn biết chiến tranh là cái gì, người cần hỏi ý kiến, người cung cấp định nghĩa chính xác nhứt khơng phải là các vị nguyên thủ quốc gia, các chính khách lẻo mép, và các vị thống chế tổng tư lịnh khơng bị bom đạn làm trầy một miếng da nào”[16, tr.405 –

406]. Cịn hỏi ai để biết chính xác ư? Chị Châu đã mạnh mẽ khẳng định: “Hỏi vợ anh, cơ anh, dì anh… nĩi chung là hỏi những người phụ nữ đẻ con cho thiên hạ đem đi nướng… hỏi những bà mẹ sau chiến tranh đi hết nghĩa trang nầy đến nghĩa trang khác tìm nấm mộđề tên con mình mà khơng gặp…”[16, tr.406]. Chị nĩi lớn

được nỗi đau nĩi chung của các bà mẹ mà khơng thể rên rỉ một tiếng nào- dù thật nhỏ- cho nỗi đau đớn của riêng mình. Bi kịch tinh thần của chị là chỗđĩ. Chị cĩ thể

lựa chọn cách giải quyết khác mà chúng ta thường vẫn gặp trong văn chương và cả

trong đời thực: chịu tù đày, chịu hy sinh để giữ vẹn khí tiết. Khơng ai ép chị. Chính chị tự nguyện. Và sự tự nguyện ấy là sự tự nguyện trong đau đớn - đau đớn cả một

đời làm vợ. Sự tự nguyện ấy cuối cùng đã gây ra cho người chồng thêm một vết thương – vết thương thứ mười ba - “vết thương khơng làm chảy máu, khơng để thẹo nhưng sẽ đau hồi cho tới chết” [16, tr.429]. Đây chính là chỗ khác biệt rất lớn của nhân vật trong truyện ngắn Trang Thế Hy so với các nhân vật cách mạng trong sáng tác của những nhà văn khác. Điều khác biệt này chưa ai nĩi tới. Tác giảđã địi hỏi nhân vật phải đi đến tận cùng của sự hy sinh, tận cùng của sựđau đớn, day dứt mà khơng thể sẻ chia.

Đọc truyện Vết thương thứ mười ba, ai cũng suy nghĩ, ray rứt cùng nhân vật. Chính nhà văn cũng từng chia sẻ rằng ơng cảm thấy cĩ chút gợn về mặt lương tri khi đặt bút viết truyện này, bởi ơng đã đặt cái gánh quá nặng lên vai nhân vật. Tuy vậy, cái được là nhiều vơ cùng: Nhân vật bình dị của Trang Thế Hy nhờđĩ mà lớn lao hơn, cao cả hơn, đáng yêu, đáng quý hơn.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Trang Thế Hy (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)