Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
241,7 KB
Nội dung
Đề tài về hệ thống ngân hàng thương mại” Học viên: Vũ Văn Đại Trang 1 * LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1. Đònh nghóa: Ngân hàng thương mại là một lọai hình tổ chức tín dụng được thực hiện tòan bộ họat động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Luật này còn đònh nghóa: tổ chức tín dụng là lọai hình doanh nghiệp được thành lập theo quy đònh của luật các tổ chức tín dụng và các quy đònh khác của pháp luật để họat động kinh doanh tiền tệ, làm dòch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dòch vụ thanh toán. Theo luật ngân hàng Nhà nước đònh nghóa: hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dòch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dòch vụ thanh toán. 2. Chức năng của ngân hàng thương mại: Chức năng trung gian tài chính: ngân hàng thương mại đóng vai trò trung gian khi thực hiện các nghiệp vụ bao gồm nghiệp vụ cấp tín dụng, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ kinh doanh ngọai tệ, kinh doanh chứng khoán và nhiều hoạt động môi giới khác. Chức năng tạo ra tiền tức là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối tiền tệ phục vụ cho nhu cầu chu chuyển và phát triển nền kinh tế. Chức năng sản xuất bao gồm việc huy động va sử dụng các nguồn lực để tạo ra sản phẩm và dòch vụ ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế. 3. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại: 3.1. Hoạt động huy động vốn: Ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau: Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Vay vốn của các tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của các tổ chức tín dụng nước ngoài. Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước. Các hình thức huy động vốn khác theo quy đònh của Ngân hàng Nhà nước. 3.2. Hoạt động cấp tín dụng: Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy đònh của Học viên: Vũ Văn Đại Trang 2 Ngân hàng Nhà nước như bao thanh toán tài trợ nhập khẩu, tài trợ xuất khẩu, cho vay thấu chi, cho vay theo hạn mức tín dụng, hạn mức tín dụng dự phòng… 3.2.1 Cho vay: Ngân hàng thương mại được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức sau: - Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dòch vụ và đời sống. - Cho vay trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dòch vụ và đời sống. 3.2.2. Bảo lãnh: Ngân hàng thương mại được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảolãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một ngân hàng thương mại không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của ngân hàng thương mại. 3.2.3. Chiết khấu: Ngân hàng thương mại được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân vá có thể tái chiết khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác. 3.2.4. Cho thuê tài chính: Ngân hàng thương mại được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghò đònh của chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính. 3.2.5. Bao thanh toán: Các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện bao thanh toán như là một hình thức cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp như: bao thanh toán truy đòi, bao thanh toán miễn truy đòi, bao thanh toán ứng trước hay bao thanh toán chiết khấu, bao thanh toán khi đáo hạn trong phạm vi buôn bán nội đòa lẫn quốc tế. 3.2.6. Tài trợ nhập khẩu: Nghiệp vụ tài trợ nhập khẩu nhằm hỗ trợ về tài chính cùng các phương tiện và giấy tờ liên quan để doanh nghiệp nhập khẩu có thể thực hiện nghóa vụ của mình trong hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm: - Mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu. - Cho vay ứng trước một phần để thanh toán cho người bán hay ứng trước tiền thuế nhập khẩu. - Bảo lãnh và tái bảo lãnh việc thanh toán hối phiếu khi đến hạn. - Chấp nhận hối phiếu. Học viên: Vũ Văn Đại Trang 3 - Cho thuê kho bãi để chứa và bảo quản an toàn hàng hóa nhập khẩu với giá cho thuê phải chăng tại các điểm hay các đòa phương khác nhau. - Giúp khai báo thuế. - Cho vay để thanh toán tiền hàng nhập khẩu cho nhà xuất khẩu nếu đến hạn mà nhập khẩu chưa có tiền. - Hỗ trợ về mặt chuyên môn, kỹ thuật từ giúp soạn thảo hợp đồng thương mại, mua bảo hiểm cho suốt quá trình vận chuyển và chuyển giao hàng hóa cả về số lượng, quy cách và chất lượng. - Các hỗ trợ khác do sự bất cập về tập quán, luật pháp… 3.2.7. Tài trợ xuất khẩu: - Cho vay thu mua hàng hóa xuất khẩu, mua nguyên vật liệu để sản xuất, cho vay đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm dòch vụ, cho vay bảo trì đối với các dự án chiến lược về máy móc thiết bò, nhà xưởng ở nước ngoài. - Cho vay nộp thuế xuất khẩu. - Giúp khai báo thuế. - Hỗ trợ về mặt chuyên môn, kỹ thuật từ như giúp soạn thảo hợp đồng thương mại, mua bảo hiểm cho suốt quá trình vận chuyển và chuyển giao hàng hóa, theo dõi kiểm tra hóa đơn chứng từ và hàng hóa cả về số lượng, quy cách và chất lượng. - Các hỗ trợ cần thiết khác do sự khác biệt về tập quán, luật pháp… - Cho thuê kho bãi để chứa và đóng gói hàng hóa xuất khẩu với giá cả phải chăng. - Cho vay hỗ trợ dòch vụ vận chuyển chuyển giao hàng hóa. - Chiết khấu hối phiếu cho nhà xuất khẩu được nhận tiền sớm. - Chiết khấu chứng từ thanh toán theo hình thức tín dụng chứng từ. - Giúp quản lý nợ, quản lý sổ cái bán hàng, thu nợ các khoản phải thu, bảo đảm rủi ro không thanh toán của bên mua hàng, xếp hạng hạn mức tín dụng và thu hộ. - Cho vay trên cơ sở bộ chứng từ thanh toán theo phương thức nhờ thu. - Thuận nhận ngân hàng. 3.2.8. Cho vay thấu chi: Mỗi khách hàng được cấp một hạn mức thấu chi khi khách hàng tạm thời thiếu hụt trong thanh toán, bằng hình thức cho vay này thì khách hàng không phải thế chấp hay tín chấp. 3.2.9. Cho vay theo hạn mức tín dụng và hạn mức tín dụng dự phòng: 3.2.9.1. Cho vay theo hạn mức tín dụng: Khách hàng nộp một bộ hồ sơ vay vốn duy nhất cho một hay nhiều món vay vào đầu quý, ngân hàng thương mại cấp một hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa được duy trì trong một thời gian nhất đònh mà khách hàng và ngân hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Học viên: Vũ Văn Đại Trang 4 3.2.9.2. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Ngân hàng thương mại cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất đònh ngoài hạn mức tín dụng dự phòng khi khách hàng không có đủ vốn vì mức vốn đầu tư cho dự án tăng thêm, nhu cầu tiêu dùntg, mua sắm tăng thêm, 3.3. Hoạt động dòch vụ thanh toán và ngân quỹ: Bao gồm các họat động sau: - Cung cấp các phương tiện thanh toán. - Thực hiện các dòch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng. - Thực hiện dòch vụ thu hộ và chi hộ. - Thực hiện các dòch vụ thanh toán khác theo quy đònh của Ngân hàng nhà nước. - Thực hiện dòch vụ thanh toán quốc tế khi được ngân hàng nhà nước cho phép. - Thực hiện dòch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng. - Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước. - Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được ngân hàng Nhà nước cho phép. 3.4. Các hoạt động khác: 3.4.1. Góp vốn và mua cổ phần: Ngân hàng thương mại được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác trong nước theo quy đònh của pháp luật. Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn được góp vốn, mua cổ phần và liên doanh với ngân hàng nước ngoài để thành lập ngân hàng liên doanh. 3.4.2. Tham gia thò trường tiền tệ: Ngân hàng thương mại được tham gia thò trường tiền tệ, theo quy đònh của ngân hàng nhà nước, thông qua các hình thức mua bán các công cụ của thò trường tiền tệ. 3.4.3. Kinh doanh ngoại hối: Ngân hàng thương mại được phép trực tiếp kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thò trường trong nước và thò trường quốc tế. 3.4.4. Ủy thác và nhận ủy thác: Ngân hàng thương mại được ủy thác, nhận ủy thác làm đại lý trong các lónh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác, đại lý. 3.4.5. Cung ứng dòch vụ bảo hiểm: Học viên: Vũ Văn Đại Trang 5 Ngân hàng thương mại được cung ứng dòch vụ bảo hiểm, được thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy đònh của pháp luật. 3.4.6. Tư vấn tài chính: Ngân hàng thương mại được cung ứng các dòch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng dưới hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập công ty tư vấn trực thuộc khách hàng. 3.4.7. Bảo quản vật quý giá: Ngân hàng thương mại được thực hiện các dòch vụ bảo quản vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dòch vụ khác có liên quan theo quy đònh của pháp luật. * THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN VỪA QUA: Thách thức lớn nhất đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nằm ở nội lực của chính các ngân hàng, với quy mơ vốn nhỏ, nguồn nhân lực hạn chế, trình độ cơng nghệ còn chậm tiến so với các nước trong khu vực. Mặc dù vốn điều lệ của các ngân hàng đã tăng mạnh so với trước đây nhưng còn nhỏ bé so với thế giới và khu vực. Mức vốn tự có trung bình của một ngân hàng thương mại Nhà nước là 4.200 tỷ đồng, tổng mức vốn tự có của 5 ngân hàng thương mại Nhà nước chỉ tương đương với một ngân hàng cỡ trung bình trong khu vực. Hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm đến trên 75% thị trường huy động vốn đầu vào và trên 73% thị trường tín dụng. Trong khi đó, hệ số an tồn vốn bình qn của các ngân hàng thương mại Việt Nam thấp (dưới 5%), chưa đạt tỷ lệ theo u cầu của Ngân hàng Nhà nước và thơng lệ quốc tế (8%). Chất lượng và hiệu quả sử dụng tài sản Có thấp (dưới 1%), lại phải đối phó với rủi ro lệch kép là rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá. Điểm hạn chế thứ hai của các ngân hàng trong nước là hệ thống dịch vụ ngân hàng trong nước còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng và nặng về dịch vụ ngân hàng truyền thống. Các ngân hàng huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi chiếm 94% tổng nguồn vốn huy động và cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, chiếm trên 80% tổng thu nhập, lãi suất tiền gửi tăng lên làm cho lãi suất cho vay cũng tăng, tạo thêm gánh nặng về chi phí cho các doanh nghiệp phụ thuộc nặng nề vào nguồn vay từ ngân hàng. Hậu quả là, ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay để ni nợ, dẫn đến tình trạng mất vốn ngày càng lớn. Một yếu điểm nữa của thị trường tài chính nước ta là, cơ cấu hệ thống tài chính còn mất cân đối, hệ thống ngân hàng vẫn là kênh cung cấp vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế chủ yếu. Tính chung cả nội tệ và ngoại tệ, thì số vốn vay huy động ngắn hạn chuyển cho vay trung và dài hạn chiếm tới khoảng 50% tổng số vốn huy động ngắn hạn. “Việc sử dụng vốn cho vay trung và dài hạn ở nước ta hiện nay tới 50% là q cao, nếu duy trì q lâu sẽ là yếu tố gây rủi ro lớn và có nguy cơ gây ra thiếu an tồn cho tồn bộ hệ thống. Tính đến nay, hệ thống ngân hàng nước ta có 6 ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN), 37 NHTMCP, 31 chi nhánh ngân hàng nước ngồi, 6 ngân hàng liên Học viên: Vũ Văn Đại Trang 6 doanh, 6 cơng ty tài chính và 10 cơng ty cho th tài chính, 926 tổ chức tín dụng nhân dân và 46 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngồi. Hơn nữa, hiện nay NHNN đã chấp nhận về ngun tắc cho ra đời thêm 4 NHNN cổ phần, càng chứng tỏ hệ thống ngân hàng đang vững mạnh hơn. Nếu so với cách đây hơn chục năm thì đây quả là một sự trưởng thành vượt bậc. Thứ nhất, hệ thống ngân hàng đã huy động và cung cấp một lượng vốn khá lớn cho nền kinh tế, ước tính hàng năm chiếm khoảng 16-18% GDP, gần 50% vốn đầu tư tồn xã hội. Tăng trưởng tín dụng liên tục tăng trong các năm và năm 2006 ước tăng khoảng 24%, cao hơn mức 19% năm 2005. Hệ thống ngân hàng cũng có nhiều đóng góp cho tăng trưởng, phát triển và ổn định nền kinh tế trong những năm qua. Thứ hai, hệ thống ngân hàng đã có cuộc đổi mới tồn diện. Nhiều văn bản luật đã được ban hành một cách đồng bộ; Cơ chế chính sách về hoạt động ngân hàng đã ngày một hồn chỉnh và phù hợp với thơng lệ quốc tế; Khn khổ thể chế ngày một thơng thống và minh bạch hơn. Những phân biệt đối xử giữa loại hình tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng trong nước và tổ chức tín dụng nước ngồi đã từng bước được loại bỏ; Chức năng cho vay tín dụng chính sách và cho vay tín dụng thương mại đã được tách bạch; Các NHTM, các tổ chức tín dụng đã được tự chủ và tự chịu trách nhiệm khá đầy đủ. Tính cạnh tranh của các tổ chức tín dụng được nâng cao; Thị trường dịch vụ ngân hàng được phát triển an tồn và hiệu quả. Thứ ba, chính sách tiền tệ (CSTT) được đổi mới và điều hành theo ngun tắc thị trường và phù hợp với thơng lệ quốc tế. Các cơng cụ gián tiếp điều hành CSTT đã được hình thành và phát triển. Chính sách lãi suất và tỷ giá hối đối đã được áp dụng linh hoạt theo cơ chế thị trường. Chính sách tín dụng được mở rộng và đổi mới theo hướng tạo sự cơng bằng, bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp và mọi đối tượng dân cư. Thứ tư, hệ thống ngân hàng đã được cơ cấu lại tài chính, tăng vốn điều lệ cho các NHTMNN, xử lý nợ xấu (hiện tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đã giảm từ gần 20% trong những năm 90 xuống còn khoảng 3,1%), đào tạo cán bộ và nâng cấp hệ thống trên cơ sở cơng nghệ hiện đại, nối mạng và thanh tốn điện tử… Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng được ghi nhận nêu trên, hệ thống ngân hàng còn nhiều bất cập, nhiều vấn đề cần được khắc phục để hội nhập được tốt, có khả năng cạnh tranh cao trong mơi trường quốc tế. Trong thời gian gần đây với sự xuất hiện của hàng loạt ngân hàng mới nhu Lienvietbank, Tienphongbank đã tạo ra sự cạnh tranh cần thiết, tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, cũng chính sự ra đời ồ ạt của các ngân hàng cũng đã tạo ra sự cạnh tranh khơng lành mạnh: hiện tượng giành giật, mua chuộc, lơi kéo khách hàng…làm đánh mất niềm tin của khách hàng đối với các ngân hàng thương mại. Năm 2008 vừa qua, nhà nước và chính phủ ta thực hiện biện pháp rút bớt tiền tệ đang lưu thơng chống làm phát. Điều này làm tăng giá đồng tiền nước ta nhưng đã dẫn dến hiện tượng lãi suất tăng cao (thời điểm cao nhất là 1,75%/tháng) gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp và các ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng nhỏ. Sự thành bại của một ngân hàng là do rất nhiều ngun nhân: bộ máy quản lý, cơ cấu tổ chức, nguồn vốn…Với phương châm “khách hàng là thượng đế” nên các ngân Học viên: Vũ Văn Đại Trang 7 hàng thương mại ngày càng tìm mọi biện pháp để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất nhằm lơi kéo khách hàng ngày càng nhiều về phía mình. Bên cạnh đó, để khuếch trương thương hiệu, các ngân hàng thương mại cũng đua nhau quảng cáo bằng các hình thức khác nhau: quảng cáo trên các phương tiện thơng tin đại chúng, treo băng rơn… * NHỮNG KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM: Năm 2007 được coi là năm “ăn nên làm ra” của hệ thống ngân hàng thương mại với tốc độ tăng trưởng huy động vốn ước đạt 36,5% và tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt 34%. Hiện có tới 40 ngân hàng thương mại cổ phần tham gia kinh doanh rất năng động và cạnh tranh thị phần dữ dội với 4 “ơng lớn” quốc doanh là VietinBank, BIDV, Vietcombank và Agribank. Trong số này, khơng thể khơng nhắc tới ACB, Sacombank, VIB Bank, Techcombank, Đơng Á Nhìn vào hào quang tăng trưởng và lợi nhuận của một số ít ngân hàng nêu trên, đã hình thành một quan niệm: kinh doanh ngân hàng ln đem lại siêu lợi nhuận. Do vậy, khơng ít ngân hàng từ mơ hình nơng thơn được một số doanh nghiệp lớn hậu thuẫn đã “nâng đời” lên thành thị, kết hợp với một số tập đồn kinh tế nhà nước cũng muốn thành lập ngân hàng hình thành nên phong trào kinh doanh ngân hàng. Do những tác nhân về chính sách tiền tệ nới lỏng như tự do hóa về lãi suất, nới lỏng điều kiện vay vốn đã làm cho con số tăng trưởng tín dụng tăng tới mức khó tin. Trong số đó, đáng chú ý là cho vay kinh doanh đầu tư bất động sản và chứng khốn. Mặc dù, Ngân hàng Nhà nước đã kịp xiết cho vay khu vực này với giới hạn 3%/tổng dư nợ (Chỉ thị 03/NHNN) và 20%/vốn điều lệ nhưng (Quyết định 03/NHNN) khơng ít ngân hàng thương mại đã cho vay lỡ trớn trước khi ý chí của Ngân hàng Nhà nước được thực thi. Và để giải quyết việc sai này, khơng ít ngân hàng thương mại đã thay thế một sai lầm khác: cố gắng làm giãn nở cơ học tổng dư nợ bằng cách giải ngân vào bất động sản hay tiêu dùng để hợp lý hóa con số “3%” nói trên. Thực sự khơng thuận lợi cho một số ngân hàng thương mại hiện nay là trong khi q tập trung vào tăng trưởng tín dụng thì xuất hiện những diễn biến bất lợi như giá cả leo thang, doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn do chi phí tăng và đặc biệt là vấn đề lạm phát. Trong tình thế này, Chính phủ buộc phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ và từ đây đã đẻ ra khơng ít hậu quả: lãi suất thực âm, trần lãi suất huy động bị khống chế đến mức 12%/năm, dẫn đến nguồn tiền trên thị trường cấp 1 bị cạn, trong khi khơng ít ngân hàng đã cho vay lỡ trớn và khả năng trả nợ của doanh nghiệp bị yếu kém. Nhiều ý kiến cho rằng, trong lúc các ngân hàng thương mại đang gặp khó khăn về nguồn vốn khả dụng, Chính phủ và bộ ngành sẽ phải có những động thái điều chỉnh vĩ mơ mà trước mắt là tháo dỡ “vòng kim cơ” trần lãi suất. Tuy nhiên, khơng thể phủ nhận, các ngân hàng thương mại cũng phải chịu phần lớn trách nhiệm trong việc giải ngân q dễ dãi. Có lẽ lối thốt của các ngân hàng yếu kém là sáp nhập hoặc bị mua lại. Với quy mơ Ngân hàng thương mại hiện nay, rất khó có thể đương đầu với thách thức ngày càng lớn hơn trên thị trường. Ngân hàng nhỏ các nước trong khu vực quy mơ vốn từ 3-5 tỷ USD, trong khi các ngân hàng nội chưa có ngân hàng nào sở hữu 1 tỷ USD vốn điều lệ. Quy mơ tổng tài sản còn rất nhỏ, dịch vụ sản phẩm ngân hàng nghèo nàn, năng lực cạnh tranh kém là những nét cơ bản của hệ thống ngân hàng trong nước. Đứng trên góc độ quản lý, để các ngân hàng yếu là tiềm ẩn nguy cơ cho nền kinh tế và sự tăng trưởng các ngành khác. Học viên: Vũ Văn Đại Trang 8 Bức tranh kinh tế xã hội 2008 có nhiều biến động đã bộc lộ thực tại đời sống ngân hàng từ quản lý vĩ mơ đến việc quản trị điều hành, việc thực thi chiến lược quản lý tiền tệ cũng như các kế hoạch kinh doanh và hàng loạt các vấn đề liên quan khác. Chính sách tiền tệ quốc gia và kinh doanh tài chính ngân hàng còn nhiều bất cập. Khi có biến cố thị trường tất cả đều bị động chạy theo. Cơng cụ và kiểm sốt quản trị rủi ro có khơng ít vấn đề. Các ngân NHTM nhỏ đứng trước sóng gió đang bộc lộ ít nhiều điểm yếu về tính thanh khoản. Và có thể nói, đây chính là điểm yếu nhất. Có nhiều ngun do khiến tình hình như một cây yếu đứng trước gió, nhưng cốt lõi vẫn là năng lực quản trị các cấp cần được tăng cường. Một vấn đề nữa là các ngân hàng sở hữu quy mơ vốn nhỏ, sản phẩm dịch vụ tài chính q mỏng và yếu, dường như chỉ khi có xáo trộn các ngân hàng mới giật mình nhìn lại mình và thực tế cho thấy một số ngân hàng nhỏ, quản trị yếu đã rất khó khăn khi chống đỡ và đương đầu với bão. Khi có biến động, các ngân hàng lúng túng khơng tìm ra lối thốt vì các giao dịch gây rủi ro kỳ hạn trên thị trường liên ngân hàng trước đó. Minh chứng là sự trở tay khơng kịp của các ngân hàng khi lún sâu vào phục vụ các giao dịch bầy đàn cho vay chứng khốn, bất động sản và khi những ngành kinh doanh này lâm vào khó khăn thì rủi ro sẽ là hiển hiện với ngân hàng. Mạng lưới ngân hàng hiện nay khá nhiều so với quy mơ dân số và doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề đáng nói là dù có rất nhiều ngân hàng và nói như một nhà quản lý là ra ngõ gặp ngân hàng, một phường có vài chi nhánh, nhưng nhiều doanh nghiệp và người dân có nhu cầu vốn, nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng thì vẫn khó tiếp cận nguồn vốn. Họ chưa thấy vai trò hỗ trợ tích cực của ngân hàng song hành và hiện diện trong đời sống hàng ngày của họ. Mà trung bình ở các nước khác, mỗi khách hàng được phục vụ 3-5 sản phẩm. Hiện nay 90% các doanh nghiệp nơng nghiệp, nơng thơn, nơng dân vẫn khó tiếp cận các dịch vụ ngân hàng. Qua một loạt vướng mắc về hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại đã bộc lộ rõ những điểm bất cập. Năng lực quản trị điều hành ở tầm vĩ mơ bất cập. Năng lực kinh doanh còn yếu, sức đề kháng với thị trường chưa có. Tính tn thủ, một trong những u cầu hàng đầu của các định chế tài chính chưa đầy đủ. Chính sách và thực thi quản trị rủi ro chưa được đặt lên hàng đầu, có ngân hàng sẵn sàng bỏ qua những quy định của pháp luật, quy chế của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), quy định nội bộ chỉ vì mục tiêu kinh doanh trước mắt, rồi tự trói chính mình vào các rủi ro tiềm ẩn. Để đáp ứng u cầu của NHNN về quy mơ vốn của ngân hàng thương mại phải có 3.000 tỷ vào năm 2010, khơng ít ngân hàng chưa lập ra kế hoạch khả thi để thực Học viên: Vũ Văn Đại Trang 9 hiện quy định này. Một chun gia có kinh nghiệm dự đốn, sẽ chỉ có khoảng 50% số ngân hàng hiện nay đủ sức đáp ứng u cầu quy mơ vốn 3.000 tỷ đồng vào năm 2010. Thời gian còn rất ngắn, nhưng khơng ít ngân hàng vẫn án binh bất động. Những cái khó của ngân hàng có thể thấy rất rõ: Trước sự sụt giảm của Thị trường chứng khốn, cổ phiếu ngân hàng khơng còn hấp dẫn, nhiều ngân hàng ở thời điểm khó khăn chung hiện nay cũng khơng dễ dàng phát hành trái phiếu tăng vốn với khối lượng lớn. Song, để tiếp tục tồn tại, các định chế tài chính buộc phải tìm giải pháp, mà theo xu thế tất yếu, ngân hàng phải tự tìm đến với nhau. Thị trường chắc chắn hình thành xu thế “liên kết tăng sức mạnh”, theo đó các ngân hàng nhỏ yếu phải tìm đến những đại gia lớn hơn để hợp tác cùng có lợi. Ngồi ra, sự tăng cường năng lực của các ngân hàng sẽ thể hiện ở các ngân hàng nhỏ tự tìm đến nhau theo xu hướng sáp nhập, tham gia cổ phần, mua bán lại. Sự kết hợp này trước mắt sẽ đem đến cho các ngân hàng nhỏ tấm thẻ “qua cửa” quy định của Ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, chất lượng của các cuộc bắt tay này chưa nói đến. Với hàng loạt vấn đề như khó khăn khi “ngồi cùng mâm”, tính minh bạch trong kinh doanh và sổ sách tài chính, quan điểm… có vẻ sẽ là những trở ngại. Hơn nữa, hiện nay sự hỗ trợ kỹ thuật của ngân hàng nước ngồi đối với ngân hàng nội bán cổ phần cho họ chưa đáng kể. Bằng chứng là các ngân hàng bán cổ phần cho ngân hàng ngoại vẫn chưa thực sự có một sự “lột xác” một cách ấn tượng sau khi chọn được đối tác chiến lược là ngân hàng ngoại. Cái được đầu tiên mới chỉ là ngân hàng nội có thêm cơ hội làm thương hiệu. Nhiều năm trước, những người có kinh nghiệm về lĩnh vực ngân hàng đã tiên liệu về một cuộc chuyển biến mạnh mẽ của giới ngân hàng trong nước, theo đó, số lượng sẽ giảm dần nhưng chất lượng sẽ dần được củng cố, tăng cường năng lực là điều cần thiết và là xu hướng tất yếu của sự phát triển, như đã diễn ra ở các nước hàng chục năm trước đây. Nước ta đang trên tiến trình hội nhập mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, đặc biệt là việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, đòi hỏi mở cửa thị trường, đối xử bình đẳng, ban hành luật lệ cơng khai minh bạch, cạnh tranh cơng bằng Các tập đồn tài chính, ngân hàng lớn đều mong muốn được vào đầu tư tại Việt Nam. Điều này xảy ra sẽ là cơ hội, đồng thời là thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Do vậy, hệ thống các ngân hàng thương mại phải nâng cao khả năng cạnh tranh, kiểm sốt rủi ro, phát triển dịch vụ mới và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khốn nhằm tăng nguồn vốn. Hệ thống ngân hàng cần phát triển nhanh và bền vững thị trường vốn, trong đó mở thêm các ngân hàng mới, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại cổ phần tăng vốn, hỗ trợ [...]...họ về đào tạo nguồn nhân lực và các dịch vụ khác Riêng đối với năm ngân hàng thương mại quốc doanh, cần khẩn trương cổ phần hóa để huy động vốn nhưng Nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối * Giải pháp của từng hoạt động ngân hàng: Vấn đề huy động vốn là vấn đề mà các ngân hàng thương mại đặc biệt quan tâm bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Theo một quy luật... của các ngân hàng là từ mảng dịch vụ trong khi đó tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động cho vay chiếm tỷ lệ nhỏ Điều này là trái ngược với tình hình ở Việt Nam hiện nay vì ở nước ta hiện nay, lợi nhuận của các ngân hàng thương mại là từ hoạt động tín dụng Do đó, các ngân hàng thương mại cần phải mở rộng hơn nữa về các họat động dịch vụ Dịch vụ tư vấn của ngân hàng chỉ được thực hiện tốt ở các ngân hàng nước... lãi suất huy động của các ngân hàng thuộc vốn sở hữu nhà nước thì thấp hơn các ngân hàng thương mại cổ phần khác và vì vậy lãi suất cho vay của các ngân hàng này cũng thấp hơn Do đó, để thu hút được nguồn vốn huy động lớn thì điều kiện về lãi suất là quan trọng nhất nhưng bên cạnh đó cũng phải kể đến các yếu tố khác như: dịch vụ hậu mãi, niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng, thái độ phục vụ… Bên... huy động vốn thì vấn đề cho vay cũng đóng vai trò song hành bởi nếu huy động nhiều mà khơng cho vay được thì ngân hàng sẽ bị thiệt hại do việc phải trả lãi cho khỏan huy động đó Qua tìm hiểu, hầu hết các chi nhánh ngân hàng thương mại hiện nay nếu huy động nhiều mà khơng sử dụng hết thì sẽ chuyển về hội sở chính để phân bổ cho các chi nhánh khác hoặc dùng để cho vay liên ngân hàng Theo xu hướng chung... ngân hàng nước ngồi còn đối với các ngân hàng trong nước thì chưa được quan tâm, bởi để thực hiện tốt dịch vụ tư vấn cho khách hàng thì đòi hỏi đội ngũ nhân viên ngân hàng phải có kiến thức vững vàng về lĩnh vực mà mìnhn cần tư vấn Tóm lại, tùy theo những thế mạnh khác nhau mà mỗi ngân hàng ưu tiên mở rộng những hoạt động nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng Học viên: Vũ Văn Đại Trang 10 . Đề tài về hệ thống ngân hàng thương mại Học viên: Vũ Văn Đại Trang 1 * LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1. Đònh nghóa: Ngân hàng thương mại là. một ngân hàng thương mại Nhà nước là 4.200 tỷ đồng, tổng mức vốn tự có của 5 ngân hàng thương mại Nhà nước chỉ tương đương với một ngân hàng cỡ trung bình trong khu vực. Hệ thống ngân hàng thương. khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một ngân hàng thương mại không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của ngân hàng thương mại. 3.2.3. Chiết khấu: Ngân hàng thương mại được chiết khấu thương