1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

157 4,3K 45
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 157
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

đề tài về: Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Trang 1

-

NGUYỄN THÀNH NGỌC BẢO

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2008

Trang 2

NGUYỄN THÀNH NGỌC BẢO

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2008

Trang 3

Sau Đại Học trường Đại học Sư Phạm TPHCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học

Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ của Thư viện trường Đại học Sư Phạm TPHCM

đã hỗ trợ tôi tận tình trong việc tìm kiếm tư liệu nghiên cứu để hoàn thành tốt luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy khóa 16 chuyên ngành Văn học Việt Nam

Tôi cũng vô cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình và bạn bè Đó chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành luận văn này

Đặc biệt tôi vô cùng tri ân sự hướng dẫn tận tình và theo dõi sát sao đầy tinh thần trách nhiệm và lòng thương mến của Tiến sỹ Nguyễn Thị Hồng Hà trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn này

Cuối cùng tôi muốn gởi lời cảm ơn đến toàn bộ quý thầy cô của khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư Phạm TPHCM, những người có vai trò rất lớn trong suốt quá trình tôi theo học tại trường

Tôi xin chân thành cảm ơn

Trang 4

đậm và để trong dấu ngoặc kép Trường hợp đã đặt tên tác phẩm và tên các nguồn trích dẫn trong dấu ngoặc đơn thì chúng tôi không dùng thêm dấu ngoặc kép

- Khi liệt kê tên tác phẩm (đặt sau dấu hai chấm) chúng tôi in nghiêng và in đậm tên tác phẩm (không để trong dấu ngoặc kép)

- Dẫn chứng lấy từ tác phẩm chúng tôi in nghiêng và để trong dấu ngoặc kép

- Trường hợp trích dẫn những tài liệu đã được đánh số trong danh mục “Tài liệu tham khảo” chúng tôi sẽ đặt thứ tự của tài liệu trong ngoặc vuông và khi cần có cả

số trang

Trang 5

Phần Dẫn nhập

01.Lý do chọn đề tài 1

02.Lịch sử vấn đề 2

03.Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu 8

04.Phương pháp nghiên cứu 9

05.Đóng góp của luận văn 10

06.Cấu trúc của luận văn 10

Phần Nội dung Chương 1 Khái quát về Nguyễn Ngọc Tư và sự nghiệp sáng tác 1.1 Giới thiệu nhà văn Nguyễn Ngọc Tư 12

1.2 Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư 16

Chương 2 Cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật 2.1 Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 24

2.1.1 Cảm hứng về hiện thực đời sống Nam Bộ 25

2.1.2 Cảm hứng về con người Nam Bộ 35

2.2 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư51 2.2.1 Những nhân vật làm ruộng, làm vườn 51

2.2.2 Những nhân vật sống kiếp thương hồ 53

2.2.3 Những nhân vật làm nghề “xướng ca” 55

2.2.4 Những nhân vật làm nghề chăn vịt chạy đồng 58

2.2.5 Nhân vật loài vật 60

Chương 3 Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 3.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và kiến tạo tình huống 63

3.1.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và chọn lọc chi tiết 63

3.1.2 Nghệ thuật xây dựng tình huống 71

3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 83

3.2.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình 84

3.2.2 Nghệ thuật miêu tả và biểu hiện tâm lý nhân vật 89

3.3 Trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 95

3.4 Ngôn ngữ và giọng điệu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 100

3.4.1 Ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 100

3.4.2 Giọng điệu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 111

Phần Kết luận 121

Tài liệu tham khảo 123

Phụ lục 129

Trang 6

DẪN NHẬP

01 Lý do chọn đề tài

Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn trẻ Nam Bộ đang trên đường định hình phong

cách sáng tác Những năm gần đây chị đã gặt hái được nhiều thành công ở thể loại

truyện ngắn, tiêu biểu là Giải I cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 với tập truyện

ngắn “Ngọn đèn không tắt” vào năm 2000 Do đó, trước tiên vì lòng yêu mến của bản

thân đối với văn chương của Nguyễn Ngọc Tư, cũng như đối với văn học đồng bằng

sông Cửu Long hiền hoà và nhân hậu, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài luận văn là

“Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” như chút tấm lòng của người con Nam Bộ

tâm huyết với văn chương của quê hương

Như chúng ta đều biết, tìm hiểu đặc điểm của một hiện tượng “đang diễn ra”,

cụ thể là tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn của một tác giả trẻ như Nguyễn Ngọc Tư, là

một công việc rất khó khăn Bởi nó đòi hỏi người viết một thái độ đánh giá nghiêm túc,

bình tĩnh, vì thời gian sẽ là thuốc thử cho mọi giá trị, chứ không riêng đối với lĩnh vực

văn chương Nếu vội vàng, võ đoán, hoặc để những thiên kiến, tình cảm cá nhân chi

phối sẽ rất dễ dẫn đến những kết luận sai lầm Dẫu biết con đường sáng tác phía trước

của chị còn rất dài, và không có gì là nhất thành bất biến (nhất là trong lĩnh vực sáng

tác), nhưng chúng tôi cũng mạnh dạn căn cứ vào những tập truyện ngắn đã xuất bản

trong thời gian qua của Nguyễn Ngọc Tư để nghiên cứu, xem như bước đầu khảo sát

kết quả một chặng đường sáng tác của cây bút trẻ này

Thời điểm chúng tôi tiến hành thực hiện luận văn này, Nguyễn Ngọc Tư đã có

trong tay hơn năm mươi truyện ngắn Đây quả là một con số ấn tượng đối với một nhà

văn trẻ Cuộc sống vốn luôn vận động không ngừng và đời sống văn học cũng không

nằm ngoài quy luật ấy Bằng chứng là văn chương nước ta đang từng ngày từng giờ

khởi sắc với sự đóng góp đặc biệt mạnh mẽ của các nhà văn trẻ, trong đó có Nguyễn

Ngọc Tư Vì lẽ đó, chúng tôi thiết nghĩ việc kịp thời tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn của

Trang 7

tác giả trẻ này là một công việc có ý nghĩa thực tiễn cao để bổ sung kịp thời cho công

tác phê bình-nghiên cứu văn học hiện nay một phong cách sáng tác đặc biệt mang đậm

dấu ấn Nam Bộ Nghiên cứu truyện ngắn của chị một cách khoa học và có hệ thống

không chỉ có ý nghĩa đối với công việc nghiên cứu-phê bình văn học đơn thuần mà nó

còn có ý nghĩa đối với công tác nghiên cứu về văn hóa nông thôn Nam Bộ và ngôn ngữ

Nam Bộ

Xét riêng trong lĩnh vực sáng tác, chúng ta nhận thấy kể từ những nhà văn lớp

trước như Sơn Nam, Trang Thế Hy, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Dạ Ngân…khu

vực Nam Bộ vẫn chưa có một nhà văn nào xuất hiện như là một “hiện tượng” của văn

học nước nhà như Nguyễn Ngọc Tư Hiếm có nhà văn nào mới sáng tác mà đã sớm

khẳng định được vị trí, vùng sáng tác và phong cách sáng tác chuyên biệt như Nguyễn

Ngọc Tư Từ nay chúng ta có Nguyễn Ngọc Tư, một nhà văn của nông thôn và nông

dân Nam Bộ, một nhà văn sáng tác bằng ngôn ngữ Nam Bộ rặt ròng để bản thân tác giả

và tác phẩm nghiễm nhiên trở thành “đặc sản miền Nam” Như vậy, truyện ngắn

Nguyễn Ngọc Tư rất đáng để chúng ta tìm hiểu dưới góc độ thưởng thức đơn thuần lẫn

soi sáng bằng con mắt của nhà nghiên cứu văn học Lý do chúng tôi chọn đề tài này

không ngoài mục đích tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư dưới góc độ

truyền thống (như tìm hiểu về cảm hứng sáng tác, hệ thống nhân vật) và dưới góc độ

của thi pháp văn xuôi hiện đại (tìm hiểu đặc điểm thi pháp trần thuật và thi pháp ngôn

từ) để có cái nhìn thấu đáo và toàn diện hơn về truyện ngắn của chị

02 Lịch sử vấn đề

Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn trẻ có khối lượng tác phẩm xuất bản khá lớn

chỉ trong một thời gian ngắn Đồng thời chị đã được trao tặng nhiều giải thưởng văn

học có uy tín cũng như nhận được nhiều sự yêu mến và kì vọng lớn lao từ độc giả Do

đó, có lẽ không quá võ đoán khi khẳng định Nguyễn Ngọc Tư đã đạt được những thành

công nhất định trên con đường định hình một phong cách Nam Bộ đặc sắc trong sáng

tác Thế nhưng, hiện tại công việc nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn của chị lại có vẻ

Trang 8

khá chậm chạp so với những bước tiến trong nghề nghiệp của nhà văn này Hay nói

đúng hơn, theo sự tìm hiểu của người viết, chưa có một luận văn chính thức nào (cấp

Đại học hay Sau Đại học) nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Chính

vì vậy, chúng tôi lựa chọn tiếp cận phần “Lịch sử vấn đề” này dưới con mắt của lý

thuyết tiếp nhận, tức là thu thập và phân loại những ý kiến đánh giá của công chúng khi

tiếp cận truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư qua từng thời kì với những tập truyện khác

nhau

Là một nhà văn được yêu mến không chỉ trong nước mà còn cả ở nước ngoài,

vì thế những bài viết tìm hiểu về truyện ngắn và tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư thường

xuyên được đăng tải trên các phương tiện truyền thông Số lượng bài viết rất dồi dào

với những sắc thái tình cảm rất khác nhau, đặc biệt là với những phong cách và “cấp

độ” cũng khác nhau Sở dĩ có hiện tượng này bởi vì người viết có thể là nhà nghiên

cứu, nhà phê bình văn học chuyên nghiệp hay đơn thuần chỉ là một độc giả yêu thích

văn chương, nên công tác sưu tầm của chúng tôi khá vất vả và phức tạp

Xuất hiện lần đầu tiên với tập truyện “Ngọn đèn không tắt”, Nguyễn Ngọc Tư

ngay lập tức chiếm được cảm tình của đông đảo độc giả bằng một văn phong nhẹ

nhàng, một tấm lòng trong trẻo, một sự tài hoa mộc mạc đầy nắng gió phương Nam

Từ sự hứng khởi ban đầu đó, người đọc tiếp tục chào đón những tập truyện khác của

chị như: Nước chảy mây trôi, Giao thừa và Cánh đồng bất tận với một sự thích thú

đặc biệt Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư hàm chứa một nghịch lý: đề tài sáng tác của

chị không mới (chỉ là những câu chuyện đời thường của những người nông dân bình dị

quê mùa), thế nhưng những câu chuyện đơn sơ mà hấp dẫn ấy vẫn lôi cuốn được người

đọc bởi cái nhìn nhân hậu, bởi nghĩa tình của một người viết trẻ vừa ngây thơ lại vừa

chín chắn, hiền lành đấy nhưng không kém phần bản lĩnh Chính vì thế khi thu thập tài

liệu về Nguyễn Ngọc Tư chúng tôi nhận thấy không có nhiều ý kiến không đồng tình

hay bác bỏ tài năng của chị

Trang 9

Những nhận định trái chiều về Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu xuất hiện khi truyện

ngắn “Cánh đồng bất tận” ra đời, kéo theo đó là nhiều ý kiến đánh giá, nhận xét khác

nhau về Nguyễn Ngọc Tư được đăng tải rộng rãi trên các báo tạo thành một “hiện

tượng văn học” đáng chú ý của năm 2005 Cũng có ý kiến trái chiều cho rằng đây chỉ

là một chiêu thức tiếp thị sách, một cách thức để đánh bóng tên tuổi của tác giả, chứ

thật sự “Cánh đồng bất tận” không giá trị đến mức để báo chí phải tốn hao giấy mực

đến như vậy Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận năm 2005 là một năm đánh dấu những

thành công vang dội của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư và cũng là một năm mà đời sống

văn học nước ta có nhiều khuấy động và khởi sắc đáng kể

Mặc dù không đồng tình với ý kiến cho rằng truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”

là cái mốc đánh giá sự chuyển hướng sáng tác, là đỉnh cao khó vượt qua của Nguyễn

Ngọc Tư, nhưng chúng tôi vẫn phải thừa nhận từ khi tác phẩm này ra đời đã bắt đầu

xuất hiện nhiều luồng ý kiến khác nhau về cây bút này Tựu trung là có hai luồng ý

kiến: Một bên ủng hộ lối viết dữ dội đến khốc liệt, ủng hộ việc khai thác và phản ánh

hiện thực một cách trần trụi và sát ván như thế, nghĩa là ủng hộ một Nguyễn Ngọc Tư

“mới” Còn phía bên kia lại cảm thấy tiếc nuối vì chị đã đánh mất đi chất trong trẻo,

nhẹ nhàng, nhân hậu, ân tình của mình trong những sáng tác trước đó Và từ sự kiện

này, bỗng dưng người ta bối rối khi muốn xếp chị đứng vào một kiểu loại nhà văn

chuyên sáng tác theo một phong cách nhất định nào đó

Thế nhưng, chính tác giả cũng thừa nhận “Cánh đồng bất tận” cũng chỉ là việc

“xen canh”, một ngả rẽ bất ngờ để thử thách và làm mới bản thân Có khác chăng chỉ là

Nguyễn Ngọc Tư đã chuyển điểm nhìn sáng tác quen thuộc của mình, để từ đó có thể

nhìn thấy những mặt đen tối, xấu xa, dữ dằn, khốc liệt của nông thôn Nam Bộ, trong đó

những người nông dân dốt nát, nghèo khổ vừa là nạn vừa là thủ phạm Chính việc

chuyển đổi đột ngột giọng điệu này khiến những độc giả đã quá quen thuộc với lối viết

hiền lành, mộc mạc của Nguyễn Ngọc Tư bị sốc Thế nhưng, theo dõi những tác phẩm

ra đời sau “Cánh đồng bất tận”, chúng tôi vẫn nhận thấy một Nguyễn Ngọc Tư của

Trang 10

nông thôn Nam Bộ hiền lành với những nỗi đau, nỗi buồn phảng phất, với những số

phận nhỏ bé thiệt thòi, với những mối tình lỡ làng, trắc trở muôn thuở, vẫn cái giọng

nhỏ nhẹ đó, có thể buồn hơn, bi quan hơn, tỉnh táo hơn nhưng vẫn là một giọng điệu

văn chương bình dân, hào sảng mà chỉ đất Nam Bộ mới sản sinh ra được

Xem xét tình hình nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trên các báo, chúng

tôi nhận thấy có rất nhiều bài viết có giá trị khoa học ra đời bởi sự tâm huyết và tài

năng của người viết Tiêu biểu nhất và sớm nhất có thể kể đến bài viết “Nguyễn Ngọc

Tư, đặc sản miền Nam” của GS.Trần Hữu Dũng Ông đã xem xét truyện ngắn của chị

một cách tường tận và thấu đáo trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật Trần

Hữu Dũng đặc biệt đề cao tài năng sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ của Nguyễn Ngọc Tư,

ông đánh giá đó là một cái riêng đặc sắc không thể trộn lẫn với bất kì nhà văn nào

khác, như là một “đặc sản miền Nam” Bằng tất cả sự yêu mến chân thành, Trần Hữu

Dũng cũng không quên cảnh báo những nguy cơ có thể khiến tác giả trẻ này đi vào lối

mòn trong sáng tác bên cạnh sự nhìn nhận và tán thưởng tài năng của chị

Huỳnh Công Tín với bài viết “Nguyễn Ngọc Tư, một nhà văn trẻ Nam Bộ”

trên trang web “Văn nghệ Sông Cửu Long” cũng dành cho Nguyễn Ngọc Tư những

lời khen tặng xứng đáng với tài năng của chị Ông đánh giá cao khả năng xây dựng

những không gian Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư và thừa nhận:“Đặc

biệt, vùng đất và con người Nam Bộ trong các sáng tác của chị được dựng lại bằng

chính chất liệu của nó là ngôn từ và văn phong nhiều chất Nam Bộ của chị.” Huỳnh

Công Tín cũng đánh giá cao khả năng miêu tả tâm lý người và vật hết sức sắc sảo của

Nguyễn Ngọc Tư Công bằng với điều kiện và hoàn cảnh sáng tác của Nguyễn Ngọc

Tư, ông cũng yêu cầu chúng ta cần có cái nhìn thông cảm hơn khi những vấn đề chị

quan tâm còn nhỏ nhặt và chưa có tầm bao quát Ông cũng khẳng định cái đáng quý

cần phải phát huy ở chị chính là chất Nam Bộ trong sáng tác

Trên mục “Phê bình” của trang web “E-văn” ngày 14/06/2006 có đăng bài viết

của Trần Phỏng Diều với tựa đề “Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc

Trang 11

Tư” Với cách hiểu “đi tìm thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thực

chất là đi tìm những hình tượng văn học trong sáng tác của tác giả Các hình tượng

văn học này cứ trở đi trở lại và trở thành một ám ảnh khôn nguôi, buộc người viết phải

thể hiện ra tác phẩm của mình.”, Trần Phỏng Diều đã chỉ ra thị hiếu thẩm mỹ trong

truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thể hiện qua ba hình tượng: hình tượng người nghệ sĩ,

hình tượng người nông dân và hình tượng dòng sông Sau khi phân tích vẻ đẹp của

từng hình tượng, anh cũng đánh giá rất cao văn phong mộc mạc, cách viết như nói của

Nguyễn Ngọc Tư Theo anh, nếu chị đánh mất đi vùng thẩm mỹ này thì đồng thời cũng

làm mất đi rất nhiều giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm của mình

Chúng tôi cũng thu thập được hai bài viết tìm hiểu một số khía cạnh về không

gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư Đó là

bài viết “Không gian sông nước trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư” của Thụy

Khuê và bài viết “Thời gian huyền thoại trong truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” của

Nguyễn Ngọc Tư” của Mai Hồng cùng được đăng trên trang web “Viet-studies” Nhìn

chung Thụy Khuê thống nhất ý kiến cho rằng Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng được một

không gian Nam Bộ với ruộng đồng sông nước đặc sắc trong tác phẩm của mình, góp

phần to lớn vào việc phục vụ cho ý đồ nghệ thuật của tác giả Việc chỉ ra kiểu thời gian

huyền thoại trong truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” cũng là một góc nhìn mới lạ của

Mai Hồng trong việc tìm hiểu về truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ở nước ta hiện nay

Phạm Thái Lê với bài viết “Hình tượng con người cô đơn trong truyện ngắn

của Nguyễn Ngọc Tư” đăng trên “Tạp chí Văn nghệ quân đội” cũng là một bài viết

có giá trị khi chỉ ra “môtíp người nghệ sĩ cô đơn” thường thấy trong truyện ngắn của

chị trong hành trình đơn độc và vô vọng để đi tìm cái Đẹp ở đời, chấp nhận đánh đổi và

hy sinh, kể cả tình yêu và hạnh phúc, cuối cùng Phạm Thái Lê rút ra kết luận: “Cũng

đề cập đến nỗi cô đơn của con người nhưng chúng tôi nhận thấy quan niệm của

Nguyễn Ngọc Tư rất khác Cô đơn luôn là nỗi đau, là bi kịch tinh thần lớn nhất của

con người Nhưng đọc Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta cảm nhận rất rõ niềm cô đơn mà

Trang 12

không thấy sự bi quan tuyệt vọng Nhân vật của chị tự ý thức về sự cô đơn Họ chấp

nhận bởi họ tìm thấy trong nỗi đau ấy một lẽ sống Và, từ trong nỗi đau ấy, họ vươn

lên, làm người Cô đơn trong quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư là động lực của cái

Đẹp, cái Thiện.”

Điểm qua một số bài viết mang tính “học thuật” như thế để hiểu thêm về tình

hình nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tư ở nước ta hiện nay còn ít ỏi và chưa có hệ thống Đa

phần các bài viết đều được đăng tải trên các báo, chưa có một công trình nghiên cứu

chính thức được in thành sách Ngoài ra, đa phần các bài viết đều trên tinh thần giới

thiệu một tập truyện của chị vừa xuất bản, hay phê bình một truyện ngắn cụ thể nào đó

Chiếm đa số trong những tài liệu chúng tôi thu thập được là những bài phỏng vấn

Nguyễn Ngọc Tư, những bài viết kể lại những kỉ niệm hay những lần gặp gỡ chị ở Cà

Mau Chúng tôi nhận thấy có rất ít những bài phê bình truyện ngắn của chị trên bình

diện khái quát mà đa số tập trung vào truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”, nhưng những

bài viết ấy đa phần đều là khen chê một cách cảm tính, đa phần là những bài báo với tư

cáchtranh luận trên diễn đàn nhiều hơn là công trình nghiên cứu khoa học thật sự Thế

nhưng, chúng tôi đánh giá rất cao những ý kiến đánh giá đúng đắn và chừng mực của

các nhà văn và nhà phê bình như Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Khắc Phê, Nguyên

Ngọc, Dạ Ngân…vì những ý kiến này đã giúp chúng tôi tỉnh táo và vững vàng hơn

trong việc nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Đề tài của luận văn này là tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn của một tác giả trẻ, do

đó dĩ nhiên chưa thể có những công trình nghiên cứu dày dặn và thấu đáo để người viết

tham khảo Các nguồn tư liệu chủ yếu được thu thập trên các trang web văn học như:

Viet-studies, E-văn, Vietnamnet, Văn nghệ Sông Cửu Long…, trên các tờ báo giấy

uy tín như: Văn nghệ, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Người lao động, Tiền Phong, Công an

nhân dân…và chúng tôi còn tham khảo trên các diễn đàn văn học, blog cá nhân của

tác giả và những nhà văn, nhà nghiên cứu khác để có thêm tư liệu Không thể nói tư

liệu về Nguyễn Ngọc Tư ít ỏi, nhưng trước sự đa dạng của các ý kiến cũng như các

Trang 13

nguồn tư liệu, chúng tôi buộc phải tỉnh táo và khách quan để “gạn đục khơi trong”, để

tìm ra những tư liệu, những bài viết có giá trị nhằm phục vụ tốt cho luận văn này

03 Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu

Trong nội dung của luận văn, chúng tôi sẽ dành ra một chương để tìm hiểu đôi nét

khái quát về tác giả Nguyễn Ngọc Tư và sự nghiệp sáng tác của chị Sau đó, sẽ đi vào

tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trên các bình diện sau:

- Ngôn ngữ và giọng điệu

Từ những nghiên cứu có tính chất cơ sở đó, chúng tôi sẽ cố gắng chỉ ra những

đóng góp của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trên các mặt nội dung tư tưởng (như cảm

hứng về thân phận con người và hiện thực của nông thôn Nam Bộ, thế giới nhân vật

trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư…) và hình thức nghệ thuật (như sự đặc sắc trong

nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ…)

Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi khảo sát tất cả những truyện đã được xuất bản

của Nguyễn Ngọc Tư, gồm 6 tập truyện:

-Ngọn đèn không tắt, NXB Trẻ, 2000

-Biển người mênh mông, NXB Kim Đồng, 2003

-Giao thừa, NXB Trẻ, 2003

-Nước chảy mây trôi (tập truyện và ký), NXB Văn Nghệ, 2004

-Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Văn hóa, 2005

-Cánh đồng bất tận, NXB Trẻ, 2005

Thêm vào đó là những truyện chỉ mới được đăng trên trang web “Viet-studies” của

Trần Hữu Dũng (chưa xuất bản) như: Trò chơi quên nhớ, Sông dài con cá lội đâu,

Trang 14

Một chuyện hẹn hò, Vết chim trời, Núi lở, X-năm một ngàn chín trăm năm xưa, Núi

ở lại, Những cây sầu trên đỉnh Puvan

04 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn này người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên

cứu như sau:

4.1 Phương pháp thống kê

Chúng tôi khảo sát các hiện tượng lặp lại ở một số các yếu tố thuộc về nội dung

và hình thức của tác phẩm Sau đó, chúng tôi dựa vào tần số xuất hiện của các yếu tố

đó để hệ thống hoá và khái quát hóa lên thành những đặc điểm riêng và ổn định của

nhà văn

Chúng tôi cũng sử dụng phương pháp này để thống kê những tính từ, động từ,

những cách thức diễn đạt theo kiểu ngôn ngữ Nam Bộ để phục vụ cho việc tìm hiểu về

ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

4.2 Phương pháp so sánh

Để thấy được phong cách riêng của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng như sự đóng

góp của Nguyễn Ngọc Tư cho nền văn học Việt Nam đương đại, trong quá trình nghiên

cứu người viết có tiến hành so sánh đối chiếu Nguyễn Ngọc Tư với một số cây bút

truyện ngắn khác như: Sơn Nam, Trang Thế Hy, Nguyễn Quang Sáng, Dạ Ngân, Kim

Lân, Tô Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu…ở từng vấn đề có liên quan để

thấy được những nét tương đồng và dị biệt, từ đó thấy rõ hơn đặc điểm truyện ngắn của

Nguyễn Ngọc Tư

4.3 Phương pháp phân tích và tổng hợp

Vận dụng phương pháp này, đầu tiên chúng tôi tiến hành khảo sát từng tác

phẩm, tập trung chú ý các yếu tố chính để nêu bật nội dung tư tưởng và hình thức nghệ

thuật của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Rồi từ đó, chúng tôi rút ra những nhận xét

chung, khái quát, tiêu biểu cho đặc điểm truyện ngắn của chị

05 Đóng góp của luận văn

Trang 15

Luận văn này tập trung tìm hiểu “Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”,

nhằm mục đích bước đầu chỉ ra những đóng góp của Nguyễn Ngọc Tư đối với nền văn

học Việt Nam hiện đại, đồng thời tìm hiểu sơ bộ để làm rõ hơn những nét đặc trưng

của phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Đặc biệt luận văn này sẽ giúp người đọc

thấy rõ hơn chất Nam Bộ đậm đặc trong ngôn ngữ văn chương Nguyễn Ngọc Tư

Thực hiện luận văn này chúng tôi mong đóng góp một chút công sức cho công

tác nghiên cứu-phê bình Văn học Việt Nam hiện đại về cây bút trẻ Nguyễn Ngọc Tư

Hơn nữa, từ trước đến nay việc khảo sát và nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

chưa nhiều và chưa có hệ thống Tính đến thời điểm luận văn này được tiến hành thì

chưa có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào về đề tài này ra đời Do đó, chúng

tôi đã dụng công nghiên cứu để có thể bổ sung thêm một số nhận định xác đáng và có

giá trị bên cạnh những ý kiến đã có trước đây về vấn đề này

06 Cấu trúc của luận văn

Luận văn gồm ba phần chính: Ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận, phần Nội

dung được chia làm ba chương dựa trên nội dung nghiên cứu:

-Chương 1 Khái quát về Nguyễn Ngọc Tư và sự nghiệp sáng tác

-Chương 2 Cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật trong truyện ngắn

Nguyễn Ngọc Tư

-Chương 3 Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Luận văn này sở dĩ có cấu trúc ba chương như trên bởi mục đích của chúng tôi

là nhằm giải quyết vấn đề tìm hiểu những đặc điểm của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

một cách toàn diện và sâu sắc Nhiệm vụ của chương 1 là cung cấp một cái nhìn tổng

quát về Nguyễn Ngọc Tư ở cả hai phương diện đời thường và văn chương Đọc văn để

hiểu thêm về con người và biết người để thêm hiểu văn chương chính là mục đích mà

chương này hướng tới Chương 2 là chương tập trung tìm hiểu hai nguồn cảm hứng lớn

trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là cảm hứng về hiện thực đời sống Nam Bộ và

cảm hứng về con người Nam Bộ để chúng ta có một cái nhìn bao quát về những vấn đề

Trang 16

mà Nguyễn Ngọc Tư trăn trở, trước mắt là cho quê hương làng xóm của chị, những

người thân yêu gần gũi với chị; rộng hơn nữa là những ưu tư về phận người, kiếp người

mà thoạt đọc vào chúng ta có thể thấy giản đơn, hơi buồn cười nhưng ngẫm nghĩ thì rất

sâu sắc và đáng trân trọng Chương 3 là chương khảo sát toàn diện đặc điểm nghệ thuật

truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư để thấy rõ phong cách sáng tác và nghệ thuật viết truyện

của chị

Khảo sát truyện ngắn của chị từ hình thức nghệ thuật tới nội dung nghệ thuật

hay nói cách khác là từ phương diện sáng tác tới tác phẩm dưới góc độ thi pháp truyền

thống và thi pháp văn xuôi hiện đại, chúng tôi không mong muốn gì hơn là góp một

phần nhỏ của mình vào công việc hiện tại của giới nghiên cứu phê bình về nhà văn trẻ

nhiều triển vọng này

Trang 17

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ NGUYỄN NGỌC TƯ VÀ

SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC 1.1 Giới thiệu nhà văn Nguyễn Ngọc Tư

1.1.1 Tiểu sử tác giả

Tác giả Nguyễn Ngọc Tư tên thật là Nguyễn Ngọc Tư, sinh năm 1976, quê quán ở xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau Hiện chị sống và làm việc

tại TP Cà Mau Nguyễn Ngọc Tư cũng là Hội viên Hội Nhà Văn trẻ tuổi nhất hiện

nay Chị từng đạt giải nhất cuộc thi "Văn học tuổi 20 lần thứ 2" của Nhà xuất bản

Trẻ, Hội nhà văn TP HCM, báo Tuổi Trẻ tổ chức năm 2000 với tập truyện "Ngọn

đèn không tắt" và Giải thưởng Văn học của Hội nhà văn Việt Nam năm 2001 cũng

với tập truyện này Tập sách này đã được chọn in lại trong "Tủ sách Vàng" của

NXB Kim Đồng năm 2003 Nguyễn Ngọc Tư cũng đạt Giải 3 cuộc thi sáng tác

truyện ngắn 2003-2004 của báo Văn nghệ với truyện ngắn "Đau gì như thể "

Năm năm qua, chị tiếp tục gây ngạc nhiên và đem lại nhiều thiện cảm cho bạn đọc

bằng giọng văn tưng tửng mà tình cảm của mình Chị cũng là tác giả trẻ nhất có tên

trong tuyển tập truyện ngắn Việt Nam được dịch và in ở Mỹ, do đó chị đã vinh dự

được chọn lên hình chương trình “Người đương thời” năm 2005 Hiện tại nhiều

truyện ngắn của chị được dịch ra tiếng Nhật, tiếng Anh để giới thiệu với độc giả ở

nước ngoài

Vốn là một học sinh giỏi văn của trường Phan Ngọc Hiển, nhưng Nguyễn Ngọc Tư chưa bao giờ nghĩ mình sẽ trở thành một nhà văn Những năm tháng sống

cùng với ông ngoại, sớm lao vào công cuộc mưu sinh (làm văn thư cho tạp chí Bán

đảo Cà Mau) có lẽ là một trong những duyên cớ khiến Nguyễn Ngọc Tư bước chân

vào lĩnh vực viết văn “Đổi thay” là truyện ngắn đầu tay của nhà văn Nguyễn Ngọc

Tư, được đăng trên tạp chí Văn nghệ Cà Mau Nhưng chị thật sự được độc giả cả

nước biết đến khi đoạt giải I cuộc thi “Văn học tuổi 20 lần thứ 2” của Hội Nhà văn

TP.HCM với tập truyện ngắn “Ngọn đèn không tắt” (2000) Cũng từ đó nhiều tập

Trang 18

truyện của chị liên tục được độc giả trong và ngoài nước ủng hộ như: Nước chảy

mây trôi (2004), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Giao thừa (đoạt một giải

thưởng của Hội Văn học-Nghệ thuật Việt Nam) Và đến tập truyện “Cánh đồng

bất tận” (2005) thì có thể nói Nguyễn Ngọc Tư đã thật sự khẳng định được tên tuổi

và tài năng của mình trên văn đàn của Việt Nam

Bên cạnh đó, Nguyễn Ngọc Tư cũng xuất sắc trong mảng tạp văn khi cho

ra đời ngay sau tập truyện “Cánh đồng bất tận” một cuốn tạp văn “nặng ký” đầu

tiên có tên là “Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư” (2005) tập họp những bài viết của chị đã

đăng trên tạp chí “Thời báo kinh tế Sài Gòn” Và năm 2007 vừa qua, chị lại cho ra

đời một tập tạp văn mới “Ngày mai của những ngày mai” được độc giả và giới

phê bình đánh giá tốt

Có thể nói, chị là một trong những nhà văn trẻ viết khỏe và viết đều khi chỉ trong vòng ba năm đã cho ra đời bốn tập truyện ngắn (không kể tạp văn) Điều

đó chứng tỏ chị là một nhà văn miệt mài lao động, miệt mài sống và tích lũy vốn

sống để nuôi dưỡng cảm hứng và năng lực sáng tác, chứ không chỉ nhờ vào năng

khiếu thiên bẩm Qua chặng đường bảy năm cầm bút, tung hoành trên cả hai thể

loại truyện ngắn và tạp văn, Nguyễn Ngọc Tư đã phần nào khẳng định được vị trí

của mình trong đội ngũ những người sáng tác trẻ của cả nước, đã xác lập được một

phong cách sáng tác riêng biệt mang dấu ấn “Nguyễn Ngọc Tư”-một văn phong rặt

chất Nam Bộ hiền hòa, hào sảng vang bóng một thời nhưng vẫn hồn hậu nồng nàn

đến tận ngày nay

1.1.2 Quan niệm sáng tác

Nguyễn Ngọc Tư có một quan niệm nhẹ nhàng nhưng không hề cẩu thả về

nghề văn của mình Trả lời phỏng vấn trên báo Tuổi Trẻ ngày 4/12/2005 chị thổ lộ:

“…Còn sáng tác thì cứ lúc nào thấy xúc động, đủ cảm xúc, có suy nghĩ về cái mình

đã trải qua, có nhu cầu phải viết, nếu không viết chắc… tự tử mất thì Tư viết thôi.”

Viết văn đối với chị như là một nhu cầu bức bách, như đói ăn khát uống, nhưng nói

Trang 19

như vậy không có nghĩa là chị cẩu thả với cảm xúc và dễ dãi với nghề nghiệp Trả

lời phỏng vấn trên báo Tiền Phong ngày 31/01/2006, Nguyễn Ngọc Tư hồn nhiên tự

nhận: “Tôi là một cây bút nghĩ thế nào, viết thế ấy, nghĩ sao viết vậy” Như vậy, có

lẽ thời điểm này Nguyễn Ngọc Tư chưa định hình một thái độ chuyên nghiệp với

nghề, phần nhiều chị vẫn còn tựa vào cảm xúc là chính để sáng tác Đến giai đoạn

sau này, Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu “phát ngôn” về nghề cũng như sáng tác với một

thái độ “chuyên nghiệp” hơn rất nhiều khi chị ý thức viết văn là “một lựa chọn khó,

đầy nhọc nhằn, nặng nề, dằn vặt” (“Tiền Phong”, 21/01/2006) Nguyễn Ngọc Tư

không cường điệu sứ mệnh văn chương như một sự cứu rỗi hay giải thoát, nhưng

chị cũng không coi đó là một cuộc dạo chơi Có thể những điều chị viết ra mộc mạc

và nhẹ nhàng, nhưng để hoài thai ra nó thì người viết cũng phải lao tâm khổ tứ cho

đến khi kí thác được vào trang viết

Cuộc sống viết văn của Nguyễn Ngọc Tư (trước lúc xảy ra sự kiện “Cánh

đồng bất tận”) có thể nói là khá êm đềm và xuôi chiều Chị sáng tác theo kiểu “đi

chậm, dò dẫm để khẳng định phong cách” Chính vì thế nhiều khi người ta cảm

thấy chị quá quen thuộc, những câu chuyện của chị na ná nhau, vẫn hay nhưng đã

bắt đầu nhàn nhạt Âu đó cũng là một áp lực, bởi một nhà văn trẻ khi mới vào nghề

thường chịu áp lực là phải định hình cho mình một phong cách sáng tác riêng biệt,

nhưng đến khi xây dựng được một cái gì đó ổn định thì người đọc lại thấy nó không

còn mới mẻ nữa

Nguyễn Ngọc Tư không hay có những tuyên ngôn to tát trong nghệ thuật,

với những lời lẽ khiêm nhường chị tiết lộ quan điểm của mình trong việc lựa đề tài

sáng tác như sau: “Tư chọn viết những gì mà người đi trước không viết thôi Với

những gì người đi trước viết rồi, nếu mình đi lại con đường ấy, hoặc mình phải

tránh qua một bên, hoặc là mình phải vượt trội hơn Nhưng vượt trội thì khó quá, ví

dụ như để vượt qua Vũ Trọng Phụng thì thôi…đi, Tư không tự làm khó mình mà

chọn cái mình làm được.” Chúng tôi nghĩ “Cánh đồng bất tận” là một trường hợp

Trang 20

như thế Tâm tư của những người nông dân, những vấn đề bức bách của nông thôn

Nam Bộ hiện nay chính là những đề tài nóng hổi mà chúng ta có thể nhìn thấy qua

lăng kính truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Nhân vật trong truyện ngắn của chị đa phần là nông dân, nhiều nhân vật đạt

tới mức điển hình (tiêu biểu như trong truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”), nhưng

chị vẫn khẳng định những nhân vật của mình không hề có nguyên mẫu ngoài đời,

phần lớn chị dùng sự quan sát và óc tưởng tượng của mình để sáng tạo nên nhân

vật Và trong khi viết, chị cũng không nghĩ tới cái gọi là “trường hợp sáng tác” hay

tác phẩm của mình nhất thiết phải chuyển tải một nội dung tư tưởng nào to tát cả

Chị dành sự suy nghĩ và xét đoán cho độc giả, do đó truyện ngắn của chị mang tính

gợi mở và chia sẻ nhiều hơn là kêu gọi và áp đặt

Nhiều người cho rằng giọng văn của Nguyễn Ngọc Tư còn quá nhẹ nhàng và

yếu ớt, đôi khi tới mức nhẫn nhịn và cam chịu khi đề cập đến những vấn đề nóng

bỏng của xã hội Để trả lời cho sự lo ngại này, chị khẳng khái bày tỏ:“Tôi không

quan tâm văn mình yếu hay mạnh, chỉ nghĩ, những trang viết này có làm mình xấu

hổ không, có đi vào lòng người không, có khiến người ta nhớ không?” Thành thật

với cảm xúc của mình, theo chị đó chính là cầu nối diệu kì nhất để đến với trái tim

độc giả, bởi chính họ là người thẩm định một cách công bằng nhất những điều mà

nhà văn viết ra

Nguyễn Ngọc Tư cũng khá dè dặt và thận trọng khi tuyên bố mình không cố

công tìm hiểu và có chủ ý viết lách chiều theo thị hiếu của độc giả, bởi chị không tự

tin là mình hiểu đúng độc giả muốn đọc cái gì nên tốt nhất là “đường ai nấy đi, nếu

gặp nhau là tốt” Chị cũng rất trân trọng những ý kiến đóng góp của các nhà phê

bình, tuy nhiên chị cũng cảnh báo có rất nhiều sự suy diễn từ các nhà phê bình khi

họ rút ra những chân lý mà chị chưa bao giờ nghĩ đến khi cầm bút Nhìn chung,

Nguyễn Ngọc Tư cố giữ cho mình một thái độ khách quan tương đối, một khoảng

Trang 21

cách nhất định với thị hiếu của độc giả và sự đánh giá của các nhà phê bình để bảo

vệ cho công việc sáng tác của mình

Tóm lại, Nguyễn Ngọc Tư có một quan điểm khá hồn nhiên và nhẹ nhàng

về nghề nghiệp Tuy vẫn nhận ra sự chuyên biệt của nghề viết so với những nghề

nghiệp khác, nhưng không vì thế mà chị sùng bái văn chương như cái gì cao cả hơn

cuộc sống Chính vì thế mà truyện ngắn của Tư thấm đẫm sự hồn nhiên, chất phác

Nhưng nếu chỉ có hồn nhiên thì Nguyễn Ngọc Tư đã không đứng vững cho đến bây

giờ Ở chị sự hồn nhiên vô tư không có dây mơ rễ má với sự lạnh lùng, vô tâm Văn

chương Nguyễn Ngọc Tư đau đáu ân tình và đầy trách nhiệm, trách nhiệm của công

dân với xã hội, trách nhiệm của đứa con với quê hương, trách nhiệm với gia đình,

với những người xa lạ mà thân quen với mình, nhưng chỉ có điều chúng được cất

lên bởi một giọng hồn nhiên, tưng tửng, nhẹ nhõm như không có gì, nhưng thật ra

đằng sau nó là cả một sự nghèn nghẹn và chua xót không thể thốt nên lời

1.2 Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư

1.2.1 Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Từ khi trình làng với tập truyện ngắn “Ngọn đèn không tắt”-Giải I cuộc vận

động sáng tác “Văn học tuổi 20” năm 2000, Nguyễn Ngọc Tư đã đều đặn giới thiệu

với độc giả những tập truyện ngắn đặc sắc khác như:

-Biển người mênh mông, NXB Kim Đồng, 2003

-Giao thừa, NXB Trẻ, 2003

-Nước chảy mây trôi (tập truyện và ký), NXB Văn Nghệ, 2004

-Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Văn hóa, 2005

-Cánh đồng bất tận, NXB Trẻ, 2005

Ngoài ra, những truyện ngắn mới nhất của chị cũng thường xuyên được đăng

trên báo chí trong cả nước và được cập nhật liên tục trên trang web “Viet-studies”

của GS Trần Hữu Dũng Với số lượng tác phẩm khá lớn này chứng tỏ Nguyễn

Ngọc Tư là một cây bút trẻ, khoẻ và rất có nhiều tiềm năng

Trang 22

Để có được cái nhìn toàn diện và khách quan hơn về Nguyễn Ngọc Tư ở

mảng truyện ngắn, thiết nghĩ trước tiên chúng ta cần đặt chị vào môi trường văn

chương của khu vực đồng bằng sông Cửu Long để hiểu thêm về tình hình sáng tác,

cũng như đặc điểm chung của văn chương khu vực Nam Bộ, từ đó tìm ra những nét

tương đồng và khác biệt Như chúng ta đã biết, đồng bằng sông Cửu Long là vùng

đất hội nhập của nhiều luồng văn hoá Đông-Tây khác nhau Đọc truyện ngắn đồng

bằng sông Cửu Long, người ta dễ dàng nhận ra những nét độc đáo của tính cách

con người và bản sắc văn hóa đa dạng của một vùng đất Nguyễn Ngọc Tư cũng

không ngoại lệ Truyện ngắn của chị chính là bức tranh đời sống và tâm hồn của

con người Nam Bộ, là địa hạt mà chị chứng tỏ được khả năng bao quát và phát hiện

những góc khuất, những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng hệ trọng đối với đời

sống con người Và cũng như đa số các tác giả đồng bằng sông Cửu Long khác,

tính cách Nam Bộ chính là bản chất của các nhân vật của chị, đó là mẫu người lạc

quan, yêu đời, hành hiệp trượng nghĩa, nhân hậu, ân tình Các tuyến nhân vật trong

những trang văn của Nguyễn Ngọc Tư và các tác giả đồng bằng khác đều được

phân chia rạch ròi chính nghĩa và phi nghĩa, thiện và ác, và các nhân vật cứ hành

động theo tinh thần ấy trong suốt chiều dài tác phẩm Có thể nói đây chính là

nguyên nhân gây ra sự giản đơn, thô sơ trong việc xây dựng nhân vật của đa số tác

giả đồng bằng sông Cửu Long

Trong tham luận đọc tại “Bàn tròn văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long lần

thứ 1”, Võ Tấn Cường đã chỉ ra sự “đóng băng” trong việc miêu tả tâm lý, tính cách

nhân vật trong sáng tác của các tác giả đồng bằng Đa số các nhân vật được xây

dựng còn đơn giản, một chiều, chưa bắt kịp được với cuộc sống phức tạp và khốc

liệt Chúng tôi nhận thấy Nguyễn Ngọc Tư ít mắc phải khuyết điểm này bởi những

nhân vật của chị có thể không dữ dội nhưng đều có một đời sống tinh thần phong

phú, một nội tâm tinh tế Thậm chí ở một vài truyện, Nguyễn Ngọc Tư đã làm nổi

bật được xung đột khốc liệt giữa cái thiện và cái ác, cái cao thượng và cái thấp hèn

Trang 23

trong nội tâm mỗi nhân vật (tiêu biểu là “Cánh đồng bất tận”) Tuy nhiên, có một

sự thật mà chúng ta cũng phải thừa nhận đó là truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nói

riêng và truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long nói chung chưa tạo dựng được

nhiều nhân vật điển hình có tầm nhìn rộng, có tầm vóc ngang bằng hoặc cao hơn

những nguyên mẫu trong cuộc sống Còn đó rất nhiều truyện ngắn của chị mang

màu sắc bút ký, thiếu sự chiêm nghiệm và thăng hoa về cảm xúc, phong cách thể

hiện chưa thật chín và sắc

Cũng như đa số các nhà văn đồng bằng sông Cửu Long khác, truyện ngắn

Nguyễn Ngọc Tư thường được viết theo kiểu kể chuyện truyền thống, nhịp điệu và

mạch truyện khá chậm, thiếu độ căng và độ nén về mặt cấu trúc Ngôn ngữ kể

chuyện còn pha tạp nhiều khẩu ngữ, thiếu sự gọt dũa cần thiết và sự lao động nghệ

thuật công phu để chắt lọc cái hay, cái đẹp của khẩu ngữ dân gian Đọc truyện ngắn

của các tác giả đồng bằng (trong đó có Nguyễn Ngọc Tư), chúng ta cảm thấy hình

như họ ít chịu ảnh hưởng của các trường phái, trào lưu văn xuôi trên thế giới, gu

thẩm mỹ cũng như phong cách sáng tạo của họ ít chịu sự chi phối của những phát

kiến mới về truyện ngắn hiện đại Đây chính là nguyên nhân khiến cho truyện ngắn

của họ chưa mang tầm vóc và hơi thở của thời đại, và truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

bị nhiều người đánh giá là “cũ”, không có những đóng góp cho nghệ thuật viết

truyện hiện đại Có lẽ một sự cách tân về mặt bút pháp để hoà nhập vào trào lưu

sáng tác văn xuôi hiện đại của thế giới là yêu cầu cấp bách đối với những cây bút

đồng bằng nói chung và Nguyễn Ngọc Tư nói riêng

Nhưng điều đáng quý nhất và cũng là điều làm nên đặc sắc truyện ngắn

Nguyễn Ngọc Tư chính là việc chị đã thể hiện được cá tính và bản lĩnh Nam Bộ

trong sáng tác của mình Chị đã sử dụng một cách thuần thục và điêu luyện ngôn

ngữ Nam Bộ, đã khai phá tận cùng, quyết liệt những giá trị văn hoá đặc trưng của

vùng đất “chín rồng” Thậm chí, có thể nói, Nguyễn Ngọc Tư đã có công nâng ngôn

ngữ Nam Bộ lên tầm cao của ngôn ngữ văn hoá, ngôn ngữ văn học với những nét

Trang 24

đẹp đơn sơ nhưng lộng lẫy đến bất ngờ Nhìn từ phương diện nghệ thuật, Nguyễn

Ngọc Tư đã sử dụng ngôn từ của phương ngữ Nam Bộ khá thành công, theo kiểu

phản ánh sinh động thực tại bằng cách dùng chất liệu ngôn từ của thực tại cần phản

ánh Có thể thấy ngôn từ trong hầu hết truyện ngắn của chị, từ ngôn ngữ dẫn

chuyện đến ngôn ngữ nhân vật, nhất là ngôn ngữ nhân vật đều khá thuần chất Nam

Bộ Theo thống kê của chúng tôi, số lượng từ ngữ Nam Bộ được sử dụng trong

truyện ngắn của chị là khá lớn và chính đặc điểm này đã tạo cho truyện ngắn của

chị một văn phong riêng biệt mang đậm dấu ấn cá nhân

Tuy nhiên, cho đến nay Nguyễn Ngọc Tư vẫn chỉ dừng lại ở địa hạt truyện

ngắn và tạp văn, thêm nữa những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm của chị thường

là những vấn đề gia đình, xã hội đương thời, gắn với không gian nhỏ hẹp của một

làng, xã, huyện nên chưa có được tầm vóc bao quát những vấn đề văn hóa, lịch sử,

xã hội…Đó cũng là lý do khiến nhiều người cho rằng Nguyễn Ngọc Tư chưa xứng

đáng đại diện cho văn học Nam Bộ Công bằng mà nói, Nguyễn Ngọc Tư là người

trẻ mới cầm bút, lại sống ở địa bàn mà điều kiện giao lưu với tri thức sách vở còn

nhiều khó khăn trở ngại vậy mà chị đã cô đọng và khái quát được một vài vấn đề

gia đình, xã hội vào truyện ngắn của mình thì cũng là điều quá tốt Điều đó chứng

tỏ chị cũng có một năng lực khái quát, năng lực cảm thụ nhất định Theo sự quan

sát của chúng tôi, ở các truyện ngắn giai đoạn sau (cụ thể là từ tập truyện “Nước

chảy mây trôi” trở đi) thì những những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu có

chiều sâu nhận thức trí tuệ hơn, chị đã nhìn vấn đề một cách sâu xa hơn, tỉnh táo

hơn, và chính vì thế mà cũng bi quan hơn và chua chát hơn

Xét trên bình diện lịch đại, Nguyễn Ngọc Tư là một trong số những nhà văn

trẻ ít ỏi còn tiếp nối và lưu giữ được hồn cốt Nam Bộ của các nhà văn cha ông từ

đầu thế kỉ 20 Đó là một điều đáng quý, tất nhiên cũng là một hạn chế về mặt

phương diện cách tân truyện ngắn ở tác giả trẻ này Văn phong của Nguyễn Ngọc

Tư là sự tiếp nối văn phong Hồ Biểu Chánh từ đầu thế kỉ 20 với lối sử dụng ngôn

Trang 25

ngữ của dân chúng khu vực đồng bằng sông Cửu Long như là chất liệu sáng tác

Câu văn của chị cũng giản dị, tự nhiên, bình dân như con người Nam Bộ bộc trực,

thẳng thắn, nói năng ít văn chương rào đón, với những cân văn cũng “trơn tuột như

lời nói” góp phần hình thành nên văn phong đặc biệt của Hồ Biểu Chánh

Bàng bạc ở Nguyễn Ngọc Tư là sự yêu chuộng ý truyện hơn cốt truyện

giống như quan điểm sáng tác của Bình Nguyên Lộc :“những yếu tố tôi thai nghén

rồi viết thành tác phẩm không phải là cốt truyện mà là ý truyện Cho nên tôi ít chú

ý đến những câu chuyện ly kỳ gay cấn mà chỉ nắm lấy những ý tưởng ngộ nghĩnh

trong những sự kiện.”

Gần gũi hơn, chúng ta thấy Nguyễn Ngọc Tư cũng xứng đáng là hậu duệ của

những Sơn Nam, Trang Thế Hy, Nguyễn Quang Sáng…với những thành công trong

việc xây dựng những nhân vật mang tính cách Nam Bộ điển hình Đặc biệt ngôn

ngữ kể chuyện của chị mang đầy đủ những đặc trưng của phương ngữ Nam Bộ trên

các phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách diễn đạt với lối văn

Nam Bộ viết như nói, với những câu văn ngắn gọn mang tính đối thoại rất cao

Cũng như tiền bối Sơn Nam, truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhắc tới hàng trăm địa

danh của khu vực đồng bằng sông Cửu Long hết sức gần gũi, thân thương gợi lên

hình ảnh một nông thôn Nam Bộ thuần phác, nhân hậu nhưng cũng rất nghĩa khí,

ngang tàng Không hẹn mà gặp chúng ta thấy cô gái trẻ Nguyễn Ngọc Tư giống ông

già Trang Thế Hy một cách lạ lùng ở việc xác lập chỗ đứng của mình trong sáng

tác: “là người chăm chút đi tìm những cái đẹp nhỏ nhoi, lẩn khuất, bị bỏ quên,

hoặc ở trong những góc hẻo của cuộc đời, hoặc bị vùi trong bùn đất của nghèo

khốn” (Nguyên Ngọc), một công việc tưởng như đơn giản nhưng rất cần một tấm

lòng nhân ái, một sự nhạy cảm, tinh tế để có thể theo đuổi nó đến cùng

Nguyễn Ngọc Tư từ khi xuất hiện cho đến nay vẫn được xếp vào đội ngũ

những nhà văn trẻ, những người mang trên vai trọng trách làm rạng danh cho nền

văn học nước nhà, những người đủ tài và lực để mang đến những luồng gió mới cho

Trang 26

văn chương trên cả phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật Bằng những

truyện ngắn dung dị về đề tài nông thôn, thân phận và đời sống tình cảm của người

nông dân Nam Bộ thời hiện đại, chị đã đóng góp cho khuynh hướng văn học hiện

thực một cái nhìn hồn hậu, với lối viết chân tình, thẳng thắn nhưng lại cũng rất hồn

nhiên và nhẹ nhàng Đóng góp lớn nhất của chị cho tới nay ở địa hạt truyện ngắn

chính là một văn phong Nam Bộ giản dị, thuần phác với sự điêu luyện trong việc sử

dụng chất liệu ngôn ngữ Nam Bộ như một ngôn ngữ văn học giàu giá trị biểu đạt và

ẩn chứa tiềm lực sáng tạo đến vô tận Xin mượn lời của nhà văn Dạ Ngân để làm

sáng rõ thêm những đóng góp của Nguyễn Ngọc Tư ở địa hạt truyện ngắn: “Nguyễn

Ngọc Tư giỏi ở chỗ cái tưởng không có gì mà Tư cũng viết được, lại viết rất có

duyên, rất nhân hậu Đọc cái nào xong cũng phải nhoẻn cười sung sướng, sung

sướng mà lại ứa nước mắt, thấy nước mắt của mình cũng trong trẻo và đẹp đẽ, ấy

là cái đáng giá mà Tư cho người đọc hôm nay" (“Nguyễn Ngọc Tư-Điềm đạm mà

thấu đáo”, Tuổi trẻ ngày 22/04/2004)

1.2.2 Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư

Cuối tháng 12 năm 2005, Nhà xuất bản Trẻ phối hợp với Thời báo Kinh tế

Sài Gòn đã trình làng cuốn tạp văn đầu tiên của Nguyễn Ngọc Tư mang tên “Tạp

văn Nguyễn Ngọc Tư”, với mục đích giới thiệu một “món ăn” mới của tác giả trẻ

này, bên cạnh những thành công nhất định mà chị đã gặt hái được ở địa hạt truyện

ngắn Quyển sách khá dày dặn với ba mươi lăm tạp văn thấm đẫm tình cảm của chị

với quê hương Cà Mau, với bạn bè, với ba má và chất chứa đầp ắp những kỷ niệm

tuổi thơ, những gì mộc mạc, nhỏ bé, nhưng hết sức thân thương và gắn bó với

mình Bên cạnh những bài viết khá sắc sảo và tỉnh táo đôi khi có tính chất như một

bài phóng sự, Nguyễn Ngọc Tư cũng rất nhẹ nhàng, trầm tĩnh trong những bài viết

chở nặng những trăn trở, suy tư hết sức nghiêm túc của chị về cuộc đời, về lẽ sống

mà có lẽ không phải “người trẻ” nào cũng có thể trải nghiệm và nắm bắt được

Trang 27

Những trang tạp văn ấy không chỉ để giải trí mà còn để người miền khác

hiểu biết về đời sống của một vùng đất, và để cho chính những người sống ở vùng

đất đó kịp nhận ra được dù không đi đâu đất cũng hóa tâm hồn Nhờ những tạp văn

của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta hiểu thêm về nỗi cực khổ vất vả của những người

nông dân, bám sát một cách nóng hổi những tâm tư tình cảm của họ, để biết thương

yêu, thông cảm cho những gian khổ của họ trong việc mưu sinh, để thêm khâm

phục và ngưỡng mộ tinh thần lạc quan, yêu đời, để sống vui và vượt lên hoàn cảnh

của họ Và đằng sau những trang viết ấy, chúng ta dễ dàng nhận ra tấm lòng của

một người con Đất Mũi, tấm lòng của một công dân lúc nào cũng đau đáu với quê

hương

Đến tạp văn “Ngày mai của những ngày mai”, chúng ta nhận thấy Nguyễn

Ngọc Tư đã trưởng thành hơn rất nhiều, giọng văn của chị đã bắt đầu mang nhiều

chất triết lý và suy ngẫm (Chân không, A Tép-Km ký sự, Ngày mai của những

ngày mai, Nhớ bèo mây, Của người của mình…) Thế nhưng vẫn thân quen đâu

đó là những hoài niệm ngọt ngào của một thời ấu thơ với mẹ, với ngoại, với chốn

quê nghèo thanh bình yêu dấu, với hình bóng bao nhiêu người thân thương đã từng

cưu mang và gắn bó với mình (Hạt gởi mùa sau, Mẹ, Ngồi buồn nhớ ngoại ta

xưa, Đất cháy…) Chị nhẹ nhàng đưa người đọc quay về một thời xa xưa, với

những kỷ niệm tinh khôi khi Tết đến (Khúc ba mươi), hay là một nỗi buồn rưng

rưng với kỉ niệm ngày “Đãi bạn” (tên một tạp văn) bất chợt ùa về So với quyển

tạp văn trước, lần này Nguyễn Ngọc Tư thảng thốt và băn khoăn với quá nhiều câu

hỏi, quá nhiều vấn đề mà một cô gái hồn nhiên và vô tư như Tư buộc phải đối mặt

và suy ngẫm, chẳng hạn như vấn đề hạnh phúc (Láng giềng một thuở) hay thân

phận con người (Làm sông, Giữa bầy đàn…) Có thể nói, vị xót xa ngấm ngầm,

trầm buồn day dứt phần nào đã lấn át đi chất trong trẻo và hồn nhiên quen thuộc

của Nguyễn Ngọc Tư Chỉ một điều duy nhất ở chị không hề thay đổi, ấy là một

giọng văn nhẹ nhàng, nữ tính, đầy trách nhiệm với yêu thương, viết như là để trả nợ

Trang 28

ân tình, viết như con tằm rút ruột nhả tơ, không mong bay qua mấy ngàn biển rộng

mà chỉ mong làm con chim nhỏ hót lên những nỗi âu lo và đau đớn của một kiếp

người

Nếu so sánh với mảng truyện ngắn của tác giả này, chúng ta sẽ thấy có một

sự tương đồng về mặt bút pháp Đó vẫn là giọng văn nhẹ nhàng, trầm tĩnh đôi lúc

như bông đùa, giễu cợt, thế nhưng khi viết về những vấn đề “nghiêm túc” thì lại hết

sức chân thành hay nói cách khác, Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn luôn biết tiết

chế và làm chủ ngòi bút của mình

Cuối cùng, chúng tôi muốn nhắc lại một điều đã cũ nhưng thiết nghĩ vẫn còn

nguyên giá trị, ấy là “Văn chính là người” Vậy thì “người” Cà Mau viết văn ấy sẽ

là người như thế nào khi chúng ta soi chiếu qua lăng kính văn chương? Đó là một

tấm lòng nhân hậu; một tâm hồn nhạy cảm, giàu yêu thương, trăn trở; một đôi mắt

tinh nhạy luôn “hướng ngoại” để nhìn rõ cuộc sống và con người xung quanh

nhưng cũng không quên “hướng nội” để chiêm nghiệm bản thân, để sống cho trọn

vẹn với những kỷ niệm, những tình cảm riêng tư quý giá của mình Và chúng tôi

muốn vẽ chân dung Nguyễn Ngọc Tư qua vài nét chấm phá như thế

Xuất hiện trên văn đàn một cách đầy ấn tượng với hương vị mặn mòi của

ruộng đồng Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư ngay lập tức làm ngỡ ngàng người đọc, lôi

cuốn họ vào một “vùng văn chương Nam Bộ” đặc sệt từ phương diện nội dung cho

tới ngôn ngữ sáng tác Ban đầu có thể chỉ là sự ngạc nhiên trước vẻ đẹp giản dị, quê

mùa của những truyện ngắn nhẹ nhàng, dung dị, nhưng càng về sau chúng ta càng

nhận thấy ở cây bút trẻ này một sức sáng tạo mạnh mẽ, một nội lực được dồn nén

và biết cách bung tỏa một cách hợp lý và chừng mực Tuy chưa dấn thân vào lĩnh

vực tiểu thuyết, nhưng có lẽ Nguyễn Ngọc Tư hoàn toàn có khả năng làm việc này

bởi một số truyện ngắn được đăng trong tập truyện gần đây nhất (“Cánh đồng bất

tận”) đã mang dáng dấp của một tiểu thuyết Chúng ta có thể hy vọng những thành

công tiếp theo của Nguyễn Ngọc Tư ở thể loại này

Trang 29

CHƯƠNG 2 CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT

TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ 2.1 Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Tác phẩm nghệ thuật là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ và mỗi nhà văn, nhà

thơ khi sáng tạo ra tác phẩm đều xuất phát từ một nguồn cảm xúc nhất định Đó là

những trăn trở, dằn vặt, những rung động mãnh liệt của tác giả trước cuộc sống Những

trạng thái, cảm xúc đó được gọi là cảm hứng, là nhân tố quyết định sự thành bại của tác

phẩm Có lẽ, đối với Nguyễn Ngọc Tư, tình yêu đối với quê hương Nam Bộ, những

trăn trở về số phận và đời sống tình cảm của con người Nam Bộ là những nguồn cảm

hứng chủ đạo trong sáng tác của chị

Như chúng ta đã biết, mỗi tác giả tài năng đều có một vùng sáng tác chuyên biệt

và để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc về sự tài hoa, uyên bác, cũng như tấm

lòng, tình cảm của mình đối với vùng đất ấy Chẳng hạn, nhắc đến mảng sáng tác về đề

tài Tây Nguyên thì không thể không nhắc đến Nguyên Ngọc, hay nhắc đến thành phố

cảng Hải Phòng là chúng ta lại nhớ đến Nguyên Hồng, nhắc đến Hà Nội thì không thể

quên Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng… Xuôi về phương Nam, vùng đất trẻ trung

của tổ quốc, chúng ta biết đến Sơn Nam-nhà Nam Bộ học, Trang Thế Hy-người được

Nguyên Ngọc mệnh danh là người hiền của văn học Nam Bộ, rồi Nguyễn Quang Sáng,

Dạ Ngân…và bây giờ chúng ta có Nguyễn Ngọc Tư Nghĩa là chúng ta lại có thêm một

nhà văn trẻ đã mạnh dạn lựa chọn những tâm tình đối với mảnh đất Cà Mau cuối trời

Tổ quốc nói riêng và Nam Bộ nói chung làm nguồn cảm hứng chủ đạo cho những sáng

tác văn chương của mình

Chúng tôi muốn nói thêm, Cà Mau vốn không phải là trung tâm văn chương

của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, mà lại là một nơi khá xa cách và heo hút với

các trung tâm văn chương trong cả nước, do đó cũng không thể đòi hỏi ở Nguyễn Ngọc

Tư những tác phẩm đề cập đến những vấn đề rộng lớn và xa lạ với hiện thực đời sống

Trang 30

và con người Nam Bộ Chúng ta cần phải công bằng nhìn nhận chị đã có những đóng

góp tích cực của riêng mình, đã định hình được dấu ấn của mình trên văn đàn, đồng

thời mang trên vai tinh hoa của cả một vùng văn chương thấm đẫm phù sa châu thổ mà

chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu kĩ trong luận văn này

Khảo sát bốn mươi truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy có

hai nguồn cảm hứng chủ đạo xuyến suốt con đường văn chương của chị, ấy chính là

cảm hứng về hiện thực đời sống Nam Bộ và cảm hứng về con người Nam Bộ Đất và

người hòa quyện vào nhau thành một, con người đau đớn và hạnh phúc trong sự gắn bó

và che chở của mảnh đất quê hương Chúng ta thấy thấp thoáng trên trang viết của chị

là những điều bức xúc, những nỗi đớn đau và cả những nụ cười quê mùa e thẹn, những

giọt nước mắt ngân ngấn rưng rưng…Hết thảy những điều đó là đường dẫn cho chúng

ta tiếp cận trái tim của người nghệ sĩ miệt vườn, một người luôn đau đáu với quê

hương, một người sống và viết hết mình cho và vì những gì mình yêu thương và trân

trọng nhất

2.1.1 Cảm hứng về hiện thực đời sống Nam Bộ

2.1.1.1 Hiện thực thiếu thốn của nông thôn Nam Bộ trên các lĩnh vực y tế,

giao thông, giáo dục…

Một trong những nỗi bức xúc nhất từ bao đời của khu vực đồng bằng sông Cửu

Long mà chúng ta đều biết ấy chính là vấn đề “dòng sông và những chiếc cầu”, đến độ

nó đã đi vào thơ ca xứ sở này như một đề tài “kinh điển”, chẳng hạn như:

“Vì sông nên phải lụy thuyền Chứ như đường liền ai phải lụy ai?”

Những tưởng đó chỉ là vấn đề kinh tế, xã hội ở tầm vĩ mô, thế nhưng nó cũng

hàm chứa ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc nếu như được nhìn nhận qua lăng kính của văn

học, cụ thể ở đây là trong truyện ngắn “Qua cầu nhớ người” Nóng bỏng và bức xúc

lắm thay khi ở xã Đội Đỏ anh hùng mà lại không có cầu bắc qua sông Dài, một khúc

sông không rộng lắm, chỉ độ bốn mươi sáu cái sải Và cái mơ ước đó chỉ được thực

Trang 31

hiện khi Hai Nhỏ cầm cố hết đất vườn để tự nguyện xây cầu Tại sao chỉ có một cây

cầu nhỏ bắc qua một khúc sông nhỏ mà lại trở thành ước mơ xa vời như vậy với chừng

ấy con người ngay giữa thời hiện đại? Tại sao chính quyền địa phương không giải

quyết mà phải đợi cho đến khi những con người dám nghĩ dám làm, không toan tính

thiệt hơn như Hai Nhỏ, Năm Hiệp ra tay thì đôi bờ thương nhớ mới được nối liền

“Qua cầu nhớ người” là nhớ cái ơn ấy, quý cái tình ấy, trọng cái chí khí ấy của những

người nông dân nghèo khổ nhưng hào hiệp

“Thương quá rau răm” lại phản ánh một vấn đề thời sự khác ở nông thôn hiện

nay (nhất là những vùng sâu, vùng xa) Đó là tình trạng thiếu trầm trọng giáo viên, bác

sĩ, các dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ tối thiểu cho cộng đồng dẫn đến nhiều cái chết

lãng nhách và thảm khốc của người dân Xứ cù lao Mút Cà Tha thật nghèo và tội

nghiệp như câu khẩu hiệu viết trên tường trạm xá của ông Tư Mốt, nghe xé lòng như

một lời thề: “Cương quyết chỉ chết vì già” Còn một điều đau lòng nữa là: “đám trẻ cù

lao đã được học hành nhưng chẳng đứa nào chịu quay về…” để cho xứ này mãi nghèo

đói và lạc hậu Bởi thế, hễ ai đến đây đều được bà con rất quý, nhưng những người

thầy giáo và bác sĩ lần lượt đến rồi đi bởi họ không chịu nổi cái khổ, cái buồn dù trong

lòng không phải ai cũng muốn bội bạc Mượn ý câu ca dao “Gió đưa cây cải về trời

Rau răm ở lại chịu lời đắng cay”, Nguyễn Ngọc Tư không chỉ muốn ám chỉ sự ra đi

của người con trai về chốn thị thành bỏ lại sau lưng người con gái nhỏ tội nghiệp, mà

ẩn sau đó là tiếng than cho số phận “rau răm” nhiều thiệt thòi của những người dân

nghèo xứ cù lao Họ dường như bị bỏ rơi, bị cô lập và hết lần này đến lần khác bị phụ

rẫy tình thương

Thế nhưng, bức tranh đau lòng nhất về thảm cảnh nghèo khổ của nông thôn

Nam Bộ lại được mô tả ở một khía cạnh hết sức lạ lùng trong truyện ngắn “X-năm một

ngàn chín trăm năm xưa” Hiện thực cuộc sống chen lẫn hiện thực tâm trạng, một

màu sắc u tối bao trùm lên những kiếp người nghèo khổ suốt đời ngụp lặn trong vũng

bùn của đời mình mà không thể thoát ra bởi một lẽ hết sức phi lý đó là: chính cái nghèo

Trang 32

lại là “cần câu cơm” của họ, lại được coi như là món quà của Thượng đế cần phải được

gìn giữ, nâng niu để kinh doanh Nghèo mà phải “an bần lạc đạo” để làm vui lòng

khách du lịch, những con người đến đây để thưởng lãm nỗi đau khổ, nhục nhã của

người khác như một trò tiêu khiển thấp hèn

Vấn đề đặt ra ở đây là cái việc kinh doanh du lịch này làm giàu cho ai? Tất

nhiên là không phải cho những người ở X, thậm chí nó còn làm khổ họ, đã đẩy họ rời

xa X, có khi bởi một lý do nghe thật buồn cười chẳng hạn như: “muốn trước lúc chết

trong nhà có cái tivi màu” Còn những người ở lại thì đau đớn, uất hận, tủi hổ cho kiếp

sống của mình Điều khiến người ta căm giận là ngay từ đầu, mục đích làm du lịch của

X đã lạ đời, không phải để khách tham quan phong cảnh, di tích lịch sử hay cái gì gì

đó…mà là để họ “bàng hoàng, ngây dại”, để họ “rơi tõm vào một vũng buồn, trong

vũng chứa một thứ bùn mát rượi và thơm ngọt mùi đồng bãi…”

Truyện ngắn này đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh những con người đứng

đầu một địa phương vạch ra những chiến lược kinh doanh xa lạ và bất nhẫn đối với

thân phận con người, đang tâm dìm X trở lại thời thượng cổ, đày đọa những con người

nghèo khổ ấy ngập ngụa trong sự thiếu thốn về vật chất và tổn thương về tinh thần, dồn

đuổi những con người khốn khổ phải rời bỏ quê hương, làm méo mó tình cảm của con

người Đừng để những ham muốn độc ác, hoang dại, hồn nhiên của con người trở nên

bình thường và được thỏa mãn một cách hợp pháp, đừng để những con người khốn khổ

ấy suốt đời phải chịu cảnh nhục nhã, cắn răng đem cái nghèo ra mua vui cho người để

kiếm miếng ăn Đó chính là tiếng kêu cứu tuyệt vọng thiết tha của X

Dẫu vẫn biết giống như bao miền quê khác trên đất nước Việt Nam, nông thôn

Nam Bộ còn đó rất nhiều vấn đề bức xúc cần giải quyết, còn đó nhiều mảnh đời đau

khổ và thiệt thòi cần chúng ta chia sẻ, thế nhưng góc nhìn của Nguyễn Ngọc Tư ở từng

truyện ngắn lại rất khác nhau, cách thức chị mổ xẻ và phân tích những vấn đề khác

nhau với những thái độ cũng rất khác nhau nên không hề gây cho người đọc cảm giác

nhàm chán hay trùng lắp

Trang 33

2.1.1.2 Môi trường sống của nông thôn Nam Bộ đang bị tàn phá nghiêm

trọng

Không phải đợi đến những năm 2000 này thì môi trường mới là vấn đề khiến

con người chúng ta quan tâm Bà mẹ thiên nhiên đã kêu cứu từ lâu khi những đứa con

của mình ngày càng mạnh mẽ và thông minh hơn trong việc khai thác một cách vô tội

vạ những nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình Dường

như con người hiện đại (nhất là những người trẻ tuổi) đã lãng quên bài học của cha ông

là phải biết sống gần gũi và thân thiện với thiên nhiên, bầu bạn với thiên nhiên như tri

âm tri kỷ:

“Thu ăn măng trúc đông ăn giá Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”

(Thú nhàn-Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Và cũng không phải ngẫu nhiên mà từ xa xưa người Việt lại có tín ngưỡng thờ

thần rừng, thần sông, thần suối, thần núi…Đó là một cách bày tỏ sự kính trọng và biết

ơn những thế lực siêu nhiên thần bí đã trợ lực cho công cuộc sinh tồn của con người

Đó là thái độ sống ân tình của một dân tộc hòa hiếu và biết lẽ trời lẽ người Thế nhưng,

dường như điều này ngày càng mai một trong tâm thức của con người hiện đại Hình

như chúng ta ngày càng mạnh mẽ hơn, thông minh hơn nhưng cũng hung hãn và u tối

hơn biết chừng nào

Là một con người nhạy cảm và biết quan sát tỉ mẩn cuộc sống xung quanh bằng

con mắt và trái tim của một người trong cuộc, Nguyễn Ngọc Tư đã viết một số truyện

ngắn và tạp văn để kêu cứu cho môi trường bằng ngòi bút lo âu đầy trách nhiệm của

một công dân chân chính Không to tát mấy nhưng bà mẹ và đứa con trai nhỏ trong tạp

văn “Món nợ không thể đòi” đã cho chúng ta thấy được khi thì nỗi xót xa cho thân

phận những con rồng rồng, những con cá có bầu bị phơi ra hàng ngày giữa chợ; khi thì

là sự lo âu trước thái độ thản nhiên của người đời, sự im lặng đồng lõa vô tư trước cái

Trang 34

ác của họ, hay có khi là sự trăn trở và thông cảm cho bà con mình chỉ vì miếng cơm

manh áo mà từ lâu đã đối xử hết sức tàn tệ với thiên nhiên

Có lẽ ý tưởng một ngọn núi có thể lở đến cụt ngọn chỉ trong vòng một buổi

chiều nghe có vẻ hoang đường, nhưng nó hoàn toàn có khả năng xảy ra với kỹ thuật gài

mìn phá đá tài tình của con người hiện đại Hãy lắng nghe đoạn đối thoại sau đây của

đứa bé và ông nội nó, những con người biết lắng nghe thiên nhiên bằng một khả năng

vô cùng đặc biệt trong truyện ngắn “Núi lở”:

“- Nội ơi, núi lở rồi

- Ờ, núi lở rồi, núi cũng giận, chứ sao?

- Chạy đi, nội Con dẫn nội chạy nghen Ở đây là chết đó

- Ờ, chết cũng được, chớ sao?”

Và người ông, con chốt thí trong cuộc trốn chạy của đôi vợ chồng bất nhân,

cũng không hề muốn ra đi khi núi bắt đầu cơn giận dữ cuồng nộ đứt toác đầy đớn đau

của mình Ông muốn sống chết với núi như một sự tạ tội cho lỗi lầm của những đứa

con Chỉ có ông nội là người “sụp lạy trước miếu thờ thần núi trong khi những người

thợ ngăn ngôi nhà thành những căn buồng tối” và chỉ có cậu bé, người có thể “thông

hiểu tiếng nói của loài vật” là những con người chịu nhiều thiệt thòi và đau đớn nhất

trong cơn núi lở này bởi họ đã chết, vĩnh viễn chết, dù sau này thằng bé có còn sống trơ

trơ bên cạnh cha mẹ nó đi chăng nữa

Nếu coi “núi lở” là có thật thì vấn đề được đặt ra ở đây là sự cảnh báo tình trạng

môi trường thiên nhiên đang bị tàn phá nghiêm trọng, bởi con người từ lâu đã không từ

bỏ bất cứ nguồn lợi nào để làm giàu cho mình, bất chấp hậu quả, thậm chí cả sinh

mạng Vì thế vấn nạn môi trường nóng hổi này đòi hỏi chúng ta phải có thái độ cư xử

bạn bè với thiên nhiên, chung sống hòa hợp và gìn giữ cho nhau, như thằng bé ngây

thơ coi “nhà của nó là khoảng sân kia, là những con đường đầy hoa cỏ dại kia” thì con

người họa may mới có thể tránh khỏi những hiểm họa tương tự như núi lở giáng xuống

đầu mình và con cháu của mình

Trang 35

Tuy nhiên, tác phẩm đậm đặc nhất dấu vết của thiên nhiên Nam Bộ đang bị tàn

phá chính là những đoạn văn miêu tả những cánh đồng khắc nghiệt trải qua biết bao

mùa mưa nắng mà những người chăn vịt chạy đồng thường lưu lạc trong truyện ngắn

“Cánh đồng bất tận” Ngay vào đầu tác phẩm, đập vào thị giác người đọc là những

màu sắc vàng úa, chết chóc đầy hiểm nguy và đe dọa của thiên nhiên: “Những cánh

đồng trở thành đô thị; những cánh đồng ngoa ngoắt thay đổi vị của nước, từ ngọt sang

mặn chát; những cánh đồng vắng bóng người, và lúa rày mọc hoang nhớ đau nhớ đớn

bàn chân xưa nghẽn trong bùn quánh giờ đang vất vơ kiếm sống ở thị thành Những

cánh đồng đó, đã hất hủi cây lúa (và gián tiếp từ chối đàn vịt) Đất dưới chân chúng

tôi bị thu hẹp dần.” Và rải rác đâu đó trong toàn bộ tác phẩm là hình ảnh một thiên

nhiên hung hãn, lúc nào cũng chực chờ gây tai họa cho con người: “Con kinh nhỏ nằm

vắt qua một cánh đồng rộng Và khi chúng tôi quyết định dừng lại, mùa hạn hung hãn

dường như cũng gom hết nắng đổ xuống nơi này Những cây lúa chết non trên đồng,

thân đã khô cong như tàn nhang chưa rụng, nắm vào bàn tay là nát vụn.” Không phải

vô tình mà Nguyễn Ngọc Tư thường mượn những cảnh tượng điêu tàn, hoang vắng của

thiên nhiên để dự báo những tai hoạ sắp xảy ra trong các tác phẩm của chị Thiên nhiên

bị tàn phá trong “Cánh đồng bất tận” có thể được hiểu như một hình ảnh ẩn dụ, một

ẩn dụ nghệ thuật đầy đe dọa và ám ảnh

2.1.1.3 Thái độ vô trách nhiệm và sự tha hóa của một số cán bộ lãnh đạo

Vấn đề chúng ta nêu ra ở đây là một thực trạng có thể diễn ra ở bất kì quốc gia

nào, không phân biệt thành thị hay nông thôn, bởi cái xấu xí, cái trì trệ của một bộ máy

lãnh đạo là điều không mấy hiếm hoi và xa lạ Đặc biệt ở những vùng nông thôn xa

xôi, hẻo lánh, trình độ dân trí thấp, đời sống còn nghèo nàn lạc hậu thì nguy cơ này

càng dễ xảy ra Riêng đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của cả nước,

thì vấn đề mùa màng lúa thóc là vấn đề quan trọng bậc nhất và do đó cũng dễ gây nên

những tổn thương lớn nếu như nhà nước chưa có những chính sách hợp lý hoặc chưa

quan tâm đúng mức đến những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nông dân “Lỡ

Trang 36

mùa” không chỉ là sự tiếc nuối một mùa lúa vuột qua tầm tay mà còn là nỗi đau của

một niềm hy vọng, một niềm tin nhỏ nhoi đã bị bóp nát bởi sự lạnh lùng, trễ nải của

một vị chủ tịch tỉnh Có đáng không khi một buổi họp được đánh đổi bởi một vụ mùa?

Thảm trạng của những người dân Trảng Cò như một hồi chuông cảnh báo về

những tai họa có thể xảy ra của những người nông dân thời hiện đại ở vựa lúa lớn nhất

nước Tự nhiên người dân đang yên ổn làm ăn thì nhà nước bắt nghỉ để lấy đất làm khu

du lịch sinh thái gì đó, người dân “ngơ ngác một chút, rồi buồn, tiếc như ai đó dứt

khúc ruột mình ra, nhưng tuyệt nhiên không cãi” Vấn đề phát sinh ở đây là có ai quan

tâm đến ý kiến của những người dân tội nghiệp ấy không? Có ai lắng nghe tâm tư của

họ không, trước khi quyết định một vấn đề thiết thân đối với đời sống của họ? Rồi họ

sẽ sinh sống bằng cách nào nếu phải bỏ nghề trồng lúa tự bao đời? Tuyệt nhiên không

thấy ai đề cập đến

Trong những truyện ngắn viết về sự tha hóa của con người nói chung chứ không

riêng gì của những “ông cán bộ”, Nguyễn Ngọc Tư đều bày tỏ thái độ bằng một giọng

điệu chua xót và đau đớn Có thể đó là sự tiếc nuối cho người anh hùng một thời trong

chiến đấu đã không cưỡng lại được những viên đạn bọc đường mà sa vào vòng lao lý,

phụ rẫy tấm lòng và niềm tin của những người yêu thương mình như Tư Đờ trong

truyện ngắn “Nỗi buồn rất lạ” Hay đó là tình huống một vị cán bộ xã đã thỏa thuận

“hợp đồng thân xác” với cô gái điếm để “cho qua” một đàn vịt khi đang truy quét quyết

liệt dịch cúm gia cầm trong truyện ngắn“Cánh đồng bất tận” Hết thảy đều trần trụi,

chân thật, thậm chí nó còn thật hơn chính cuộc sống bởi sự phơi bày ở đây hàm chứa

một sự cảm thông cho hoàn cảnh của những “nạn nhân” thấp cổ bé họng, phải chống

chọi một mình trước những thế lực hắc ám mà ánh sáng công lý chắc còn lâu mới soi

rọi tới họ

Dĩ nhiên những tình huống tha hoá, những cảnh ngộ oan trái nêu trên không

phải là tình hình phổ biến ở nông thôn Nam Bộ, đó chỉ là những khoảng tối nhỏ nhoi

trong đời sống thường nhật Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là chúng ta buông

Trang 37

tay để nó mặc nhiên tồn tại, bởi cái xấu, cái ác luôn tiềm tàng một sức mạnh khôn

lường Những truyện ngắn mang tính thời sự tố cáo ấy của Nguyễn Ngọc Tư quả có

một sức nặng đáng kể để công phá vào những thành trì hết sức nhạy cảm này Tỉnh táo

nhưng ân tình, nhẹ nhàng nhưng quyết liệt, ngòi bút của chị như một mũi khoan, qua

từng chặng viết đã đi sâu vào bản chất của vấn đề để người đọc thêm căn phẫn trước

cái xấu và biết trân trọng hơn công lý ở trên đời

2.1.1.4 Lịch sử và vết thương chiến tranh vẫn còn in dấu trong tâm tư con

người Nam Bộ

Như chúng ta đều biết, chiếm số lượng lớn nhất trong bộ tổng tập lịch sử Việt

Nam là những trang ly loạn, bởi đất nước này phải gánh chịu số phận “sáng chắn bão

giông, chiều ngăn nắng lửa” (Đất nước) từ thuở khai sinh Chiến tranh kéo dài dai

dẳng hằng bao thế kỉ, chiến tranh đi qua biết bao thế hệ, để lại nỗi đau thương và mất

mát cho biết bao con người

Được sinh ra một năm sau ngày giải phóng, có thể nói Nguyễn Ngọc Tư là thế

hệ đầu tiên ở Việt Nam không biết đến khói lửa chiến tranh Nhưng điều đó không có

nghĩa là chị không hề có chút khái niệm gì về nó, bởi gia đình Nguyễn Ngọc Tư là một

gia đình yêu nước, đã làm tròn nghĩa vụ của mình trong cuộc kháng chiến của dân tộc

nên ít nhiều tâm hồn của Nguyễn Ngọc Tư cũng được tắm tưới trong niềm kiêu hãnh

vinh quang đó “Ngọn đèn không tắt” là một trong những truyện ngắn đầu tay tươi rói

tinh thần lạc quan và thể hiện một cái nhìn về lịch sử hết sức trong sáng và chân thành

của chị Lịch sử không bao giờ bị lãng quên, bởi tuy cuộc khởi nghĩa đó xảy ra lâu lắm,

có người nhớ, người không, nhưng cái người không nhớ cũng nhớ được hai ngày:

Ngày thứ nhất là ngày giỗ chung của những người khởi nghĩa bị giặc bắn ngoài chợ,

ngày thứ hai là ngày xã tổ chức buổi lễ kỉ niệm đó một cách trang trọng Tiếp bước ông

nội một cách tự nhiên, Tươi kể lại chuyện của nó, của ông nội, của những người xóm

Rạch Ruộng bằng lời của ba nó, ông nội nó, của lịch sử nhưng lời của nó có sức cuốn

hút khác người bởi có sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, có sự mềm mại của một người con

Trang 38

gái Hình ảnh nhân vật lịch sử là “thầy” trở nên gần gũi hơn, “con người” hơn qua lời

kể của con Tươi, đại diện cho tiếng nói và cái nhìn lịch sử của một thế hệ còn rất trẻ,

rất xa chiến tranh nhưng không hề mơ hồ hay ảo tưởng về nó

Qua nhân vật Tươi, chúng ta thấy cái nhìn đối với lịch sử, nhân vật lịch sử của

Nguyễn Ngọc Tư thật nhẹ nhàng, thiên về những góc khuất đời tư, tình cảm, đầy nữ

tính Cách nhìn nhận lịch sử ấy của chị trong trẻo và đầy niềm tin, nó hồn hiên và vững

bền như “ngọn đèn không tắt”, như lịch sử của dân tộc không bao giờ bị lãng quên

“Ngọn đèn không tắt” thắp sáng trong ta một niềm tin vững chắc là lịch sử của

ông cha vẫn còn khiến những con người ngày nay xúc động và nâng niu Những người

anh hùng ấy không chết cho đến chừng nào nhân dân vẫn còn nhớ đến họ Lòng yêu

nước, tinh thần chiến đấu ấy đã và sẽ được di truyền cho các thế hệ cháu con như ngọn

hải đăng không bao giờ tắt, cháy hoài, cháy hoài để thực hiện trọng trách soi chiếu và

dẫn đường của mình

Như một lẽ tất yếu trong một cuộc chiến tranh, dù là người thắng hay kẻ bại thì

bên nào cũng phải gánh chịu những đau thương, tổn thất Những vết thương chiến

tranh ấy âm ỉ trong mỗi con người Việt Nam, trong mỗi gia đình Việt Nam và có thể

bất chợt, vô tình gây nên những bi kịch, những thương tổn dữ dội như trong truyện

ngắn “Vết chim trời” Chiến tranh tưởng đã lùi xa bỗng trở về trong một buổi trưa

tháng Mười, trong cơn mơ của bà nội, trong những giọt nước mắt tức tưởi của nội,

trong cơn giận dữ đớn đau của nội: “Sao bây lại bắn Út Hơn của má?” Và thế là ngay

khi người mẹ già cả, lú lẫn ấy thức dậy trong mình kí ức về cái chết của đứa con Út thì

lập tức làm chết trong hiện tại đứa con trưởng là thằng Hai Rồi bà nhanh chóng quên

ngay chuyện này (hay có thể bà chôn nó trong lòng một cách vô thức), nhưng mãi mãi

cái buổi trưa ấy không trôi qua được Nó đứng lại Và đến hai tháng sau thì nhân vật

“thằng Hai” vẫn không sống lại được Ông đau buồn, sợ hãi, hối hận xen lẫn hoang

mang: “Có khi nào mình bắn thằng Út không?” Câu hỏi đó luôn dày vò và làm ông

héo hon, mặc dù ông vẫn ý thức rất rõ: “đôi khi người ta phải trả giá lớn dù chỉ mang

Trang 39

một lỗi lầm nhỏ” Ông Hai sống triền miên trong sự chịu đựng, khắc khoải bởi ý nghĩ

cay đắng: “Có thật mình đã bắn đứa em ruột thịt của mình?”

Và vết thương này “di truyền” sang cả thế hệ sau, sang nhân vật “tôi”, con ông

Hai và Vĩnh, con trai của chú Út, khi “tôi bị thằng Vĩnh day ngang, không đếm xỉa gì

nữa vì một cuộc chiến tranh không mắc mớ tới tôi, tới nó” Vĩnh và “tôi” cùng đau đớn

vì câu nói của nội, vì một nỗi hoài nghi khủng khiếp trong lòng “ba tôi” và trong “tôi”,

là cả một trời thắc mắc vì đâu mà hai tiếng “anh em” được Vĩnh nhại lại một cách khô

khan như vậy?

Chiến tranh tưởng đã đi qua rất lâu và mất dấu nhưng dư chấn của nó trong tâm

hồn người Nam Bộ nói riêng và người Việt Nam nói chung còn ghê gớm, khi nhân vật

bà nội: “ngủ trưa, mặt nhiều khi cau lại, nhiều khi rên khẽ, dường như những cơn

chiêm bao đang tàn phá sự sống của bà”, hay cha nhân vật “tôi” với “gương mặt quắt

quay, bàn tay như những vụn xương khô, cứng quèo…” bởi ý nghĩ có phải mình đã bắn

em mình, còn hai đứa trẻ thì từ buổi trưa nghe được câu nói đó của nội chúng nó không

sao lại vui vẻ, hồn nhiên chơi đùa như những buổi trưa xưa Như vậy, bằng cách riêng

của mình, chiến tranh không chỉ là chết chóc, là tàn phá mà nó còn có khả năng gây ám

ảnh, thậm chí làm tổn thương tâm hồn và tình cảm của con người “Vết chim trời”

cũng đưa ra một lời cảnh báo đầy ẩn ý là quá khứ đau thương có thể đe dọa cuộc sống

hiện tại nên chúng ta cần phải có thái độ bao dung hơn với những con người trót lầm

đường lạc lối vì có thể họ không đáng bị trừng trị và trả giá nặng nề như thế

Cũng là một truyện ngắn lấy cảm hứng từ những ám ảnh của cuộc chiến khốc

liệt đã qua nhưng “Chuyện vui điện ảnh” lại được Nguyễn Ngọc Tư khai thác ở một

khía cạnh khác: cười mà đau Chuyện tưởng không có gì khi chú Sa hiền lành được hết

thảy bà con lối xóm yêu quý nhận lời đóng vai tên thiếu uý ác ôn trong một bộ phim

Ban đầu bà con cả xóm ủng hộ giúp chú tập cho tròn vai nhưng tới khi phim được trình

chiếu thì bà con tẩy chay chú vì: “người ta quên chú Sa ở xóm Cựa Gà đi, còn lại

thằng Cón ác ôn” Vậy là “Chuyện vui điện ảnh” rốt cuộc ra là chuyện buồn, là tai nạn

Trang 40

đớn đau của một diễn viên không chuyên tài năng, bởi chỉ vì cái bộ phim mắc dịch mà

chuyện tình duyên của chú bị ngăn trở, bị bà con lối xóm hiểu lầm Phải chăng vì chú

Sa đóng vai ác quá hay hay là vì chiến tranh với bộ mặt hung ác, xấu xa vẫn chưa lùi

xa, vẫn ám ảnh khôn nguôi trong lòng những người dân Cựa Gà, cho nên khi nó hiển

hiện cụ thể qua vai diễn của chú Sa thì chú bỗng nhiên trở thành một biểu tượng dễ

cảm nhận nhất của cái ác và phải bị “vạ lây”

Truyện ngắn này còn chứng tỏ một thực trạng: đa số người dân Việt Nam vẫn

còn bị bóng đen của chiến tranh ám ảnh nên họ đặc biệt nhạy cảm với cái ác, họ ngần

ngại và ác cảm với những người hiện thân của cái ác (dù chỉ là trong phim ảnh) Sự

phân định rạch ròi thiện và ác, tốt và xấu trong tư tưởng đã dẫn đến thái độ rạch ròi với

nó trong cuộc sống hàng ngày, mà riêng trường hợp này là ngây thơ và lầm lẫn, nhưng

nó cũng làm cho ít nhất một người bị tổn thương dẫu chẳng có lỗi lầm

Hiện thực quê hương vốn là nguồn cảm hứng sáng tác phổ biến của nhiều tác

phẩm văn học bởi đó là tiếng nói cất lên từ trái tim, là tiếng vọng từ nơi yêu dấu nhất

của mỗi người nghệ sĩ và tùy vào “tạng” khác nhau của mỗi người nó sẽ chi phối đến

nội dung và giọng điệu của tác phẩm Hiền lành và nhỏ nhẹ, ấy chính là cảm giác khi

chúng ta thoáng đọc qua những truyện ngắn viết về hiện thực Nam Bộ của Nguyễn

Ngọc Tư Thế nhưng đọc kĩ tác phẩm chúng ta sẽ thấy ẩn đằng sau là một thái độ hết

sức quyết liệt, một trái tim vô cùng tinh tế để có thể cảm nhận sâu sắc từng ngóc ngách

nỗi đau của những vết thương tưởng đã lành kín miệng của con người, mà có lẽ chỉ có

những tác giả có tài và có tâm mới làm được và theo ý kiến của chúng tôi thì Nguyễn

Ngọc Tư là một trường hợp như thế

2.1.2 Cảm hứng về con người Nam Bộ

Nguyễn Ngọc Tư viết nhiều và viết hay về quê hương và con người Nam Bộ ở

thời hiện đại (trong so sánh với Sơn Nam là thời cha ông đi khẩn hoang và thời kháng

chiến) như ca ngợi những truyền thống lịch sử tốt đẹp, những vẻ đẹp hiển hiện và tiềm

ẩn của con người Nam Bộ trong đời sống thường nhật Chữ “tình” và chữ “lòng” là nét

Ngày đăng: 11/04/2013, 15:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, NXB Tác phẩm mới, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học và phê bình
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB Tác phẩm mới
Năm: 1984
2. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia HN
Năm: 1999
3. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí văn học số 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 1998
4. Trần Hoà Bình - Lê Duy - Văn Giá (1999), Bình văn, NXB Giáo Dục, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình văn
Tác giả: Trần Hoà Bình - Lê Duy - Văn Giá
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 1999
5. Nam Chi (1996), Người nông dân trong truyện ngắn miền Nam, Tạp chí văn học số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người nông dân trong truyện ngắn miền Nam
Tác giả: Nam Chi
Năm: 1996
6. Nam Cao (1986), Truyện ngắn chọn lọc, Hội văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn chọn lọc
Tác giả: Nam Cao
Năm: 1986
7. Nguyễn Minh Châu (1999), Tuyển tập truyện ngắn, NXB Văn học, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập truyện ngắn
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1999
8. Lê Tư Chỉ (1996), Để phân tích một tác phẩm truyện ngắn, NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để phân tích một tác phẩm truyện ngắn
Tác giả: Lê Tư Chỉ
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 1996
9. Vũ Khắc Chương (2000), Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Nam Cao, NXB Văn học, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Nam Cao
Tác giả: Vũ Khắc Chương
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2000
10. Chu Xuân Diên (1999), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB ĐHQG, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở văn hoá Việt Nam
Tác giả: Chu Xuân Diên
Nhà XB: NXB ĐHQG
Năm: 1999
11. Nguyễn Văn Dân (Biên dịch và giới thiệu) (1991), Văn học - Nghệ thuật và sự tiếp nhận, Viện thông tin khoa học xã hội, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học - Nghệ thuật và sự tiếp nhận
Tác giả: Nguyễn Văn Dân (Biên dịch và giới thiệu)
Năm: 1991
12. Đăng Dung - Nguyễn Cương (chủ biên) (1990), Các vấn đề của Khoa học văn học, NXB KHXH, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các vấn đề của Khoa học văn học
Tác giả: Đăng Dung - Nguyễn Cương (chủ biên)
Nhà XB: NXB KHXH
Năm: 1990
13. Trần Thanh Địch, (1998), Tìm hiểu truyện ngắn, NXB Tác phẩm mới, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu truyện ngắn
Tác giả: Trần Thanh Địch
Nhà XB: NXB Tác phẩm mới
Năm: 1998
14. Hà Minh Đức (chủ biên) (1998), Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn nói về tác phẩm
Tác giả: Hà Minh Đức (chủ biên)
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1998
15. Hà Minh Đức (chủ biên) (2002), Lý luận văn học, NXB GD, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (chủ biên)
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2002
16. Đoàn Giỏi (2002), Đất rừng phương Nam, NXB Văn hoá thông tin, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất rừng phương Nam
Tác giả: Đoàn Giỏi
Nhà XB: NXB Văn hoá thông tin
Năm: 2002
17. Nguyễn Hải Hà –Lê Thị Bình (1995), Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, Chương trình KX.07, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám
Tác giả: Nguyễn Hải Hà –Lê Thị Bình
Năm: 1995
18. Lê Bá Hán -Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, NXBGD, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán -Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: NXBGD
Năm: 1992
19. Nguyễn Văn Hạnh (1966), “Suy nghĩ về truyện ngắn”, Tạp chí văn học số 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Suy nghĩ về truyện ngắn
Tác giả: Nguyễn Văn Hạnh
Năm: 1966
20. Nguyễn Văn Hạnh (1979), Suy nghĩ về văn học, NXB GD, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy nghĩ về văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Hạnh
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1979

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w