Cảm hứng về hiện thực đời sống Nam Bộ

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 30 - 40)

2.1.1.1. Hiện thực thiếu thốn của nông thôn Nam Bộ trên các lĩnh vực y tế, giao thông, giáo dục…

Một trong những nỗi bức xúc nhất từ bao đời của khu vực đồng bằng sông Cửu Long mà chúng ta đều biết ấy chính là vấn đề “dòng sông và những chiếc cầu”, đến độ

nó đã đi vào thơ ca xứ sở này như một đề tài “kinh điển”, chẳng hạn như:

“Vì sông nên phải lụy thuyền

Chứ nhưđường liền ai phải lụy ai?”

Những tưởng đó chỉ là vấn đề kinh tế, xã hội ở tầm vĩ mô, thế nhưng nó cũng hàm chứa ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc nếu nhưđược nhìn nhận qua lăng kính của văn học, cụ thể ở đây là trong truyện ngắn “Qua cu nh người”. Nóng bỏng và bức xúc lắm thay khi ở xã Đội Đỏ anh hùng mà lại không có cầu bắc qua sông Dài, một khúc sông không rộng lắm, chỉ độ bốn mươi sáu cái sải. Và cái mơ ước đó chỉ được thực

hiện khi Hai Nhỏ cầm cố hết đất vườn để tự nguyện xây cầu. Tại sao chỉ có một cây cầu nhỏ bắc qua một khúc sông nhỏ mà lại trở thành ước mơ xa vời như vậy với chừng

ấy con người ngay giữa thời hiện đại? Tại sao chính quyền địa phương không giải quyết mà phải đợi cho đến khi những con người dám nghĩ dám làm, không toan tính thiệt hơn như Hai Nhỏ, Năm Hiệp ra tay thì đôi bờ thương nhớ mới được nối liền.

Qua cu nh người” là nhớ cái ơn ấy, quý cái tình ấy, trọng cái chí khí ấy của những người nông dân nghèo khổ nhưng hào hiệp.

“Thương quá rau răm” lại phản ánh một vấn đề thời sự khác ở nông thôn hiện nay (nhất là những vùng sâu, vùng xa). Đó là tình trạng thiếu trầm trọng giáo viên, bác sĩ, các dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ tối thiểu cho cộng đồng dẫn đến nhiều cái chết lãng nhách và thảm khốc của người dân. Xứ cù lao Mút Cà Tha thật nghèo và tội nghiệp như câu khẩu hiệu viết trên tường trạm xá của ông Tư Mốt, nghe xé lòng như

một lời thề: “Cương quyết chỉ chết vì già”. Còn một điều đau lòng nữa là: “đám trẻ cù lao đã được học hành nhưng chẳng đứa nào chịu quay về…”để cho xứ này mãi nghèo

đói và lạc hậu. Bởi thế, hễ ai đến đây đều được bà con rất quý, nhưng những người thầy giáo và bác sĩ lần lượt đến rồi đi bởi họ không chịu nổi cái khổ, cái buồn dù trong lòng không phải ai cũng muốn bội bạc. Mượn ý câu ca dao “Gió đưa cây cải về trời. Rau răm ở lại chịu lời đắng cay”, Nguyễn Ngọc Tư không chỉ muốn ám chỉ sự ra đi của người con trai về chốn thị thành bỏ lại sau lưng người con gái nhỏ tội nghiệp, mà

ẩn sau đó là tiếng than cho số phận “rau răm” nhiều thiệt thòi của những người dân nghèo xứ cù lao. Họ dường như bị bỏ rơi, bị cô lập và hết lần này đến lần khác bị phụ

rẫy tình thương.

Thế nhưng, bức tranh đau lòng nhất về thảm cảnh nghèo khổ của nông thôn Nam Bộ lại được mô tảở một khía cạnh hết sức lạ lùng trong truyện ngắn “X-năm mt ngàn chín trăm năm xưa”. Hiện thực cuộc sống chen lẫn hiện thực tâm trạng, một màu sắc u tối bao trùm lên những kiếp người nghèo khổ suốt đời ngụp lặn trong vũng bùn của đời mình mà không thể thoát ra bởi một lẽ hết sức phi lý đó là: chính cái nghèo

lại là “cần câu cơm” của họ, lại được coi như là món quà của Thượng đế cần phải được gìn giữ, nâng niu để kinh doanh. Nghèo mà phải “an bần lạc đạo” để làm vui lòng khách du lịch, những con người đến đây để thưởng lãm nỗi đau khổ, nhục nhã của người khác như một trò tiêu khiển thấp hèn.

Vấn đề đặt ra ở đây là cái việc kinh doanh du lịch này làm giàu cho ai? Tất nhiên là không phải cho những người ở X, thậm chí nó còn làm khổ họ, đã đẩy họ rời xa X, có khi bởi một lý do nghe thật buồn cười chẳng hạn như: “muốn trước lúc chết trong nhà có cái tivi màu”. Còn những người ở lại thì đau đớn, uất hận, tủi hổ cho kiếp sống của mình. Điều khiến người ta căm giận là ngay từđầu, mục đích làm du lịch của X đã lạ đời, không phải để khách tham quan phong cảnh, di tích lịch sử hay cái gì gì

đó…mà là để họ “bàng hoàng, ngây dại”, để họ “rơi tõm vào một vũng buồn, trong vũng chứa một thứ bùn mát rượi và thơm ngọt mùi đồng bãi…”.

Truyện ngắn này đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh những con người đứng

đầu một địa phương vạch ra những chiến lược kinh doanh xa lạ và bất nhẫn đối với thân phận con người, đang tâm dìm X trở lại thời thượng cổ, đày đọa những con người nghèo khổấy ngập ngụa trong sự thiếu thốn về vật chất và tổn thương về tinh thần, dồn

đuổi những con người khốn khổ phải rời bỏ quê hương, làm méo mó tình cảm của con người. Đừng để những ham muốn độc ác, hoang dại, hồn nhiên của con người trở nên bình thường và được thỏa mãn một cách hợp pháp, đừng để những con người khốn khổ ấy suốt đời phải chịu cảnh nhục nhã, cắn răng đem cái nghèo ra mua vui cho người để

kiếm miếng ăn. Đó chính là tiếng kêu cứu tuyệt vọng thiết tha của X.

Dẫu vẫn biết giống như bao miền quê khác trên đất nước Việt Nam, nông thôn Nam Bộ còn đó rất nhiều vấn đề bức xúc cần giải quyết, còn đó nhiều mảnh đời đau khổ và thiệt thòi cần chúng ta chia sẻ, thế nhưng góc nhìn của Nguyễn Ngọc Tưở từng truyện ngắn lại rất khác nhau, cách thức chị mổ xẻ và phân tích những vấn đề khác nhau với những thái độ cũng rất khác nhau nên không hề gây cho người đọc cảm giác nhàm chán hay trùng lắp.

2.1.1.2. Môi trường sống của nông thôn Nam Bộ đang bị tàn phá nghiêm trọng

Không phải đợi đến những năm 2000 này thì môi trường mới là vấn đề khiến con người chúng ta quan tâm. Bà mẹ thiên nhiên đã kêu cứu từ lâu khi những đứa con của mình ngày càng mạnh mẽ và thông minh hơn trong việc khai thác một cách vô tội vạ những nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình. Dường như con người hiện đại (nhất là những người trẻ tuổi) đã lãng quên bài học của cha ông là phải biết sống gần gũi và thân thiện với thiên nhiên, bầu bạn với thiên nhiên như tri âm tri kỷ:

“Thu ăn măng trúc đông ăn giá Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”

(Thú nhàn-Nguyn Bnh Khiêm)

Và cũng không phải ngẫu nhiên mà từ xa xưa người Việt lại có tín ngưỡng thờ

thần rừng, thần sông, thần suối, thần núi…Đó là một cách bày tỏ sự kính trọng và biết

ơn những thế lực siêu nhiên thần bí đã trợ lực cho công cuộc sinh tồn của con người.

Đó là thái độ sống ân tình của một dân tộc hòa hiếu và biết lẽ trời lẽ người. Thế nhưng, dường như điều này ngày càng mai một trong tâm thức của con người hiện đại. Hình như chúng ta ngày càng mạnh mẽ hơn, thông minh hơn nhưng cũng hung hãn và u tối hơn biết chừng nào.

Là một con người nhạy cảm và biết quan sát tỉ mẩn cuộc sống xung quanh bằng con mắt và trái tim của một người trong cuộc, Nguyễn Ngọc Tư đã viết một số truyện ngắn và tạp văn để kêu cứu cho môi trường bằng ngòi bút lo âu đầy trách nhiệm của một công dân chân chính. Không to tát mấy nhưng bà mẹ và đứa con trai nhỏ trong tạp văn “Món n không th đòi” đã cho chúng ta thấy được khi thì nỗi xót xa cho thân phận những con rồng rồng, những con cá có bầu bị phơi ra hàng ngày giữa chợ; khi thì là sự lo âu trước thái độ thản nhiên của người đời, sự im lặng đồng lõa vô tư trước cái

ác của họ, hay có khi là sự trăn trở và thông cảm cho bà con mình chỉ vì miếng cơm manh áo mà từ lâu đã đối xử hết sức tàn tệ với thiên nhiên.

Có lẽ ý tưởng một ngọn núi có thể lở đến cụt ngọn chỉ trong vòng một buổi chiều nghe có vẻ hoang đường, nhưng nó hoàn toàn có khả năng xảy ra với kỹ thuật gài mìn phá đá tài tình của con người hiện đại. Hãy lắng nghe đoạn đối thoại sau đây của

đứa bé và ông nội nó, những con người biết lắng nghe thiên nhiên bằng một khả năng vô cùng đặc biệt trong truyện ngắn “Núi l:

“- Nội ơi, núi lở rồi.

- Ờ, núi lở rồi, núi cũng giận, chứ sao?

- Chạy đi, nội. Con dẫn nội chạy nghen. Ởđây là chết đó. - Ờ, chết cũng được, chớ sao?”

Và người ông, con chốt thí trong cuộc trốn chạy của đôi vợ chồng bất nhân, cũng không hề muốn ra đi khi núi bắt đầu cơn giận dữ cuồng nộ đứt toác đầy đớn đau của mình. Ông muốn sống chết với núi như một sự tạ tội cho lỗi lầm của những đứa con. Chỉ có ông nội là người “sụp lạy trước miếu thờ thần núi trong khi những người thợ ngăn ngôi nhà thành những căn buồng tối” và chỉ có cậu bé, người có thể “thông hiểu tiếng nói của loài vật” là những con người chịu nhiều thiệt thòi và đau đớn nhất trong cơn núi lở này bởi họđã chết, vĩnh viễn chết, dù sau này thằng bé có còn sống trơ

trơ bên cạnh cha mẹ nó đi chăng nữa.

Nếu coi “núi lở” là có thật thì vấn đềđược đặt ra ởđây là sự cảnh báo tình trạng môi trường thiên nhiên đang bị tàn phá nghiêm trọng, bởi con người từ lâu đã không từ

bỏ bất cứ nguồn lợi nào để làm giàu cho mình, bất chấp hậu quả, thậm chí cả sinh mạng. Vì thế vấn nạn môi trường nóng hổi này đòi hỏi chúng ta phải có thái độ cư xử

bạn bè với thiên nhiên, chung sống hòa hợp và gìn giữ cho nhau, như thằng bé ngây thơ coi “nhà của nó là khoảng sân kia, là những con đường đầy hoa cỏ dại kia” thì con người họa may mới có thể tránh khỏi những hiểm họa tương tự như núi lở giáng xuống

Tuy nhiên, tác phẩm đậm đặc nhất dấu vết của thiên nhiên Nam Bộ đang bị tàn phá chính là những đoạn văn miêu tả những cánh đồng khắc nghiệt trải qua biết bao mùa mưa nắng mà những người chăn vịt chạy đồng thường lưu lạc trong truyện ngắn

“Cánh đồng bt tn”. Ngay vào đầu tác phẩm, đập vào thị giác người đọc là những màu sắc vàng úa, chết chóc đầy hiểm nguy và đe dọa của thiên nhiên: “Những cánh

đồng trở thành đô thị; những cánh đồng ngoa ngoắt thay đổi vị của nước, từ ngọt sang mặn chát; những cánh đồng vắng bóng người, và lúa rày mọc hoang nhớ đau nhớ đớn bàn chân xưa nghẽn trong bùn quánh giờ đang vất vơ kiếm sống ở thị thành. Những cánh đồng đó, đã hất hủi cây lúa (và gián tiếp từ chối đàn vịt). Đất dưới chân chúng tôi bị thu hẹp dần.” Và rải rác đâu đó trong toàn bộ tác phẩm là hình ảnh một thiên nhiên hung hãn, lúc nào cũng chực chờ gây tai họa cho con người: “Con kinh nhỏ nằm vắt qua một cánh đồng rộng. Và khi chúng tôi quyết định dừng lại, mùa hạn hung hãn dường như cũng gom hết nắng đổ xuống nơi này. Những cây lúa chết non trên đồng, thân đã khô cong như tàn nhang chưa rụng, nắm vào bàn tay là nát vụn.”. Không phải vô tình mà Nguyễn Ngọc Tư thường mượn những cảnh tượng điêu tàn, hoang vắng của thiên nhiên để dự báo những tai hoạ sắp xảy ra trong các tác phẩm của chị. Thiên nhiên bị tàn phá trong “Cánh đồng bt tn” có thể được hiểu như một hình ảnh ẩn dụ, một

ẩn dụ nghệ thuật đầy đe dọa và ám ảnh.

2.1.1.3. Thái độ vô trách nhiệm và sự tha hóa của một số cán bộ lãnh đạo

Vấn đề chúng ta nêu ra ở đây là một thực trạng có thể diễn ra ở bất kì quốc gia nào, không phân biệt thành thị hay nông thôn, bởi cái xấu xí, cái trì trệ của một bộ máy lãnh đạo là điều không mấy hiếm hoi và xa lạ. Đặc biệt ở những vùng nông thôn xa xôi, hẻo lánh, trình độ dân trí thấp, đời sống còn nghèo nàn lạc hậu thì nguy cơ này càng dễ xảy ra. Riêng đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của cả nước, thì vấn đề mùa màng lúa thóc là vấn đề quan trọng bậc nhất và do đó cũng dễ gây nên những tổn thương lớn nếu như nhà nước chưa có những chính sách hợp lý hoặc chưa quan tâm đúng mức đến những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nông dân. “L

mùa” không chỉ là sự tiếc nuối một mùa lúa vuột qua tầm tay mà còn là nỗi đau của một niềm hy vọng, một niềm tin nhỏ nhoi đã bị bóp nát bởi sự lạnh lùng, trễ nải của một vị chủ tịch tỉnh. Có đáng không khi một buổi họp được đánh đổi bởi một vụ mùa? Thảm trạng của những người dân Trảng Cò như một hồi chuông cảnh báo về

những tai họa có thể xảy ra của những người nông dân thời hiện đại ở vựa lúa lớn nhất nước. Tự nhiên người dân đang yên ổn làm ăn thì nhà nước bắt nghỉđể lấy đất làm khu du lịch sinh thái gì đó, người dân “ngơ ngác một chút, rồi buồn, tiếc như ai đó dứt khúc ruột mình ra, nhưng tuyệt nhiên không cãi”. Vấn đề phát sinh ở đây là có ai quan tâm đến ý kiến của những người dân tội nghiệp ấy không? Có ai lắng nghe tâm tư của họ không, trước khi quyết định một vấn đề thiết thân đối với đời sống của họ? Rồi họ

sẽ sinh sống bằng cách nào nếu phải bỏ nghề trồng lúa tự bao đời? Tuyệt nhiên không thấy ai đề cập đến.

Trong những truyện ngắn viết về sự tha hóa của con người nói chung chứ không riêng gì của những “ông cán bộ”, Nguyễn Ngọc Tưđều bày tỏ thái độ bằng một giọng

điệu chua xót và đau đớn. Có thểđó là sự tiếc nuối cho người anh hùng một thời trong chiến đấu đã không cưỡng lại được những viên đạn bọc đường mà sa vào vòng lao lý, phụ rẫy tấm lòng và niềm tin của những người yêu thương mình như Tư Đờ trong truyện ngắn “Ni bun rt l. Hay đó là tình huống một vị cán bộ xã đã thỏa thuận “hợp đồng thân xác” với cô gái điếm để “cho qua” một đàn vịt khi đang truy quét quyết liệt dịch cúm gia cầm trong truyện ngắn“Cánh đồng bt tn”. Hết thảy đều trần trụi, chân thật, thậm chí nó còn thật hơn chính cuộc sống bởi sự phơi bày ở đây hàm chứa một sự cảm thông cho hoàn cảnh của những “nạn nhân” thấp cổ bé họng, phải chống chọi một mình trước những thế lực hắc ám mà ánh sáng công lý chắc còn lâu mới soi rọi tới họ.

Dĩ nhiên những tình huống tha hoá, những cảnh ngộ oan trái nêu trên không phải là tình hình phổ biến ở nông thôn Nam Bộ, đó chỉ là những khoảng tối nhỏ nhoi trong đời sống thường nhật. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là chúng ta buông

tay để nó mặc nhiên tồn tại, bởi cái xấu, cái ác luôn tiềm tàng một sức mạnh khôn lường. Những truyện ngắn mang tính thời sự tố cáo ấy của Nguyễn Ngọc Tư quả có một sức nặng đáng kểđể công phá vào những thành trì hết sức nhạy cảm này. Tỉnh táo nhưng ân tình, nhẹ nhàng nhưng quyết liệt, ngòi bút của chị như một mũi khoan, qua từng chặng viết đã đi sâu vào bản chất của vấn đề để người đọc thêm căn phẫn trước cái xấu và biết trân trọng hơn công lý ở trên đời.

2.1.1.4. Lịch sử và vết thương chiến tranh vẫn còn in dấu trong tâm tư con người Nam Bộ

Như chúng ta đều biết, chiếm số lượng lớn nhất trong bộ tổng tập lịch sử Việt

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)