Ngôn ngữ và giọng điệu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 105)

3.4.1. Ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Như đã trình bày ở chương giới thiệu khái quát, truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

rặt ròng một ngôn ngữ Nam Bộ. Nếu so với những sáng tác của Hồ Biểu Chánh hồi đầu thế kỉ 20, hay những tập truyện ngắn giai đoạn sau này của Sơn Nam, ngôn ngữ truyện Nguyễn Ngọc Tư không còn nhiều những từ ngữ mang phong vị xưa cũ khá khó hiểu mà đã tươi mới hơn rất nhiều, tuy nhiên nó vẫn lưu giữ được cái thần thái của ngôn ngữ miệt vườn. Điều này cũng dễ hiểu vì Nguyễn Ngọc Tư là một cây bút trẻ, ra đời và sáng tác khi ngôn ngữ Nam Bộđã thoát xác khỏi giai đoạn hoài thai và thô mộc của cái gọi là “phương ngữ Nam Bộ” để “trưởng thành” hơn và bắt đầu có những đóng góp

trải qua hơn 300 năm phát triển và giao lưu với nhiều ngôn ngữ từ những nền văn hoá khác nhau đã tựđiều chỉnh và sáng tạo từ trong lòng của nó những cái hay, cái mới, để

một mặt làm giàu thêm vốn liếng cho mình, mặt khác gọt dũa những gì còn thô mộc và xù xì để nó ngày càng sáng rõ hơn, uyển chuyển hơn. Ởđây chúng tôi muốn đề cập đến sự giao lưu với văn hoá Trung Hoa, Chăm, Khơme từ hồi cha ông ta mới khẩn hoang khu vực này cho đến hồi đầu thế kỉ 19 khi có sự giao lưu với văn hoá phương Tây (cụ

thể là Pháp), thể hiện qua hiện tượng nhiều từ ngữ và thậm chí là thành ngữ, tục ngữ, ca dao, điệu hát, câu hò, hay địa danh của người Việt xứ này có những từ dạng phiên âm hay nói trại ra từ tiếng Khơme, tiếng Tàu hay tiếng Pháp. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho ngôn ngữ Nam Bộ đa dạng về màu sắc văn hoá và ngữ điệu. Ngôn ngữ non trẻ này từ trong bản chất đã chứng tỏ được sự uyển chuyển và mềm mại để dung nạp nhiều yếu tố ngoại lai, làm mạnh mẽ thêm nội lực sẵn có của mình.

Một vài đặc điểm khác của ngôn ngữ Nam Bộ mà nhiều nhà nghiên cứu hay đề

cập đến là tính chất giàu hình ảnh, tính chất rút ngọn, tính hài hước… Thế nhưng, điều dễ nhận thấy nhất là ngôn ngữ Nam Bộ là một thứ ngôn ngữđậm tính chất mộc mạc, giản dị, dân dã, thậm chí có khi thô kệch, quê mùa, bởi nó là sản phẩm của một vùng

đất trẻ, chưa có bề dày văn hoá, với những con người phải vật lộn với cuộc mưu sinh là chính nên không có thời giờ dụng công gọt dũa lời ăn tiếng nói cho đến đầu đến đũa.

Ăn nói đối với người Nam Bộ chỉ cốt sao cho dễ hiểu, ngắn gọn, đầy đủ thông tin chứ

họ không chuộng sự vòng vo, réo rắt. “Ăn to nói lớn” chính là nét nổi bật trong tính cách của người Nam Bộ có sựảnh hưởng quan trọng đến ngôn ngữ giao tiếp và ngôn ngữ văn chương của họ.

Như chúng ta đã biết, tài năng và phong cách của nhà văn bộc lộ chủ yếu qua cách vận dụng từ vựng vào tác phẩm đúng chỗ, đúng mục đích, nếu lạm dụng màu mè thì tác phẩm sẽ trở nên khó hiểu đối với người đọc ở những vùng miền khác. Có thể

nói sử dụng ngôn ngữ Nam Bộđể sáng tác là một sự lựa chọn vừa ý thức vừa như một

ngữ giữa các vùng miền có sự giao lưu rất mạnh mẽ, dẫn tới hiện tượng nhiều tác phẩm

được tạo nên từ thứ ngôn ngữ “hợp chủng quốc”, không rõ rệt về “phong vị ngôn ngữ”, nên sự lựa chọn “đứng về một hướng” của Nguyễn Ngọc Tư là một hành động dũng cảm và táo bạo, đã thổi vào đời sống văn chương nước ta một luồng gió tuy quê mùa,

đậm đặc hương vị phù sa đất Mũi, nhưng lại cũng rất mới lạ, làm hả lòng hả dạ cả

những người đọc khó tính nhất.

Căn cứ vào số lượng tác phẩm đã xuất bản cũng như những đóng góp đã được công nhận của chị, có thể rút ra nhận xét sở trường của Nguyễn Ngọc Tư là sáng tác bằng ngôn ngữ Nam Bộ, tiếp nối truyền thống có từ Hồ Biểu Chánh, đến Sơn Nam, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Dạ Ngân…Đó là truyền thống viết văn như nói, không cầu kì, trau chuốt làm mất đi sự góc cạnh và sức sống tươi rói của chữ nghĩa. Đặc biệt

ở Nguyễn Ngọc Tư, ngôn ngữ kể chuyện cũng như ngôn ngữ nhân vật đều mang đầy

đủ những đặc trưng của ngôn ngữ Nam Bộ trên các phương diện như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và cả phong cách diễn đạt. Và để vận dụng được một khối lượng lớn từ ngữ

Nam Bộ, cũng như tìm được những lối diễn đạt sao cho đúng với ngôn ngữ giao tiếp của người Nam Bộ, theo chúng tôi, bên cạnh khả năng trời phú thì Nguyễn Ngọc Tư

phải tìm tòi và nghiên cứu rất nhiều. Bởi thoạt nhìn thì văn phong Nam Bộ là một lối văn đơn giản, dễ hiểu, nhưng không hề có nghĩa là tùy tiện và dễ dãi. Viết như nói không dễ, không phải cứ ghi âm một cuộc nói chuyện là thành ngôn ngữ đối thoại mà nó đòi hỏi rất nhiều sự dụng công gọt dũa của chính người viết.

Có lẽ cho đến nay, Trần Hữu Dũng là người có những nhận xét sâu sắc nhất về

nồng độ phương ngữ miền Nam” cũng như biệt tài sử dụng nó trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư: “Từ vựng của Nguyễn Ngọc Tư không quý phái hay độc sáng (như

của Mai Ninh chẳng hạn) nhưng, đối nghịch, đó là một từ vựng dân dã, lấy thẳng từ

cuộc sống chung quanh. Sự phong phú của phương ngữ trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư là tích tụ của một thính giác tinh nhạy và trọn vẹn: nghe và nhớ…”, hay sự

Nguyễn Ngọc Tư không phải ở kho từ vựng miền Nam dồi dào của cô, nhưng ở chỗ sử

dụng phương ngữ tối đa và đúng chỗ vào những câu chuyện thật “miền Nam”…”.Để

cuối cùng, sau khi xem xét kĩ lưỡng về nhiều phương diện khác của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Trần Hữu Dũng đã rút ra một kết luận ngắn gọn và chính xác như

một sựđịnh tính: “Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam”.

Thông thường khi tìm hiểu về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của một tác giả, người ta thường xem xét các phương diện như cách sử dụng từ ngữ để gọi tên sự vật, hiện tượng hay cách xưng hô…cùng cách diễn đạt, cách nói năng, cách kể chuyện…mà tác giả chọn lựa trong tác phẩm của mình. Với số lượng truyện ngắn khá đáng kể mà chúng tôi đã lựa chọn để tìm hiểu (40 truyện), chúng tôi tin rằng “không gian lấy mẫu” như thế là vừa đủđể thấy được sở trường sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ của cây bút này.

3.4.1.1. Từ ngữ chỉđịa hình, sản vật Nam Bộ

Như một lẽ tất nhiên, khi nhắc đến đồng bằng sông Cửu Long người ta nghĩ

ngay đến sông nước, kênh rạch chằng chịt, kéo theo đó là biết bao sự vật, hiện tượng liên quan đến sông, đến nước như: mùa nước nổi, ghe xuồng, sản vật cây trái, chợ nổi, bến đò, khách thương hồ…cũng như những gì liên quan mật thiết tới đồng ruộng như: lúa má, vịt chạy đồng, mùa màng…Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư cũng không ngoại lệ. Cũng như nhiều bài viết đã đề cập, truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư dường như là cả

“bộ từđiển” những từ ngữ chỉ các sự vật, hiện tượng liên quan đến sông nước và miệt vườn Nam Bộ, đậm đặc từ tên gọi của truyện đến từng chi tiết hay ngôn ngữđối thoại của nhân vật như: bình bát, bông súng, bông trang, cà ràng, cây còng, cây tra, chợ nổi, dừa nước, đất nẻ, hàng bông, kinh, lồng đèn, lức dại, mồng gà, nước bò, nước kém, nước rong, ô rô, rạch, rẫy khóm, sao nhái, thương hồ… Hay có thể đơn cử một vài truyện ngắn mà từ nội dung đến hình thức đều thấm đẫm không khí của miền sông nước phương Nam như: Dòng nh, Nh sông, Thương quá rau răm…

Nguyễn Ngọc Tư, bằng tất cả sự dung dị và chân tình của một “người nhà quê viết văn”, đã dẫn dắt người đọc bước vào một thế giới mới đầy màu sắc, nơi đó ngôn

ngữ không chỉ đơn thuần là công cụ để con người gọi tên sự vật, mà nó đã vượt thoát khỏi chức năng đó để làm một nhịp cầu tình cảm, để mỗi sự vật, hiện tượng được gọi tên đều hàm chứa trong nó biết bao tình cảm, lòng tự hào của người sử dụng.

Không gian trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư cũng là một không gian Nam Bộ điển hình với những từ chỉ địa danh mà đọc vào người ta thấy ngay chất thật thà, quê kiểng của người Nam Bộ. Những địa danh ấy thường gắn liền với tính chất của “địa hình địa vật” như vàm, kinh, rạch, xẻo, tắc…như: vàm Cỏ Xước, kinh Thợ Rèn, Kinh Mười Hai, Rạch Ruộng, rạch Ô Môi, Xẻo Mê, Gò Cây Quao, Mũi So Le…Đó là chưa kể những tên đất, tên vùng trong các truyện ngắn của chị cũng đậm chất Nam Bộ

như: xóm Rạch, xóm Miễu, xóm Gò Mả, chợ Ba Bảy Chín, đồng Trảng Cò, Đất Cháy, Mút Cà Tha, hẻm Cựa Gà...Hay bên cạnh những dòng sông, bến đò, miễu ông Tà, kinh rạch chằng chịt ấy là không gian sống của biết bao loại cây mà chỉ Nam Bộ mới có, những loại cây với những tên gọi hết sức lạ lùng, khó hiểu với đa số người đọc như: mắm, đước, bần, choại, ô rô, tra… đặc trưng của vùng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn quanh năm, những loại cây chịu mặn dẻo dai, những chiến binh lấn biển hàng đầu qua hằng mấy trăm năm. Phải chăng những chuyện tình dang dở, những tình cảm đơn phương lặng thầm, những câu chuyện tình duyên lỡ làng trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư phải được đặt vào những không gian thấm đẫm chất Nam Bộ, phải được diễn

đạt bằng thứ ngôn ngữ hiền lành, mộc mạc như thế thì mới bật lên được cái hồn, mới gợi lên được sức sống mãnh liệt của đất và người Nam Bộ.

Không sang trọng như hoa hồng, hoa huệ, nhưng một chùm bông điên điển hay bông tra vàng rực cũng đưa tiễn được cô dâu, cũng làm rộn ràng một đám cưới: “Sáng sau, Giang mặc áo dài từ dưới ghe bước lên, ông thợ chụp ảnh chụp được một pô đẹp

ơi là đẹp, đẹp nhất là quanh Giang mớ bông tra vàng rụng tơi bời lừng lững như hàng trăm cái chuông.”. Và thời gian, đối với những người sống lưu lạc trên sông như

Giang, đôi khi có thểđược cảm nhận một cách lạ kì: “Giang lấy chồng hôm mười chín tháng hai, khi dọc những triền sông, trên những đám chùm gọng, những rặng ráng...

loài chùm gởi tơ hồng phủ lên một màu vàng óng, rồi chi chít những bông hoa trắng con con như hột tấm mẳn” (Nh sông). Quả là một không gian chỉ tìm thấy được trên sông nước Nam Bộ.

Cây cỏ xứ này cũng là một kho tàng chất liệu vô tận cho sáng tác nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư, khiến chị có những liên tưởng vô cùng độc đáo và thú vị như: “Từ

hồi nào muốn soi kiếng phải lấy tay vẹt mớ râu tóc ra như người ta vẹt bụi ô rô.” (Bin người mênh mông), hay “Vì đám con ra về vội vàng, hí hửng như vừa nhổđược bụi cỏ ống cứng đầu…” (Núi li). Chất Nam Bộ trong truyện ngắn của chị còn lan tỏa bởi những loại trái lạ lùng, gieo thương nhớ cho những người con Nam Bộ xa xứ, chẳng hạn như trái giác nấu canh chua, thứ trái mọc hoang mọc dại quanh năm nơi bờ mương mép nước nhưng vẫn khiến người ta “thèm quá chừng” (Mt mt tình).

Nắng gió phương Nam cũng bàng bạc trong những truyện ngắn của chị, với những hiện tượng như gió chướng, gió bấc, gió mùa, “những cơn gió Đông mắc dịch”

(Duyên phn so le)…Nguyễn Ngọc Tư hay nhắc đến gió như “Hiu hiu gió bc”- những mùa gió chị Hảo chờ anh Hết quên được người xưa, hay “Gió, rất nhiều ngọn gió mồ côi, lẻ loi líu ríu chạy qua” trong truyện ngắn “L mùa”.

Nhưng có thể nói những trang văn xuất sắc nhất của Nguyễn Ngọc Tư là những trang viết về dòng sông và cánh đồng, mà Trần Phỏng Diều gọi là thị hiếu thẩm mỹ

trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Đặc biệt khi một dòng sông trở thành “dòng nhớ”,

được nhìn bằng lăng kính của sự hoài niệm và tiếc nuối, thì nó hình như lại được khoác thêm một vẻ trầm mặc u hoài: “Sông cách nhà một cái bến dài chẻ ngang đám dừa nước. Nếu không vướng tầm mắt vào đám ô rô mọc lởm chởm chồm từ mé lá lên, không vướng mấy bụi ráng, bụi lức dại có thể thấy lồng lộng một khúc sông. Đêm sáng trăng, ngồi trên nhà có thể thấy một dòng chảy líu ríu, sáng loáng. Ban đêm, con sông trước nhà tôi không ngủ, nó thức theo những chiếc tàu rầm rì trảy qua, theo tiếng mái chèo quẩy chách bụp rất đều. Dài từ ngã ba Vàm đến đây, nước chảy êm, khuất gió, những chiếc ghe đi đêm hay đậu lại, nghỉ ngơi.” (Dòng nhớ). Và rất nhiều người Nam

Bộ gắn đời mình với đời sông, vui buồn sướng khổ với sông, sông có khi là nhà có khi là mồ, là không gian sinh sống thân yêu của họ, như cha con Giang trong truyện ngắn

“Nh sông”.

Cánh đồng là một không gian quan trọng thứ hai bên cạnh không gian sông nước trong các sáng tác của chị. Nhưng thảng hoặc chị mới nhắc đến những cánh đồng lúa, tới mùa màng, tới việc nhà nông trong truyện ngắn (chúng tôi hồ nghi rằng chị “để

dành” cho mảng tạp văn), Nguyễn Ngọc Tư thường đặt những cánh đồng trong mối quan hệ với những câu chuyện về những người chăn vịt, để nói về những nỗi cô đơn của họ khi sống một mình giữa đồng khơi, hay sự vất vả, bấp bênh của những kiếp sống lang bạt đó đây theo nhu cầu của bầy vịt như: “Một cánh đồng miên viễn với gió lắt lay những khói nắng héo xèo, một nhúm mây rất mỏng và rời rạc bay tha thểu trên cao. Đường chân trời mờ mờ xa ngái. Một vài gò mả loang lổ dưới chòm trâm bầu. Tiếng chim kêu nhỏ từng giọt thiu thỉu. Mùi rạ mới quyện với bùn tanh tanh. Bầy vịt rúc đầu vào nách, ngủ ơ hờ dưới bóng cây tra treo từng chùm bông vàng tuyệt vọng lay như những chiếc chuông câm.”. Hay những dòng miêu tả khá dữ dội của chị khi viết về “cánh đồng Bất Tận”: “Những cánh đồng trở thành đô thị; những cánh đồng ngoa ngoắt thay đổi vị của nước, từ ngọt sang mặn chát; những cánh đồng vắng bóng người, và lúa rày mọc hoang nhớ đau nhớ đớn bàn chân xưa nghẽn trong bùn quánh giờ đang vất vơ kiếm sống ở thị thành. Những cánh đồng đó, đã hất hủi cây lúa (và gián tiếp từ chối đàn vịt). Đất dưới chân chúng tôi bị thu hẹp dần.” (Cánh đồng bt tn).

3.4.1.2. Từ ngữ chỉ trạng thái, hành động theo kiểu Nam Bộ

Ở phần tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng nhân vật, chúng tôi có nhận xét đa phần các nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư thiên về suy nghĩ, trầm tư hơn là hành động, chính vì thế truyện ngắn của chị rất giàu có những từ ngữ chỉ tính chất, mức độ của tình cảm theo cách nói của người Nam Bộ. Nó đậm đặc phong vị của ca dao, tục ngữ, nồng nàn hơi thở của những tâm hồn Nam Bộ hào sảng, chất phác. Đặc sắc nhất là những từ ngữ

diễn tả trạng thái và mức độ của tình cảm trong những trường đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật như: bằn bặt, bịnh, buồn hiu, cà chớn, chảnh, đong đưa, giả bộ, lãng xẹt, lừ lừ, im re, ngộ, trớt he, xỉn, xửng vửng, gấp rãi...

Tính từ chỉ mức độ, trạng thái tình cảm của các nhân vật cũng như tính chất của sự vật hiện tượng, theo chúng tôi, là một đóng góp xuất sắc và có giá trị của Nguyễn

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)